Giáo Dục

[học văn 11] hạnh phúc của một tang gia

I. TÌM HIỂU CHUNG

  1. Tác giả

a. Cuộc đời

– Vũ Trọng Phụng (1912- 1939).

– Quê quán: Hưng Yên nhưng ông sinh ra, lớn lên và mất tại Hà Nội.

– Xuất thân: sinh ra trong một gia đình “nghèo gia truyền”.

– Con người: là “một người bình dị, người của khuôn phép, nề nếp” (Lưu Trọng Lư); ông căm ghét sâu sắc xã hội thực dân nửa phong kiến thối nát đương thời; là người có sức sáng tạo dồi dào nhưng tư tưởng thì tương đối phức tạp.

b. Sự nghiệp

– Các tác phẩm chính: Cạm bẫy người, kĩ nghệ lấy Tây, Cơm thầy cơm cô, Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê,…

– Sáng tác của ông toát lên niềm căm phẫn mãnh liệt cái xã hội đen tối, thối nát đương thời.

→Là “ông vua phóng sự đất Bắc”, là nhà tiểu thuyết xuất sắc nhất trong làng tiểu thuyết Việt Nam.

2. Tiểu thuyết “Số đỏ”

a. Tóm tắt: Số đỏ là một tiểu thuyết trào phúng đặc sắc gồm 20 chương(sgk)

b. Giá trị:

* Nội dung:

– Dùng tiếng cười làm vũ khí, VTP đã đả kích sâu cay cái xã hội tư sản  thành thị chạy theo lối sống nhố nhăng đồi bại đương thời.

– Vạch trần bản chất thối nát của các phong trào “Âu hoá”, “Thể thao”, “Vui vẻ trẻ trung”,… do bọn thống trị khuyến khích và lợi dụng, từng lên cơn sốt vào những năm 30 của thế kỉ XX.

– Vạch trần bộ mặt thật của xã hội lúc bấy giờ: biến những cái vô lí, cái giả thành thật, đảo điên hết mọi giá trị cuộc sống.

– Xây dựng một loạt những chân dung biếm hoạ sâu sắc.

* Nghệ thuật:

–  Một trình độ viết tiểu thuyết già dặn, bút pháp châm biếm sắc sảo bậc thầy.

– Sử dụng tiếng cười truyền thống trong văn học dân gian và làm cho nó sắc bén thêm bằng nghệ thuật cường điệu độc đáo của mình.

– Xây dựng được nhiều chi tiết, tình tiết đối lập nhau gay gắt nhưng lại cùng tồn tại trong một đối tượng và sử dụng rộng rãi kiểu nói ngược của dân gian.

– Bút pháp biến hoá linh hoạt.

– Xây dựng nhân vật điển hình phản diện mang tính chất hí hoạ vào loại sớm nhất trong VHVN.

→Mặc dù còn một số hạn chế nhưng Số đỏ là tác phẩm xuất sắc nhất của đời văn VTP và cũng được đánh giá là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của VHHĐVN, nó “có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học” (Nguyễn Khải)

3. Đoạn trích “hạnh phúc của một tang gia”.

a. Vị trí: toàn bộ chương XV của tác phẩm Số đỏ.

b. Nhan đề.

– Nhan đề đầy đủ: Hạnh phúc của một tang gia- Văn minh nữa cũng nói vào- Một đám ma gương mẫu.

– Phân tích nhan đề.

+ Hạnh phúc : Niềm vui, niềm sung sướng, phấn khởi của con người khi đạt được những ý nguyện trong cuộc sống.

+ Tang gia : Chỉ nhà có người chết, thường gợi lên nỗi buồn đau khôn xiết khi người thân ra đi mãi mãi.

→Nhan đề: nêu lên một hiện tượng oái oăm, trái khoáy, mâu thuẫn, nghịch lí, ngược đời. Phản ánh một sự thực mỉa mai, hài hước: mọi người trong gia đình cụ cố tổ thực sự vui sướng, hạnh phúc khi cụ qua đời. Đó là hạnh phúc của một gia đình vô phúc, niềm vui của một lũ con cháu bất hiếu. →Nhan đề: rất lạ, rất giật gân vừa gây sự chú ý của người đọc, vừa phản ánh một sự thật mỉa mai, hài hước và tàn nhẫn, chứa đựng tình huống trào phúng chính yếu (hạnh phúc / tang gia) của toàn bộ chương truyện.

c. Tóm tắt – bố cục.

