Kiến Thức Chung

Lục Tổ Huệ Năng

Bạn đang xem: Lục Tổ Huệ Năng Tại Website saigonmetromall.com.vn

Bạn đang xem: Lục Tổ Huệ Năng

LỤC TỔ

HUỆ-NĂNG 

(637-713 DL) 
Toàn Không

 

(Trích dẫn tham
khảo: Chư Kinh Tập Yếu từ trang 129 đến trang
251; Phật A-Di-Đà, Chư Bồ-Tát & Tổ Sư từ trang 277 đến trang 331; Pháp Bảo
Đàn Kinh từ trang 12 đến trang 156)



Ngài Huệ-Năng họ Lư, sinh tại xứ Phạm-Dương
bên Trung-Hoa, cha làm quan bị giáng chức đầy tới Lãnh-Nam làm thứ dân tại
Tân-Châu, rồi mất sớm; từ khi ấy, Ngài còn rất trẻ không được đi học như các
trẻ cùng lứa tuổi mà phải ngày ngày vào rừng kiếm củi đem đến chợ bán lấy tiền
nuôi mẹ, nuôi thân, thật là khổ cực trăm bề; bởi thế, Ngài có thân hình gầy ốm,
đen đủi, trông rất quê mùa.

1)- Ngài Huệ-Năng đốn ngộ.

 Tới khi
Ngài 24 tuổi, một hôm có người mua củi bảo Huệ-Năng đem củi đến tiệm, khi đem củi
đến, khách nhận củi trả tiền, Ngài nhận tiền xong liền bước ra khỏi cửa. Lúc đó
Ngài bỗng nghe tiếng tụng kinh, và khi nghe qua câu: (không đặt để cái tâm vào bất cứ gì, thường hay sinh ra tâm tánh rất
kỳ đặc), tự nhiên tâm Ngài liền mở mang sáng tỏ khác thường (kiến-tánh). Ngài
liền quay lại tìm hỏi người tụng kinh, mới được biết rằng đó là Kinh Kim-Cang
thỉnh tại Chùa Đông-Thiền do Ngũ-Tổ Hoằng-Nhẫn Đại-Sư chủ hóa và dạy đồ-chúng
trì tụng; Ngài liền muốn đi cầu Pháp nơi Ngũ Tổ, nhưng ngặt vì còn mẹ già chưa
giải quyết được.

 Sau nhờ
nhân duyên nên Ngài Huệ-Năng lại được người giúp đỡ tiền bạc để yên bề mẹ già
mà an tâm đến Chùa Đông-Thiền.

 Đi bộ gần
hai tháng mới tới nơi, Ngài tới làm lễ Ngũ Tổ, Ngũ Tổ hỏi:

– Ngươi là người phương nào, muốn cầu việc chi?

 Ngài đáp:

– Con là dân Tân-Châu, xứ Lãnh-Nam, ở phương xa tới đây
lạy Tổ-Sư, chỉ cầu thành Phật, chẳng cầu việc chi khác.

 Ngũ tổ nói:

– Ngươi là người xứ Lãnh-Nam, là giống dã man, thành
Phật thế nào được.

 Ngài
Huệ-Năng nói:

– Con người tuy phân có Bắc Nam, cái thân dã man này đối với
Đại-Sư tuy chẳng giống nhau, chứ cái tánh Phật nào có khác chi?

 Lúc ấy Ngũ
Tổ thấy đại-chúng vây quanh, nên bảo Ngài:

– Ngươi hãy theo chúng xuống nhà dưới làm việc.

 Nhưng Ngài Huệ-Năng
gặng hỏi thêm:

– Chẳng hay Hòa-Thượng còn dạy làm công việc gì nữa? vì
tự tâm con thường sinh trí-tuệ, chẳng lià tự tánh tức là có phước-điền rồi.

 Ngũ Tổ nói:

– Căn tánh của người dã man này thật là sáng suốt, ngươi
chớ nên nói nữa, hãy đi ra nhà sau mà làm công việc đi.

 Nghe Ngũ Tổ
dạy thế, ngài Huệ-Năng liền đi ra nhà sau, thì có một Cư-sĩ sai Ngài phụ trách
công việc chẻ củi, giã gạo; nhận những công việc nặng nhọc ấy, Ngài kiên nhẫn
làm việc, vì đà từng làm việc cực nhọc quen rồi, nhất là việc bổ củi là công
việc thường xuyên để tự nuôi sống Ngài trong suốt nhiều năm vừa qua. Mỗi lần
giã gạo, nếu không có người phụ giúp, Ngài phải đeo trên lưng một số gạch đá
cho đủ nặng mà giã, vì thân hình gầy ốm của Ngài không đủ nặng để đạp vổng đầu
cối lên; trải qua gần chín tháng như thế, Ngài không hề phàn nàn than thở với
ai.

 Một lần Ngũ
Tổ gặp Ngài và bảo:

– Ta nghĩ chỗ tri-kiến của ngươi dùng được, nhưng e có
kẻ ác hại ngươi nên ta chẳng nói chuyện, ngươi có biết chăng?

 Ngài Huệ-Năng đáp:

– Con cũng hiểu ý Tổ-Sư nên chẳng dám đến trước cửa
phòng của Tôn-Sư để mọi người khỏi nghi ngờ.

 Một hôm,
Ngũ Tổ bảo các đồ chúng tụ lại mà dạy rằng:

– Ta nói cho đại chúng rõ, sự sống chết của người đời là
việc lớn, các ngươi suốt ngày chỉ cầu phúc điền chứ chẳng cầu ra khỏi biển khổ
sống chết, nếu tánh mình mê muội phúc nào cứu được? Mỗi người: hãy tự xem
trí-tuệ mình, lấy tánh Bát-nhã của bản tâm mình mà làm một bài kệ trình cho ta
xem; nếu ai hiểu đại ý, ta sẽ truyền Y-Pháp cho làm Tổ thứ sáu, nối Huệ-mạng
Phật; vậy các ngươi hãy đi làm kệ cho mau, chớ nên chậm trễ.

 Lúc ấy mọi
người tự thấy rằng họ chẳng có khả năng nhòm ngó chức vị ấy vì qúa tầm hiểu
biết của họ, họ nghĩ và bàn tán rằng:

 Riêng
Thượng-Tọa Thần-Tú tự biết chưa thấy tâm tánh, nên rất ngại viết kệ trình lên,
nhưng ông đã mang tiếng là người đa văn trong số cả nghìn người tu hành dưới sự
dìu dắt của Ngũ Tổ, nên nếu ông không trình kệ coi cũng không được. Ông tự xét
nếu trình kệ để cầu Pháp còn tạm ổn, nhưng trình kệ để cầu làm Tổ thật không
xứng chút nào, cũng giống như người lòng phàm lại mong đoạt ngôi Thánh vậy. Rồi
cuối cùng ông cũng làm xong được bài kệ, muốn trình lên Ngũ-Tổ, nhưng mỗi lần
đến trước cửa nhà Tổ, trong lòng đâm ra hoảng hốt, mồ hôi ra ướt cả mình, lại
nghĩ rằng chẳng nên trình kệ.

 Trước sau
mười ba lần như thế trải qua bốn ngày, đi đi lại lại, tâm thần hoang mang bất ổn;
sau ông nghĩ: Nghĩ rồi, đêm ấy một mình lẳng lặng lúc
đêm khuya không người, ông cầm đèn viết vội vã bài kệ lên vách tường phiá Nam nhà Nguyện
như sau:

Thân ấy Bồ-Đề thọ,
Tâm như minh-cảnh đài,
Giờ giờ cần phủi sạch,
Chớ để dính

trần ai

.

 Sau khi
viết xong bài kệ, Thượng-Tọa Thần-Tú về phòng, cứ lo nghĩ mãi, suốt cả đêm dài ngồi
nằm chẳng yên vì bài kệ ấy; sáng hôm sau, Ngũ-Tổ dẫn Lư-cung-Phụng đến chỗ vách
tường ấy định cho vẽ cảnh đức Phật thuyết pháp tại hội Lăng-Già và bản đồ năm
vị Tổ-Sư tại Trung-Hoa. Khi trông thấy bài kệ ấy trên vách tường, Ngài nói:

– Này Quan Lư, thôi không cần vẽ nữa, để bài kệ ấy cho
người trì tụng tu hành được khỏi đọa đường ác, có lợi ích lớn, thật là nhọc
công Quan từ xa tới đây.

 Rồi Ngũ-Tổ
gọi các đệ tử đến và dạy phải đốt hương nhang kính lễ tụng niệm bài kệ sẽ được
nhiều lợi ích, bấy giờ mọi người đều khen kệ hay; tối hôm ấy, Ngũ-Tổ cho gọi
Thượng-Tọa Thần-Tú đến và hỏi:

– Có phải bài kệ ấy do thầy làm không?

– Vâng, bài kệ ấy do con viết, nhưng con chẳng dám cầu
ngôi Tổ, chỉ mong Hòa-Thượng từ-bi xem coi con có chút trí-tuệ nào không?

 Ngũ Tổ
nói: 

– Làm bài kệ ấy, thầy tỏ ra chưa thấy bản tánh của mình,
chỉ mới tới ngoài cửa mà thôi chứ chưa bước qua ngưỡng cửa vào trong nhà; vậy
thầy hãy lui về, suy nghĩ thêm một hai ngày nữa để làm một bài kệ khác đem lại
cho ta xem, nếu bài kệ vào được cửa Đạo, ta sẽ truyền Pháp, giao bát và áo
Cà-Sa cho.

