Kiến Thức Chung

Sự tích hoa Mai vàng

Bạn đang xem: Sự tích hoa Mai vàng Tại Website saigonmetromall.com.vn

Bạn đang xem: Sự tích hoa Mai vàng

Cây hoa mai là loài hoa tượng trưng cho dịp tết đến xuân về. Cùng với những loài hoa khác đua nhau nở rộ, cây mai cũng khoe sắc vàng tươi rực rỡ mỗi độ xuân về. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn tìm hiểu những thông tin chi tiết về loài cây hoa mai đẹp xinh, quen thuộc này nhé!

Giới thiệu cây hoa mai

Hoa mai tiếng anh là gì? Trong tiếng anh, hoa mai là Apricot Flowers. Ngoài ra, cây mai còn có tên khác là cây hoàng mai và tên khoa học là Ochna integerrima. Cây thuộc họ Mai (Ochnaceae) và rất được yêu thích vào ngày Tết Nguyên Đán Việt Nam, đặc biệt nhất ở miền Nam.

Tại Việt Nam, cây mai phân bố chủ yếu tại những khu rừng thuộc dãy Trường Sơn, Đồng bằng sông Cửu Long, và các tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa. Ở các vùng cao nguyên cũng có một số lượng ít cây sinh sống.

Nguồn gốc hoa mai

Nguồn gốc của hoa mai là từ Trung Quốc. Cây mai đã xuất hiện trên đất nước Trung Quốc cách đây khoảng hơn 3000 năm trước. Giống như theo ghi chép của Phí Cung Ấn đời Minh ở sách “Trân hương bảo ngự” nói rằng: “Đắc Kỷ ái lãm hàn mai. Trụ tằng ngự tuyết đồng lãm chi”. Dịch ra có nghĩa là Đắc Kỷ thích ngắm hoa mai trong giá lạnh. Trụ vương thường đội tuyết cùng ngắm.

Từ thời xa xưa, người Trung Quốc vốn yêu thích hoa mai, không những xem Mai, Tùng, Cúc thuộc nhóm “Tuế hàn tam hữu” mà còn coi hoa mai chính là quốc hoa của mình.

Tên của hoa mai từ thời bấy giờ được đặt theo đặc điểm và nghe khá hoa mỹ, chẳng hạn như “Yên chi mai” chỉ loài hoa mai có màu đỏ hồng, “Thủy tiên mai” là loại hoa mai 6 cánh tròn giống như hoa thủy tiên, “Lục ngạc mai” tức loài mai có đài hoa màu xanh đậm,… Theo tư liệu cũ ghi chép lại, hoa mai của Trung Quốc được phân thành 4 loại chính, đó là: Bạch mai, Thanh mai, Hồng mai và Mặc mai.

Hoa mai ban đầu vốn xuất xứ từ cây hoang dại. Cây thích nghi tốt với điều kiện khí hậu nhiệt đới, khả năng sinh trưởng và phát triển tốt. Cây mai được chăm sóc cẩn thận thì hoa nở sẽ rất đẹp và cây có tuổi thọ cao.

Chính nhờ đặc điểm rụng lá vào cuối mùa đông, nở hoa khi đầu mùa xuân nên cây mai thường được trồng làm cây cảnh chơi Tết Nguyên Đán ở Việt Nam nói riêng và ngày xuân của người dân Á Châu nói chung.

Các loại hoa mai

Theo thống kê, trên thế giới hiện nay có khoảng hơn 24 loại cây mai và Việt Nam có khoảng 19 loại. Trong đó, 6 loại mai phổ biến nhất trên thế giới đó là Mai Cao Miên (Mai vàng Campuchia), Mai vàng Indonesia, Mai vàng Myanmar, Mai vàng Nam Phi, Mai vàng châu Phi và Mai vàng Madagascar.

Ở Việt Nam, bài viết sẽ đưa ra 8 loại phổ biến nhất trong tất cả các loại mai hiện có, đó là: Mai Tứ Quý, Bạch Mai, Hồng Mai, Hạnh Mai, Hoàng Mai, Song Mai, Mai Chiếu Thủy và Nhất Chi Mai.

Mai Tứ Quý

Cây mai Tứ Quý còn được gọi là cây mai đỏ và có tên khoa học là Ochna Atropurpurea. Đây là loài hoa kiểng, quanh năm mùa nào hoa cũng nở. Đặc biệt hơn nhiều loài khác, cây mai này nở hoa 2 lần, lần đầu màu vàng, lần sau màu đỏ. Hoa 5 cánh vàng tươi sẽ rụng hết khi tàn, còn 5 đài hoa chuyển sang đỏ sẫm và úp vào như búp ôm lấy nhụy hoa, Nhụy hoa kết hạt, khi non có màu xanh nhưng lúc già sẽ đổi thành màu đen, dần to lên và đẩy đài hoa nở bung lần hai thành những đóa hoa mai màu đỏ.

Hạnh Mai

Cây Hạnh mai có tên khoa học là Prunes Mume, tên gọi khác là cây mai mơ. Chiều cao hạn chế hơn nhiều loài khác, chỉ khoảng 6 – 9m. Lá cây mơ bản rộng hình bầu dục, nhọn ở đầu và có răng cưa nhẹ. Hoa mai 5 cánh thường có 2 sắc màu nổi bật là trắng và hồng. Cây có quả khi non thì màu xanh, khi chín sẽ có màu vàng và có vị chua chua ngọt ngọt.

Bạch Mai

Hoa bạch mai màu trắng tinh khiết, gồm 6-8 cánh dày, hơi tròn, nhụy vàng và khá giống như hoa sứ. Hoa có hương thơm dịu nhẹ thoang thoảng và dễ chịu. Loài mai trắng này khá khó trồng và chăm sóc. Cây có chiều cao tối đa khoảng 15m, được trồng chủ yếu ở Bến Tre, vùng núi Bà Đen – Tây Ninh, Hà Tiên.

Hồng Mai

Tên khoa học của cây Hồng mai là Jatropha pandurifolia. Cây thuộc cây thân gỗ, chiều cao chỉ khoảng 1 – 4cm. Lá cây màu xanh thẫm, mọc đơn lẻ và xẻ thùy. Hoa hồng mai 5 cánh, màu hồng xinh và nhị hoa vàng tươi. Hoa mọc thành cụm ở các đầu nhánh và nở rải rác quanh năm. Quả của hồng mai khi chín thì có màu nâu đen.

Hoàng Mai

Đây là loại cây mai vàng còn có tên khác là Lạp mai. Những bông hoa năm 5 cánh nhỏ nhắn, có màu vàng tươi rực rỡ. Đặc trưng là loại cây mai này mỗi năm chỉ nở một lần vào cuối tháng chạp âm lịch. Đó cũng là nguyên nhân để cây có tên là Lạp mai.

