Kiến Thức Chung

Soạn văn 9 đồng chí tóm tắt

1. Bố cục bài thơ

  • Bài thơ được chia làm 3 phần:
    • Phần 1 (7 câu đầu): Cơ sở hình thành tình đồng chí
    • Phần 2 (10 câu tiếp): Biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí
    • Phần 3 (Còn lại): Hình ảnh và biểu tượng về người lính

2. Hướng dẫn soạn văn Đồng chí

Câu 1: Dòng thứ bảy của bài thơ có gì đặc biệt? Mạch cảm xúc và suy nghĩ trong bài thơ được triển khai như thế nào trước và sau dòng thơ đó?

  • Dòng thứ bảy của bài thơ rất ngắn gọn, chỉ có hai từ, kết thúc bằng dấu chấm than. Vang lên như một phát hiện “Đây chính là tình đồng chí”.
  • Dòng thơ thứ bảy là sự nối kết đoạn trước và sau đó. Đoạn trước là cơ sở, nguồn gốc của tình đồng chí, đoạn sau là những biểu hiện cụ thể.

Câu 2: Sáu dòng thơ đầu của bài thơ đã nói về cơ sở hình thành đồng chí của những người lính cách mạng. Cơ sở ấy là gì?

  • Cùng nguồn gốc, giai cấp, cảnh ngộ: đều là nông dân từ những vùng quê nghèo.
  • Cùng chính hướng, nhiệm vụ: súng bên súng, đầu sát bên đầu, cùng mang trong mình tình yêu nước, quyết tâm chiến đấu vì đất nước.
  • Cùng nhau trải qua gian khó: đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Xem Thêm :  Những Địa Điểm Chụp Ảnh Hanbok Đẹp Giá Rẻ Nhất Tại Hà Nội, 220 Hanbok Ideas

Câu 3: Hãy tìm trong bài thơ những chi tiết, hình ảnh biểu hiện tình đồng chí, đồng đội làm nên sức mạnh tinh thần của những người lính cách mạng. Phân tích ý nghĩa, giá trị của những hình ảnh, chi tiết đó?

  • “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ” ⇒ Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của thời tiết, người lính chia sẻ hơi ấm cho nhau.
  • Mười câu tiếp theo là những biểu hiện cụ thể và cảm động của tình đồng chí.
  • Đó là sự cảm thông sâu xa của những tâm tư nỗi lòng của nhau:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính

  • Đó là cùng nhau chia sẻ những gian lao, thiếu thốn của cuộc đời người lính: “Áo anh rách vai, quần tôi có vài mảnh vá, miệng cười buốt giá, chân không giày”.

Câu 4:

Đêm nay rừng hoang sương muối

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo

Những câu thơ gợi cho em những suy nghĩ gì về người lính và cuộc chiến đấu? Hãy phân tích vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh trong những câu thơ ấy?

  • Người lính và cuộc chiến trong ba câu thơ cuối: cuộc chiến gian khổ, đầy khó khăn, người lính cũng thật dũng cảm, đoàn kết vượt qua sương muối giá buốt.
  • Vẻ đẹp và ý nghĩa của hình ảnh:
    • Vẻ đẹp hiện thực: tình đồng chí sát cánh bên nhau, giữa rừng hoang vu vẫn ấm lòng sẵn sàng chiến đấu.
    • Vẻ đẹp lãng mạn: đầu súng trăng treo là hình ảnh tuyệt đẹp, vừa hiện thực vừa lãng mạn, vừa gần vừa xa, bên cạnh ngọn súng chính là trăng thơ mộng, lơ lửng như niềm tin mãnh liệt vào sự chiến thắng.
Xem Thêm :  18+ tác dụng của húng chanh – cách dùng, liều lượng và lưu ý

Câu 5: Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là Đồng chí?

  • Tác giả đặt nhan đề “Đồng chí” vì toàn bộ nội dung bài thơ đều tập trung làm nổi bật vẻ đẹp của những người đồng chí, là những người cũng chí hướng, cùng lí tưởng, cùng tình yêu nước.

Câu 6: Qua bài thơ này em có cảm nhận gì về hình ảnh anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp?

  • Anh bộ đội thời kháng chiến chống Pháp giản dị mà cao cả, có tinh thần chịu đựng gian khó, dứt khoát ra đi chiến đấu vì Tổ quốc, vì một lí tưởng cao đẹp.

 

Trên đây là bài soạn Đồng chí tóm tắt do Học247 biên soạn. Ngoài ra các em có thể tham khảo thêm hệ thống bài học tại đây: Đồng chí – Chính Hữu.

 

—–Mod Ngữ văn biên soạn và tổng hợp—–

 


Đồng chí – Ngữ văn 9 – Cô Phạm Lan Anh (DỄ HIỂU NHẤT)


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Related Articles

Back to top button