 Trải qua
mấy ngày Thượng-Tọa Thần-Tú làm kệ không xong, trong lòng sinh ra hoảng hốt,
tâm tư bồi hồi, đứng ngồi chẳng yên!

 Cũng sau
hai ngày, có một Cư-sĩ còn trẻ đi ngang qua phòng giã gạo, đọc tụng bài kệ ấy;
Ngài Huệ-Năng đang khi giã gạo, nghe qua, biết ngay là người làm bài kệ ấy chưa
thấy bản tánh, rồi Ngài hỏi người ấy:

– Nhân-giả tụng bài kệ gì vậy?

 Người ấy
đáp:

– Người dã man này không biết chi hết sao? Mấy bữa trước
đây Ngũ-Tổ Đại-Sư họp đại chúng lại mà nói rằng : Có một bài kệ
viết nơi vách tường phiá Nam
nhà Nguyện, Ngũ-Tổ dạy:

 Bấy giờ
ngài Huệ-Năng nói:

– Tôi cũng muốn chiêm bái bài kệ ấy để kết duyên đời
sau, tôi ở đây giã gạo, bổ củi đã gần chín tháng mà chưa từng đến nhà Nguyện,
mong anh dẫn tôi đến chỗ có bài kệ để lễ bái.

 Khi hai
người ra đến nơi, ngài Huệ-Năng nói:

– Tôi không biết chữ, xin vị nào đọc bài kệ giùm.

 Lúc ấy có
quan Biệt-giá tên Trương-nhật-Dung cất tiếng đọc lớn bài kệ, nghe rồi, ngài
Huệ-Năng lại nói:

– Tôi cũng có một bài kệ vô-tướng, mong ơn quan
Thượng-nhân viết giùm.

 Thấy Ngài
quê mùa đen đủi, quan Biệt-giá nói:

– Ngươi cũng biết làm kệ sao? Việc này hiếm có.

 Nghe quan
nói lời khinh miệt, nên Ngài trả lời:

– Muốn học đạo Vô-Thượng Bồ-Đề thì chẳng nên khinh dễ
(khinh rẻ) hàng sơ học, có kẻ dưới bậc thấp mà thường phát trí-huệ rất cao, có
người bậc cao mà thường thường lại chôn vùi ý chí của mình; nếu khinh người ắt
có tội vô lượng vô biên.

 Trương-nhật-Dung nghe Ngài nói có lý, không nói gì được nữa nên bảo:

– Ngươi hãy đọc đi, ta viết giùm cho, nếu ngươi đắc Pháp
nhớ độ ta trước, đừng quên.

 Ngài
Huệ-Năng liền đọc lớn:

Bồ-Đề vốn chẳng thọ,

Gương sáng

cũng chẳng đài,
Bản-lai không một vật,
Chỗ nào dính bụi dơ?

 Bài kệ vừa
viết xong, cả thảy mọi người tại đó đều nhốn nháo, kinh ngạc, khen hay, và rất
lấy làm lạ; mỗi người nói với nhau:

 Khi ấy, Ngũ-Tổ thấy đồ chúng xúm xít vây
bên bức tường nhìn ngó, chỉ trỏ, bàn tán; Ngài đến coi, thấy bài kệ ấy, biết
ngay là của ai làm, Ngài e có kẻ sẽ hại Huệ-Năng, nên Ngũ-Tổ vội lấy giầy chà
xát (xóa bỏ) hết bài kệ ấy đi và nói:

– Bài kệ này chưa thấy tánh.

 Đồ chúng vì
không hiểu, nên khi thấy Ngũ-Tổ tỏ ra không ưa bài kệ mà chà xát đi và nói như
thế, mọi người đều cho là phải và lui về, không còn ai nghĩ tới bài kệ ấy nữa.

 Ngày hôm
sau, Ngũ-Tổ đến nhà bếp, chỗ giã gạo, thấy Huệ-Năng mang đá trên lưng mà giã
gạo, Ngài nói:

– Người cầu Đạo vì Pháp quên thân, phải như thế sao?!

 Rồi Ngài
hỏi:

– Gạo trắng chưa?

 Ngài
Huệ-Năng liền đáp:

– Thưa Hòa-Thượng, gạo đã trắng từ lâu, chỉ còn thiếu
giần sàng (ý nói đã thấy bản tâm bản tánh, chỉ còn đợi bảo nhậm, truyền Pháp).

 Ngũ-Tổ gõ
gậy lên đầu cối ba lần, rồi bỏ đi.

2)- Ngài Huệ-Năng
Đại ngộ, lãnh Pháp, Y Bát, và trốn (lánh) nạn.

 Ngài
Huệ-Năng hiểu Ngũ-Tổ muốn nói gì, nên đợi đến canh ba (12 giờ đêm), Ngài vào
thất của Ngũ-Tổ. Vừa thấy Huệ-Năng vào, Ngũ-Tổ lấy áo Cà-Sa khoác vào cho, rồi
đọc Kinh Kim-Cang cho nghe. Khi Ngũ-Tổ đọc tới chỗ: “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ
tâm”, đột nhiên ngài Huệ-Năng một lần nữa thấy đột sáng, biết cả thẩy các Pháp
đều chẳng lià tánh mình, nên Ngài buột miệng thốt ra năm câu kệ:

Nào dè tánh mình vốn không

sanh diệt

,
Nào dè tánh mình vốn

thanh tịnh

trong sạch

,
Nào dè tánh mình vốn chứa đầy đủ
muôn Pháp,
Nào dè tánh mình vốn không

dao
động

,
Nào dè tánh mình vốn sinh ra
muôn Pháp.

 Ngũ-Tổ biết
Ngài đã tỏ sáng bản tánh, nên nói:

– Nếu biết bản tâm thấy bản tánh, tức gọi là Trượng-phu,
là Phật, là Thầy cõi Người và cõi Trời.

 Sau đó
Ngũ-Tổ truyền Pháp, trao Áo Bát cho Ngài, và nói:

– Ngươi làm Tổ thứ sáu kể từ nay, hãy gìn giữ và nhớ lấy
đạo tâm của mình; phải quảng độ chúng-sanh và lưu truyền cái chính Pháp cho đời
sau, đừng để đoạn tuyệt; rồi Ngũ-Tổ nói kệ:

Hữu tình

được gieo giống,
Nhân gieo qủa ắt sinh,
Vô tình không có giống,

Vô tánh

cũng

không sinh

.

 Ngũ-Tổ căn
dặn:

– Từ xưa Chư Phật chỉ truyền cái Bản-lai là cội gốc của
các Pháp; Áo Bát là cái mối tranh giành, tới đời ngươi đừng truyền nữa; thôi
hãy đi đi cho chóng, kẻo có kẻ hại ngươi.

 Bấy giờ
đang đêm tối, không thuộc đường đi, nên ngài Huệ-Năng hỏi Ngũ-Tổ:

– Con nên đi đến xứ nào, và đêm tối thế này con không
thông thuộc đường đi quanh đây, làm sao con ra khỏi nơi này mà đi?

 Ngũ-Tổ nói:

– Chẳng cần lo, để ta dẫn ngươi; khi gặp Hoài (huyện
Hoài) nên ở lại, gặp Hội (Huyện Tứ-Hội) phải ẩn nương nơi đó.

 Rồi Ngũ-Tổ
dẫn Ngài đi đến chỗ neo (cột) thuyền và bảo lên thuyền, Ngũ-Tổ đích thân chèo
thuyền đưa Ngài đến trạm Cửu-Giang; trước khi từ biệt, Ngũ-Tổ nói:

– Từ nay về sau, Phật-Pháp do ngươi truyền bá thịnh
hành; ngươi đi rồi, ba năm sau ta sẽ thị tịch; ngươi hãy gắng sức đi về phương
Nam, nhưng chẳng nên vội thuyết pháp, vì Phật-Pháp khó mở mà phải tùy duyên,
hãy nhớ lấy.

 Ngũ-Tổ trở
về, mấy ngày sau chẳng ra giảng đường, các môn đồ thắc mắc bèn đến thăm và nói:

– Hòa-Thượng có bệnh hay sao mà không thấy ra giảng
đường?

 Ngũ-Tổ nói:

– Ta chẳng có bệnh chi, nhưng Áo-Bát đã đi phương Nam,
vì ta đã truyền Y-Pháp cho Huệ-Năng rồi.

 Khi ấy: mọi
người mới biết việc Ngũ-Tổ đã truyền Áo-Pháp cho ngài Huệ-Năng.

 Trải qua
hai tháng, ngài Huệ-Năng đi bộ tới núi Đại-du-Lãnh; cũng lúc ấy có mấy trăm
người vừa Tăng vừa tục đuổi theo Ngài, mong đoạt lấy Áo-Bát.

 Có một thầy
Tăng tên là Huệ-Minh, ngày trước làm chức Tứ-phẩm Tướng-quân, tính tình thô
bạo, làm đầu chúng Tăng-tục, quyết chí đuổi theo tìm Ngài cho kỳ được. Thầy
Huệ-Minh xông xáo đi trước và đuổi kịp, vừa trông thấy có người đuổi tới gần,
ngài Huệ-Năng để Áo-Bát trên một tảng đá mà nói rằng:

Xem Thêm :   Câu rút gọn là gì? Cách sử dụng và phân loại câu rút gọn

Xem Thêm :  Top 10 địa điểm chụp ảnh cưới đẹp nhất tại Cần Thơ

– Áo-Bát này là vật làm tin, há dùng sức mà tranh được
sao?