Song Mai

Vốn dĩ được gọi tên như vậy là vì loài mai này thường ra hoa kết trái từng đôi. Hoa song mai có màu trắng muốt, sở hữu vẻ đẹp thanh khiết và tinh khôi.

Mai Chiếu Thủy

Cây mai chiếu thủy là loài cây đa niên có tên khoa học là Wrightia Religiosa. Cây chỉ cao khoảng 1,5m có nhiều cành nhánh, gốc cây khá to. Lá cây nhỏ nhưng dài và mọc theo cặp. Hoa mai chiếu thủy màu trắng và mọc thành từng chùm nhỏ, gồm 5 cánh nhỏ và có mùi thơm nhẹ nhàng. Được gọi như thế là do cây có đặc điểm cuống hoa luôn hướng xuống dưới đất.

Nhất Chi Mai

Cây nhất chi mai thuộc cây thân gỗ đen bóng, gốc to xù xì. Lá nhỏ, phần đầu nhọn nhìn giống hình mũi mác và có màu xanh non. Hoa nhất chi mai nhỏ xinh gồm nhiều cánh mỏng, ban đầu có màu trắng, đến gần khi hoa tàn thì chuyển dần sang màu đỏ. Hoa có thể mọc bông đơn hoặc thành chùm. Loài cây này được trồng phổ biến hơn ở miền Nam.

Ngoài những loại mai phổ biến nhất ở trên, còn có rất nhiều những loại hoa khác từ các giống mai quý, các giống mai vàng hay cây mai trắng. Chẳng hạn như cây mai hoa đăng, cây mai dương, cây mai chỉ thiên (cây mai vạn phúc, cây mai tiểu thư), cây thanh mai, cây mai hoàng yến, cây hoa mai đá, cây tùng tuyết mai, cây mai nhật, cây mai thái, cây cẩm tú mai, cây mai rừng (mai núi), cây bạch tuyết mai,…

Đặc điểm của cây mai vàng

Cây mai có dáng vẻ vô cùng thanh cao, thuộc loại cây đa niên, tức có thể sống và phát triển tốt đến hơn một trăm năm. Mai vàng là cây thân gỗ, nên thân cứng cáp, cành hơi giòn nhưng vẫn có thể uốn để tạo dáng cây. Thân cây xù xì và nhiều cành nhiều nhánh. Cây có tán lá thưa, nếu để phát triển tự do thì cây mọc từ hạt có thể cao tối đa tới 20 – 30m. Gốc cây khá to, và bộ rễ cây mai vàng lồi lõm có độ đâm sâu tới 2 – 3m.

Lá mai vàng là lá đơn, mọc xen kẽ so le, có phiến lá dạng hình trứng thuôn dài. Lá có màu xanh biếc nhưng mặt dưới của lá màu hơi ánh vàng.

Hoa mai vàng là loại hoa lưỡng tính. Hoa mọc ra từ các nách lá và tạo thành từng chùm. Ban đầu là mọc ra những chiếc vỏ lụa hay còn gọi là hoa cái. Sau đó vỏ lụa sẽ nở bung ra xuất hiện những chùm nụ xanh non. Khoảng một tuần sau, nụ hoa sẽ nở thành những cánh hoa mai vàng tươi rực rỡ. Cấu tạo hoa mai thường có 5 cánh nhỏ và mỏng manh nhưng cũng có bông đặc biệt lên tới 9 – 10 cánh. Hoa mai thường nở trong 3 ngày sẽ tàn.

Tuy hoa mai thường nở vào mùa xuân nhưng gần đây thời tiết thay đổi nhiều nên việc ra hoa cũng bị ảnh hưởng, thường dẫn đến hiện tượng cây mai nở sớm hoặc hoa mai nở trái mùa. Không phải tất cả hoa đều có thể đậu quả. Nếu hoa nào đậu thì sau khi tàn, bầu noãn của hoa sẽ phình to lên. Thời gian sau sẽ kết hạt.

Ý nghĩa của cây hoa mai vàng trong ngày tết
Như cây mai vàng rễ cắm sâu trong lòng đất, không bị ngã trước gió bão, con người Việt Nam dù ở đâu cũng gìn giữ đạo lý ân nghĩa và cội nguồn văn hóa tốt đẹp của tổ tiên.

Như cây mai vàng đứng trước thời tiết nghiệt ngã, vẫn sống bền bỉ theo năm tháng vươn mình ươm chồi nẩy lộc, người Việt Nam dù bất cứ ở đâu cũng nhẫn nại và can đảm trước mọi hoàn cảnh để xây dựng cuộc đời.

Như cây mai vàng trút những chiếc lá già cỗi cuối đông, nhường cho chồi non và hoa vàng nở đầu xuân, người Việt Nam dù bất cứ ở đâu cũng sống hy sinh cho thế hệ con cháu tương lai.

Như cây mai vàng gìn giữ nhựa sống sâu kín trong thân tạo sức sống mạnh khỏe để hoa nở đầu xuân, người Việt Nam dù ở đâu cũng gìn giữ đạo lý trong tâm, tu nhân tích đức để sống có ích cho mình và cho mọi người.

Cây mai sống qua bao năm tháng với thời tiết khắc nghiệt vẫn âm thầm chịu đựng dẽo dai, xuân về dâng cho đời

Từ khi tổ tiên lập nước và giữ nước,thành lập chế độ làng xã, đã chú trọng vấn đề giáo dục đạo đức. Mỗi tên của làng xã cho đến tên tỉnh thành mà tổ tiên đặt ra đều mang dấu tích lịch sử và luôn tâm nguyện cho con cháu đời sau sống an lành. Nhiều làng xã trên quê hương Việt Nam đều có ngôi chùa, ngôi chùa từ thời đầu tiên như là thay thế cho trường học ngày nay để dạy lễ giáo và cũng là nơi tin ngưỡng chung cho mọi người. Khắp ba miền Nam, Trung, Bắc ở Việt Nam, mỗi làng xã đều có nhà thờ họ, nhà thờ nhánh, đình làng và miếu xóm lập lên để tỏ lòng tri ân đối với ông bà tổ tiên cũng như những anh hùng hào kiệt có công với dân với nước. Hằng năm, con cháu trong làng quê đi làm ăn hay sinh sống khắp nơi, thường trở về làng quê thăm cha già mẹ yếu, thăm mồ mã ông bà, tu chỉnh gia phả, ôn lại lời dạy của các bậc tiền bối để tri ân và báo ân.

