Kiến Thức Chung

Trương tam phong (p-10): thái cực chân truyền ở đâu

Trương Tam Phong (P-10): Thái Cực chân truyền ở đâu

Trương Tam Phong đã 120 tuổi, ông liệu định mình sẽ qua đời và làm thơ hát tụng, nhưng ông đã sống lại vào ngày chôn cất. Sau khi trở về, ông đã cho đệ tử của mình là Dương Quỹ Sơn một bài kệ, tiên tri sự sụp đổ của nhà Nguyên và sự ra đời của nhà Minh.

6. Tìm Thái Cực Quyền chân truyền ở đâu?

“Học Thái Cực Quyền là nền tảng nhập Đạo”. Tuy nhiên, Trương Tam Phong không lưu lại tâm pháp tu luyện Thái Cực Quyền, và chỉ truyền lại các động tác, nên người thời nay không biết làm thế nào tu Đạo thông qua học luyện Thái Cực Quyền.

Về tư thế Thái Cực Quyền thì bây giờ người ta không biết sử dụng, theo thống kê thì có hàng trăm triệu người trên thế giới luyện Thái Cực Quyền, vậy cái họ luyện là gì? Trong đó có bao nhiêu động tác là do Trương Tam Phong lưu lại? Một số người coi Thái Cực Quyền là môn thể dục khỏe thân, và họ không thể lĩnh hội được nội hàm nội ngoại kiêm tu của Thái Cực Quyền.

Trong lịch sử, các môn phái võ thuật của Đạo giáo vốn lưu truyền thói quen “ngôn tổ bất ngôn sư”, “lục nhĩ bất truyền Đạo”. Họ có những yêu cầu khắt khe trong việc tuyển chọn môn đồ. Thà thất truyền chứ tuyệt đối không loạn truyền. Giữa các truyền nhân chỉ là tâm truyền khẩu thụ, từ trước đến nay đều không lưu lại đồ phổ văn tự, thậm chí có ký lục cũng thường dùng khẩu quyết ẩn ngữ ám chỉ, không phải truyền nhân thì không thể hiểu được huyền cơ.

Kể từ khi Trương Tam Phong tạo ra Thái Cực Quyền, nhiều trường phái đã học lý luận của Thái Cực Quyền, và tất cả đều lấy Trương Tam Phong làm tổ sư. Ví dụ, truyền nhân của môn Thần kiếm thuật Thái Ất, Võ Đang xưng rằng kiếm pháp của ông ta đắc được từ sư phụ ở dãy núi Trường Bạch và được gia truyền 17 đời. Vì tổ tiên từ bao đời nay đều tuân theo lời dạy của thầy là ngôn tổ bất ngôn sư”, tức là nói về tổ sư Trương Tam Phong chứ không nói chính tên thầy của mình, nên cũng chỉ biết là tổ sư Trương Tam Phong truyền, chứ không biết tên thầy. Ở huyện Bắc Trấn của Phụng Thiên vào cuối thời nhà Thanh, có một “Võ Đang Đan phái kiếm thuật” xưng là “Võ Đang kiếm thuật là Đại Pháp của Chân Vũ mà Động Huyền Chân Nhân Trương Tam Phong nhận được”. Chính vì những lý do đặc biệt này mà nhiều người trong Đạo gia ngày nay chỉ biết đến tổ sư Trương Tam Phong mà không biết đến các thế hệ truyền nhân.

Ảnh: miền công cộng

Trong dân gian, kể từ khi Thái Cực Quyền xuất hiện tới nay đã khác xa với diện mạo Thái Cực Quyền ban đầu của Trương Tam Phong. Điều quan trọng nhất là mối liên hệ giữa Thái Cực Quyền dân gian với tu luyện đã bị tách rời, và các động tác mang nội hàm tu luyện đã không còn ngộ được. Một số người không thay đổi tư thế quyền nhưng do đạo đức sa sút, không gặp được người tốt nên thất truyền. Như Hoàng Bách Gia khóc Thái Cực Quyền sẽ tuyệt thế như “Quảng Lăng tán” . Một số người thay đổi động tác quyền tùy theo cảm thụ của mình, rồi trải qua việc truyền lại, sửa đổi của nhiều thế hệ cho tới ngày nay nên đã hoàn toàn khác với nguyên gốc. Một số khác lại tự lập môn phái và làm bại hoại danh tiếng của tổ sư Trương Tam Phong, thậm chí còn cướp đoạt danh phận Thái Cực tổ sư, gây chấn động thế giới.