 Nói rồi,
Ngài ẩn mình trong đám cỏ tranh gần đấy, Thầy Huệ-Minh vừa thoáng thấy bóng
ngài Huệ-Năng, vội vàng chạy đến thấy áo Cà-Sa và Bình-bát ở trên tảng đá, mà
chẳng thấy người đâu. Thầy Huệ-Minh mừng rỡ, liền rảo bước tới lấy Áo-Bát,
nhưng không sao nhấc lên được, thật lạ thay!, Thầy Huệ-Minh biết rằng ngài
Huệ-Năng đã đắc đạo có thần-thông, nên thầy liền nói lớn lên rằng:

– Hành-giả, Hành-giả, tôi vì Pháp mà đến đây, chứ chẳng
phải vì tranh Áo-Bát đâu, xin Hành-giả từ-bi thương xót.

 Nghe vậy,
ngài Huệ-Năng bước ra khỏi đám cỏ tranh, rồi ngồi trên tảng đá; thầy Huệ-Minh
liền làm lễ rồi nói:

– Mong ơn Hành-giả nói Pháp cho tôi nghe.

 Ngài
Huệ-Năng nói:

– Ông vì Pháp mà đến đây thì phải dứt hết duyên trần,
chớ sinh một niệm tưởng, tôi sẽ nói rõ Phật-Pháp cho ông nghe.

 Lẳng lặng
một lúc, đợi cho thầy Huệ-Minh thi hành điều vừa nói, ngài Huệ-Năng mới bảo:

– Ông chẳng nghĩ việc lành, không nghĩ điều ác, chính
trong thời gian đó, cái ấy, tức là tỏ thấy cái Bản-lai Diện-mục của Thượng-Tọa
Minh vậy.

 Thầy
Huệ-Minh vừa nghe xong liền rất tỏ sáng, lại hỏi:

– Ngoài các lời nói và ý chỉ mật nhiệm do trên truyền
xuống từ xưa tới nay, còn có ý chỉ mật nhiệm nào nữa không?

 Ngài
Huệ-Năng nói:

– Chỗ tôi nói với ông, đó chẳng phải là mật nhiệm; nếu
ông trở soi vào trong tức hồi quang phản chiếu thì thấy chỗ mật nhiệm ở bên
ông.

– Tôi tuy ở tại Hoàng-Mai với Ngũ-Tổ đã lâu, nhưng chưa
hề xét biết cái Bản-lai Diện-mục của mình; nay nhờ sự chỉ dạy của Hành-giả nên
đã sáng tỏ, như người uống nước nóng lạnh tự biết tự mình hay;Hành-giả nay tức
là Thầy của Huệ-Minh vậy.

– Nếu thế tôi cùng ông đồng thờ một Thầy là đức
Hoàng-Mai Ngũ-Tổ; ông hãy giữ gìn và nhớ lấy đạo tâm của mình.

– Từ nay về sau Huệ-Minh này phải đi xứ nào, xin
Hành-giả chỉ bảo cho.

– Ông đến Viên-Châu nên ngừng lại, và gặp núi Mông-Sơn
phải ở đó.

 Thầy
Huệ-Minh vui mừng phấn khởi, liền làm lễ Ngài rồi từ giã trở lui, xuống tới
chân núi kêu bọn đồ chúng đang đuổi theo mà nói:

– Tôi kiếm cùng khắp các đường trên núi mà chẳng có dấu
vết gì cả, chúng ta đi đường khác mà kiếm.

 Mọi người đều cho là phải và kéo nhau
theo đường khác tìm kiếm.

 Sau ngài
Huệ-Năng về tới làng Tào-Hầu thuộc Tỉnh Thiều-Châu, dân chúng chẳng ai biết; lúc
ấy có một nhà Nho tên Lưu-chí-Lược tình cờ nghe Ngài nói Phật-Pháp suốt thông
nên rất mực cung kính. Chí-Lược có một người cô xuất gia pháp danh là
Vô-tận-Tạng thường hay tụng Kinh Đại Niết-Bàn mà nhiều chỗ chưa hiểu; Ni-Cô
Tận-Tạng đọc qua một lần, Ngài nghe qua rồi liền hiểu hết diệu nghĩa của Kinh,
mới giải nghĩa cho Ni-Cô nghe. Ni-Cô cầm Kinh hỏi chữ, Ngài nói:

– Hỏi nghĩa thì được, hỏi chữ thì chẳng biết.

 Ni-Cô nói:

– Chữ còn chẳng biết, làm sao hiểu nghĩa được?

 Ngài trả
lời:

– Diệu lý của Chư Phật chẳng dính gì với văn tự.

 Trước sự đối đáp và giải thích diệu nghĩa
của Ngài, Ni-Cô rất ngạc nhiên và kính phục; Ni-Cô nói với các bậc Kỳ-lão trong
thôn làng rằng

 Lúc ấy có
dòng dõi của Ngụy-Võ-Hầu (Tào-Tháo) tên Tào-thúc-Lương cùng với dân chúng trong
thôn ấp thường tới hỏi đạo, thời ấy có một ngôi cổ Tự đã bị hư hỏng trong thời
loạn ly vào cuối đời nhà Tùy; bấy giờ mọi người bảo nhau sửa chữa lại và mời
Ngài ở đó. Tưởng rằng từ đấy ngài Huệ-Năng dần dần gây dựng đường lối
Phật-Pháp, nào dè mới được khoảng chín tháng, lại có bọn ác nhân tìm đến, Ngài
phải trốn vào rừng núi; lại bị bọn ấy đốt cháy núi rừng, Ngài phải ẩn thân nơi
kẽ đá thoát nạn; nay còn dấu vết ngồi trên đá và dấu lằn áo trên đá, người đời
gọi đá ấy là đá tị nạn.

 Bấy giờ
ngài Huệ-Năng nhớ lời Ngũ-Tổ dặn, bèn đến ẩn nương nơi Huyện Tứ-Hội; tại nơi
đây Ngài gặp và ở chung với những người thợ săn, họ thường bảo Ngài coi giữ
lưới, nên khi thấy loài vật lọt vào lưới, Ngài thả ra hết. Ngài thường gửi rau
luộc bên thịt, khi có người hỏi Ngài nói chỉ ăn rau thôi; Ngài thường vì các
người thợ săn tùy duyên thuyết pháp cho họ nghe.

3)- Lục Tổ Huệ-Năng hành đạo.

 (Xin xem Pháp
Bảo Đàn Kinh)

 Thấm thoát
ngày tháng như thoi đưa, mười lăm năm trôi qua, lúc bấy giờ ngài Huệ-Năng nghĩ:
ồi Ngài đi đến Chùa Pháp-Tánh tại
Quảng-Châu, hôm ấy Ấn-Tông Pháp-Sư giảng Kinh Niết-Bàn. Tự nhiên có một luồng
gió mạnh thổi động lá phướn, mọi người đều thấy thế, một thầy Tăng nói:

– Gió động.

 Một thầy
Tăng khác nói:

– Phướn động.

 Hai thầy Tăng nói qua cãi lại hoài chẳng
dứt, thấy thế ngài Huệ-Năng bước tới nói lớn lên rằng:

– Không phải gió động, cũng chẳng phải phướn động, ấy là
tâm của qúy Thầy động mà thôi.

 Mọi người nghe nói đều kinh ngạc, Ấn-Tông
Pháp-Sư thấy vậy liền mời Ngài ngồi chỗ trên hết, và hỏi những nghĩa lý huyền
ảo, đều được Ngài trả lời trôi chảy với ngôn ngữ giản dị, nghĩa lý thích hợp mà
chẳng do văn tự. Ấn-Tông Pháp-Sư nói:

– Hành-giả hẳn chẳng phải là người thường, đã lâu tôi có
nghe nói Áo-Pháp của Ngũ-Tổ đã truyền cho Lục-Tổ về phương Nam, có phải về tay Hành-giả không?

 Ngài trả
lời:

– Tôi không dám (ý khiêm nhượng).

 Ấn-Tông
liền làm lễ trước Ngài, và xin Ngài trưng Áo-Bát để đại chúng được chiêm bái; sau
khi thấy Áo-Bát rồi, Ấn-Tông lại hỏi:

– Đức Hoàng-Mai sau khi phó chúc rồi, Ngài truyền thọ
như thế nào? 

 Ngài
Huệ-Năng trả lời:

– Ngũ-Tổ không truyền thọ chi cả, chỉ có luận môn kiến
tánh thành Phật, Ngài chẳng luận pháp thiền-định và pháp giải-thoát.

– Sao chẳng luận pháp thiền-định và pháp giải-thoát?

– Vì hai pháp ấy chẳng phải là Phật-Pháp, Phật-Pháp là
Pháp chẳng hai.

– Phật-Pháp là Pháp chẳng hai là nghĩa sao?

– Pháp-Sư giảng Kinh Niết-Bàn đã hiểu rõ Phật tánh tức
Pháp chẳng hai của Phật-Pháp vậy. Như Cao-Qúy Đức-Vương Bồ-Tát thưa với Phật
rằng: Phật đáp rằng:  

 Ấn-Tông
Pháp-Sư nghe Ngài giảng, vui mừng chắp tay thưa rằng:

– Sự giảng Kinh của tôi như gạch bể ngói vỡ, sự luận
nghĩa của Ngài cũng như vàng ròng.