Cây mai trong sân chùa ở làng quê Việt Nam được xem là hình ảnh quan trọng trong văn học Phật Giáo thiền thời đại Lý Trần. Trong tuệ giác của các bậc thánh nhân, hình ảnh cây mai sống trong sương mai nắng chiều, sống qua bốn mùa xuân, hạ, thu, đông mà nở hoa đó là năng lực sống nhiệm mầu. Nó xứng đáng là biểu tượng cho trạng thái thân tâm vô nhiễm trong cuộc đời này. Thiền sư Mãn Giác làm bài thơ “Cáo tật thị chúng” với hình ảnh cây mai vàng đã gửi gắm tinh thần siêu việt tiềm ẩn trong khả năng của con người. Đó là năng lực sống tự chủ và trí tuệ. Trí tuệ ấy là tầm nhìn tổng quát trong mọi hoàn cảnh thăng trầm của cuộc sống, vượt qua mọi ràng buộc ước lệ thời gian và không gian trong thế giới hiện tượng. Nội dung bài thơ như sau:

Xem Thêm :   Cung cấp thịt heo rừng lai – Giá heo rừng lai hôm nay trên MuaBanNhanh

Xem Thêm :  Nghệ thuật quyến rũ phụ nữ nhanh và hiệu quả dành cho phái mạnh

“Xuân đi trăm hoa rụng,

Xuân đến trăm hoa cười.

Việc đời qua trước mắt,

Già đến trên đầu rồi!

Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết,

Ngoài sân đêm trước một cành mai.”

Hai câu thơ đầu như nói chuyện về thời gian, cảnh vật và thời tiết vốn có trong đời. Hai câu thơ tiếp như lời tâm sự chân tình về sự việc đến đi liên quan trong cuộc đời ngắn ngủi của con người. Tất cả đó diễn ra trong sân khấu cuộc đời luôn biến đổi, mọi hiện tượng sự vật đang trong trạng thái: thành, trụ, hoại, không. Con người cũng nằm trong quy luật: Sanh, già, bệnh chết. Hạnh phúc sau cùng là sống với cái tâm chân thật không bị điên đảo trước mọi hiện tượng cám dỗ của cuộc đời. Cuộc sống quanh năm dù nghèo khổ hay giàu sang phú quý, khó khăn hay thuận lợi cũng quan niệm như cảnh huyễn mộng mà thôi.

Cái đạo lý siêu nhiên chứa đựng trong ý nghĩa hai câu sau: “Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết, Ngoài sân đêm trước một cành mai.” Đừng tưởng rằng xuân tàn hoa rụng là hết, vẫn còn có cành mai vàng đang nở ngoài sân. Ngay trong hiện tượng đang sanh diệt còn có chân tâm không sanh diệt. Cành mai như là một thông điệp cảnh tỉnh mọi người đang sống trong trường đời thay đổi, hiện tượng sanh già bệnh chết là điều tất yếu trong kiếp nhân sinh. Bản tâm thanh tịnh vô nhiễm, cái chân lý tối hậu để thoát khỏi mọi khổ đau sanh tử.

Hai câu thơ đầu như nói chuyện về thời gian, cảnh vật và thời tiết vốn có trong đời. Hai câu thơ tiếp như lời tâm sự chân tình về sự việc đến đi liên quan trong cuộc đời ngắn ngủi của con người. Tất cả đó diễn ra trong sân khấu cuộc đời luôn biến đổi, mọi hiện tượng sự vật đang trong trạng thái: thành, trụ, hoại, không. Con người cũng nằm trong quy luật: Sanh, già, bệnh chết. Hạnh phúc sau cùng là sống với cái tâm chân thật không bị điên đảo trước mọi hiện tượng cám dỗ của cuộc đời. Cuộc sống quanh năm dù nghèo khổ hay giàu sang phú quý, khó khăn hay thuận lợi cũng quan niệm như cảnh huyễn mộng mà thôi.Cái đạo lý siêu nhiên chứa đựng trong ý nghĩa hai câu sau: “Chớ bảo xuân tàn hoa rụng hết, Ngoài sân đêm trước một cành mai.” Đừng tưởng rằng xuân tàn hoa rụng là hết, vẫn còn có cành mai vàng đang nở ngoài sân. Ngay trong hiện tượng đang sanh diệt còn có chân tâm không sanh diệt. Cành mai như là một thông điệp cảnh tỉnh mọi người đang sống trong trường đời thay đổi, hiện tượng sanh già bệnh chết là điều tất yếu trong kiếp nhân sinh. Bản tâm thanh tịnh vô nhiễm, cái chân lý tối hậu để thoát khỏi mọi khổ đau sanh tử. Hoa mai vàng là loại hoa tiêu biểu để thờ cúng và trang trí trong nhà vào dịp Tết, cũng như là trình bày bài học đạo lý uyên thâm cho đời. Cành mai ngày Tết là hình ảnh ẩn dụ cho sức sống và trí tuệ của con người Việt Nam. Quán chiếu hình ảnh cành mai để thấy rõ nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc để báo ân tổ tiên và quê hương xứ sở. Quán chiếu hình ảnh cây mai ngày Tết để nhận thức ý nghĩa cuộc đời. Tất cả mọi hiện tượng thành tựu bởi vọng thức sau cùng cũng bị đào thải bởi quy luật sanh diệt với thời gian, trở về với chân tâm không sanh không diệt để có được hạnh phúc vĩnh hằng.

Hoa mai có ý nghĩa gì?

Từ lâu hoa mai là một loài hoa quý mang nhiều tầng ý nghĩa. Giống như miền Bắc có hoa đào thì hoa mai chính là tượng trưng cho miền Nam. Hình ảnh hoa mai là biểu tượng mang lại những điều tốt lành, mang lại sự giàu sang, phú quý. Để những cánh mai nở rộ khi mùa xuân sang thì cây mai phải trải qua mùa đông khắc nghiệt. Thế nên, cây mai tượng trưng cho sự mạnh mẽ, kiên cường và cổ vũ con người vượt qua khó khăn cố gắng đạt được những thành quả tốt đẹp.

Không những thế, hoa mai còn có ý nghĩa tượng trưng cho sự cao thượng, quyền quý. Chính vì thế mà cây hoa mai thường xuất hiện trên các tựa tranh “hoa khai phú quý” và thuộc một trong bốn loại cây tứ quý là “tùng, cúc, trúc, mai”.

Hoa mai cùng với muôn loài hoa khác đua nhau khoe sắc vào mỗi dịp Tết đến xuân về thế nên ý nghĩa cây mai ngày Tết là rất quan trọng. Trong đó, ý nghĩa của hoa mai đầu tiên khi hoa nở là báo hiệu năm cũ đã qua đi, một năm mới nữa lại đến. Ý nghĩa hoa mai vàng tươi sáng là tượng trưng cho sự hy vọng, may mắn và phát lộc nên hầu hết gia đình nào cũng không quên chuẩn bị một nhánh mai hay một chậu mai xinh đẹp để trang trí trong nhà.