– Phần 1 (từ đầu đến “cho Tuyết vậy”): Niềm vui sướng, hạnh phúc của những người trong và ngoài tang quyến.

– Phần 2 (còn lại): cảnh đám ma gương mẫu.

II. Phân tích tác phẩm

  1. Nguyên cớ khởi nguồn của niềm hạnh phúc

–  Cụ cố tổ, cha cụ cố Hồng, người đứng đầu cái gia đình “Văn minh”, “Âu hoá”:

+ Già hơn 80 tuổi, có một gia tài giàu có.

+ Viết chúc thư để lại chỉ được chia tài sản khi cụ đã qua đời. →Đám con cháu ai cũng mong cụ chết.

-Ý nghĩa cái chết thật của cụ cố Hồng:

+ Lần trước cụ đã làm cho đám con cháu hụt hẫng, thất vọng khi chúng toan hoá kiếp cụ bằng thứ “thuốc thánh” được trộn lẫn giữa chai nước ruộng và mấy cọng thài lài mà cụ lại không chịu chết.

+ Lần này, cụ chết thật, “cái chúc thư kia không còn là thứ lí thuyết viển vông nữa” àĐám con cháu của cụ cố sắp được chia nhau cái gia tài kếch xù mà cụ để lại.

–>  Cái chết của cụ đã đem đến niềm vui khôn xiết cho đám con cháu đang chờ chực để tổ chức đám ma.

Xem Thêm :  Tả ngoại hình của mẹ, tả tính tình của mẹ❤️️15 bài hay

2. Niềm hạnh phúc của những người trong đám tang

2.1. Niềm hạnh phúc của những người trong tang quyến

a. Niềm hạnh phúc chung

– “Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm”.

– Cái chết của cụ đã làm cho niềm hạnh phúc, phấn khởi bùng lên mạnh mẽ sau bao lần hụt hẫng, chờ đợi “ai ai cũng sung sướng thoả thích”.  Họ:

+ Tưng bừng, vui vẻ đi đưa giấy cáo phó.

+ Náo nức gọi phường kèn.

+ Tíu tít thuê xe đám ma, ai ai cũng vui mừng phấn chấn.

→Tạo cho đám tang một không khí tưng bừng như chuẩn bị vào một ngày hội lớn.

b. Niềm hạnh phúc riêng

  • Cụ cố Hồng, người con giai trưởng “chí hiếu” của chết.

– Mới 50 tuổi, cái tuổi chưa phải là già, nhưng cụ luôn mơ ước mọi người gọi mình là cụ cố →cái chết của cụ cố tổ đã giúp biến ước mơ của cụ trở thành hiện thực thoả lòng ao ước bấy lâu nay. Vì vậy, khi bố chết thay vì tấm lòng đau buồn của một người con thì cụ sung sướng đến ngất ngây nằm hút thuốc phiện với hơn 1700 câu nói quen thuộc, vô nghĩa lí “biết rồi… mãi” và nhắm nghiền mắt lại mơ màng nghĩ lúc được mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc, vừa khóc mếu diễn trò già nua ốm yếu giữa phố đông người để cho thiên hạ trầm trồ “Úi kìa, con giai lớn đã già đến thế kia kìa!.. 1 cái gậy như thế”.

  • Văn Minh chồng: Sung sướng hạnh phúc vì cái chúc thư kia giờ không còn là thứ lí thuyết viển vông nữa.

Bề ngoài : Phân vân, băn khoăn, vò đầu rứt tóc, lúc nào mặt cũng đăm đăm chiêu chiêu →Nỗi đau đớn khi cụ cố tổ qua đời.

Thực chất bên trong : Đang nghĩ cách mời luật sư đến chứng kiến nhanh nhất cái chết của cụ cố tổ để cái chúc thư kia sớm đi vào thời kì thực hành; băn khoăn khi chưa biết xử lí thế nào với Xuân Tóc Đỏ. →đem đến cho đám tang một vẻ mặt, rất đúng mốt, “hợp thời trang”, “đúng cái mặt một người lúc gia đình đương là tang gia bối rối”.

  • Văn Minh vợ: Sung sướng vì đợi mãi cũng đến ngày được mặc đồ xô gai tân thời và có được cơ hội tốt để lăng-xê, quảng bá, tung ra thị trường những mốt quần áo tang táo bạo nhất do ông TYPN thiết kế “có thể ban cho những ai có tang, đương đau đớn vì kẻ chết cũng được hưởng chút ít hạnh phúc ở đời”.