 Nhân đó,
Ấn-Tông Pháp-Sư xuống tóc cho Ngài, và nguyện thờ Ngài làm Thầy; rồi Ấn-Tông
mời hết các vị danh đức đến mà tổ chức lễ truyền thọ Cụ-túc giới cho Ngài.

 Qua năm
sau, Ngài từ giã tứ chúng mà tới Chùa Bảo-Lâm; khi ấy Ấn-Tông Pháp-Sư cùng tứ
chúng có trên một nghìn người đưa Ngài thẳng tới Tào-Khê, cũng có
Thông-Ứng-Luật-Sư ở Kinh-Châu và các vị học-giả kể có tới một trăm người đều
theo ở với Ngài.

 Khi tới Chùa Bảo-Lâm, thấy Chùa chật hẹp,
không đủ chỗ dung chứa đồ chúng, Ngài có ý mở Chùa rộng lớn ra. Chỉ ít ngày
sau, Ngài đến viếng một người trong xóm là Trần-á-Tiên mà nói rằng:

– Bần Tăng đến đây muốn cầu thí chủ cho: một khoảnh đất
vừa đủ trải tấm tọa cụ (tấm vải dầy để trải ngồi thiền).

 Trần-á-Tiên
nói:

– Tấm tọa cụ của Đại-Sư rộng là bao lớn?

 Ngài lấy
tấm tọa cụ chỉ cho Trần-á-Tiên xem và nói:

– Tấm tọa cụ này trông vậy chứ lớn lắm, khi đã hứa sau
này đừng có hối tiếc đấy nhé.

 Trần-á-Tiên
nói:

– Được, tôi xin hứa.

 Ngài cầm
tấm tọa cụ phóng ra, Ôi chao sao mà nó lớn thế, bao trùm một vùng rộng lớn của
Tào-Khê, lại có bốn vị Thiên-Vương hiện thân ngồi bốn bên! Do nhân chuyện này,
bây giờ người ta gọi những núi chung quanh Chùa là núi Thiên-Vương.

 Trần-á-Tiên
nói:

– Tôi biết Pháp-lực của Đại-Sư thật là quảng đại, nhưng
vì phần mộ của tổ-tiên tôi đều nằm trong khoảnh đất này; ngày sau nếu có xây Chùa-Tháp,
xin giữ lại các phần mộ, còn lại tôi xin vui vẻ cúng hết cho Chùa Bảo-Lâm vĩnh
viễn; lại nữa, chỗ đất này có mạch núi sinh Long-Tượng, vậy chỉ nên bình thiên
chẳng nên bình địa.

 Khi kiến thiết Chùa, nhất nhất đều làm y
như lời thỉnh của Trần-á-Tiên; cũng nên
biết thêm là từ đời nhà Lương khi trước, có một nhà Sư tên Trí-Dược Tam-Tạng từ
Ấn-Độ qua biển Nam-Hải tới cửa biển Tào-Khê, thấy nước trong vắt, lấy tay bụm
nước uống thấy mát ngon và có mùi thơm thì lấy làm lạ nói với mọi người rằng nước
ở đây không khác gì nước bên Thiên-Trúc, trên nguồn khe núi chắc có thắng địa
lập nhàn tịnh cảnh (lập Chùa) được. Nhà Sư lần theo dòng nước lên tới nguồn khe
núi, nhìn bốn phiá non nước xây vòng, đầu non châu chụm, cảnh đẹp lạ lùng, Sư
khen rằng: Nhà Sư bèn kêu những người dân làng
Tào-Khê mà bảo rằng:

 Thuở ấy có
quan đầu tỉnh Thiều-Châu tên là Hầu-cảnh-Trung lấy những lời ấy dâng biểu lên
Vua nhà Lương, Vua thuận lời xin, lại ban cho tấm vải thêu lớn hiệu Bảo-Lâm, từ
đấy Chùa được thiết lập.

 Khi ngài
Huệ-Năng tới chùa Bảo-Lâm và bắt đầu khai diễn Pháp-Môn Đông-Sơn, tức là
Pháp-Môn của Ngũ-Tổ ở núi Đông-Sơn, tính ra thì đúng 170 năm như lời của nhà Sư
Trí-Dược Tam-Tạng đã nói; Ngài khai giảng cho tứ chúng nghe về tự tánh (chân tánh tự dụng) Bát-Nhã (chân không).

 Pháp-Môn,
lấy: 

Vô Niệm (không nghĩ tưởng) làm TÔNG

Vô Tướng (không có hình tướng) làm THỂ.

Vô Trụ (không để tâm vào đâu cả) làm GỐC. 

 Ngài dạy Định-Huệ (thiền-định, trí-tuệ) vốn NHẤT THỂ chẳng phải hai, Định là
Thể của Huệ, Huệ là Dụng của Định, ngay trong lúc Định có Huệ, ngay trong lúc
Huệ có Định. Ngài ví dụ đèn và ánh sáng, đèn là Thể của sáng, sáng là Dụng của
đèn, tên tuy có hai, Thể vốn chỉ một, Định-Huệ cũng vậy.

 Về Tọa
(ngồi) Thiền
Ngài dạy như sau:

– Đối
với cảnh giới bên ngoài: tâm niệm chẳng khởi lên gọi là Tọa.

– Đối
với bên trong: thấy tự tánh mình chẳng động gọi là Thiền.

 Về Thiền-Định
Ngài giảng: 

– Bên
ngoài lià tất cả các tướng (hình tướng) gọi là Thiền.

– Bên
trong tâm chẳng loạn (động) gọi là Định.

 Ngài giải
thích về việc Tổ Đạt-Ma trả lời Lương-Võ-Đế rằng suốt đời xây chùa, cúng dàng,
bố thí nhưng không có công-đức, vì các việc làm ấy chỉ là cầu phúc lợi của
thế-gian mà thôi, chứ không phải là công đức của xuất thế-gian.

 Về Tây
Phương cực-lạc xa mười vạn tám nghìn cõi Phật, nghĩa là cần phải tránh làm mười
điều ác (sát sanh, trộm cướp, tà dâm, nói dối, nói hai lưỡi, nói thêu dệt, nói
độc ác, tham lam, hận thù, si mê) và tránh phạm tám điều tà (tà kiến, tà tư
duy, tà ngữ, tà nghiệp, tà mạng, tà tinh tấn, tà niệm, tà định), thì tâm sẽ
được tự tại thanh tịnh, tức là cõi Phật hiện tiền tại tâm.

 Ngài dạy về Giới-Định-Huệ như sau:

– Giới: là răn chừa, không tạo các
nghiệp ác, tức là tịnh thân, tịnh khẩu, tịnh ý.

– Định: Ngoài không nhiễm trần cảnh,
trong không tán loạn, trong ngoài vắng lặng.

– Huệ: Nghĩa là tâm địa trống không,
trong sạch, niệm niệm thấy tánh, tâm địa quang minh, soi thấu muôn vật (pháp).

 Lục Tổ: đã
tùy cơ duyên thuyết pháp, chỉ dạy từng số đông đại chúng (cả nghìn hay nhiều
nghìn người), cũng nhiều khi chỉ dạy riêng rẽ cho từng người, cũng như tùy bệnh
cho thuốc vậy.

 Một hôm,
Ngài muốn tự giặt cái áo Cà-Sa do Ngũ-Tổ truyền thọ, mà xung quanh gần không có
suối tốt, nên Ngài đi đến phiá sau Chùa khoảng năm dặm, thấy núi rừng tốt tươi
rậm rạp, Ngài dộng cây Tích-trượng xuống đất, mạch suối nước trong vắt liền
chảy ra, Ngài qùy trên đá mà giặt Áo. Khi giặt Áo xong, có một vị Tăng đến lễ
Ngài và nói:

– Con là Phương-Biện ở Tây-Thục đến đây ra mắt Đại-Sư,
vì con được đức Đạt-Ma Tổ-Sư báo mộng cho biết rằng: Vậy xin
Đại-Sư cho con được xem Áo-Bát.

 Ngài lấy
Bình-bát ra và chỉ Áo đang phơi cho Phương-Biện chiêm bái, xong Ngài hỏi:

– Đại-Đức biết làm nghề gì đặc biệt?

– Con biết làm nghề đắp tượng.

– Thầy thử đắp ta, có được không?

– Dạ được, con sẽ cố gắng.

 Qua mấy
ngày, tượng được đắp xong, cao bẩy tấc nét mặt được tỏ bầy khéo léo; thấy
tượng, ngài Huệ-Năng cười rồi nói:

– Thầy khéo đắp tượng mà chẳng khéo hiểu tánh Phật của
mình.

 Ngài rờ đầu
thầy Phương-Biện thọ ký, dặn phải làm phúc điền cho Trời và Người, rồi Ngài lấy
áo Cà-Sa đưa cho mà trả công; Thầy Phương-Biện nhận áo rồi chia làm ba, một
phần đắp lên pho tượng, một phần tự giữ lấy, còn một phần lấy lá cây Kè gói lại
cuốn chặt xong chôn xuống đất và nguyện rằng:

Xem Thêm :   Dàn ý thuyết minh về hoa mai Tết lớp 8,9

Xem Thêm :  3 cách nấu canh kim chi thịt heo hải sản, canh kim chi đậu hũ rong biển kiểu hàn quốc cực ngon cực dễ

 Ngày nay
pho tượng của Ngài còn được giữ tại Chùa Cao-Tuyền, và cách đó 380 năm về sau,
có một vị Tăng tên là Duy-Tiên đến đó làm trụ-trì tu sửa lại Chùa, đào đất được
vải áo ấy còn như mới!?