Dù công việc chuẩn bị Tết bận rộn tấp nập, mọi người vẫn luôn dành thời gian để đi lựa những chậu mai thật đẹp về nhà. Bởi từ lâu ý nghĩa hoa mai ngày Tết đã trở thành một giá trị tinh thần to lớn cho mỗi gia đình.

Theo quan niệm của dân gian cho rằng, cây mai nhà ai nở càng nhiều cánh thì tài lộc, phú quý càng nhiều. Nhất là nếu cây mai đó nở toàn là những bông hoa 7 cánh thì sẽ đem lại ý nghĩa là “đạt cát đại lợi”.

Ý nghĩa của hoa mai vàng còn thể hiện sự đoàn kết gắn bó, niềm vui và niềm hạnh phúc, tình yêu thương rộng lớn. Do đó, mọi người càng thêm thân thiết, gắn bó nhờ ý nghĩa của hoa mai ngày Tết.

Ngoài mai vàng, những cây hoa mai trắng quý giá cũng mang lại những ý nghĩa tượng trưng riêng. Ý nghĩa hoa mai trắng đó là biểu tượng cho người quân tử, khí thế, sự kiên cường và tâm hồn cao thượng, tinh khiết.

Ý nghĩa của Hoa Mai vàng trong phong thủy

Xưa kia, mai đã từng được coi là quốc hoa của Trung Quốc (bây giờ là hoa mẫu đơn). Hoa mai nó vào khoảng giao mùa giữa mùa đông và mùa xuân, “độc thiên hạ nhi xuân”, còn có cách gọi là “báo xuân hoa”. Trong “Hoa kính” cũng đã gọi mai là “thiên hạ ưu vật” (vật báu trong thiên hạ). Hoa mai được ví với người con gái đẹp, trúc vu phu, mai vu thê, ghép lại là “trúc mai song hỷ”. Nam nữ thiếu niên gọi là “thanh mai trúc nữ”. Phẩm cách của mai, ngạo xương tuyết, có cách nói “Tứ đức” trong: “Mai cụ tứ đức, sơ sinh vi nguyên, khai hoa như hường, kết từ vi lợi, thành thục vi trinh” (Mai có đủ bốn đức (của quẻ Cái), nở đầu tiên nên gọi là Nguyên, hoa nở là Hanh, kết trái là Lợi, quá chín là Trinh).

Hoa mai có 5 cánh, tượng trưng cho ngũ phúc: khoái lạc, hạnh phúc, trường thọ, thuận lợi, hòa bình, lại hợp âm dương ngũ hành của Trung Quốc Kim – Mộc – Thủy – Hoả – Thổ. Trong các câu chúc thọ thường có “mai khai ngữ phúc, trúc báo tam đa” (lá trúc có ba nhánh), ngụ ý cát tường. Trồng mai trong vườn nhà hoặc trong bồn đều có giá trị thẩm mỹ. Mai có bốn tiêu chí quý: “Quý hy bất quý mật, quý lão bất quý non, quý sấu bất quý phì, quý hàm bất quý khai” (quý hoa ít không quý nhiều, quý già không quý non, quý khẳng khiu không quý mập mạp, quý nụ không quý nở). Tứ quý này thường thể hiện rất rõ ở trong những bức vẽ của các họa sỹ thủy mặc.

Cây mai gắn bó với làng quê ruộng vườn xứ sở Việt Nam, gắn bó với con người từ lúc tổ tiên khai đất lập làng để sinh sống. Cây mai chịu đựng gió mưa lụt bão để có thể nở hoa vào dịp tết, đó là hình ảnh tượng trưng cho người dân Việt vượt mọi gian khó để gìn giữ quê hương nòi giống và sống đời có ý nghĩa.
Như cây mai vàng rễ cắm sâu trong lòng đất, không bị ngã trước gió bão, con người Việt Nam dù ở đâu cũng gìn giữ đạo lý ân nghĩa và cội nguồn văn hóa tốt đẹp của tổ tiên.Như cây mai vàng đứng trước thời tiết nghiệt ngã, vẫn sống bền bỉ theo năm tháng vươn mình ươm chồi nẩy lộc, người Việt Nam dù bất cứ ở đâu cũng nhẫn nại và can đảm trước mọi hoàn cảnh để xây dựng cuộc đời.Như cây mai vàng trút những chiếc lá già cỗi cuối đông, nhường cho chồi non và hoa vàng nở đầu xuân, người Việt Nam dù bất cứ ở đâu cũng sống hy sinh cho thế hệ con cháu tương lai.
Như cây mai vàng gìn giữ nhựa sống sâu kín trong thân tạo sức sống mạnh khỏe để hoa nở đầu xuân, người Việt Nam dù ở đâu cũng gìn giữ đạo lý trong tâm, tu nhân tích đức để sống có ích cho mình và cho mọi người.Cây mai sống qua bao năm tháng với thời tiết khắc nghiệt vẫn âm thầm chịu đựng dẽo dai, xuân về dâng cho đời bông hoa xinh đẹp . Hình ảnh đó xứng đáng là nét tượng trưng cho phẩm đức nhẫn nại và sự hy sinh cao cả của tổ tiên trong quá trình lao động xây dựng quê hương và duy trì bản sắc văn hóa dân tộc.Từ khi tổ tiên lập nước và giữ nước,thành lập chế độ làng xã, đã chú trọng vấn đề giáo dục đạo đức. Mỗi tên của làng xã cho đến tên tỉnh thành mà tổ tiên đặt ra đều mang dấu tích lịch sử và luôn tâm nguyện cho con cháu đời sau sống an lành. Nhiều làng xã trên quê hương Việt Nam đều có ngôi chùa, ngôi chùa từ thời đầu tiên như là thay thế cho trường học ngày nay để dạy lễ giáo và cũng là nơi tin ngưỡng chung cho mọi người. Khắp ba miền Nam, Trung, Bắc ở Việt Nam, mỗi làng xã đều có nhà thờ họ, nhà thờ nhánh, đình làng và miếu xóm lập lên để tỏ lòng tri ân đối với ông bà tổ tiên cũng như những anh hùng hào kiệt có công với dân với nước. Hằng năm, con cháu trong làng quê đi làm ăn hay sinh sống khắp nơi, thường trở về làng quê thăm cha già mẹ yếu, thăm mồ mã ông bà, tu chỉnh gia phả, ôn lại lời dạy của các bậc tiền bối để tri ân và báo ân.