Xem Thêm :  Nấm rơm với tác dụng của nấm rơm và cách dùng nấm rơm món ngon

Ngày nay, nội gia quyền hiện đại lấy Trương Tam Phong làm cờ hiệu, hàng loạt môn phái xuất hiện với nhiều người theo học, nổi tiếng trong và ngoài nước, tuy nhiên, lại khó tìm được anh hùng vô địch thiên hạ. Con người khao khát những siêu năng lực và công năng, say mê những kỹ thuật công phu đặc biệt trong phim. Thế nhưng việc luyện tập hoặc thi đấu võ thuật thực tế không phản ánh quy tắc của Thái Cực Quyền. Bởi vì trong đó không có công phu thực sự, đả không ra kiểu động tác thì cũng không có vấn đề gì; nếu thực sự trong đó có công phu thì giống như Trương Tùng Khê đã đề cập trước đó, một chưởng đi xuống đập vỡ tảng đá lớn vài trăm cân, đây chính là một chưởng giết chết, người ta không tránh không được. Con người ngày nay, ai còn biết chiêu thuật này trong động tác Thái Cực Quyền là gì!

Vào những năm 1950, Thái Cực Quyền được quảng bá mạnh mẽ như một môn thể dục. Vào những năm 1980, một cơn sốt Khí Công chưa từng có ở Trung Quốc xuất hiện. Động tác Thái Cực Quyền thong thả, chậm rãi; già trẻ đều thu nhận được lợi ích. Nó đã thu hút nhiều người ham mê khí công suy xét lại văn hóa cổ đại Trung Quốc đối với nhận thức về vũ trụ, thiên địa, suy nghĩ về nguồn gốc của sinh mệnh và ý nghĩa chân thực của sự tồn tại.

Năm 1992, ông Lý Hồng Chí truyền dạy môn Pháp Luân Đại Pháp, lấy đặc tính cao nhất của vũ trụ “Chân, Thiện, Nhẫn” làm căn bản, lấy đặc tính cao nhất của vũ trụ làm chỉ đạo, tuân theo các nguyên lý diễn hóa của vũ trụ để tu luyện”. Pháp Luân Đại Pháp tính mệnh song tu, “‘Tu tính’ trong Pháp Luân Đại Pháp là nói về ‘tu tâm tính’; đặt tu tâm tính lên vị trí hàng đầu, nhận định rằng [tu] tâm tính là điều then chốt tăng trưởng công”. “‘Tu mệnh’ trong Pháp Luân Đại Pháp là nói về ‘đạo trường sinh’; thông qua luyện công mà cải biến bản thể; bản thể không mất; chủ ý thức và nhục thể hợp nhất, đạt đến toàn bộ chỉnh thể đều tu thành”.(Pháp Luân Đại Pháp – Đại Viên Mãn Pháp). Nhiều học viên Thái Cực Quyền đã nhập môn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, duyên quy Đại Pháp.

Vào năm 2016, một số học viên Pháp Luân Công đang luyện công tập thể tại New York. (Dai Bing / The Epoch Times)

Chương 4: Đạo hóa thập phương, mất hết dấu tích

Bố nạp lang biều khiếm chỉnh tề, dạ lai phi qua Vị Hà tây
Bạch vân khiếu phá lương sơn nhạn, trăng lạnh thúc giục Lỗ điếm kê
Xuất thế rong chơi vùng Tần Thục, ma lai tự khán vãng lai đề
Thân hành hiểm sạn như di thản, thủy thức lan xa thắng mã đề

Diễn nghĩa: 

Áo vải vá bầu nước thiếu chỉnh tề, đêm đến bay qua Vị Hà tây
Mây trắng gọi nhạn Lương Sơn, trăng lạnh giục gà về quán Lỗ.
Xuất thế thường du nơi Tần Thục, vách đá xem thơ đề xưa nay.
Thân đi đường hiểm như đường phẳng, mới biết xe loan hơn xe ngựa ngựa.

(“Đới nguyệt quá võ công phi hành chí sạn”)