 Một hôm có
thầy Tăng tên Hành-Tư, họ Lưu, sinh
ở An-Thành thuộc tỉnh Kiết-Châu nghe nói Tào-Khê giáo hóa thịnh hành, bèn đến
tham lễ và hỏi:

– Xin Hòa-Thượng chỉ dạy nên làm việc gì để khỏi lọt vào
giai cấp?

 Ngài nói:

– Thầy đã từng làm việc gì?

 Thầy
Hành-Tư thưa:

– Thánh-đế cũng chẳng làm.

 Ngài lại
hỏi:

– Vậy lọt vào giai cấp nào?

 Thầy
Hành-Tư đáp:

– Thánh-đế còn chẳng làm, giai cấp nào mà có.

 Ngài rất
trọng thầy Hành-Tư vì cho là có pháp-khí, Ngài bảo thầy làm quản chúng; sau một
thời gian, Ngài thấy thầy Hành-Tư đã hoàn toàn sáng tỏ bản tánh, nên một hôm
cho gọi thầy đến mà nói:

– Thầy đã đắc Pháp, thầy nên đi đến một phương mà hóa độ
chúng-sanh, chớ cho đoạn dứt giáo-pháp đốn-ngộ này.

 Thiền-Sư Hành-Tư bèn về núi Thanh-Nguyên ở
Kiết-Châu hoằng pháp, mở rộng Thiền-Tông đốn-ngộ, (một trong số đệ-tử của
Hành-Tư Thiền-Sư là Thạch-Đầu Thiền-Sư là nổi tiếng bậc nhất); sau khi Hành-Tư Thiền-Sư
tịch, được Vua sắc phong là Hoằng-Tế Thiền-Sư.

 Thầy Tăng
tên Hoài-Nhượng, họ Đỗ ở Kim-Châu,
lúc ban đầu đến lễ An Quốc-Sư ở Tung-Sơn, An Quốc-Sư bảo đến Tào-Khê tham vấn
Lục-Tổ Huệ-Năng. Thầy Hoài-Nhượng bèn tìm đến lễ bái, Lục-Tổ hỏi:

– Thầy ở đâu đến? có việc gì?

 Thầy
Hoài-Nhượng đáp:

– Dường như có một việc thì không đúng.

– Còn tu chứng, phải chăng?

– Tu chứng thì chẳng phải là không, còn nói nhiễm trược
thì không được.

 Lục-Tổ ấn
chứng rằng:

– Chỉ cái chẳng nhiễm trược này, Chư Phật đều hộ niệm,
thầy đã như vậy, ta cũng như vậy. Tổ thứ 27, đức Bác-Nhã Đa-La bên Tây-Trúc
(Ấn-Độ) có lời sấm rằng: đó là điềm ứng tại
nơi tâm thầy, chẳng cần nói vội bây giờ. Thầy Hoài-Nhượng liền suốt thông (Kiến
tánh), theo hầu Lục-Tổ 15 năm, và một ngày kia Thiền-Sư Hoài-Nhượng đạt đến chỗ
huyền diệu thậm thâm của Đạo.

 Sau
Hoài-Nhượng Thiền-Sư qua núi Nam-Nhạc mở rộng Thiền-Tông đốn-ngộ. (Một trong số
đệ-tử chính của Thiền-Sư là Đạo-Nhất Thiền-Sư, họ Mã (Ngựa), đó là Mã-Tổ nối
truyền Chính-Pháp, hóa độ chúng-sanh vô số kể, đệ nhất nổi tiếng của phái
Nam-Nhạc); sau khi Hoài-Nhượng Thiền-Sư viên-tịch, Vua sắc phong là Đại-Huệ
Thiền-Sư.

 Thuở ấy trước cửa Chùa Bảo-Lâm có một cái đià
(hồ, ao lớn), trong đó có một con Rồng thường trồi lên hụp (ngụp) xuống, làm
nước chao động kinh hồn, cây rừng quanh đià xao xác nghiêng ngả; một hôm, Rồng
hiện hình rất lớn, làm sóng nổi nước trào ầm ầm vang động, mây mù mờ mịt, giông
gió vũ bão đùng đùng, mọi người đều sợ hãi. Lục-Tổ thấy thế đến đứng trên bờ
đià nạt rằng:

– Ngươi hiện hình lớn mà chẳng hiện được hình nhỏ, nếu
ngươi là Thần-Long thử biến hóa lớn ra nhỏ cho ta xem.

 Rồng ấy bèn
hụp (lặn) xuống nước, giây lâu sau nhô lên thành hình nhỏ bay nhảy khỏi mặt
đià, tung tăng qua lại.

 Thấy thế,
Ngài lấy Bình-bát mở ra và nói:

– Ngươi có dám chui vào Bình-bát của ta không? Nếu ngươi
dám thì chui vào đi.

 Rồng liền
hăm hở bay nhảy tới trước mặt, Ngài liền thâu Rồng vào Bình-bát, Rồng hết
phương vùng vẫy mà phải nằm yên; bấy giờ sóng mới lặng, gió mới dừng; Ngài đem
bình bát vào Chùa, thuyết pháp cho Rồng nghe, Rồng nghe thuyết pháp rồi cởi lốt
mà đi mất. Bộ xương Rồng dài bẩy tấc đầu đuôi, sừng cẳng đều có đầy đủ, được
Ngài cho lưu giữ tại Chùa Bảo-Lâm; ngoài ra, Ngài còn cho lấy đá lấp cái đià ấy;
sau này Chùa bị nạn binh hỏa, bộ xương Rồng thất lạc nơi nào không ai rõ. 

 Thuở ấy lúc
Lục-Tổ Huệ-Năng hoằng pháp đốn-ngộ tại Tào-Khê, Hòa-Thượng Thần-Tú dạy đệ-tử
tiệm tu tại Kinh-Nam ở miền Bắc, gọi là: hai Tông khác nhau.

 Huệ-Năng
Đại-Sư bảo đại chúng rằng:

 Bấy giờ tại
miền Bắc vì không có duyên với ngài Huệ-Năng, nên trước đã có nhiều người đuổi
theo tranh giành Áo-Bát, và thậm chí đốt rừng núi muốn giết Ngài. Nay mặc dù
Ngài ở tại mãi miền Nam, nhưng họ vẫn còn tỏ ra khinh chê miệt thị Ngài là bởi vì đồ chúng toàn là phàm phu tục tử, cho dù họ có tu hành
đi nữa, nhưng họ vẫn còn cái tâm phàm phu chủ động nên mới thốt ra những lời si
mê đầy tà kiến như thế.

 Hòa-Thượng
Thần-Tú là người biết mình biết người, nên thường nói với đại chúng:

 Một hôm
Hòa-Thượng Thần-Tú bảo môn đồ thân tín là Chí-Thành:

 Vâng lời
thầy, Chí-Thành bèn đến Tào-Khê, theo chúng tham học mà chẳng nói từ nơi nào đến.
Một hôm Lục-Tổ nói với đại chúng:

– Hiện nay có kẻ trộm Pháp đang ở trong hội này.

 Bấy giờ
thầy Tăng Chí-Thành bước ra lễ bái và trình nguyên do. Lục-Tổ nói:

– Người của Chùa Ngọc-Tuyền đến mà không nói trước tức
là mật thám vậy.

– Thưa Hòa-Thượng, chẳng phải vậy.

– Sao chẳng phải vậy?

– Lúc chưa nói ra là như thế, nói ra rồi chẳng phải vậy.

 Đại-Sư hỏi:

– Thầy ông dạy chúng như thế nào?

– Thầy tôi thường dạy đại chúng

 Ngài nói:

– Trụ tâm quán tịnh là bệnh chứ chẳng phải thiền, ngồi
mãi là trói thân, với đạo lý có ích chi đâu, hãy nghe ta nói kệ:

 

Lúc sống ngồi chẳng nằm,

Chết rồi nằm chẳng ngồi,

Thật đống xương thịt thối,

Đâu lập được công phu.

 Thầy
Chí-Thành làm lễ mà thưa:

– Kẻ đệ-tử này theo học với Tú Hòa-Thượng, học đạo đã
chín năm mà chẳng được sáng tỏ, nay nghe Hòa-Thượng nói mới một lần liền tỏ
sáng bản tâm; nay sự sống chết là việc lớn, con xin Hòa-Thượng mở lòng từ-bi
chỉ dạy.

 Ngài
Huệ-Năng nói:

– Ta nghe thầy ông dạy người học Pháp Giới-Định-Huệ,
chẳng hay thầy ông nói cái hạnh tướng của Giới-Định-Huệ như thế nào?

 Thầy
Chí-Thành thưa:

– Thần-Tú Hòa-Thượng nói: còn Hòa-Thượng lấy Pháp gì dạy người?

– Nếu nói rằng có Pháp để dạy người đó là dối ông, ta
chỉ tùy căn cơ để mở trói, phương tiện ấy giả gọi là “tam-muội”; cứ như chỗ
thầy ông nói về Giới-Định-Huệ thật không nghĩ bàn được, chỗ ta nói về
Giới-Định-Huệ lại khác.

 Thầy
Chí-Thành thắc mắc hỏi:

– Giới-Định-Huệ chỉ có một sao lại có khác?