Cây mai trong sân chùa ở làng quê Việt Nam được xem là hình ảnh quan trọng trong văn học Phật Giáo thiền thời đại Lý Trần. Trong tuệ giác của các bậc thánh nhân, hình ảnh cây mai sống trong sương mai nắng chiều, sống qua bốn mùa xuân, hạ, thu, đông mà nở hoa đó là năng lực sống nhiệm mầu. Nó xứng đáng là biểu tượng cho trạng thái thân tâm vô nhiễm trong cuộc đời này.
Thiền sư Mãn Giác làm bài thơ “Cáo tật thị chúng” với hình ảnh cây mai vàng đã gửi gắm tinh thần siêu việt tiềm ẩn trong khả năng của con người. Đó là năng lực sống tự chủ và trí tuệ. Trí tuệ ấy là tầm nhìn tổng quát trong mọi hoàn cảnh thăng trầm của cuộc sống, vượt qua mọi ràng buộc ước lệ thời gian và không gian trong thế giới hiện tượng. Nội dung bài thơ như sau:Xưa kia, mai đã từng được coi là quốc hoa của Trung Quốc (bây giờ là hoa mẫu đơn). Hoa mai nó vào khoảng giao mùa giữa mùa đông và mùa xuân, “độc thiên hạ nhi xuân”, còn có cách gọi là “báo xuân hoa”. Trong “Hoa kính” cũng đã gọi mai là “thiên hạ ưu vật” (vật báu trong thiên hạ).

Xem Thêm :   3 lợi ích tiền tỉ khi dùng than đá INDONESIA đốt lò hơi giá rẻ!

Xem Thêm :  Bã đậu nành dùng để làm gì? Cách làm đẹp bằng bã đậu nành đơn giản

Hoa mai được ví với người con gái đẹp, trúc vu phu, mai vu thê, ghép lại là “trúc mai song hỷ”. Nam nữ thiếu niên gọi là “thanh mai trúc nữ”. Phẩm cách của mai, ngạo xương tuyết, có cách nói “Tứ đức” trong: “Mai cụ tứ đức, sơ sinh vi nguyên, khai hoa như hường, kết từ vi lợi, thành thục vi trinh” (Mai có đủ bốn đức (của quẻ Cái), nở đầu tiên nên gọi là Nguyên, hoa nở là Hanh, kết trái là Lợi, quá chín là Trinh).Hoa mai có 5 cánh, tượng trưng cho ngũ phúc: khoái lạc, hạnh phúc, trường thọ, thuận lợi, hòa bình, lại hợp âm dương ngũ hành của Trung Quốc Kim – Mộc – Thủy – Hoả – Thổ. Trong các câu chúc thọ thường có “mai khai ngữ phúc, trúc báo tam đa” (lá trúc có ba nhánh), ngụ ý cát tường. Trồng mai trong vườn nhà hoặc trong bồn đều có giá trị thẩm mỹ. Mai có bốn tiêu chí quý: “Quý hy bất quý mật, quý lão bất quý non, quý sấu bất quý phì, quý hàm bất quý khai” (quý hoa ít không quý nhiều, quý già không quý non, quý khẳng khiu không quý mập mạp, quý nụ không quý nở). Tứ quý này thường thể hiện rất rõ ở trong những bức vẽ của các họa sỹ thủy mặc.Xem thêm ý nghĩa và truyền thuyết của Hoa Mai vàng

Công dụng của cây hoa mai

Công dụng lớn nhất của cây hoa mai đó chính là trồng làm cây cảnh trang trí trong nhà, nhất là vào mỗi dịp Tết đến xuân về. Nhờ cây có thể tạo dáng, tạo thế đẹp, sắc hoa rực rỡ nổi bật và ý nghĩa tích cực nên hoa mai rất được ưa chuộng và trồng phổ biến trong các gia đình mỗi người.

Bên cạnh đó, cây hoa mai còn có tác dụng làm thành phần cho một số vị thuốc để chữa trị nhiều loại bệnh. Chẳng hạn như, có thể sử dụng hoa để chữa một số bệnh như tức ngực, lao hạch, ho, bỏng, đau họng và chóng mặt, chán ăn.

Nhiều loại tinh dầu và chất hóa học có lợi như borneol, meratin, farnesol, cineole, benzyl alcohol, carotene,… có tác dụng chống khuẩn và tiết dịch mật tốt.

Từ đó, hoa mai được chế tạo thành những bài thuốc dân gian chữa bệnh hiệu quả, từ các bệnh đau đầu, huyết áp tăng, đau dạ dày, viêm xơ gan mức nhẹ, chướng bụng, đầy hơi, viêm họng, đau khớp, tức ngực, viêm loét,…

Ngoài ra, cây hoa mai còn được dùng để chế biến kết hợp cùng với các loại thịt, cá chép, trứng gà, nấm hương, hải sâm,… thành một số món ăn độc đáo. Ẩm thực tự nhiên, hương vị thơm ngon bổ dưỡng khó có thể cưỡng lại.

Cách trồng cây mai

Kỹ thuật nhân giống cây mai vàng

Cây hoa mai có thể được nhân giống bằng nhiều phương pháp nhưng phổ biến nhất là gieo hạt và chiết cành. Mỗi cách đều có những ưu nhược điểm khác nhau đối với cây mai.

Bằng phương pháp gieo hạt, ta sẽ có số lượng nhiều cây mai con. Như thế sẽ không bị mất nhiều công sức hay tốn quá nhiều thời gian. Cây mai mọc từ hạt có thể cao tới 30 – 40 năm nếu được tự do phát triển. Tuy nhiên, nhược điểm của cách này là cây mai mới sẽ không mang những đặc tính tốt từ cây mẹ như cây ít cành hơn, hoa lá nhỏ, màu sắc khác,…

Bằng phương pháp chiết cành, cây mai mới sẽ giữ nguyên được những đặc tính tốt từ cây giống ban đầu. Khi chiết cần phải chọn cành nhỏ khỏe mạnh rồi cắt khoanh vỏ dài 3 – 4cm, đảm bảo không cắt lẹm vào gỗ. Dùng hỗn hợp đất trộn với xơ dừa, phân chuồng hoai mục,… để bó xung quanh vết cắt. Sau đó thường xuyên tưới nước, chăm sóc đến khoảng 3 tháng sau, bầu đất ra nhiều rễ thì cắt nhánh đó rời khỏi cây mẹ.

Kỹ thuật trồng cây mai vàng

Thời điểm trồng cây mai lý tưởng nhất là vào đầu mùa mưa. Mật độ, khoảng cách trồng cây cần được chú ý đảm bảo hợp lý, đủ rộng cho cây sinh trưởng tốt.

Theo kỹ thuật trồng mai, đất trồng cần được chuẩn bị từ trước với đầy đủ độ ẩm, độ mùn và chất dinh dưỡng. Đất có thể trộn hỗn hợp cùng với xơ dừa, tro trấu, than bùn và phân chuồng hoai mục để tăng độ mùn và chất dinh dưỡng cho đất.

Cây mai là cây chịu được nắng hạn nên bạn có thể tưới nước 2 lần/ngày vào sáng và chiều tối. Lượng nước tưới phù hợp, đảm bảo cây không bị chết héo hoặc cũng không quá nhiều gây ngập úng cho cây.