→Một công đôi việc, vừa có lợi cho mình, vừa có lợi cho xã hội.

  • Cô Tuyết (em gái ông Văn Minh, con gái cụ cố Hồng, cháu nội người chết):

– Đau khổ đến muốn tự tử được nhưng không phải vì cái chết của ông nội mà là vì chưa thấy Xuân, bạn giai của mình đâu cả →Trong đám tang của cụ cố tổ, Tuyết mang một vẻ buồn lãng mạn, cũng “rất đúng mốt của nhà có đám”.

– Bên cạnh nỗi đau riêng đó, Tuyết cũng cảm thấy sung sướng và được an ủi phần nào bởi đám tang là cơ hội để cô được mặc bộ y phục “ngây thơ” với “cái áo dài voan mỏng… xinh xinh” (thực chất là một bộ y phục khiêu dâm) mà cô rất thích  và thấy nó rất hợp với mình. Cô mặc nó trong đám tang cụ có tổ cũng là để chứng minh với thiên hạ rằng “mình chưa đánh mất cả chữ trinh”.

→Biến đám tang thành một “sàn diễn thời trang” để trưng diện.

  • Cậu tú Tân: sướng điên người lên vì nhờ cái chết của ông nội mà cậu được dùng đến mấy cái máy ảnh chuẩn bị đã lâu, được thoả chí biểu diễn thú chơi thời thượng, sở thích chụp ảnh của mình.
  • Ông Phán mọc sừng (cháu rể người chết): sung sướng vì nhờ vào đôi sừng vô hình trên đầu mình mà ông đã gián tiếp biến cụ cố tổ thành ma, điều mà cả gia đình mong đợi, được cụ cố Hồng “nói nhỏ vào tai rằng sẽ chia cho con gái và con rể thêm một số tiền là vài nghìn đồng”. Chính ông cũng không ngờ rằng đôi sừng hươu vô hình trên đầu lại có giá trị đến thế.

2.2.  Niềm hạnh phúc của những người ngoài tang quyến.

  •   Đám bạn bè cụ cố Hồng

Vui sướng vì đám ma là dịp tốt để các vị khoe đủ mọi thứ huân chương như (…), khoe đủ mọi kiểu râu như (…) và nhất là khi được trông thấy “làn ra trắng thập thò trong làn áo voan mỏng trên cánh tay và ngực Tuyết” các cụ “ai cũng cảm động” thật đúng mốt của những người đến đưa tang →Cái vẻ uy nghi, trực thượng chỉ là cái vỏ để các cụ che giấu cái bản chất xấu xa, vô liêm sỉ của mình. (Phô chương không đúng lúc, biến đám ma thành hội thi râu và … còn nhiều hơn thế nữa).

  •  Hai viên cảnh sát Min-đơ và Min-toa:
Xem Thêm :  Modal : may/might-anglais

“sung sướng cực điểm” và “vô cùng mẫn cán” vì việc được mời đến giữ trật tự cho đám ma đã chấm dứt tình trạng thất nghiệp kinh niên. →tạo một pha hài hước mỉa mai châm biếm, đánh thẳng vào chính quyền thống trị: cảnh sát mà lại thích thú, hạnh phúc khi được thuê đi giữ trật tự cho đám ma.

  •  Sư cụ Tăng Phú:

Sung sướng và vênh váo vì nhờ đám tang mà sư cụ đã cho thiên hạ biết rằng “sư cụ đã đánh đổ được Hội Phật giáo” →Chi tiết hài hước: Ông sư này không đến để làm lễ, cầu cho vong linh người chết được siêu thoát mà chỉ là đến để khoe thành tích oái oăm của mình. Sư mà lại vui, đắc thắng khi đánh đổ Hội Phật giáo?

  • Đám giai thanh, gái lịch đất Hà thành bạn của cô Tuyết, cô Hoàng Hôn:

Sung sướng và hạnh phúc vì nhờ có đám tang mà học được “chim nhau”, “hẹn hò với nhau”, “cười tình với nhau”, “đú đởn với nhau”,…

ÊGia đình cụ cố Hồng: là cái gia đình đại bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa. Những kẻ được coi là “Văn minh”, “Âu hoá” thực chất chỉ là một lũ đồi bại về đạo đức. Cả cái xã hội thượng lưu ấy cũng giả dối, đồi bại, lố lăng, vô đạo đức.