– Giới-Định-Huệ của thầy ông độ người Đại-thừa,
Giới-Định-Huệ của ta tiếp người Tối Thượng-thừa, chỗ ngộ giải chẳng đồng, sự
thấy có nhanh chậm. Ta thuyết pháp chẳng lià tự tánh, lià tánh mà thuyết pháp
khiến cho tự tánh thường mê, ấy là tướng thuyết. Nên biết tất cả các pháp đều
từ tự tánh khởi dụng, ấy là Chân-pháp của Giới-Định-Huệ; hãy nghe ta nói kệ:

Tâm địa chẳng quấy, tánh mình
Giới,

Tâm địa chẳng si, tánh mình Huệ,

Tâm địa chẳng loạn, tánh mình
Định,

Không thêm không bớt, tánh mình
Kim-cương,

Thân tới thân lui, vốn là
tam-muội.

 Chí-Thành
nghe rồi cảm tạ Ngài và trình kệ:

Năm uẩn thân này huyển,

Huyển đâu có cứu cánh,

Trở về tánh Chân-như,

Chấp pháp vẫn chẳng tịnh.

 Ngài cho là
phải, và bảo:

– Nếu ngộ được tự-tánh, chẳng lập Bồ-đề, cũng chẳng lập
giải-thoát tri-kiến, chẳng có một pháp để đắc, như thế mới được kiến lập vạn
pháp. Người kiến-tánh lập cũng được mà chẳng lập cũng được, đi lại tự do, chẳng
trệ (trì trệ) chẳng ngại (trở ngại), cần dùng liền làm, cần nói liền đáp, khắp
hiện hóa-thân, chẳng lià tự tánh, tức được thần-thông tự tại.

 Thầy
Chí-Thành sau khi nghe Ngài dạy, lễ bái và xin nguyện được làm thị giả theo hầu
Ngài sớm chiều từ đấy.

 Từ khi có
hai Tông phái khác nhau, hai vị Tông-chủ tuy không phân biệt chê bai, nhưng đồ
chúng lại sinh lòng cạnh tranh ưa ghét; nhất là môn đồ Bắc Tông, họ đã tự lập
Hòa-Thượng Thần-Tú làm Tổ thứ sáu, nhưng lại sợ người đời biết được sự truyền
Áo-Bát của Ngũ-Tổ, nên sai Hành-Xương đi ám sát Lục-Tổ Huệ-Năng.

 Hành-Xương
là người Giang-Tây, họ Trương, còn trẻ có tính thành thật và can đảm; Ngài
Huệ-Năng vì đã kiến-tánh giác-ngộ rồi nên có đủ sáu thứ thần-thông, nên Ngài
biết việc ấy, bèn lấy mười lạng vàng để sẵn nơi chỗ ngồi.

 Một hôm,
đang lúc đêm khuya Hành-Xương vào phòng của Ngài để mưu việc ám sát. Ngài ngồi
yên lặng như đang thiền định, Hành-Xương cầm kiếm sắc chém vào cổ Ngài ba lần,
rõ ràng Hành-Xương chém trúng cổ, mà sao đầu không rơi, tại sao như chém trong
không khí? Hành-Xương còn đang thắc mắc, đột nhiên Ngài cất tiếng ôn tồn bảo:

– Gươm chánh không dùng vào việc tà, gươm tà không dùng
được vào việc chính; ta chỉ thiếu ngươi vàng chứ chẳng thiếu ngươi mạng.

 Hành-Xương
hoảng kinh, mất hết hồn viá, ngã lăn ra chết giấc, một hồi lâu mới tỉnh lại.
Hành-Xương vội quỳ gối dưới chân Ngài cầu khẩn ăn năn tội lỗi việc đã làm vì
dại dột nghe theo người khác sai khiến, và xin được chấp thuận cho xuất gia
theo Ngài. Ngài lấy vàng đưa cho và nói:

– Ngươi hãy đi đi, e đồ chúng hại ngươi, một ngày kia
ngươi hãy đổi dạng rồi đến đây ta sẽ nhận lời và độ ngươi.

 Hành-Xương
vâng lời Ngài dạy, rồi trốn đi, sau Hành-Xương xuất gia và tu hành rất tinh tấn;
trải qua nhiều năm, Hành-Xương nhớ tới lời Ngài dạy, từ phương xa đến làm lễ ra
mắt Ngài, Ngài nói:

– Ta có lòng nhớ ngươi đã lâu, sao ngươi tới muộn thế?

 Thầy
Hành-Xương thưa:

– Ngày xưa nhờ ơn Hòa-Thượng tha tội, nay tuy xuất gia
tu khổ hạnh, nhưng sau này con khó trả được cái ân đức ấy, chỉ mong Tổ-Sư
truyền Pháp để độ chúng-sanh mà thôi.

 Nhân trước
đó thầy Hành-Xương thường đọc tụng Kinh Niết-Bàn mà không hiểu cái nghĩa vô
thường và hữu thường trong Kinh, nay mang ra hỏi, Ngài giảng một hồi,
Hành-Xương hốt nhiên tỏ sáng, liền nói kệ trình Ngài:

Người chấp vô thường tánh,

Phật nói hữu thường tâm,

Chẳng dè phương tiện Pháp,

Như mò sỏi tưởng vàng.

Nay ta chẳng tác ý,

Phật tánh hiện rõ ràng,

Chẳng nhờ sự chỉ giáo,

Không đắc đạo cao thâm.

 Lục Tổ
nói:

– Nay ngươi đã thông triệt thấu suốt, nên ta đổi tên cho
là Chí-Triệt.

 Thầy
Chí-Triệt: lễ tạ ơn Tổ-Sư, rồi lui ra trong lòng hoan hỷ.

 Về sau, tới
đời Hoàng-Đế Trung-Tôn và Hoàng Thái-Hậu Võ-tắc-Thiên của nhà Đường, có lời
chiếu thỉnh An Quốc-Sư và Thần-Tú Đại-Sư vào cung để cúng dàng nhân lúc rảnh
rang quốc-chính, và để nghiên cứu đạo Nhất-Thừa (Phật-Đạo); nhưng hai vị dâng
sớ tâu rằng:

 Vì lẽ đó,
hai cung sai Nội-Thị là Tiết-Giản đem chiếu-chỉ đến Tào-Khê xin Lục-Tổ niệm
tình đến Kinh-thành, Ngài dâng sớ cáo bệnh và già để khước từ, và nguyện trọn
đời ở chốn rừng non. Thấy Ngài khước từ về Kinh, nên Tiết-Giản thưa:

– Ở Kinh-đô các vị Thiền-đức đều nói rằng: ,
chẳng biết chỗ Hoà-Thượng nói pháp như thế nào?

 Ngài nói:

– Đạo do tâm mà ngộ tỏ sáng, đâu phải do ngồi, Kinh nói:
tại sao? Bởi vì Như-Lai không có chỗ nào lại, mà cũng chẳng có chỗ
nào đi, không sinh không diệt, ấy là tánh Như-Lai thanh tịnh thiền; các pháp
đều vắng lặng trống không, ấy là Như-Lai thanh tịnh tọa; đó là cứu cánh rốt
ráo, không có gì là chứng đắc, cũng chẳng chấp chỗ chứng đắc hay không chứng
đắc, huống chi là ngồi.

 Nội-Thị
Tiết-Giản thưa:

– Đệ-tử về Kinh, Chúa-Thượng ắt hỏi, xin Tổ-Sư từ-bi dạy
chỗ yếu chỉ về tâm tánh, đặng truyền tấu lại hai Cung cùng các vị học đạo trong
Kinh-đô. Tỉ như một ngọn đèn châm qua trăm ngọn đèn, các chỗ tối đều sáng, sáng
sáng không cùng.

 Lục-Tổ nói:

– Cái Đạo không sáng tối, sáng tối là cái nghĩa đối đãi
nhau mà lập tên, sáng sáng không cùng cũng là có cùng, cho nên Kinh Tịnh-Danh
nói:

 Tiết-Giản
lại thưa:

– Sáng tỉ như
trí-tuệ, tối tỉ như phiền não, người tu hành nếu không lấy trí-tuệ mà chiếu soi
phiền não, thì nhờ đâu mà ra khỏi chỗ vô thỉ sinh-tử?

– Phiền não tức Bồ-đề, chẳng phải hai chẳng phải khác;
lấy trí-tuệ mà chiếu phá phiền não là chỗ hiểu và làm của hàng Nhị-thừa, là cái
căn cơ của bậc Thanh-văn Duyên-giác, bậc đại-trí thượng căn chẳng phải như vậy.

– Thế nào là chỗ hiểu và làm của bậc Đại-thừa?

– Sáng với chẳng sáng, phàm phu thấy có hai, người trí
liễu đạt, tánh ấy không hai, tánh không hai tức là Thật-tánh. Thật-tánh ở nơi
phàm không bớt, ở nơi thánh không thêm, trụ nơi phiền não mà chẳng loạn, ngay
nơi thiền- định mà chẳng tịch lặng, không đoạn chẳng thường, không đi chẳng
đến, không sinh chẳng diệt, Tánh-Tướng như như thường trụ chẳng biến đổi, ấy
gọi là Đạo.

 Tiết -Giản
hỏi:

– Hoà-Thượng nói không sinh chẳng diệt, vậy đâu có khác
ngoại đạo?

 Ngài giảng
rằng:

– Ngoại đạo nói không sinh chẳng diệt là dùng diệt để
dẹp sinh, dùng sinh để tỏ diệt, nhưng sinh mà nói không sinh và diệt mà cũng
như chẳng diệt; còn ta nói không sinh chẳng diệt nghĩa là cái tánh bản-lai xưa
vốn không sinh nay cũng chẳng diệt. Nếu ông muốn biết chỗ yếu chỉ của tâm thì
đừng nên suy tính nghĩ tưởng đến hết thẩy các điều thiện ác, như thế tự nhiên
được vào cái TÂM-THỂ trong sạch, phẳng bằng vắng lặng, linh diệu vô cũng.

