Thủ Thuật

Sách về lam phương (kỳ bốn): ‘thành phố buồn’

Nhờ tiền tác quyền từ bài “Thành phố buồn”, nhạc sĩ Lam Phương mua biệt thự 300 m2 ở quận 10 – hiện vẫn là tài sản gia đình ông.

Sách Lam Phương – Trăm nhớ ngàn thương, do Nguyễn Thanh Nhã chấp bút theo tài liệu của gia đình, vừa ra mắt nhân 70 năm làm nghề của ông (Phanbook & Nhà xuất bản Phụ Nữ ấn hành). Tác phẩm được thực hiện trong thời gian ông điều trị tại Mỹ sau một cơn tai biến, không thể đối thoại được. Sách như những thước phim quay chậm về cuộc đời tác giả tiêu biểu của âm nhạc Sài Gòn giai đoạn 1954 – 1975. Dịp sách phát hành, VnExpress trích đăng năm kỳ về chân dung nhạc sĩ tài hoa bậc nhất miền Nam.

Bản tình ca buồn về Đà Lạt trở thành best-seller

So với các nhạc sĩ cùng thời, Lam Phương có sáng tác về Đà Lạt hơi muộn. Trước đó, khán thính giả từng say đắm với chàng thanh niên 18 tuổi Từ Công Phụng ôm đàn guitar thùng và nghêu ngao Bây giờ tháng mấy. Đà Lạt đi vào nhạc họ Từ đẹp đến quên sự hiện diện của thời gian. Người ta cũng biết rằng, Phạm Duy đưa Đà Lạt vào Cỏ hồng đầy quyến rũ. Có thể kể thêm những tên tuổi lớn khác như Trịnh Công Sơn, Hoàng Nguyên, Lê Uyên Phương… mà gần như các sáng tác đó đều hoàn hảo, vẽ ra một thành phố lãng mạn, giàu hoài niệm.

Nhạc sĩ Lam Phương. Ảnh gia đình cung cấp.

Thành phố buồn của Lam Phương ra đời năm 1970, khi nhạc sĩ theo đoàn văn nghệ Hoa Tình Thương của quân đội đi trình diễn ở Đà Lạt. Bài hát không có từ nào nhắc đến Đà Lạt mà chỉ bằng hình ảnh lãng đãng khói sương, đường quanh co quyện gốc thông già, hay con đường ngày xưa lá đổ… mà khói sương Đà Lạt được gọi về thật nhiều trong tâm tưởng người nghe. Tất cả hình ảnh đó được dùng để kể câu chuyện đúng phong cách Lam Phương: Lồng vào một chuyện tình tan vỡ (motif nhạc tình buồn của dòng bolero bình dân thịnh hành thời điểm này)!

Người ta bắt gặp sự đồng cảm khi nghe Thành phố buồn có lẽ vì khung cảnh Đà Lạt là thiên đường cho tình yêu, là tìm chốn êm đềm. Để rồi cũng chính đô thị khói sương ấy lại khắc khoải buồn trong bức tranh tiễn biệt.

Có nhiều dị bản của Thành phố buồn mà tựu trung ở ca từ “trốn” hay “chốn” cho một vế tiếp theo đầy ngậm ngùi “… phong ba, em làm dâu nhà người”. Các ca sĩ khi hát thường phải sử dụng ngữ âm miền Bắc nên phụ âm “tr” thành “ch”. Đây là một điểm sai lầm so với nguyên bản của tác giả. Tờ nhạc Thành phố buồn in năm 1970 do Sống giữ bản quyền, được Lam Phương viết là “trốn phong ba”. Tức là, người con gái trong ca khúc né tránh cơn bão lòng, lánh xa giông bão tình yêu, để chọn một bến đỗ có bề an phận.

Xem Thêm :  4 hàm nối chuỗi trong excel cực hay và hữu ích nhất

Cũng như Bây giờ tháng mấy của Từ Công Phụng, Thành phố buồn của Lam Phương được Đài Phát thanh Đà Lạt phát sóng lần đầu tiên. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, Thành phố buồn lan tỏa khắp miền Nam. Và một lần nữa, theo khói sương u hoài của cuộc tình buồn trong tưởng tượng, chỉ với một ca khúc, tài khoản trong nhà băng của Lam Phương tăng đến mức khó tưởng tượng.

 

 

Chế Linh hát “Thành phố buồn”

Chế Linh hát “Thành phố buồn” (Lam Phương). Video: Youtube.