– Bút pháp trào phúng bậc thầy của VTP: Bên cạnh giọng văn mỉa mai, VTP đã dựng lên một loạt các chân dung biếm hoạ. Thủ pháp tương phản kết hợp với cường điệu đã được vận dụng hiệu quả tạo tạo nên những cái nghịch dị (nghịch lí, ngược đời, dị thường), qua đó làm bật lên tiếng cười trào phúng.

3. Cảnh “đám ma gương mẫu”

3.1. Lúc đưa tang.

a. Hình thức bên ngoài

– Đám tang cụ cố tổ được tổ chức theo cả lối “Tây, Tàu, Ta”, có “kiệu bát cống, lợn quay đi lọng, lốc bốc xoảng” (lối Tàu), có vòng hoa, kèn bú đích (kiểu Tây) và 300 câu đối (kiểu ta).

– Đám ma thuê hai viên cảnh sát giữ trật tự và có các tài tử chụp ảnh như ở hội chợ, lại còn có cả máy ghi âm để ghi lại âm nhạc của đám ma.

– Người đi đưa: đủ mọi thành phần, từ già đến trẻ, từ các ông tai to mặt lớn bạn cụ cố Hồng đến lớp “giai thanh gái lịch Hà thành”, từ sư sãi, giáo sư quần vợt đến nhà thiết kế thời trang →Tất cả họ, ai ai “cũng có vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa đám”.

→Đám ma cụ cố tổ là “một cái đám ma to”, được tổ chức quy mô, long trọng, tưng bừng như đám rước. Đám đi đến đâu là “huyên náo đến đấy”, thiên hạ “nhốn nháo khen đám ma to”.

b. Thực chất bên trong:

Hàng trăm con người đi đưa đám không hề tiếc thương đối với người quá cố, họ đi đưa đám là chỉ để tận hưởng những niềm hạnh phúc của riêng mình.

– Đám bạn cụ cố Hồng: đi đưa đám với thái độ “cảm động” (dễ khiến người ta tưởng lầm là các cụ đang đau buồn tiếc thương người chết khi nghe tiếng kèn xuân nữ ai oán) nhưng kì thực cái “cảm động” đó của các cụ lại bắt nguồn từ những hành động nhìn trộm vào làn da trắng thập thò trên ngực và trên cánh tay Tuyết”.

– Đám “gai thanh gái lịch” tân thời đất Hà thành bạn của cô Tuyết, cô HH, bà Văn Minh: đi đưa đám với  những vẻ mặt nghiêm chỉnh, buồn rầu, lặng lẽ nhưng đằng sau đó là những cái bĩu môi, liếc mắt đưa tình với nhau, hẹn hò nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông với nhau,… bằng thứ ngôn ngữ thô tục, “rất vỉa hè” của giới thượng lưu trí thức.

– Tuyết xuất hiện trong đám tang của ông nội mình với vẻ mặt “buồn lãng mạn” “hợp thời trang”, “đúng mốt của nhà có đám”, với “nỗi đau như bị kim châm vào lòng” khiến “có thể tự tử được” nhưng không phải vì đau đớn trước các chết của ông nội mà vì nhìn quanh mãi mà “chưa thấy bạn giai đâu cả”. Để rồi khi Xuân xuất hiện, đem đến cái “danh giá nhất” cho đám ma thì Tuyết sung sướng, liếc mắt đưa tình cảm ơn nó.

ÊĐám tang cụ cố tổ là nơi để những con người “Văn minh”, “Âu hoá” đất Hà thành diễn trò bịp bợm.

c. Khi hạ huyệt

  •  Cậu tú Tân: hạ huyệt là cơ hội “nghìn năm có một” để cậu làm nghệ thuật. Vì vậy:

Việc mà cậu làm lúc này không phải là bỏ nắm đất xuống miệng huyệt để vĩnh biệt người đã khuất, cũng không phải là nỗi niềm đau đớn trong cảnh tiễn đưa mà cậu chỉ làm mỗi một việc là “bắt bẻ từng người một… lúc hạ huyệt”.

Xem Thêm :  Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ bánh trôi nước

→Cậu đang làm đạo diễn cho một màn kịch, nghĩa là cậu đã lập sân khấu ngay trên miệng huyệt của ông mình, biến bãi tha ma thành sân khấu.

  • Cụ cố Hồng: “ho khạc mếu máo đến ngất đi” nhưng không phải vì nỗi đau khi người cha già quá cố mà cụ diễn thế là để cả thiên hạ thấy đích thực cụ đã già yếu lắm. Vậy tâm trạng cụ lúc này là nỗi đau hay là niềm hạnh phúc? →Cụ đã hoàn thành suất sắc vai diễn của mình trong khoảnh khắc hai cha con mãi mãi âm dương cách biệt.
  • Ông Phán mọc sừng: diễn viên tài năng nhất.