Xem Thêm :   17 Cách giao tiếp với khách hàng Hiệu Quả và Nghệ Thuật

Xem Thêm :  Top 10 các loại bánh mì pháp trứ danh, ngon xuất sắc không thể kiềm lòng

 Tiết-Giản
nhờ sự chỉ dạy, tâm tánh hoát nhiên rất tỏ sáng, bèn làm lễ Lục-Tổ rồi từ giã
về Kinh-đô dâng biểu tấu lời Ngài giảng.

 Cùng năm ấy
có chiếu của Vua dụ rằng:

– Đại-Sư đã cáo từ bởi già bệnh, vậy hãy vì Trẫm hành
đạo độ thoát chúng-sanh; Đại-Sư cũng như ngài Duy-ma-Cật, mặc dù bệnh ở tại
Tì-da-Li siển dương Đại-thừa, truyền tâm ấn của chư Phật và nói Pháp chẳng hai.
Tiết-Giản có truyền lại chỗ Đại-Sư chỉ dạy về Tri-kiến Phật. Cũng là do Trẫm
tích tụ phúc-đức, kiếp trước đã gieo trồng thiện căn nên mới được gặp Đại-Sư ra
đời cùng thời mà được tỏ rõ Pháp Tối Thượng-Thừa đốn-ngộ; Trẫm ra lệnh cho quan
Thứ-Sử Triều-Châu sửa lại Chùa-tự và sắc phong Chùa cũ của Đại-Sư, hiệu là
Quốc-Ân-Tự.

4)- Lục Tổ phó chúc và nhập diệt.

 Một hôm,
Lục-Tổ Huệ-Năng gọi các đệ-tử đến như: Pháp-Hải, Chí-Thành, Pháp-Đạt, Thần-Hội,
Trí-Thường, Trí-Thông, Chí-Triệt, Chí-Đạo, Pháp-Trân, Pháp-Như v.v. mà dặn dò
cách duy trì và truyền bá Phật-Pháp.

 Đến tháng
tám năm Nhâm-Tý, Ngài sai môn đồ đến Quốc-Ân-Tự nơi Tân-Châu để xây tháp, đốc
thợ làm gấp cho mau xong, đến mùa hè năm sau (năm Quý-Sửu) Ngài đến khánh
thành tháp.

 Tới ngày
mồng một tháng bẩy năm Quý-Sửu, Ngài tụ tập đồ chúng lại mà bảo rằng:

 Các môn đồ
nghe Ngài nói thảy đều rơi lệ, chỉ có Thần-Hội bình tĩnh chẳng động cũng chẳng
rơi lệ, Ngài thấy thế nói:

 Biết rằng
Lục-Tổ chẳng còn ở lại thế gian bao lâu nữa, thầy Pháp-Hải làm lễ Ngài mà hỏi
rằng:

– Sau khi Hòa-Thượng nhập diệt rồi, Áo-Pháp sẽ truyền
cho ai?

 Ngài nói:

– Các lời ta thuyết pháp từ lúc ở Chùa Đại-Phạm đến ngày
nay phải biên chép lại mà lưu hành và phải để nhan đề là “Pháp-Bảo-Đàn Kinh”. Các thầy mỗi người một phương mà truyền thọ
hóa độ chúng-sanh, hãy y theo lời Kinh này mà nói, ắt là chính Pháp. Nay ta nói
pháp mà chẳng giao cái áo Cà-Sa cho ai là bởi cái tín căn của các thầy đã thuần
thục, chắc chắn không nghi, đủ sức kham nhậm việc lớn. Lại như ý bài kệ của
Sơ-Tổ Đạt-Ma để lại và lời dặn dò của Ngũ-Tổ, thì Áo-Bát chẳng nên truyền nữa.

 Tổ-Sư nói tiếp:

– Mỗi người phải tịnh tâm mà nghe ta nói pháp, nếu muốn
thành tựu giống trí Phật thì phải đạt đến cảnh một tướng chính-định (nhất tướng
tam-muội) một hạnh chính-định (nhất hạnh tam-muội).

 Đối với cả
thảy các nơi chỗ mà tâm chẳng trụ vào các hình tướng, trong các tướng ấy chẳng
sinh lòng phân biệt yêu ghét, cũng không chấp bỏ, chẳng tưởng đến việc lợi hại
nên hư một mực an nhiên điềm tĩnh, ấy là một-tướng chính-định.

 Đối với cả
thảy lúc: đi đứng nằm ngồi phải ròng một lòng ngay thẳng thật thà, chẳng động
đạo tâm, phải thật lòng tịnh-độ (trong sạch), ấy gọi là một-hạnh chính
định. 

 Nếu người
nào có đủ hai thứ chính-định này như gieo giống dưới đất luôn luôn tưới nước
bón phân chăm sóc cuối cùng được qủa chín, nhất-tướng nhất-hạnh cũng vậy; nay
ta nói pháp dụ như mưa thấm cả mặt đất, Phật tánh của mỗi người giống như hạt
giống gặp nước mưa thấm nhuần liền được nẩy mầm sinh trưởng. Nối theo Tông chỉ
của ta quyết thành Bồ-đề, hành theo pháp của ta ắt chứng diệu qủa, hãy nghe ta
kệ:

Tâm địa bao gồm các giống lành,

Mưa chan khắp thấm mộng đều
sinh,

Tình bông bản tánh mình liền
hiểu,

Trái quý Bồ-đề tự kết thành.

 Tổ-Sư dạy
tiếp:

– Pháp vốn không hai, tâm mình cũng vậy, Đạo là trong
lặng không có các tướng, nhưng cẩn thận chớ đắm vào không và xem cảnh tịnh
(trầm không quán tịnh); tâm vốn thanh tịnh chẳng lấy bỏ được, mỗi người tuỳ
duyên mà đi, hãy cố gắng tu hành.

 Ngày mồng
tám tháng bẩy, Tổ-Sư gọi các môn nhân mà bảo:

– Ta muốn về Tân-Châu, hãy sửa soạn thuyền bè cho ta.

 Đại chúng
nghe Lục-Tổ nói như thế đều buồn thảm và muốn giữ Ngài ở lại, Tổ-Sư nói:

– Chư Phật ra đời rồi cũng vào Niết-Bàn, có lại ắt có
đi, lẽ ấy cũng là thường vậy.

 Chúng nhân
thưa rằng:

– Hòa-Thượng đến Tân-Châu, sớm muộn xin Ngài hãy trở
lại.

 Tổ-Sư nói:

– Lá rụng về cội, lúc ta đến đây không có nói gì, trở
lại đây ta chẳng nói.

 Đệ-tử lại
hỏi:

– Xin Đại-Sư chỉ dạy cái chính Pháp-Nhãn-tạng sẽ truyền
cho ai?

 Ngài đáp:

– Người có đạo tâm sẽ được cái Pháp ấy, người vô tâm thì
thông hiểu.

 Chúng nhân
hỏi tiếp:

– Xin Tổ cho biết sau này có tai nạn chi không?

 Tổ cho
biết:

– Sau khi ta tịch khoảng chín năm sẽ có người đến lấy
đầu ta, hãy nghe ta thọ ký bằng kệ:

Dốc lòng thờ kính giống cha
lành,

Vì đói phải toan kế lợi mình,

Tịnh-Mãn gian nhân lâm khổ nạn,

Hai quan Dương Liễu xử phân
rành.

 Ngày mồng
ba tháng tám năm Quý-Sửu (năm 713 DL), tại Chùa Quốc-Ân, sau khi mọi người dùng
trai, dọn dẹp xong đâu đấy (khoảng 2 giờ chiều), Tổ Huệ-Năng bảo đại chúng:

– Mỗi người hãy theo thứ tự mà ngồi, để ta từ biệt.

 Thầy
Pháp-Hải thưa:

– Xin Hòa-Thượng cho biết: Ngài lưu lại giáo-pháp nào
khiến người mê đời sau được thấy Phật tánh?

 Ngài nói:

– Mỗi người hãy lắng tâm nghe cho rõ, những người phàm
phu tục tử mê muội đời sau nếu biết cái tâm chúng-sanh (tâm yêu ghét, tham lam,
nói dối, giận hờn, hơn thua, xấu đẹp, hay dở, tâm ganh tỵ, thù hận, ngã mạn,
khinh người, tật đố, mưu đồ, v.v.) thì sẽ thấy được Phật tánh. Còn chẳng biết
cái tâm chúng-sanh thì muôn kiếp tìm Phật e khó gặp (vì còn ngụp lăn trong tâm
chúng-sanh mà không biết thì không bao giờ giải thoát được).

 Nay ta dạy:
mỗi người phải biết chúng-sanh ở tâm mình sẽ thấy Phật tánh ở nơi tâm mình, vậy
muốn cầu thấy Phật phải biết cái tâm chúng-sanh (mà từ bỏ nó). Chỉ vì tâm
chúng-sanh làm lu mờ mê muội Phật tánh, chớ chẳng phải Phật tánh làm mê muội
tâm chúng-sanh. Nếu tâm tánh mình tà hiểm Phật ở trong chúng-sanh (bị tâm
chúng-sanh ngự trị che lấp), nếu tâm tánh mình bình đẳng ngay thật chúng-sanh
thành Phật. Tâm ta tự có Phật, Phật ở tâm mình mới thật là chân Phật Nếu tự mình không có Phật, tìm Phật ở nơi
nào?