Cách trồng mai vàng hiệu quả thì phải kết hợp bón phân cho cây trong khi tạo dáng tỉa cành. Để cây phát triển xanh tốt cần bón nhiều đạm và lân cho cây thay vì kali. Có thể sử dụng phân NPK với lượng phù hợp, bón xa gốc cây và bón khoảng 2 – 3 lần/tháng. Nên bón phân vào mùa mưa thì sẽ hiệu quả hơn. Ngoài ra, sau khi thay đất cho cây khoảng 3 – 4 tháng, có thể bón thêm cho cây phân chuồng, phân gia súc gà, vịt.

Thường xuyên dọn cỏ dại, vun xới gốc và bắt sâu bệnh cho cây. Nên diệt cỏ vào thời điểm trước khi vào mùa mưa. Và một số sâu bệnh cần được chú ý là sâu đục thân, sâu tơ, rầy bông,…

Cách chăm sóc cây mai sau Tết

Kỹ thuật cắt tỉa cây mai

Cây mai cần được cắt tỉa cành hợp lý tùy theo hình dạng và kích thước ban đầu của cây. Theo cách chăm sóc cây mai, thông thường sẽ cắt bỏ ⅓ cành đi hoặc tỉa cành trên ngắn hơn hàng dưới giống như dáng cây thông. Thời điểm tỉa cành hợp lý là trước ngày 15 âm lịch, nếu chậm chất thì cũng chỉ nên vào ngày 20.

Đồng thời, sử dụng phân urê hòa nước để tưới quanh gốc cây hoặc phun để cây nhanh chóng hồi sức và đâm chồi. sau khi cây hồi lại thì nên để cây ra nắng thích nghi dần. Từ đó cây sinh trưởng và phát triển nhanh chóng.

Vệ sinh cây mai

Vấn đề vệ sinh cây cũng rất quan trọng được ghi nhận trong hướng dẫn chăm sóc cây mai. Bạn có thể phun nước mạnh vào cây để rong rêu, nấm mốc ở thân cây bị bong tróc hết. Hoặc cách khác là sử dụng phân urê pha đặc phun vào cây (không để chảy xuống gốc), đợi 10 phút rồi đánh bật nấm mốc bằng cách sử dụng bàn chải chà mạnh lên cây.

Cách tạo dáng cây mai vàng

Trước khi tạo dáng, bạn cần phải cắt tỉa những cành không cần thiết hoặc yếu, bị sâu bệnh hại. Thời điểm thích hợp nhất để uốn cành là khi cây phát triển mạnh, tức vào cuối tháng 7 – cuối hè.

Dụng cụ dây uốn cành mai thì nên lựa chọn dây kẽm, dây đồng, dây chì, dây vải quấn quanh để không gây hại cho cây.

Trước tiên, bạn cần phải uốn theo trình tự từ thân đến cành chính, tiếp đến những cành quanh thân cây. Cành lớn được uốn trước rồi mới đến cành nhỏ. Và bạn cần định hình những hình dáng đã chuẩn bị từ trước để tạo dáng quấn dây cây mai vàng.

Quấn dây cần chú ý không được quấn quá lỏng hay chặt, đường quấn chéo cần chú ý tạo góc 45 độ so với trục thân giữa. Sau đó cần uốn cành bằng cách xoắn theo hướng dây kẽm giúp cố định dây vào vỏ cây. Sau khoảng 3-4 tháng hoặc 1 năm đối với cây lớn thì có thể tháo dây kẽm.

Sự tích hoa Mai vàng là câu chuyện dân gian kể về nguồn gốc ra đời của loại hoa Mai vàng ngày nay.

Sự tích hoa mai kề về cô gái nhỏ với sự gan dạ và sức mạnh của mình đã giúp dân làng trừ quái. Nhưng không may sau trận đánh cô mất đi. Vì thương cho cô gái nhỏ ông Táo đã xin Trời cho cô sống trong 9 ngày mỗi năm. Cứ như vậy mỗi năm cô lại về sống với gia đình 9 ngày kể từ ngày 29 Tết. Nhưng sau khi cả gia đình cô đã chết đi cô không về nữa mà biến thành một cái cây, chỉ mọc hoa vào mỗi dịp cuối năm mà ngày nay gọi là hoa mai.

Những câu chuyện cổ tích như sự tích hoa Mai vàng mang nhiều ý nghĩa tốt đẹp và phù hợp lứa tuổi mầm non, mẹ nên thường xuyên đọc cho bé nghe giúp con tăng khả năng ngôn ngữ, biểu cảm, trí tưởng tượng, hình thành văn hóa đọc sách, gắn kết tình cảm mẹ con mà còn bồi dưỡng và vun đắp tâm hồn trẻ.

Nội dung truyện cổ tích sự tích hoa Mai vàng

Ngày xửa… Ngày xưa… Có một cô bé rất giàu lòng yêu thương. Cô yêu bố mẹ mình, chị mình đã đành, cô còn yêu cả bà con quanh xóm, yêu cả ba ông Táo bằng đá núi đêm ngày chịu khói lửa để nấu cơm, hầm ngô, nướng thịt cho mọi người ăn. Một lần, thương ba ông Táo, trời đã nóng lại chịu lửa suốt ngày đêm, cô bé mới lên năm ấy đã lấy một gáo nước to dội luôn lên đầu ba ông. Tro khói bốc lên mù mịt. ông Táo già nhất vụt hiện ra nói:

– Cháu thương ta nhưng chưa hiểu ta. Lửa càng nóng, ta càng vui. Cháu mà dội nước thì có ngày ta bị cảm mất.

Cô bé Mai giỏi võ nghệ và có lòng dũng cảm cao.

Từ đấy, cô bé không dội nước lên đầu ba ông Táo nữa. Nhưng ông Táo già thì thỉnh thoảng lại hiện lên trò chuyện với hai chị em cô bé trong chốc lát. Một hôm thương ông, cô em hỏi:

– Ông thích lửa thôi à? Ông còn thích gì nữa không?

-Có chứ! Năm sắp hết. ông phải về trời! Cháu bắt cho ông con cá chép ông cưỡi về Trời thì ông thích nhất. Cô bé liền rủ chị đi bắt cho bằng được một con cá chép về. Cô bỏ ngay vào bếp lửa rồi nói:

– Ông Táo ơi! Chúng cháu biếu ông con chép này đây!Con cá chép vụt biến mất. Tối hăm ba Tết, quả nhiên hai chị em thấy ông hiện ra, sau đó cưỡi con cá chép như cưỡi ngựa, bay ra khỏi nhà và bay cao mãi lên trời… Bố cô bé là một người đi săn thú rất tài giỏi. Ông thường chỉ thích đi săn thú dữ. Ông bảo:

– Còn thú ác thì tôi còn đi săn cho kỳ hết!

