Kiến Thức Chung

Tiểu luận đường lối kháng chiến chống thực dân pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (216.08 KB, 19 trang )

Bạn đang xem:

Bạn đang xem: Tiểu luận đường lối kháng chiến chống thực dân pháp

KHOA LÍ LUẬN CHÍNH TRỊTIỂU LUẬNĐường lối cách mạng của Đảng Cộng sảnViệt NamĐề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰCDÂN PHÁP CỦA ĐẢNG TA 1946-1954GV Hướng Dẫn: Nguyễn Vinh ThắngNhóm lớp : 11Thành viên: Thiều Tấn Đạt15142171Huỳnh Văn Hậu15142183Lê Minh Khang15142213Nguyễn Thanh Tâm15142309Trương Quang Toàn15142344
TP. Hồ Chí Minh 5/2017MỤC LỤC1Lời nói đầu2Nội dung3I.1.2.II.III.1.2.3.4.Hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam trước cuộc kháng chiến chống thực dânPháp3Thuận lợi3Khó khăn
Thời cơ cách mạng đến4a. Nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp4b. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng4Đường lối kháng chiến chổng thực dân Pháp của Đảng.4Cơ sở của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng4Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng7Ý nghĩa của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng 7Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chốngPháp10IV.Những chiến thắng lớn:111. Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947112. Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950113. Cuộc tiến công chiến lược đông – xuân 1953 – 1954124. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ13V.Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp 131. Ý nghĩa lịch sử
132 Nguyên nhân thắng lợi14Kết luận16Lời chân thành cảm ơn17Tài liệu tham khảo18LỜI NÓI ĐẦUChiến tranh là một nghệ thuật. Ở đó có sự đối kháng giữa các lưc lượng tham chiến.Chiến tranh chính là sự đối kháng trên tất cả các lĩnh vực: chính trị, kinh tế, văn hóa,khoa học, quân sự. Trong suốt tiến trình phát triển của lịch sử các dân tộc ứên thế2giới, không có một nước nào dựng nước và giữ nước mà không có chiến tranh. Mỗinước tham gia chiến tranh đều có thể đứng ở vị trí nước chủ chiến hoặc nước bị xâmlược, hoặc cũng có thể là nước can thiệp. Nhưng dù ở bất cứ vị trí nào đi chăng nữathì trong chiến tranh việc đưa ra và thực hiện một đường lối chiến tranh đúng đắn sẽquyết định phần lớn khả năng chiến thắng của đất nước đó. Đường lối chiến tranhchính là kết tinh của trí tuệ con người, nó chính là kim chỉ nam cho các hành động,cho sự quyết định thắng lợi của một đất nước.Xuyên suốt lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, Việt Nam đã trải qua rất
nhiều cuộc chiến tranh. Và kết quả của những cuộc chiến tranh ấy chính là nền độclập dân tộc, là xã hội xã hội chù nghĩa với tính chất công bằng, dân chủ, văn minhhôm nay. Để đạt được kết quả này, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đã đổ rất nhiềumồ hôi, xương máu và nước mắt. Và một ứong những yếu tố quan trọng không thểthiếu được để ta đạt thắng lợi trong các cuộc đấu tranh đó là nhờ ở đường lối lãnh đạođúng đắn và sáng suốt của nhà lãnh đạo. Nhìn ngược dòng lịch sử về với Việt Namnhững năm kháng chiến chống Pháp, ta sẽ thấy rõ hơn về vai trò của việc đề ra mộtđường lối kháng chiến đúng đắn. Để hiểu sâu hơn về vấn đề này, em xin đi vào tìmhiểu đề tài: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng 1946- 1954.3NỘI DUNGI.Hoàn cảnh lịch sử của Việt Nam trước cuộc kháng chiến chống thực dânPháp1. Thuận lợi:-Sau chiến tranh Thế giới thứ hai, hệ thống chủ nghĩa xã hội trên Thế giới đang dần hìnhthành và phát triển, bao gồm Liên Xô và các nước Đông Âu.-Các nước Tư bản chủ nghĩa bị tàn phá nặng nề, phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở cácnước Tư bản phát triển mạnh mẽ.-Phong trào giải phóng dân tộc ngày càng phát triển mạnh ở Á – Phi – Mỹ Latinh. – Đặcbiệt, sau thắng lợi của cách mạng tháng Tám, quần chúng nhân dân ngày càng thêm tintưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Chính phủ màđứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Niềm tự hào dân tộc, ý thức đoàn kết quốc gia truyềnthống yêu nước và tinh thần tương thân tương ái sẽ là động lức thúc đẩy con thuyền cáchmạng Việt Nam vượt qua mọi sóng gió, thác ghềnh để cập bến bờ thắng lợi.2. Khó khăn:2.1 Đối ngoại:
-Sau chiến tranh thế giới thứ hai, mặc dù chủ nghĩa phát xít đã bị tiêu diệt, lực lượng đếquốc đã suy yếu hơn trước, song với bản chất phản động, bọn Đế quốc ra sức đàn áp phongứào cách mạng thế giới, đặc biệt là phong trào giải phóng dân tộc, giành giật lại nhữngthuộc địa đã mất. Việt Nam trở thành đối tượng đàn áp và giành giật của các thế lực Đế quốcvà tay sai.-Theo quy định của hội nghị Ianta và Pôtxđam, vấn đề giải giáp quân đội Nhật ở ĐôngDương, mà cụ thể là ở Việt Nam được quy định như sau : phía Bắc vĩ tuyến 16 giao cho 20vạn quân Tưởng, mà đằng sau quân Tưởng là nước Mỹ. Còn Nam vĩ tuyến 16 được giao choquân Anh, mà đằng sau quân Anh là thực dân Pháp.Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc, Việt Nam lại cùng lúc phải đối phó với nhiều kẻ thùđến như vậy. Đó là chưa kể đến lúc này ở Việt Nam còn có 6 vạn quân Nhật đang chờ giảigiáp. Lúc này, Đảng ta nhận định: Việt Nam nằm trong vòng vây trùng trùng điệp điệp củachủ nghĩa Đế quốc.Trong tất cả các kẻ thù lúc bấy giờ, Pháp chính là kẻ thù nguy hiểm nhất đối với nền độclập của Việt Nam.2.2 Đối nội-Về chính trị : Hệ thống chính quyền còn non trẻ, chưa có nhiều kinh nghiệm lãnh đạo.Khối đại đoàn kết toàn dân cần có thời gian củng cố. Chính phủ Hồ Chí Minh vừa mớithành lập, chưa được một nước nào trên thế giới công nhận nên gặp nhiều khó khăn trongđối ngoại. Bọn phản động ngóc đầu dậy ráo riết hoạt động.-về kinh tế – tài chính : Kinh tế – tài chính lâm vào tình trạng kiệt quệ. Kinh tế Việt Namtiêu điều, xơ xác, nạn đói tràn lan, mùa màng thất bát. Nhà máy nằm trong tay tư -3- bảnpháp, hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt. Tài chính khánh kiệt, ngân quỹ trống rống, khobạc Nhà nước chỉ còn 1,2 triệu, trong đó 58 vạn rách nát, ngân hàng Đông Dương vẫn nằmtrong tay tư bản Pháp. Quân Tưởng lại tung thêm tiền quan kim và quốc tệ đang mất giákhiến tình hình tài chính càng thêm rối loạn. Bức tranh kinh tế – tài chính ảm đạm.4Tháng năm trong làng đã mùa gặt