 Thật ra cái
tự tâm của mỗi người là Phật, chớ có nghi ngờ, và phải luôn luôn nhớ như vậy;
thực sự, ngoài cái tâm không có một vật gì tạo ra được, mà chính cái bản tâm
sinh ra muôn pháp (muôn vật), cho nên Kinh nói Ngài lại bảo:

– Mỗi người phải tự hộ trì, sau khi ta viên tịch chớ nên
theo tình chấp thế-gian mà rơi lệ khóc than, buồn rầu nhớ thương, không nên
nhận phúng điếu, chớ nên để tang, làm như thế chẳng phải đệ-tử của ta, cũng
chẳng phải chính-pháp. Chỉ nên hiểu bản tâm thấy bản tánh chẳng động chẳng
tịnh, chẳng sinh chẳng diệt, chẳng tới chẳng lui, chẳng thị chẳng phi, chẳng
trụ chẳng đi; vì e một số người tâm mê chẳng hiểu hết ý ta nên nhắc lại mà thôi;
sau khi ta viên tịch theo những gì ta đã dạy mà tu hành, nếu trái lời, dẫu cho
ta còn tại thế cũng đâu có ích gì. Và ta sẽ nói bài kệ sau cùng để từ biệt mọi
người, từ biệt thế-gian:

An nhiên tự tại vẫn không tu,

Siêu thoát ác duyên hẳn bỏ từ,

Lẳng lặng dứt trừ nghe thấy hết,

Phẳng bằng tâm địa tự như như.

 Nói kệ
xong, Lục-Tổ ngồi ngay thẳng, từ từ nhắm mắt im lặng, đến canh ba (khoảng gần
nửa đêm), gọi đệ-tử mà bảo rằng: . Rồi Ngài thiện hóa, khi
ấy mùi thơm xông khắp đầy Chùa, mống bạc sáng ngời mọc vòng cầu chấm đất, rừng
cây biến ra màu trắng, cầm thú kêu vang thảm thiết; lúc đó vào khoảng nửa đêm
ngày mồng 3 tháng 8 năm Quý-Sửu (năm 713 DL).

 Ba tháng
sau, tức ngày mồng 3 tháng 11, các Quan-chức và Tăng-tục ba tỉnh Quảng-Châu,
Thiều-Châu và Tân-Châu giành rước nhục
thân Tổ-Sư. Vì lẽ đó nên cùng nhau đốt hương khấn vái nguyện rằng: Lúc ấy đang không có gió, sau khi khấn vái xong, tự
nhiên có gió nổi lên và mọi người đều trông thấy khói hương bay về hướng
Tào-Khê thuộc Thiều-Châu; do đó đến ngày 13 tháng 11 (100 ngày sau khi nhập diệt), nhân-dân và đồ
chúng ba tỉnh rước Thần-khám (cái Tháp bằng cây để Ngài ngồi thiền), Nhục-thân
Tổ-Sư, và Áo-Bát về xứ Tào-Khê.

 Ngày 25
tháng 7 năm sau (Giáp-Dần), các môn-đồ mở Thần-khám ra (gần một năm sau),
Nhục-thân Ngài vẫn còn ngồi nguyên vẹn y như lúc còn sống; Đệ-tử là Phương-Biện
lấy bột thơm trải trên Nhục-thân Ngài. Thị-giả coi Tháp nhớ lời Ngài thọ-ký về
việc có kẻ sẽ lấy trộm đầu Ngài, nên mới dùng lá sắt mỏng và bố dầu bao chặt cổ
Tổ-Sư rồi để vào Tháp; thình lình trong Tháp có luồng ánh sáng trắng hiện ra
xông lên hư không tới ba ngày mới tan hết.

 Quan
Thiều-Châu làm sớ tâu Vua và dâng sắc-chỉ dựng bia ghi đạo-hạnh của Ngài như
sau:

 

 Đến ngày 3
tháng 8 năm Nhâm-Tuất (đúng 9 năm sau), nửa đêm thình lình nghe trong Tháp có
tiếng kéo dây sắt, có vị nghe thấy la lên, chúng Tăng hoảng kinh thức dây,thoáng
thấy một người mặc đồ tang trắng từ trong Tháp chạy ra và trốn khỏi. Chúng Tăng
đốt đèn vào Tháp xem thấy chỗ cổ của Tổ bọc lá sắt mỏng cuốn bố dầu có dấu cắt,
chúng Tăng bèn đem việc ấy cáo với Châu-Huyện, Quan Tỉnh Liễu-vô-Thiểm và Quan
Huyện Dương-Khảo khi hay tin liền cho gia công tìm kiếm kẻ gian.

 Năm ngày
sau bắt được kẻ ấy đang chạy trốn đến làng Thạch-Giác giải lên Huyện, Quan
Huyện Dương-Khản cho giải lên Tỉnh Thiều-Châu; tại Tỉnh, Quan Liễu-vô-Thiểm cho
xét hỏi kẻ ấy khai họ Trương tên
Tịnh-Mãn (cũng lại họ Trương nữa! Trước kia Trương-hành-Xương thích khách định
chém đầu, nay Trương tịnh-Mãn định lấy đầu), ngụ tại Huyện Lương xứ Như-Châu; vì
nghèo đói nên đã hứa nhận 20,000 tiền của Thầy Tăng nước Tân-La tên là Kim
Đại-Bi ở Chùa Khai-Ngân xứ Long-Châu, để làm nhiệm vụ đi lấy đầu Tổ-Sư đem về
Hải-Đông cúng dường. 

 Quan Liễu
Thái-Thú: nghe lời cung khai, chưa vội gia hình, bèn thân hành đến Tào-Khê
viếng thầy Linh-Thao là Thị-giả coi Tháp Tổ-Sư và hỏi coi phải xử đoán như thế
nào cho phải lẽ. 

 Thầy
Linh-Thao đáp:

– Nếu lấy Quốc-pháp mà luận lẽ phải là trọng tội, còn
lấy sự từ-bi của Phật-pháp dù kẻ thù người thân đều xem bình đẳng, huống chi kẻ
kia làm như vậy chỉ muốn cầu cúng dường vậy tội ấy nên tha.

 Quan Liễu
Thái-Thú lấy làm vui mừng khen:

 

 Rồi Quan
trở về ban lệnh tha cho tội nhân thong thả ra về mà không tái phạm nữa, khi ấy,
mọi người đều thấy bài kệ thọ ký của Lục Tổ trước khi tịch diệt là hoàn toàn
chính xác.

 Đến đời Vua
Túc-Tôn sai sứ đến Tào-Khê thỉnh Áo-Bát của Lục-Tổ về Kinh để kính lễ, sau đến
đời Vua Đại-Tông (vẫn nhà Đường) nằm chiêm bao thấy Lục-Tổ đến đòi Áo-Bát, Vua
liền truyền lệnh cho Quan Thứ-Sử Dương-Giám và Trấn-Quốc Đại-Tướng-Quân
Lưu-sùng-Cảnh đưa Áo-Bát ấy về Tào-Khê, và Vua ban chỉ:

 thế mà về sau lại có
người trộm Áo-Bát của Tổ-Sư, nhưng đem đi chẳng lâu xa, bị mất bốn lần rồi cũng
tìm lại được cả.

 Như đã nói,
môn đồ của Lục-Tổ huệ-Năng có 43 vị đắc Pháp, mỗi vị hóa độ một phương đều là
chính thống; trong đó có Nam-Nhạc Hoài-Nhượng, Thanh-Nguyên Hành-Tư, và Hà-Tạch
Thần-Hội là nổi bật nhất.

– Phái Nam-Nhạc của Hoài-Nhượng Thiền-Sư, có
đệ-tử là Mã-Tổ được lời sấm rằng: Mã-Tổ chủ hóa ở vùng
Giang-Tây, sau phái Nam-Nhạc lập ra hai dòng Lâm-TếQuy-Ngưỡng.

– Phái
Thanh-Nguyên

của Hành-Tư Thiền-Sư, có đệ-tử là Thạch-Đầu, có tiếng là
chủ hóa ở Hồ-Nam; sau phái Thanh-Nguyên lập ra ba dòng Vân-Môn, Pháp-Nhãn, và Tào-Động.

 – Phái Hà-Trạch của Thần-Hội truyền đến hết đời
thứ sáu là Tông-Mật Thiền-Sư, thì thất truyền.

 Còn lại năm
dòng, cũng gọi là năm nhà, truyền mãi xuống về sau; cội nguồn từ Lục-Tổ truyền
xuống năm dòng, mỗi dòng có tác phong riêng để tiếp dẫn hậu học, nhưng không
ngoài mục đích của Thiền-Tông là minh-tâm kiến-tánh, và đều lấy Niêm Hoa Thị
Chúng của Phật Thích-Ca làm kim chỉ nam vậy. (Muốn tu theo môn phái Thiền-Tông
này, nên xem quyển Pháp-Môn Đốn-Ngộ của cùng tác giả)..,.

 

Toàn Không

BÀI ĐỌC THÊM:


Lục Tổ Huệ Năng “Người khai sáng” thiền tông Trung Quốc – Thích Ngộ An lược dịch


LỤC TỔ HUỆ NĂNG Tâm Thái


LỤC TỔ HUỆ NĂNG: PHÁP MÔN VÔ NIỆM Tâm Thái

 

 


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Related Articles

Back to top button