Trong lịch sử, Đạo gia không nói đến phổ độ chúng sinh, mà Đạo gia nhấn mạnh đến tu chân dưỡng tính, tính mệnh song tu, luyện thần thông thuật loại…, đơn truyền qua thời đại. Thần thông pháp thuật được con người hiện đại gọi là siêu năng lực, hay công năng đặc dị, thực chất là bản năng của con người. Những gì mắt người có thể nhìn thấy và biết được chỉ là biểu hiện nơi nhân gian, còn sự diễn hóa thực sự ở không gian khác, rất ít người có thể nhìn thấy hoặc nhìn rõ ràng. Đại Đạo Chân nhân thành tựu là “cùng với trời đất trường tồn, sáng tỏ cùng nhật nguyệt”, “vạn kiếp tồn Thần”, “hình Thần câu diệu, cùng Đạo hợp chân”, là điều thiêng liêng không gì sánh được. Trương Tam Phong Đại Đạo thành chân, đại trí đại huệ, hiểu rõ chân tướng của vũ trụ. Ông vì con người mà lưu lại Thái Cực Quyền, nhưng không để lại tâm pháp. Ông nói với con người rằng còn có Đại Pháp Đại Đạo siêu vượt Phật Đạo, nhưng ông không dạy nó. Đại Pháp của Đại Pháp vĩ đại. Sau khi Trương Tam Phong thành Đạo, đại ẩn triều thế, vân du bốn phương, Đạo hóa hữu duyên. Những nơi có dấu chân đi tới của ông, mọi người đều sùng bái Đạo và kính Thần, ông trở thành một vị Thần Tiên sống được nhiều người biết đến.

Xem Thêm :  Tuyển tập các bức tranh tô màu One Piece dành cho các bé

Tác phẩm “Đại Nhạc Thái Hòa Sơn Chí” của Nhậm Tự Viên thời nhà Minh ghi lại rằng Trương Tam Phong cầm một cây thước vuông trong tay, bất kể trời nóng lạnh, trên người khoác một cái áo Đạo. Dù ở trong núi sâu, hay đến những thành phố náo nhiệt và vân du khắp nơi, đều có người thấy ông có thể một ngày đi ngàn dặm. Trương Tam Phong có biệt tài nhớ tốt, giỏi hài hước, không ai bằng. Có người hỏi ông phương thuật mật quyết nhưng ông không nói gì. Nếu hỏi về kinh thư Tam giáo, ông sẽ nói không ngừng, nhưng những gì ông nói đều lấy đạo đức, nhân nghĩa, trung hiếu làm căn bản, không lừa dối, khoác lác, họa phúc lừa người. Do đó, tâm và thần thông, Thần và Đạo hòa hợp, mọi việc đều có lý thiên kiến.

1. Bảo Kê Kim Đài Quán – chết và phục sinh

Bảo Kê Kim Đài Quán nằm trên núi Lĩnh Nguyên  ở ngoại ô phía bắc thành phố Bảo Kê, tỉnh Thiểm Tây. Thời cổ đại, Bảo Kê được gọi là Trần Thương, vào năm Chí Đức thứ hai nhà Đường (757), nó được đổi tên thành Bảo Kê vì điềm lành của “thạch kê đề minh”. Bảo Kê có một lịch sử lâu đời, Thái Hạo Phục Hy đã từng cai trị Trần Thương. Chu Văn Vương cũng kiến bang lập nghiệp ở đây; khi nhà Chu và nhà Hán chiến tranh, Hàn Tín đã “Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương”, và cuối cùng giành được thiên hạ cho nhà Hán. Trong thời kỳ Tam Quốc, Gia Cát Lượng, tể tướng của nhà Thục Hán  5 lần viễn chinh bắc phạt Tào Ngụy, ông đã quy tiên tại gò Ngũ Trượng, Bảo Kê.

Trương Tam Phong ở dưới núi Trần Thương ở Bảo Kê kết nhà cỏ tu luyện, sau khi thành Đạo, ông sống ở Kim Đài Quán vài năm, đã để lại những bài thơ như “Bảo Kê vãn hành”, “Tiểu lư đề bích”, “Quy Tần” và những bài thơ khác.

“Thoáng chốc đi Tần phượng, theo gió bay tới Bảo Kê
Đường theo nước chảy xa, núi sát mây chiều thấp
Đối điện ba đỉnh núi, mong có chiếc giường nghỉ.
Kết lều cỏ tạm nghỉ chân, ta lại là ông lão Bàn Khê”
(Bảo Kê vãn hành)

Trong “Sử Minh” ghi lại rằng khi Trương Tam Phong sống ở Bảo Kê Kim Đài Quán, từng du hồn 7 ngày. Vào cuối mùa thu năm Bính Tý (1366) năm Chí Chính thứ 26 nhà Nguyên, Trương Tam Phong đã 120 tuổi, ông liệu định mình sẽ qua đời và làm thơ hát tụng, nhưng ông đã sống lại vào ngày chôn cất. Sau khi trở về, ông đã cho đệ tử của mình là Dương Quỹ Sơn một bài kệ, tiên tri sự sụp đổ của nhà Nguyên và sự ra đời của nhà Minh.