Lòng dân sung sướng, thóc mênh môngCó người đi lính, hiền như đấtMùa hạ tưng bừng thương núi sông-Đầu súng trăng treo, NXB Văn học, Hà Nội, 1972-Về văn hóa – xã hội : Hậu quả chính sách văn hóa ngu dân để lại là 95% dân số mù chữ,các tệ nạn xã hội tràn lan.Có thể nói, chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc, Việt Nam lại cùng lúc phải cùng lúc đối phóvới nhiều kẻ thù đến như vậy. Vận mệnh dân tộc ở trong tình trạng ngàn cân treo sợi tóc. Tổquốc lâm nguy.II.THỜI CƠ CÁCH MẠNG ĐẾNa. Nguyên nhân bùng nổ cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp:- Pháp bội ước:+ Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, Pháp đánh vào các vùng tự do của ta.+ Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ: tháng 11 – 1946, Pháp khiêu khích ở Hải Phòng, Lạng Sơn.Tháng 12 – 1946, Pháp đóng chiếm Đà Nẵng, Hải Dương.+ Ở Hà Nội, Pháp khiêu khích, ném lựu đạn, nổ súng gây đổ máu ở nhà thông tin TràngTiền, trụ sở tài chính,…Ngày 18 và 19 – 12 – 1946, Pháp gửi tối hậu thư cho ta yêu cầu ta phải giải tán lực lượng vũtrang và giao lại quyền kiểm soát thủ đô cho Pháp. Ngày 20 – 12 – 1946, Pháp sẽ hành độngnếu không trả lời.b. Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng:- Ngày 18 và 19 – 12 – 1946, trung ương Đảng họp phát động toàn quốc kháng chiến.- Đêm 19 – 12 – 1946, Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.- Tháng 9 – 1947, cuốn Kháng chiến nhất định thắng lợi của Trường Chinh được in.- Đường lối kháng chiến: toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự viện
trợ của quốc tế.III.Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng.1. Cơ sở của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng:Sau cách mạng tháng Tám 1945, mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong đối nộinhưng Đảng và Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa vẫn luôn luôn chú trọng đếncông tác giải quyết những vấn đề đối ngoại. Đặt chủ trương giải quyết các vấn đề đối nội vàđối ngoại một cách song song. Trong đường lối đối ngoại của mình, Đảng xác định rõ :Trong các kẻ thù của Việt Nam lúc bấy giờ thi Pháp chính là kẻ thù nguy hiểm nhất đe dọatrực tiếp, hằng ngày, hằng giờ đến nền độc lập vừa mới giành được của Việt Nam.Xét về mặt vị thế, Pháp là một Đế quốc với tiềm lực kinh tế, chính ữị và quân sự hùngmạnh, là một tên Đế quốc già và đã có vị thế nhất định trên thế giới. Trong khi lúc này, ViệtNam vừa mới dành được nền độc lập, trải qua hàng ngàn năm đấu tranh, lại là một dân tộcnhỏ bé với nền kinh tế nông nghiệp lúa nước lạc hậu, Việt Nam thực sự còn rất non trẻ. Cóthể nói so với Pháp, Việt Nam đứng ở thế yếu. Tuy nhiên, sức mạnh tiềm tàng và cũng là thếmạnh của Việt Nam mà Pháp hay bất cứ thế lực nào khác cũng không thể tác động đó là sứcmạnh của tinh thần đoàn kết, sức mạnh của niềm tự tôn dân tộc, sức mạnh của truyền thống5yêu nước hàng ngàn năm lịch sử, sức mạnh của ý thức tự giải phóng đất nước, giải phóngcon người.Bạn ta đóChết trên dây thép ba từngMột bàn tay chưa rời báng súngChân lưng chừng nửa bước xung phongOải từng con người mỗi khi nằm xuốngVẫn nằm trong tư thế tiến côngĐầu súng trăng treo, NXB Văn học, Hà Nội, 1972Hon nữa, lúc này, khi mà dư âm thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Tám đang sục sôi, ý
thức về nền độc lập dân tộc, về giải phóng cá nhân lại càng mạnh mẽ hơn bất cứ lúc nàoứong người dân Việt Nam. Sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng, của Chính phủ, củaChủ tịch Hồ Chí Minh thực sự đã thu phục niềm tin của nhân dân. Vì yậy, Đảng, Chính phủvà nhân dân Việt Nam nhất định bằng mọi giá sẽ phải giữ vững và nhất định giữ vững nềnđộc lập dân tộc.Trời xanh đây là của chúng taNúi rừng đây là của chúng taNhững cánh đồng thơm ngátNhững ngã đường bát ngátNhững dòng sông đỏ nặng phù saĐất nước – Nguyễn Đình ThiSau cách mạng tháng Tám, trước vòng vây trùng trùng điệp điệp của chủ nghĩa Đế quốc vàcác thế lực phản động, Đảng đã tích cực thực hiện các biện pháp chống ngoại xâm và nộiphản, bảo vệ chính quyền cách mạng. Với dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa, ngay saukhi Nhật đầu hàng đồng minh, chính phủ Đờ Gôn quyết định thành lập một đạo quân viễnchinh tiến hành xâm lược Việt Nam. Đếm ngày 22, rạng sáng ngày 23/9/1945, pháp nổ súngtấn công Trụ sở ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố, mở đầu cuộc xâmlược Việt Nam lần thứ hai. Đảng ta đã nêu chủ trương đánh Pháp để bảo vệ Nam Bộ, tổchức lực lượng cả nước chi viện cho Nam Bộ.Ngày 25/11/1945, Ban chấp hành Trung ương Đảng ra chỉ thị về “kháng chiến – kiếnquốc”, yạch ra con đường đi lên cho cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới.Ở Miền Bắc, Chính phủ Việt Nam đã thực hiện các biện pháp chống Đế quốc và bọn phảncách mạng. Trong mối quan hệ với quân Tưởng và tay sai, chúng ta chủ trương tránh mọixung đột. Với Tưởng, ta nhận cung cấp một phần lương thực, thực phẩm, phương tiện giaothông, đồng thời đấu tranh hòa bình với chúng. Đối với bọn Việt quốc, Việt cách, chúng tathực hiện nhân nhượng có nguyên tắc với chúng, nhường 70 ghế ữong Quốc hội, trong đócó một ghế phó chủ tịch nước cho chúng. Đổi lại, Hồ Chí Minh vẫn giữ chức Chủ tịch nước,lực lượng cách mạng vẫn nắm ưu thế trong Chính phủ và Quốc hội. Với bọn phản cáchmạng, ta kiên quyết vạch trần và trừng trị theo pháp luật. Ngày 11/11/1945, Đảng cộng sảnĐông Dương tuyên bố tự giải tán nhưng thực chất là rút vào hoạt động bí mật, tiếp tục lãnh
đạo phong trào cách mạng.6Ngày 28/2/1946, Pháp và Tưởng ký kết Hiệp ước Hoa – Pháp, đặt nước ta trước một tìnhhình mới. Lúc này, nếu chúng ta cầm súng chống Pháp có nghĩa là cùng lúc chúng ta sẽcùng phải đối phó với cả Pháp, cả Tưởng và quân đồng minh. Đây là điều hoàn toàn khôngcó lợi cho ta. Vì vậy, giải pháp tốt nhất là chúng ta phải nhượng bộ có điều kiện với Pháp.Lúc này, Pháp cũng đang muốn đàm phán với Việt Nam để xúc tiến nhanh chóng việc đưaquân ra Miền Bắc, loại bỏ Tưởng. Đó chính là cơ sở dẫn đến việc ký kết Hiệp định Sơ bộ(6/3/1946) giữa Việt Nam và Pháp. Trong hiệp định ta đã nhân nhượng Pháp, cho Pháp đưa15000 quân ra Bắc thay Tưởng giải giáp quân đội Nhật, số quân này đóng tại những địađiểm quy định và rút dần trong vòng 5 năm. Nhưng mặt khác, Hiệp định thể hiện sự lãnhđạo sáng suốt của Đảng ta, nó chính là sự thừa nhận của Chính phủ Pháp về sự tồn tại củaViệt Nam với tư cách một quốc gia dân chủ cũng như thừa nhận địa vị đại diện cho nhândân Việt Nam của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đập tan âm mưu liên kết chống Việt Nam củaPháp và Tưởng. Tuy ta đã hết sức nhân nhượng nhưng Pháp vẫn lấn tới, chúng liên tục viphạm: vi phạm lệnh ngừng bắn ở Miền Bắc, cho quân đánh chiếm trái phép một số vùng ởBắc Bộ, thành lập chính phủ Nam kỷ tự trị hòng tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam. Các cuộcđàm phán hòa bình giữa Việt Nam và Pháp không thành công do dã tâm của Pháp. Trướcnguy cơ cuộc chiến tranh Việt – Pháp đang đến gần, Chính phủ ta quyết định nhân nhượngvới Pháp thêm một lần nữa, ký với Pháp bản Tạm ước ngày 14/9/1946, tiếp tục nhânnhượng cho Pháp một số quyền lợi về kinh tế – văn hóa ở Việt Nam để tạo thời gian hòahoãn cho ta xây dựng, chuẩn bị lực lượng bước vào cuộc chiến tranh không thể tránh khỏi,chuẩn bị cho kháng chiến lâu dài.Đảng và Chính phủ ta đã tỏ rõ thiện chí hòa bình, cố gắng làm những việc có thể để đẩy lùichiến tranh. Trong khi chúng ta đã hết lòng nhân nhượng và chấp hành đúng những gì đãthỏa thuận, ký kết thì thực dân Pháp lại liên tục bội ước. Chúng xem sự nhân nhượng của talà hành động hèn nhát đàu hàng, chúng kiêu căng ngạo mạn về sức mạnh của mình, cho nêncàng ngày chúng càng lấn tới. Với dã tâm cướp nước ta một lần nữa, thực dân Pháp thi hành
chính sách việc đã rồi, tăng cường khiêu khích và lấn chiếm. Ngày 20/11/1946, quân Phápmở cuộc tấn công chiếm đóng thành phố Hải Phòng, thị xã Lạng Sơn và đổ bộ lên Đà Nắng.Ngày 16/12/1946, những tên trùm thực dân Pháp ở Đông Đương đã họp tại Hải Phòng bàntriển khai kế hoạch đánh chiếm Hà Nội và khu vực Bắc vĩ tuyến 16. Ngày 17 và 18/12/1946,tại Hà Nội, quân Pháp tàn sát thảm khốc đồng bào ta tại phố Hàng Bún, Yên Ninh, đòi kiểmsoát an ninh trật tự ở thủ đô. Trắng ữợn hơn, chúng còn gửi tối hậu thư buộc ta phải giaoquyền kiểm soát thủ đô cho chúng, nếu không, chậm nhất là sáng 20/12/1946, quân Pháp sẽhành động.Lịch sử đã đặt dân tộc ta trước một sự lựa chọn mới. Thực tế cho thấy khả năng hòa hoãnkhông còn. Hành động của thực dân Pháp đã đặt Đảng và Chính phủ ta trước một tình thếkhông thể nhân nhượng thêm được nữa, vì nhân nhượng sẽ dẫn đến họa mất nước, nhân dânsẽ ưở lại cuộc đời nô lệ. Trong thời điểm lịch sử quyết đoán này,Hội nghị của Ban Thườngvụ Trung ương Đảng họp tại làng Vạn Phúc – Hà Đông ngày 19/12/1946 đã quyết định hạquyết tâm phát động kháng chiến toàn quốc. Mệnh lệnh kháng chiến được phát đi. Vào lúc20h ngày 19/12/1946,tất cả các chiến trường trong cả nước đồng loạt nổ súng. Rạng sángngày 20/12/1946, “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đượcphát đi trên đài tiếng nói Việt Nam.7“Hỡi đồng bào toàn quốc!Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càngnhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa!Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước,nhất định không chịu làm nô lệ.Hỡi đồng bào!Chúng ta phải đứng lên!”Lúc này, nhân dân Việt Nam bước vào cuộc đấu tranh chống Pháp với vai trò bảo vệ Tổquốc, tính chất của cuộc chiến tranh là cuộc chiến tranh chính nghĩa, chiến tranh nhân dân