Ông không muốn truyền nghề cho con mình, vì cả hai đều là gái. Nhưng cô em lại rất thích nghề của cha. Lên năm cô đã xin cha dạy cho mình đủ cả côn, quyền và đao kiếm. Cô tuy bé người nhưng nhanh nhẹn vô cùng, và về sức mạnh của đôi tay cô, người cha cũng phải kinh ngạc. Lên chín, cô đã hăm hở xin theo cha đi săn thú. Người mẹ và người chị lo lắng, nhưng cô bé đã thưa ngay:

Xem Thêm :   Hình ảnh cá chình biển! Chọn cá chình biển như thế nào là ngon?

Xem Thêm :  Cách làm trà hoa quả sấy khô thải độc cơ thể

– Con không giết được con mồi bằng một nhát như cha thì con đâm ba nhát, năm nhát, mẹ và chị cứ yên tâm.

Nói sao làm vậy, cô bé lần đầu theo cha đi săn đã giết ngay được một con lợn lòi rất hung dữ… Trong vùng bỗng xuất hiện một con quái đầu người mình báo. Bà con ai cũng lo lắng, khiếp sợ. Vì con quái vật chỉ thích ăn thịt người, nhất là thịt trẻ con. Người cha liền dẫn cô gái nhỏ đi tìm quái vật để giết. Người mẹ và chị can ngăn nhưng không được. Người cha bảo:

– Tôi chỉ cho nó đi theo để xem, còn diệt quái ác là việc của tôi, hai mẹ con đừng lo.

Hai cha con đi được mấy ngày thì có tin con quái đã bị người cha giết chết thật. Bữa hai cha con trở về, bà con trong vùng mang rượu, gà vịt đến làm cỗ ăn mừng. Cô gái nhỏ không quên đặt vào bếp lửa một con cá chép và khấn với ông Táo già:

– Chúng cháu xin gửi biếu ông con chép để thỉnh thoảng ông cưỡi đi chơi.

Ông Táo già lại hiện lên cám ơn cô bé và hỏi:

– Cháu thấy con quái có sợ không?

– Cháu chỉ thích được cha cháu cho cháu được cùng đánh với nó, nhưng cha cháu không chịu.

Cô bé Mai cùng cha đánh yêu quái cứu dân làng.

Người cha sau đó bỗng bị ốm nặng. Người mẹ và hai cô gái hết lòng chăm sóc. Bệnh người cha có đỡ, nhưng sức khỏe thì không còn được như trước nữa. Vài năm sau, ở vùng trong xa, bỗng xuất hiện một con quái cũng đầu người nhưng mình trăn. Con quái này có sức khỏe ghê gớm. Nó có thể quấn chết một con bò mộng chỉ trong chớp mắt. Nó lại cũng thích ăn thịt trẻ con và có thể ăn một lúc đến mấy đứa. Bà con vùng đó liền cử người ra mời cha con người đã giết con quái đầu người mình báo vào diệt quái giúp bà con. Người cha nhìn cô gái nhỏ của mình hỏi:

– Liệu con có nhận lời đi giúp bà con không?

Cô gái nhỏ liền đáp:

– Con xin cha mẹ và chị để cho con đi!

Người cha nói:

– Cha sẽ cùng đi với con, nhưng cha chỉ giúp con thôi. Lần này chính con phải lo diệt quái đấy. Người mẹ và chị càng lo lắng gấp bội.

– Ông ơi! Đường từ đây vào đó xa xôi cách trở. Quái thì dữ ác mà con bé thì mới mười bốn tuổi, tôi sợ lắm.

– Cha ơi! Cha và em nhận lời, rủi có chuyện gì thì mẹ và con làm sao sống nổi.

Cô gái nhỏ liền thưa:

– Mẹ và chị à, con tuy còn nhỏ nhưng con có đủ sức để diệt quái. Bà con đã ra nhờ lẽ nào mình lại từ chối. Mẹ và chị cứ yên lòng. Cha và con diệt xong quái sẽ trở về ngay.

Thấy không can ngăn được, người mẹ và chị đành lo chuẩn bị mọi thứ cho hai cha con lên đường. Trước đó người mẹ đã may áo mới cho hai con ăn tết, bây giờ bà liền hỏi cô gái nhỏ:

– Con muốn mẹ nhuộm áo cho con màu gì?

Cô bé nhìn ra ngoài đồi núi, rồi đáp:

– Con rất thích màu vàng!

Người mẹ liền giã nghệ nhuộm cho con một màu vàng thật tươi. Ngày lên đường, cô bé mặc chiếc áo vàng, nhìn càng khỏe, càng đẹp. Cô nói với mẹ và chị:

– Diệt xong con quái lúc về con sẽ mặc áo này cho mẹ và chị nhận ra được con ngay từ xa…

Trước khi đi cô gái cũng không quên khấn chào ông Táo đá núi và hứa:

– Cháu sẽ trở về kể chuyện diệt quái cho ông nghe.

Ông Táo liền hiện ra nói:

– Chúc hai cha con mau trừ được quái. ông sẽ chờ ngày trở về…

Hai cha con đi ròng rã hơn một tháng trời mới vào đến nơi có con quái đầu người mình rắn. Nghỉ ngơi được dăm ba ngày, hai người liền đi tìm quái để diệt. Hai cha con đánh nhau với nó hai ngày liền mà không diệt nổi. Sức của người cha thì cứ yếu dần. Cô bé liền thưa với cha:

– Cha ơi! Ngày mai cha cứ để cho con bám sát nó. Con sẽ đâm một con dao găm chặt đuôi nó vào thân cây này, đâm một con dao cắm chặt mình nó vào thân cây khác. Nó không quăng mình đi được thì ta sẽ lựa thế mà chặt đầu nó đi. Người cha biết cách đánh đó hay nhưng rất nguy hiểm.

Tin vào tài nghệ của con, ông gật đầu:

– Được! Nhưng con phải đề phòng cẩn thận nếu nó dứt được đuôi ra.

– Cha cứ yên tâm.

Ngày hôm sau theo cách đánh ấy, hai cha con quả đã diệt được quái. Nhưng trước khi chết nó đã quẫy mạnh một cái, dứt được cái đuôi ra khỏi mũi dao. Sau đó nó liền cuốn ngay lấy người cô bé. Cô bé vừa chặt được cái đầu con quái thì cũng bị con quái quấn gẫy cả xương mềm nhũn cả người. Thấy con gái yêu của mình chết, người cha buông rơi cả thanh kiếm, chạy đến đỡ lấy xác con.

Cô bé không mai hi sinh trong trận đấu với yêu quái.