Xem Thêm :  Giá Phòng Tại Khu Du Lịch Làng Cổ Thạch Gần Biển, Khách Sạn Rẻ Gần Tuy Phong, Bình Thuận

“Nguyên khí mang mang phản thái thanh, hựu tùy chu tước hạ dao kinh.
Bác sàng thất nhật hồn lai phục, thiên hạ tề khán nhật nguyệt minh”
(Lời hát cho Dương Quỹ Sơn, du hồn 7 ngày trở lại, Kim Đài Quan, Đại Nguyên chí chính 26 năm ngưu cuối Thu )

Những thần tích của Trương Tam Phong ở Bảo Kê rất nhiều, trong tâm người ta coi Trương Tam Phong như một vị Thần thực sự. Kim Đài Quán nổi tiếng khắp thế giới vì có Trương Tam Phong, và cũng vì thế đã trở thành miếu tổ của Trương Tam Phong. Trương Tam Phong là chính Thần của Kim Đài Quán, có vô số thiện nam tín nữ đến thắp hương cúng bái, hương hỏa nghi ngút.

169 tuổi được phong làm Võ Đang chân nhân, Trương Tam Phong rốt cuộc thọ bao nhiêu tuổi? - DKN.News
Ảnh: DKN tổng hợp

Trong những năm Thiên Thuận nhà Minh (1457-1464), Trương Dụng Hoán, Hựu thị lang Bộ Lại, đã dựng một tấm bia ở Kim Đài Quán “Di tích ký Trương Tam Phong”, mô tả sự việc cha ông gặp được Trương Tam Phong. Bia văn nói rằng khi Trương Tam Phong rời đi “chân không giẫm đất”. 

Khi Trương Tam Phong rời Kim Đài Quán, ông để lại một cây gậy chín khúc và quần áo. Vào cuối thời nhà Minh, năm 1611 sau Công nguyên, Chu Bỉnh Nhiên, quan huyện lệnh của Bảo Kê, nhìn thấy hai vật này và đã khắc lên bia một bài thơ: “Cây gậy còn chín đốt, bộ quần áo nhẹ còn 5 thù. Ca ngừng nhớ Tiên kêu tiếng lớn, mặt trời xưa đỏ thắm chiếu vạn núi sáng”

Bảo Kê còn lưu truyền rất nhiều chuyện truyền kỳ của Trương Tam Phong, và luôn được người dân hào hứng kể lại.

Theo truyền thuyết, vào thời vua Càn Long, Kim Đài Quán được trùng tu, ngày hôm đó dựng gỗ và ngày hôm sau các xà và cột bị sập, liên tiếp mấy ngày không dựng được, người phụ trách việc tu sửa vô cùng lo lắng. Một đêm, ông ngủ gật nơi thiền phòng, thấy một lão Đạo mặc Đạo bào áo tơi, tóc trắng như cước da mặt hồng hào, tay phải cầm một cây gậy trúc chín khúc, tay trái cầm một vật màu đen phát sáng, ông đi tới và nói: “Tôi đã ở Bảo Kê nhiều năm, biết rõ phong tục thuần hậu của người dân, tốt bụng và hay bố thí. Để cảm ơn các vị, tôi đặc biệt tặng hai khúc sắt Thần, ngày mai dựng gỗ, đặt móng, móng sẽ kiên cố và miếu điện sẽ ổn định, tục Đạo an thái”.

Người phụ trách giật mình tỉnh giấc, biết đó là một giấc mơ, nhưng nhìn thấy trên tay mình đang cầm hai cái cuốc sắt. Theo như lời nói trong mơ, ngày hôm sau mọi việc diễn ra suôn sẻ, và Tam Thanh Điện đã được sửa chữa và hoàn thành. Sau đó, người ta phát hiện ra áo tơi, Đạo bào và cây đằng trượng  do Trương Tam Phong để lại được cất giữ trong động Phi Thăng vẫn còn, chỉ có điều hai chiếc cuốc dùng để làm đồng còn mỗi cán gỗ còn khối sắt đã không còn. Lúc đó mới biết sắt Thần giữ ổn định cho cột trụ chính là cuốc sắt Trương Tam Phong từng dùng. Sau này, Tam Thanh Điện dù được duy tu nhiều lần nhưng móng vẫn vững chắc, hai chiếc cuốc sắt luôn được đặt dưới các cột trụ mái.

Minh An
Theo Epoch Times


thái cực trương tam phong Lý Liên Kiệt full [ vnshared.com ]


Phim được upload bới thành viên vnshared.com Cổng giải trí trực tuyến

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Related Articles

Back to top button