bảo vệ hòa bình, chống lại kẻ thù xâm lược, nhân dân ta có thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Mặtkhác, ứải qua một quá trình lâu dài thực hiện hòa hoãn với Pháp, giờ đây ta đã loại bỏ đượccác kẻ thù, chỉ còn lại kẻ thù duy nhất là Pháp, các công tác đối nội cũng đã được giải quyếtvề cơ bản, các điều kiện cần thiết chuẩn bị cho chiến tranh đã sẵn sàng, Đảng và nhân dâncó đủ niềm tin để chiến đấu và chiến thắng. Trong khi đó, lúc này Pháp vấp phải không ítkhó khăn về kinh tế, chính trị, quân sự ở trong nước và tại Đông Dương, những khó khănnày không dễ gì chúng khắc phục được ngay trong ngày một, ngày hai.Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cơ bản đó, chúng ta cũng vấp phải một số khó khănnhất định. Lực lượng của ta so với Pháp còn yếu, vũ khí trang bị lạc hậu hơn. Ta bị cô lập,bao vây bốn phía, chưa được công nhận địa vị trên trường quốc tế.Trong khi Pháp lại có vũ khí tối tân và đã chiếm đóng được Lào, Cămpuchia và một số nơiở Nam Bộ Việt Nam, có quân đội đứng chân trong các thành thị lớn ở Miền Bắc.Những đặc điểm của sự khởi đầu và những thuận lợi, khó khăn đó chính là cơ sở để Đảngxác định đường lối cho cuộc kháng chiến.2. Nội dung đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng:Đường lối kháng chiến của Đảng được hình thảnh từng bước qua thực tiễn đối phó với âmmưu, thủ đoạn xâm lược của thực dân PhápNgay sau ngày cách mạng tháng Tám thành công, trong chỉ thị thị về kháng chiến – kiếnquốc, Đảng đã nhận định kẻ thù chính, nguy hiểm nhất của dân tộc ta là thực dân Pháp xâmlược, phải tập trung mũi nhọ đấu tranh vào chúng. Trong quá trình chỉ đạo cuộc khángchiến, trước những âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù, Đảng đã đưa ra những chủ trương, chỉ thịchỉ đạo kháng chiến thích hợp, kịp thời. Những văn kiện này đã cấu thành đường lối khángchiến chống Pháp của Đảng ta. Những nội dung cơ bản trong đường lối kháng chiến chốngthực dân Pháp của Đảng được thể hiện trong các văn kiện: Chỉ thị Kháng chiến – kiến quốc(25/11/1945) của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Chỉ thị Toàn dân kháng chiến(12/12/1946) của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến(19/12/1946) của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tác phẩm Kháng chiến nhất định thẳng lợi (9/1947)của đồng chí Trường Chinh và Chỉnh cương của Đảng lao động Việt Nam sau này.3.Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng toát lên những nội
dung cơ bản sau:- về mục đích kháng chiến:Kế tục và phát ứiển sự nghiệp của Cách mạng tháng Tám, đánh phản động thực dân Pháp,giành thống nhất và độc lập.- về tính chất kháng chiến:8Cuộc kháng chiến của dân tộc ta là một cuộc chiến ứanh cách mạng của nhân dân, chiếntranh chính nghĩa. Nó có tính chất toàn dân, toàn diện và lâu dài. Là một cuộc chiến ứanhtiến bộ vì tự do, độc lập, dân chủ và hòa bình. Đó là cuộc kháng chiến có tính chất dân tộcgiải phóng và dân chủ mới.- Chính sách kháng chiến:Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống phản động thực dân Pháp. Đoàn kết với Miên, Lào vàcác dân tộc yêu chuộng tự do, hòa bình. Đoàn kết chặt chẽ toàn dân.Thực hiện toàn dân kháng chiến… Phải tự cấp, tự túc về mọi mặt.- Chương trình và nhiệm vụ kháng chiến:Đoàn kết toàn dân, thực hiện quân, chính, dân nhất trí… Động viên nhân lực,vật lực, tài lực, thực hiện toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến, trường kỳ khángchiến. Giành quyền độc lập, bảo toàn lãnh thổ, thống nhất Trung, Nam, Bắc.Củng cố chế độ cộng hòa dân chủ… Tăng gia sản xuất, thực hiện kinh tế tự túc…-Phương châm tiến hành kháng chiếnTiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, thực hiên kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài,dựa vào sức mình là chính.+ Kháng chiến toàn dân:Xác định kháng chiến toàn dân, Đảng dựa vào cơ sỏ lý luận và thực tiễn:*Cơ sở lý luận:Nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ ra rằng: Cách mạng là sự nghiệp của quầnchúng nhân dân, do nhân dân tiến hành. Trong suốt quá trình phát triển của lịch sử dân tộc,
mỗi khi đất nước đứng trước những thử thách to lớn, để chiến thắng được kẻ thù thì điều cơbàn là phải dựa vào dân, lấy dân làm gốc.*Cơ sở thực tiễn:• Tiếp tục kế thừa và phát ứiển truyền thống dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Đó làtruyền thống cả nước chung lòng, toàn dân đánh giặc. Truyền thống yêu nước này đã từhàng ngàn năm lịch sử với những Thánh Gióng, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi,Quang Trung, những Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,… Muốn tiến hành kháng chiến toàndân thì phải xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc, phải xây dựng được những hình thứcmặt trận tương ứng, phải phát động kháng chiến toàn diện. “Bất kỳ đàn ông, đàn bà khôngchia tôn giáo, đảng phái, dân tộc, bất kỳ người già, người ứẻ. Hễ là người Việt Nam phảiđứng lên đánh thực dân Pháp”, làm sao cho mỗi người dân là một chiến sỹ, mỗi làng xóm làmột pháo đài, mỗi phố phường là một trận địa.Đoàn Thủ đô thề xung phong quyết tửNguyện sả mình mong Tổ quốc quyết sinhNên bao lần vì đất nước điêu linhNghe sôi dậy trong tim Dòng máu ViệtMáu anh dũng của giống nòi Nam ViệtVẫn lưu truyền muôn vạn kiếp về sau…”Thủ đô huyết thệ” của Lương Ngọc Trác• Khi thực dân Pháp sang xâm lược nước ta, chúng đặt ách áp bức, bóc lột vô cùng giãman và tàn bạo lên toàn thể nhân dân ta, theo quy luật thông thường, có áp bức – có đấu9ứanh, toàn thể nhân dân Việt Nam sẽ vùng lên đấu tranh chống Pháp. Mặt khác, tương quanlực lượng giữa ta và địch là rất lớn. Pháp có tiềm lực kinh tế, quân sự mạnh hơn ta gấp nhiềulần, do đó buộc ta phải huy động sức mạnh toàn dân. Kháng chiến toàn dân sẽ đem lại chocách mạng Việt Nam một sức mạnh to lớn cả về vật chất và tinh thần, góp phần đánh thắngmọi kế hoạch của Pháp.