“Ông cho biết, bài hát trên không hẳn viết cho một nhân vật cụ thể nào như nhiều người đã suy diễn và thêu dệt. Nhưng ‘số lượng xuất bản rất cao’ và doanh thu bài hát này vô cùng lớn, đó là điều được báo chí Sài Gòn đương thời tính toán được: khoảng 12 triệu đồng bản quyền, tiền Việt Nam Cộng hòa (hồi suất chính thức năm 1970 là một USD = 275 đồng, vậy 12 triệu đồng tương đương 432.000 USD) – Con số này quá lớn với một ca khúc!

Để dễ hình dung, một chiếc xe hơi hiệu La Dalat của hãng Citroen sản xuất tại miền Nam Việt Nam vào năm 1971 có giá khoảng trên dưới 650.000 đồng” (Theo Nguyễn Vĩnh Nguyên viết trong Đà Lạt, một thời hương xa, NXB Trẻ, 2017)

Đối chiếu các dữ liệu từ gia đình nhạc sĩ hiện còn lưu trữ, phù hợp với thời điểm 1971 vợ chồng nhạc sĩ Lam Phương mua căn biệt thự gần 300 mét vuông ở số 42 đường Nguyễn Lâm, quận 10, Sài Gòn. Ngôi nhà này vẫn còn là tài sản của người thân gia đình nhạc sĩ Lam Phương.

Tờ nhạc “Thành phố buồn” xuất bản năm 1970. Ảnh gia đình cung cấp.

Thành phố buồn không chỉ xuất hiện trên truyền hình, sóng phát thanh hay trên tờ nhạc mà đã trở thành bài hát quen thuộc của Ban Kịch Sống. Ký ức của người Sài Gòn xưa đi coi kịch của Ban Kịch Sống vẫn còn lưu giữ những kỷ niệm đặc biệt với Thành phố buồn. Như một bài báo của tác giả Thanh Thủy, có lẽ là một khán giả mê kịch vào thời điểm đó, đã thuật lại:

Xem Thêm :  Cách dùng hàm sumif trong excel 2021

“Thời ấy, cứ mỗi tối thứ năm hàng tuần, Đài Truyền hình Sài Gòn có tiết mục thoại kịch và những vở kịch của Ban Kịch Sống của Túy Hồng bao giờ cũng thu hút nhiều người xem. Thời ấy truyền hình còn hiếm, người ta kéo nhau tới nhà những người có tivi để xem kịch.

Trong nhà, cửa ra vào, ô cửa sổ… đều chật cứng người xem. Tôi còn nhớ, khi bài hát Thành phố buồn của Lam Phương được hát dìu dặt trong suốt một vở kịch của Túy Hồng phát trên truyền hình. Sáng hôm sau bài hát ấy bán đắt như tôm tươi, chàng học sinh, sinh viên nào cũng muốn mua bài Thành phố buồn về để trên kệ sách” (Sách đã dẫn).

Vở kịch tác giả Thanh Thủy nhắc đến chính là Phi vụ cuối cùng nói về binh chủng Không quân mà nghệ sĩ kịch Túy Hồng đã nhắc đến.

Ca sĩ thể hiện bài hát này xuất sắc chính là Chế Linh. Cùng với nhạc sĩ Từ Công Phụng, ca sĩ Chế Linh là giọng ca người Chăm được thính giả miền Nam những năm đầu thập niên 1970 ái mộ. Ông là một trong “tứ đại danh ca Sài Gòn” cùng với Nhật Trường (Trần Thiện Thanh), Duy Khánh và Hùng Cường.

Thành phố buồn đã đại chúng đến mức có thể người nghe không biết tên tác giả, nhưng chỉ ôm cây guitar thùng và đi một đoạn giai điệu theo lối slow rock, âm giai Mi thứ (Em), nhiều người sẽ nhận ra. Hiện nay bản nhạc đã qua nửa thế kỷ này vẫn liên tục được các ca sĩ trong và ngoài nước biểu diễn.

Còn sống, còn viết. Và viết để được sống lâu hơn là hai vế của mệnh đề mà người nghệ sĩ theo đuổi trong sáng tác. Nếu ứng điều này vào Lam Phương và chỉ dùng Thành phố buồn để dẫn chứng cho lập luận trên, Lam Phương sẽ sống mãi cùng những người yêu Đà Lạt, yêu âm nhạc!

Kỳ một, kỳ hai, kỳ ba, còn tiếp.

Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh năm 1937, tại Rạch Giá, Kiên Giang. Năm 1947, ông đến Sài Gòn đi học và theo đuổi đam mê âm nhạc. 15 tuổi, ông công bố ca khúc đầu tay và ngay sau đó, nhanh chóng được công chúng biết đến. Ông trở thành một hiện tượng ăn khách nhất của sân khấu, âm nhạc miền Nam trong thập niên 1960 đến đầu thập niên 1970.

Năm 1975, ông sang định cư tại Mỹ. Từ năm 1996 đến 1998, ông cộng tác với các trung tâm âm nhạc người Việt tại Mỹ, Pháp và đi lưu diễn ở nhiều nước châu Âu.

Ông trải qua đợt tai biến mạch máu não vào năm 1999 và trải qua nhiều đợt điều trị. Hiện ông sống cùng em gái ruột.

Xem Thêm :  "yểng nhoẻn miệng cười", "thỏ có (...) vừa dài vừa to" trong bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống

Sáng 30/11, tại Đường sách TP HCM, tác giả chấp bút Nguyễn Thanh Nhã, đại diện gia đình Lam Phương giao lưu với độc giả về sách mới. Dịp này, ca sĩ Hà Vân, Hải Vân, Diễm Út thể hiện các ca khúc nổi tiếng của ông. Chương trình do MC Minh Đức dẫn.

(Trích sách: Lam Phương – Trăm nhớ ngàn thương)


Liên Khúc Thành Phố Buồn, Giọt Lệ Sầu – Đan Nguyên [MV 4K Official]


Liên Khúc Thành Phố Buồn, Giọt Lệ Sầu Đan Nguyên [MV 4K Official].
► Đan Nguyên Chọn lọc hay nhất sự nghiệp: https://goo.gl/k3FeAE
► Nhạc Vàng Đan Nguyên : https://goo.gl/wifwz9
► Nhạc Bolero Đan Nguyên : https://goo.gl/ocXToA
► Nhạc Lính Đan Nguyên : https://goo.gl/pU2mo4
► Đan Nguyên Song ca: https://bitly.vn/32ad
► Đan Nguyên Băng Tâm: https://bitly.vn/32af
► Đan Nguyên Hoàng Thục Linh: https://bitly.vn/32ah
► Đan Nguyên Hà Thanh Xuân: https://bitly.vn/32aj
► Đan Nguyên Y Phụng: https://bitly.vn/32ao

► dannguyen thanhphobuon giotlesau
► Đăng ký theo dõi kênh đan nguyên tại đây: https://goo.gl/M18Rx6

Đan Nguyên (tên thật Nguyễn Đặng Đan) là một ca sĩ hải ngoại thành công với dòng nhạc trữ tình trước năm 1975, hiện cộng tác với Trung tâm Thúy Nga từ đầu năm 2016. Trước đó, anh đã từng cộng tác với Trung tâm Asia từ năm 2007 đến đầu năm 2016. Đan Nguyên sinh ngày 9 tháng 7 năm 1984 tại thị trấn Phú Lộc, Phú Lộc, Thừa Thiên Huế. Năm 1998, anh cùng mẹ và hai em gái, một em trai sang định cư ở Hoa Kỳ theo diện Rover. Nơi định cư đầu tiên của Ðan Nguyên là Quận Cam, Nam California. Họ Nguyễn tên Đan, nên anh đã lấy nghệ danh là Đan Nguyên, tên gọi thân mật là “Đan”. Hiện nay, Đan Nguyên thường xuyên góp mặt trong các chương trình ca nhạc của người Việt ở hải ngoại, cũng như lưu diễn ở Anh, Canada và Úc….
Năm 2006, Đan Nguyên bắt đầu tham dự các cuộc thi tuyển lựa ca sĩ tại hải ngoại và đã chiếm được tới 4 giải nhất, 1 giải nhì trong tổng cộng 6 cuộc thi từ Bắc Cali tới Nam Cali. Trong lần gặp gỡ ca sĩ Trish Thùy Trang tại một đại nhạc hội ở San Jose, Đan Nguyên đã nhờ Trish đưa CD của Đan đến tận tay Trúc Hồ và Thy Vân (giám đốc trung tâm Asia). Hai ngày sau thì Đan Nguyên nhận được điện thoại của Trúc Hồ mời Đan Nguyên đến thử giọng. Đan Nguyên bay xuống ngay ngày sau đó và thâu thử giọng bài Xin làm người xa lạ. Giọng ca đặc biệt ấy đã khiến Trung tâm Asia chú ý và mời trình diễn trong chương trình \

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật

Related Articles

Back to top button