Bà con trong vùng cũng vừa chạy đến. Họ đem xác cô gái về chôn cất rồi lập đền thờ. Nhưng cô gái đâu chịu chết như vậy. Vì cô biết rằng cha mẹ chị mình cùng bà con vùng trong, vùng ngoài đều yêu quý mình, mà cô cũng yêu quý và muốn sống với họ. Cô xin thần Đất giúp cô biến thành một con chim lông vàng rực rỡ, một con chim chưa ai thấy bao giờ rồi bay về quê nhà xin gặp ông Táo đá núi:

– Ông ơi! Cháu bị con quái quấn chết. Nhưng cháu mà chết thì mẹ cháu, chị cháu làm sao sống nổi. Vậy đêm nay hăm ba Tết, ông có về trời ông hãy tâu với trời cho cháu sống lại…

Ông Táo đá núi liền hứa:

– Được, ông sẽ tâu giúp cho cháu…

Con chim lông vàng rực rỡ liền bay xuống chỗ mẹ và chị đang ngồi, kêu lên mấy tiếng rồi bay đi. Cũng vừa lúc đó người mẹ và chị biết tin là cô gái nhỏ đã không còn nữa. Bà mẹ ngã ra chết giấc bên bếp lửa. ông Táo đá núi liền đưa hai bàn tay ấm nóng áp vào trán cho bà tỉnh lại và nói ngay:

– Bà cứ yên tâm. Đêm nay về trời, tôi sẽ xin trời cho cháu sống lại.

Mỗi năm cô bé được trở về nhà thăm cha mẹ trong 9 ngày.

Hai mẹ con nghe nói mừng quá liền sụp xuống lạy tạ ơn. Ông Táo đi tối hăm ba thì tối hăm tám ông trở về hạ giới. ông nói với hai mẹ con:

– Trời rất thương cô bé nhưng cháu chết đã quá ngày, xin sống lại quá chậm. Vì vậy trời chỉ có thể cứu cho cháu mỗi năm sống lại được chín ngày.

Hai mẹ con nghe nói vừa buồn nhưng cũng vừa mừng. Thôi cứ được trông thấy con, thấy em trong giây lát cũng đã đỡ khổ rồi. Huống gì lại được thấy đến chín ngày. Bà mẹ liền hỏi:

– Ông ơi! Bao giờ thì cháu sống lại được?

– Tùy hai mẹ con cứ cầu trời sống từ ngày nào, trời sẽ cho ngày ấy.

– Vậy nhờ ông xin cho cháu sống lại ngay đêm nay!

– Đêm nay thì chưa được, sớm nhất là phải từ đêm mai!

– Vâng, ông xin cho cháu sống lại từ đêm mai vậy!

Hai mẹ con suốt đêm hôm ấy cứ thức mãi. Cả ngày hôm sau, hai mẹ con đều chẳng muốn làm gì. Chỉ mong cho trời chóng tối. Chờ mãi rồi trời cũng tối thật. Hai mẹ con hồi hộp đợi, không biết con mình, em mình sẽ sống lại trở về như thế nào. Định khấn gọi ông Táo thì bỗng nghe ngoài cổng có tiếng gọi:

– Mẹ ơi! Chị ơi!

Hai mẹ con vụt chạy ra và thấy đúng là cô gái nhỏ đã trở về. Trong chiếc áo vàng vẫn sáng lên nhìn rất rõ. Ba mẹ con ôm nhau khóc như mưa. Ngày hôm sau người cha cũng từ vùng trong trở về. Dọc đường thương con, thương vợ ông chưa biết sẽ nói gì cho vợ và con ở nhà đỡ khổ. Không ngờ khi về đến nhà đã thấy cô gái nhỏ đang nằm ngủ bên cạnh mẹ và chị. Ông dụi mắt tưởng là con bé nhà ai đến chơi. Khi biết cô gái nhỏ đã được sống lại, trở về ông liền ôm chầm lấy con và cứ để cho nước mắt chảy dài trên má.

Cô gái nhỏ ăn Tết với cha mẹ và chị đúng chín ngày. Trong chín ngày đó, cô gái nhỏ dành làm hết mọi công việc để giúp cha mẹ, giúp chị. Nhưng cả nhà lại không muốn cô gái làm việc gì. Trong chín ngày, họ sống bù cho cả một năm sắp phải xa nhau.

Đến đêm thứ chín trời vừa tối, cô bé vừa kịp ôm lấy cha, mẹ và chị để chào ra đi thì người cô bỗng cứ mờ dần như sương khói rồi biến mất. Cả nhà buồn rầu, thương nhớ cô gái nhỏ vô cùng.

Nhưng nghĩ đến chuyện Tết năm sau, cô sẽ về, mọi người lại ôn ủi nhau, lại kiên nhẫn chờ đợi… Và năm sau, cũng vào chiều hai chín Tết, cô gái nhỏ áo vàng lại trở về ăn Tết với gia đình rồi đến tối mồng Bảy lại ra đi… Năm nào cũng thế.

Nghe chuyện lạ, người vùng trong liền cử người ra mời cả gia đình vào sinh sống trong đó để bà con được trả ơn và gặp lại cô gái nhỏ đã giúp bà con diệt được con quái đầu người mình trăn. Thấy sức người cha đã suy yếu, cả nhà bàn với nhau và nhận lời.

Người dân lập đền thờ tưởng nhớ công lao cô bé Mai.

Từ đấy hàng năm, cô gái nhỏ áo vàng lại trở về sống chín ngày cuối năm, đầu Xuân với cha mẹ, với bà con vùng trong. Khi cha mẹ và chị đều mất cả, cô gái không về nữa. Cô hóa thành một cây hoa ngay ở ngôi đền bà con đã dựng lên để thờ cô. Cây ấy hầu như cả năm chỉ có lá, nhưng cứ vào khoảng gần Tết, hoa lại nở đầy.

Hoa màu vàng tươi như màu áo của cô gái nhỏ ngày trước. Hoa vui Tết với bà con khoảng chín mười ngày rồi rụng xuống đất, biến mất để năm sau lại trở về. Cây hoa ấy ngày nay ta gọi là cây Mai Vàng.

Ngày Tết ở miền Trung và ở Nam Bộ, bà con thường mua một cành mai vàng về cắm trên bàn thờ ông bà. Họ tin rằng, có cành mai vàng vừa đẹp nhà vừa vui Tết lại vừa có thể xua đuổi được hết các loài ma quái trong suốt cả năm.

Cho đến nay, tục chơi mai ngày tết lâu dần đã trở thành nét văn hóa đẹp của người Việt Nam. Ngày nay, hoa mai tươi thắm khắp nhà nhà vào dịp Tết, và sắc giấy đỏ điều với câu đối hoà hợp được trang trí trên những cành mai vào ngày Xuân trong không khí vui vẻ, trong sáng.
Trên đây là bài chia sẻ toàn bộ những thông tin chi tiết giúp bạn có thêm kiến thức về cây hoa mai.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Related Articles

Back to top button