• Chúng ta tiến hành chiến tranh nhằm mục đích bảo vệ Tổ quốc, do đó cuộc chiến tranhcủa ta là cuộc chiến tranh chính nghĩa chống lạichiến tranh phi nghĩa. Chiến tranh Việt Nam là chiến tranh nhân dân do đó phải dựa vàodân, phải kháng chiến toàn dân.+ Kháng chiến toàn diện:Cuộc kháng chiến chống Pháp của Việt Nam phải tiến hành một cách toàn diện. Có thểnói, chiến ứanh bao giờ cũng là cuộc đối đầu toàn diện giữa hai bên tham chiến. Ở đây, thựcdân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam trên tất cả mọi phương diện. Vĩ thế, cuộc khángchiến của nhân dân Việt Nam cũng sẽ diễn ra trên tất cả các lĩnh vực. Kháng chiến trên mọilĩnh vực biểu hiện:• Về chính trị:Thực hiện đoàn kết toàn dân, tăng cường xây dựng Đảng, chính quyền, các đoàn thể nhândân; Đoàn kết Miên, Lào và các dân tộc yêu chuộng tự do hòa bình.• Về quân sự:Thực hiện vũ trang toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tiêu diệt địch, giảiphóng nhân dân và đất đai, thực hiện du kích chiến tiến lên vận động chiến, đánh chính quy,là “Triệt để dùng du kích, vận động chiến. Bảo toàn thực lực, kháng chiến lâu dài,…Vừađánh vừa võ trang thêm; vừa đánh vừa đào tạo thêm cán bộ”. Lần lượt đánh bại các kếhoạch, chiến lược chiến tranh của Pháp, tiêu diệt lực lượng địch trên đất nước ta, đè bẹp ýchí xâm lược của chúng, giành độc lập cho đất nước.• Về kinh tế:Tiêu thổ kháng chiến, xây dựng kinh tế tự cung tự túc, tập trung phát triển nông nghiệp,thủ công nghiệp, thương nghiệp và công nghiệp quốc phòng. Chúng ta đưa ra khẩu hiệu: ‘‘Xây dựng kinh tế ta, phá hoại kinh tế địch”, chống lại kế hoạch “lấy chiến ứanh nuôi chiếntranh” của Pháp.• Về văn hóa:Xóa bỏ văn hóa thực dân, phong kiến. Xây dựng nền văn hóa dân chủ mới theo ba nguyêntắc: dân tộc, khoa học, đại chúng. Thực hiện khẩu hiệu: “Văn hóa hóa kháng chiến, khángchiến hóa văn hóa”.• Về ngoại giao:
Thực hiện thêm bạn bớt thù, biểu dương thực lực. “Liên hiệp với dân tộc Pháp, chống phảnđộng thực dân Pháp”, sẵn sàng đàm phán nếu Pháp công nhận Việt Nam độc lập. Thoát khỏithế bị bao vây cô lập.Có thể nói, kháng chiến toàn diện chính là một biểu hiện của kháng chiến toàn dân. Khángchiến toàn diện giúp phát huy triệt để lợi thế của mỗi giai cấp, mỗi cá nhân ừong cuộc khángchiến chống Pháp xâm lược.+ Kháng chiến trường kỳ:10Chúng ta thực hiện kháng chiến trường kỳ là để chống lại âm mưu của Pháp. Khi bắt đầucuộc chiến tranh, tương quan lực lượng có lợi cho Pháp, do đó Pháp muốn thực hiện chiếnlược đánh nhanh, thắng nhanh. Để có thời gian phát huy yếu tố “Thiên thời, địa lợi, nhânhòa”, ta phải thực hiện đánh lâu dài để vừa đánh vừa xây dựng và phát triển lực lượng, làmtiêu hao lực lượng địch, chuyển hóa tương quan lực lượng từ chỗ ta yếu hơn địch đến chỗ tamạnh hơn địch, đánh thắng địch, “Biến lớn thành nhỏ, biến nguy thành an”(Hồ Chí Minh).Kháng chiến trường kỳ nhưng không có nghĩa là mãi mãi, trong suốt quá trình tiến hànhcuộc kháng chiến cần phải xác định thời cơ để tạo ra những bước ngoặt thúc đẩy khángchiến đến thắng lợi, hạn chế tối đa hao tốn sức người, sức của của nhân dân.Trường kỳ nhưng phải tất thắng, phải có niềm tin vào thắng lợi cuối cùng.+ Kháng chiến dựa vào sức mình là chính:Chúng ta tiến hành cuộc kháng chiến trong thế bị bao vây cô lập bốn phía, chưa được mộtnước nào công nhận và đặt quan hệ ngoại giao, cũng như chưa được một nước nào giúp đỡnên phải tự lực cánh sinh, dựa vào sức mình là chính. Lịch sử cũng đã chứng minh: Khôngcó nước nào trên thế giới chỉ dựa vào nước ngoài mà có độc lập thực sự, vì “Có tự lập mớicó độc lập, có tự cường mới có tự do”. Do đó, ta cần phải đem sức ta mà giải phóng cho ta.Mặt khác, khi nào có điều kiện ta sẽ tranh thủ sự sự giúp đỡ của các nước, sự đồng tình củabạn bà quốc tế. Song, lúc đó cũng không được ỷ lại, phát huy sức mạnh của dân tộc và thờiđại để dành thắng lợi trong cuộc kháng chiến.- Triển vọng kháng chiến:
Đường lối kháng chiến xác định mặc dù kháng chiến diễn ra lâu dài, gian khổ, khó khănsong nhất định thắng lợi.thể nói, chiến ứanh bao giờ cũng là cuộc đối đầu toàn diện giữa hai bên tham chiến. Ở đây,thực dân Pháp tiến hành xâm lược Việt Nam trên tất cả mọi phương diện. Vĩ thế, cuộc khángchiến của nhân dân Việt Nam cũng sẽ diễn ra trên tất cả các lĩnh vực.4.Ý nghĩa của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng.Đường lối kháng chiến với những nội dung cơ bản như trên là đúng đắn và sáng tạo.Đường lối kháng chiến chống Pháp là sự kế thừa và nâng lên tầm cao mới tư tưởng quân sựtruyền thống của tổ tiên, đúng với các nguyên lý về chiến ưanh cách mạng của chủ nghĩaMác – Lênin, vừa phù hợp với thực tế đất nước lúc bấy giờ. Đường lối kháng chiến chính làsự vận dụng sáng tạo nguyên lý chiến tranh cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin và kinhnghiệm quân sự của nước ngoài vào Việt Nam. Đây là đường lối chiến tranh nhân dân, chiếntranh chính nghĩa “lấy yếu chống mạnh”, “lấy ít địch nhiều”, “lấy chính nghĩa thắng hungtàn”.Đường lối kháng chiến của Đảng được công bố sớm đã có tác dụng đưa cuộc kháng chiếnnhanh chóng đi vào ổn định và phát triển đúng hướng, từng bước đi tới thắng lợi vẻ vang.Thực hiện theo tinh thần của đường lối, từ năm 1947 đến năm 1950, Đảng đã lãnh đạo nhândân đấu tranh chống Pháp trên tất cả các lĩnh vực và đặc biệt giành thắng lợi vẻ vang trênmặt trận quân sự tại chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947 và chiến dịch Biên giới 1950,giáng đòn mạnh mẽ vào ý chí xâm lược của địch, giànhđược thế chù động ứên chiến trường chính Bắc Bộ. Đến đầu năm 1951, tình hình thế giớivà cách mạng Đông Dương có nhiều biến chuyển mới. Nước ta được các nước xã hội chủnghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao. Cuộc kháng chiến của ba nước Đông Dương11giành được những thắng lợi quan trọng. Mỹ lợi dung lúc Pháp gặp khó khăn để can thiệptrực tiếp vào cuộc chiến Đông Dương. Điều kiên lịch sử đặt Đảng ta trước yêu cầu bổ sungvà hoàn chỉnh đường lối cách mạng. Tháng 2/1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai
của Đảng họp tại xã Vinh Quang (Chiêm Hóa- Tuyên Quang) thông qua “Báo cáo chính trị” do chủ tịch Hồ Chí Minh trình bày và báocáo “Bàn về cách mạng Việt Nam” do Trường Chinh trình bày. Bản báo cáo của Tổng bí thưTrường Chinh sau này đi vào lịch sử dân tộc với tên gọi: “Chính cương của Đảng lao độngViệt Nam”, xác định những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, tiếp tục hoàn thiệnđường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng ta và đường lối này tiếp tục được bổsung, phát triển qua các hội nghị Trung ương tiếp theo, như Hội nghị Trung ương lần thứnhất (tháng 3/1951), Hội nghị Trung ương lần thứ hai (từ ngày 27/9 đến ngày 5/10/1951),Hội nghị Trung ương lần thứ tư (tháng 1/1953), Hội nghị trung ương lần thứ năm (tháng11/1953).Nhờ việc đề ra và thực hiện triệt để thực hiện đường lối kháng chiến của Đảng chúng ta đãgiành thắng lợi vẻ vang ứong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược, đỉnh cao làthắng lợi trong Đông – Xuân 1953 – 1954 vói chiến dịch Điện Biên Phủ. Bảo vệ thắng lợicủa cách mạng tháng Tám, làm thất bại âm mưu xâm lược của Pháp và can thiệp Mỹ, buộcchúng công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương. Nângcao vị thế Việt Nam trên trường quốc tế. Đồng thời, nó cũng mang trong minh ý nghĩa quốctế cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng thuộc địa và là tiếng chuông báo tử chohệ thống tử cho hệ thống thực dân cũ trên toàn Thế giớiI. Những chiến thắng lớn:1.Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947:-Pháp tấn công Việt Bắc:+ Tháng 4 – 1947, cao ủy Đông Dương Bô-la-e vạch ra kế hoạch đánh Việt Bắc nhằm đánhphá căn cứ địa cách mạng, tiêu diệt cơ quan đầu não kháng chiến và quân chủ lực, triệtđường liên lạc với quốc tế.+ Với ý đồ như vậy, Pháp đã huy động 1200 quân và hầu hết các máy bay ở Đông Dươngvà do tướng Va-luy chỉ huy.-Quân ta chiến đấu chống cuộc tiến công của địch:+ Đảng có chỉ thị phải phá tan cuộc tiến công mùa đông của giặc. Quân ta đã chiến đấukhắp các mặt trận, từng bước đẩy lùi giặc Pháp.
+ Mặt trận đường 3, ta đánh trên 20 trận, bao vây đánh tỉa quân dù khiến chúng phải rútkhỏi Chợ Đồn, Chợ Rã. Đến cuối tháng 11 – 1947, trung ương Đảng và Hồ Chủ tịch lên đếnViệt Bắc.+ Mặt trận đường 4, ta phục kích tiêu diệt địch. Tiêu biểu là trận đèo Bông Lau ( 30 – 10 1947 ), ta phá hủy được 27 xe, bắt sống 240 tên địch.+ Mặt trận sông Lô, ta bao vây chặn đánh địch trên nhiều đoạn sông.=> Hai gọng kìm Đông và Tây bị bẻ gẫy, không gặp nhau được ở Đài Thị.+ Cuộc chiến đấu hơn hai tháng rất ác liệt giữa ta và địch được kết thúc bằng cuộc rút chạycủa Pháp ( 19 – 12 – 1947 ).+ Các mặt trận khác cũng phối hợp với Việt Bắc đánh địch như ở Hà Nội, Sài Gòn, ta tậpkích vào các vị trí, đồn bốt của giặc.12- Kết quả và ý nghĩa:+ Với Pháp:Việt Bắc trở thành mồ chôn quân Pháp với hơn 6000 tên địch bị loại, bắn rơi 16 máy bay,bắn chìm 11 ca nô và tàu chiến và phá hủy nhiều phương tiện chiến tranh khác. Kế hoạchđánh nhanh, thắng nhanh của Pháp bị thất bại.+ Với ta:Cơ quan đầu não được an toàn, bộ đội chủ lực trưởng thành, cuộc kháng chiến chuyểnsang giai đoạn mới.2.Chiến dịch Biên giới thu – đông 1950:* Hoàn cảnh lịch sử mới của cuộc kháng chiến:-Thuận lợi:+ Ngày 1 – 10 – 1949, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa thành lập. Từ đây, Việt Namthoát khỏi sự bao vây của chủ nghĩa đế quốc.+ Các nước XHCN lần lượt công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam như TrungQuốc ( 18 – 1 – 1950 ), Liên Xô ( 30 – 1 – 1950 ) và nhiều nước XHCN khác.-Khó khăn:
+ Mĩ bắt đầu giúp Pháp can thiệp sâu vào chiến tranh ở Đông Dương thông qua kế hoạchRơve: ngày 7 – 2 – 1950, Mĩ công nhận chính quyền bù nhìn Bảo Đại. Ngày 8 – 5 – 1950, Mĩviện trợ 10 triệu USD cho Pháp. Tháng 7 – 1950, Mĩ đặt phái đoàn cố vẫn quân sự ở ViệtNam, từng bước điều kiển chiến tranh ở Đông Dương.+ Từ 6 – 1949, Pháp đưa nhiều vũ khí vào Việt Nam, đưa quân từ Trung Bộ và Nam Bộ raBắc, tăng cường hệ thống phòng ngự trên đường số 4, thiết lập hành lang Đông – Tây ( HảiPhòng – Hà Nội – Hòa Bình – Sơn La ), bao vây chuẩn bị đánh Việt Bắc lần hai.* Cuộc tiến công địch ở biên giới phía Bắc của quân ta:-Tháng 6 – 1950, ta quyết định mở chiến dịch Biên giới nhằm tiêu diệt một bộ phận sinhlực địch, mở đường liên lạc với quốc tế, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc để tạo đàphát triển cho cuộc kháng chiến. Hồ Chủ tịch đã trực tiếp lên trận địa để chỉ đạo chiến dịch.-Diễn biến:+ Ngày 16 – 9 – 1950, ta đánh Đông Khê thì đến 18 – 9 là giành thắng lợi khiến Pháp phảirút khỏi Cao Bằng theo đường số 4, địch từ Thất Khê lên Đông Khê để đón cánh quân từCao Bằng về.+ Từ 1 – 10 đến 8 – 10 – 1950, ta mở cuộc bao vây, đánh chặn ở Cốc Xá, đồi 477, tiêu diệtcả hai binh đoàn Sác-tông và Lơ-pa-giơ khiến địch phải rút khỏi Thất Khê ( 8 – 10 – 1950 )và rút khỏi Na Sầm về Lạng Sơn ( 13 – 10 – 1950 ).+ Từ 13 – 10 đến 22 – 10 – 1950, Pháp lần lượt rút khỏi Lộc Bình, An Châu, Đình Lộc.=> Chiến dịch trên mặt trận Biên giới kết thúc.+ Các mặt trận khác cũng phối hợp với Biên giới đánh địch ở tả ngạn sông Hồng, đường 6,đường 22. Tháng 11 – 1950, Pháp rút khỏi Hòa Bình.+ Chiến tranh du kích phát triển mạnh ở Liên khu V, Bình Trị Thiên và Nam Bộ.- Kết quả và ý nghĩa:+ Kết quả:13Loại khỏi vòng chiến đấu hơn 8000 tên, thu và phá hủy hơn 3000 vũ khí, giải phóng tuyếnbiên giới dài 750 km từ Đình Lộc lên Cao Bằng, chọc thủng hành lang Đông – Tây, kế hoạch
Rơ-ve bước đầu bị phá sản.+ Ý nghĩa:Khai thông con đường nước ta với thế giới XHCN. Quân đội ta được trưởng thành, tagiành được thế chủ động ở chiến trường chính, mở ra bước phát triển mới của cuộc khángchiến.3.Cuộc tiến công chiến lược đông – xuân 1953 – 1954:-Chủ trương của ta:Tập trung lực lượng, tiến công theo những hướng quan trọng về chiến lược nhưng ở đóđịch yếu, sơ hở nhằm giải phóng đất đai, tiêu diệt sinh lực địch và buộc chúng phải phân tánlực lượng để đối phó với ta.-Diễn biến:+ Ngày 10 – 12 – 1953, ta tấn công theo hướng Tây Bắc, giải phóng Lai Châu, Sơn La vàuy hiếp Điện Biên Phủ.+ Đầu tháng 12 – 1953, liên quân Việt – Lào tiến công ở Trung Lào, giải phóng nhiều đấtđai và uy hiếp Xê-nô. Pháp điều quân tiếp viện cho Xê-nô nên Xê-nô đã trở thành nơi tậptrung lực lượng thứ 3 của địch.+ Cuối tháng 1 – 1954, liên quân Việt – Lào tiến công ở Thượng Lào, giải phóng nhữngvùng đất đai rộng lớn, uy hiếp Luông-pha-băng. Pháp điều quân tiếp viện cho Luông-phabăng nên Luông-pha-băng trở thành nơi tập trung binh lực thứ 4 của địch.+ Tháng 2 – 1954, ta tiến công theo hướng Bắc của Tây Nguyên, giải phóng Kom Tum vàuy hiếp Plây-cu. Pháp điều quân từ Tuy Hòa tiếp cứu cho Plây-cu nên Plây-cu trở thành nơitập trung binh lực thứ 5 của địch.+ Sau lưng địch: chiến tranh du kích phát triển mạnh ở Bắc Bộ, Bình Trị Thiên, NamTrung Bộ và Nam Bộ.- Kết luận:Cuộc tiến công chiến lược đông – xuân 1953 – 1954-15- , ta đã chủ động mở hàng loạtchiến dịch và đã đạt được mục đích đề ra, khiến Pháp phải phân tán lực lượng thành 5 cứđiểm.4.Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ:
-Âm mưu của Pháp và Mĩ:+ Điện Biên Phủ có vị trí đặc biệt: nằm ở phía Tây của Tây Bắc, giáp biên giới với Lào. Cóthể nói đây là vị trí then chốt ở Đông Dương.+ Sau cuộc tiến công đông – xuân 1953 – 1954, Pháp điều chỉnh coi Điện Biên Phủ là khâuchính của kế hoạch Nava. Pháp xây dựng Điện Biên Phủ là căn cứ điểm mạnh nhất ĐôngDương về lực lượng, vũ khí.+ Phân làm 3 phân khu: phân khu phía Bắc, khu trung tâm và phân khu Nam nhằm hút chủlực của ta đến đây để tiêu diệt.-Chủ trương của ta:14+ Tháng 12 – 1953, bộ Tổng tư lệnh và Trung ương Đảng họp quyết định mở chiến dịchĐiện Biên Phủ nhằm tiêu diệt sinh lực địch, giải phóng Tây Bắc và tạo điều kiện giải phóngBắc Lào.+ Ta chuẩn bị gấp rút cho Điện Biên Phủ:Lực lượng 55.000 quân gồm 4 đại đoàn bộ bình, 1 đại đoàn pháo binh và nhiều tiểu đoàncông binh, 27.000 tấn gạo, 628 ô tô tải và 2.100 xe đạp,…-Diễn biến:+ Đợt 1 ( từ 13 đến 17 – 3 – 1954 ): ta đánh vào phân khu phía Bắc bao gồm Bản Kéo, đồiĐộc Lập, Him Lam, loại khỏi vòng chiến đấu 2.000 địch.+ Đợt 2 ( từ 30 – 3 đến 26 – 4 – 1954 ): ta đánh vào khu trung tâm Mường Thanh.+ Đợt 3 ( từ 1 – 5 đến 7 – 5 – 1954 ): ta đánh khu trung tâm và phân khu phía Nam, chiếmđược những cứ điểm còn lại.+ Những chiến trường khác đã phối hợp với Điện Biên Phủ đánh địch nhằm phân tán, tiêuháo, kìm chân địch, tạo điều kiện cho Điện Biên Phủ giành thắng lợi.-Kết quả và ý nghĩa:+Kết quả:Loại khỏi vòng chiến đấu 128.200 địch và thu được 19.000 súng các loại và phá 162 máy
bay, 81 đại bác, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn.Riêng ở Điện Biên Phủ, loại 16.200 tên địch, phá hủy 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí,phương tiện chiến tranh.II. Ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp:1. Ý nghĩa lịch sử:-Chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, đồng thời chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháptrong gần một thế kỉ. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạngXHCN, tạo cơ sở để nhân dân ra giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà.-Ráng đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược và âm mưu nô dịch của chủ nghĩa đế quốc sauchiến tranh thế giới II, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng, cổ vũ mạnh mẽphong trào giải phóng dân tộc ở Á, Phi và Mĩ La – tinh.-Tuy nhiên, miền Nam chưa được giải phóng, nhân dân ta còn phải tiếp tục cuộc đấu tranhgian khổ chống đế quốc Mĩ nhằm hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước.2. Nguyên nhân thắng lợi:-Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Hồ Chủ tịch: đường lối đúng đắn và sáng tạo, toànquân, toàn dân đoàn kết một lòng trong chiến đấu.-Có chính quyền dân chủ nhân dân khắp cả nước, mặt trận dân tộc thống nhất được củngcố.-Lực lượng vũ trang được xây dựng, có hậu phương vững chắc, củng cố,…-Có sự liên minh chiến đấu của ba dân tộc: Việt, Lào, Miên,… và có sự ủng hộ của LiênXô, Trung Quốc và các nước XHCN khác, nhân dân tiến bộ Pháp và đông đảo dư luận thếgiới.- Tinh thần chiến đấu ngoan cường, dũng cảm, không sợ hi sinh vì đất nước của quân độinhân dân ta15Những đồng chí, thân chồn làm giá súngĐầu bịt lỗ châu maiBăng mình qua núi thép gai
Ào ào vũ bãoHoan hô chiến sĩ Điện Biên-Tố Hữu16KẾT LUẬNĐường lối cách mạng chính là một trong những yếu tố quan trọng quyết định thắng lợicủa cuộc cách mạng. Nó là cơ sở để dẫn dắt cuộc cách mạng đi đến thành quả cuối cùng.Một đường lối cách mạng đúng đắn kết hợp với việc thực hiện ừiệt để sẽ dẫn tới mộtcuộc cách mạng thành công và ngược lại, một đường lối cách mạng chưa xác định chínhxác những vấn đề chính của cách mạng thi sẽ dẫn tới một cuộc cách mạng không đạt kếtquả như mong đợi. Đảng ta đã căn cứ vào những điều kiện cụ thể của đất nước ta, vândụng sáng tạo nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin để vạch ra đường lối cách mạngđúng đắn, sáng tạo, đưa kháng chiến đến thắng lợi yẻ vang. Có thể nói, Đường lối khángchiến chống Pháp Đảng ta chính là kết tinh của trí tuệ con người, thể hiện năng lực lãnhđạo vững vàng của Đảng ta. Nó góp phần khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam hoàntoàn xứng đáng với vai trò lãnh đạo dân tộc Việt Nam17LỜI CHÂN THÀNH CẢM ƠNChúng em xin chân thành cảm ơn Thầy Nguyễn Vinh Thắng – giảng viên bộ môn –đã giảng dạy rất tận tình cho chúng em trong học phần này.Do thời gian, điều kiện cùng những tài liệu tham khảo còn hạn chế, bài tiểu luận củaem chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót…Em rất mong nhận được sự chỉbảo, đánh giá cùng những ý kiến đóng góp hết sức quý báu của Thầy để đề tài của emcó thể được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Thầy.Nhóm Sinh viên thực hiện
Tài liệu tham khảo181. Giáo trình đường lối cánh mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam- NXB chính trịQuốc gia-Sự thật, 20142. http://luanvan.co/luan-van/tieu-luan-duong-loi-khang-chien-chong-thuc-dan-phapxam-luoc-va-xay-dung-che-do-dan-chu-nhan-dan-1946-1954-52136/3. https://www.wattpad.com/1353734-c%C3%A2u-3%C4%91%C6%B0%C6%A1ng-l%E1%BB%91i-kh%C3%A1ng-chi%E1%BA%BFn-46-544. https://tusach.thuvienkhoahoc.com/wiki/Ch%C6%B0%C6%A1ng_III._%C4%90%BB3%A1ng_chi%E1%BA%BFn_ch%E1%BB%91ng_th%E1%BB%B1c_d%C3%A2n_Ph%C3%A1p_v%C3%A0_%C4%91%E1%BA%BF_qu%E1%BB%91c_M%E1%BB%B9_x%C3%A2m_l%C6%B0%E1%BB%A3c_(1945-1975)5. https://vi.scribd.com/presentation/110779269/%C4%90%C6%B0%E1%BB%9Dng-l%E1%BB%91i-ch%E1%BB%91ng-th%E1%BB%B1c-dan-Phap-n%C4%83m-46-546. https://www.slideshare.net/hoahoahoahoa/ng-li-khng-chin-chng-thc-dn-php7. http://edquebecor.com.xemtailieu.com/tai-lieu/bai-tieu-luan-duong-loi-cach-mang-dcs-vietnam-91245.html8. http://kenhsinhvien.vn/topic/trinh-bay-duong-loi-khang-chien-chong-phap-ynghia-nguyen-nhan-va-bai-hoc.353038/9. https://www.google.com.vn/search?q=tieu+luan+duong+loi+khang+chien+chong+phap+4654&rlz=1C1PRFI_viVN736VN736&oq=tieu+luan+khang+chien+chong+phap&aqs=chrome.2.69i57j0l5.16012j0j4&sourceid=chrome&ie=UTF-810. http://edquebecor.com.org/timkiem/l%C3%AD+do+ch%E1%BB%8Dn+%C4%91%E1%BB%81+t%C3%A0i+%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng+l%E1%BB%91i+kh%C3%A1ng+chi%E1%BA%BFn+c%E1%BB%A7a+%C4%91%E1%BA%A3ng.htm
19

Xem Thêm :   Học tiếng Trung qua bài thơ | 起航 | Khởi Hành | Vietsub + phiên âm | Phần 1

Xem Thêm :  Tổng hợp đặc sản thanh hóa: tất cả 21 đặc sản nổi tiếng nhất xứ thanh

Tài liệu liên quan

*
*
*
*
*
*
*
*
*
*

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Xem thêm:

(313.43 KB – 19 trang) – TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢNG TA 19461954

Cơ sở, nội dung và ý nghĩa của đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng 16 22 62ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945- 1975) 16 5 44Chương 3: Đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp và đề quốc Mỹ xâm lược doc 35 1 37CHƯƠNG III ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945 – 1975) doc 23 3 33Bài 3: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC ( 1945 – 1975 ) doc 56 4 24đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp giai đoạn 1945 – 1954 ppt 24 6 48Ôn thi môn Đường lối Đường lối kháng chiến chống thực dân pháp xâm lược và can thiệp Mỹ (19451954) ? 10 2 1Chương III – Đường lối kháng chiến chống thực dân pháp và đế quốc mỹ 1945-1975 potx 47 2 21Chương III: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC (1945 – 1975) docx 29 1 15Chương II: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC pps 22 921 4Xem thêm: Lô Gô Ccb Việt Nam – Tập Tin:Logo Hội Cựu Chiến Binh Việt Nam (313.43 KB – 19 trang) – TIỂU LUẬN ĐƯỜNG LỐI Đề tài: ĐƯỜNG LỐI KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP CỦA ĐẢNG TA 19461954

Xem Thêm :   TOP 7 những cuốn sách hay về tâm lý học tội phạm siêu hấp dẫn

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Related Articles

Back to top button