Lúc hạ huyệt, ông tỏ ra vô cùng đau đớn “cứ oặt người đi mãi không thôi” tưởng chừng như không còn đủ sức mang lòng hiếu thảo đau thương của mình nữa, nhưng kì thực, trong lúc oặt mình, kêu khóc thảm thiết “Hứt…”, ông đã kín đáo dúi vào tay thằng Xuân tờ giấy bạc 5 đồng gấp tư để trả công cho nó

→Làm cuộc mua bán ngay trên miệng huyệt. Làm ăn, kiếm lời nhờ vào cái chết của người thân, hành động của ông là hành động của một kẻ chuyên đi buôn xác chết.

Tiếng cười toát ra từ hành động diễn xuất đại tài của ông Phán mọc sừng. Đây chính là đỉnh điểm của sự trào lộng trong màn hài kịch “đám ma gương mẫu” bởi đằng sau tiếng cười là sự lừa lọc, thô bỉ lên tới mức vô liêm sỉ của bọn “thượng lưu” trong xã hội tư sản thành thị thực dân nửa phong kiến trước cách mạng.

Tóm lại:

Bằng tài năng và con mắt sắc sảo của nhà văn trào phúng bậc thầy, VPT đã lật tẩy được cái “đám ma gương mẫu” kia thực chất chỉ là một trò hề bịp bợm của cái gia đình “Văn minh”, “Âu hoá”.

Đồng thời, thông qua việc miêu tả cảnh đám tang, nhà văn cũng đã vạch trần được bản chất xấu xa, bỉ ổi, lố lăng, đồi bại, vô văn hoá của bọn thượng lưu tha hoá nơi đất Hà thành xưa; gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về sự suy đồi, xuống cấp đạo đức của một bộ phận người dân trong xã hội VN lúc bấy giờ.

III/ TỔNG KẾT.

  1. Nội dung.

– Đoạn trích là một bi hài kịch, phơi bày bản chất nhố nhăng, đồi bại của một gia đình, đồng thời, phản ánh bộ mặt thật của xã hội thượng lưu thành thị đương thời, một xã hội khoác trên mình tấm áo văn minh, “Âu hóa” nhưng thực chất hết sức giả dối, đồi bại.

– Bên cạnh thái độ phê phán mạnh mẽ xã hội tư sản thành thị lố lăng, kệch cỡm đương thời, đoạn trích cũng cho ta thấy nỗi xót xa kín đáo của tác giả trước sự băng hoại đạo đức của con người.

2. Nghệ thuật.

– Tạo tình huống trào phúng cơ bản rồi mở rộng ra những tình huống khác.

– Phát hiện những chi tiết đối lập gay gắt cùng tồn tại trong một con người, sự vật, sự việc.

– Thủ pháp cường điệu, nói ngược, nói mỉa,… được sử dụng một cách linh hoạt.

-Miêu tả biến hóa, linh hoạt và sắc sảo đến từng chi tiết, nói trúng nét riêng của từng nhân vật.

→Nét đặc sắc trong nghệ thuật trào phúng của Vũ Trọng Phụng.

 


Hạnh phúc của một tang gia – Ngữ văn 11 – Cô Thúy Nhàn (HAY NHẤT)


? Đăng ký khóa học của thầy cô VietJack giá từ 250k tại: https://bit.ly/30CPP9X.
?Tải app VietJack để xem các bài giảng khác của thầy cô. Link tải: https://vietjack.onelink.me/hJSB/30701ef0
☎️ Hotline hỗ trợ: 084 283 4585
Ngữ văn 11 Hạnh phúc của một tang gia
Video bài học hôm nay, cô hướng dẫn các em toàn bộ kiến thức cần nhớ bài Hạnh phúc của một tang gia trong chương trình học Ngữ văn 11. Cùng với đó, cô sẽ giải chi tiết nhất các bài tập trong sách đầy đủ và nhanh nhất nhé. Theo dõi bài học cùng cô nhé !
Đăng kí mua khóa học của VietJack tại: https://m.me/hoc.cung.vietjack
Học trực tuyến tại: https://khoahoc.vietjack.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/hoc.cung.vietjack/
vietjack, nguvan11, hanhphuccuamottanggia
▶ Danh sách các bài học môn Ngữ văn 11 Cô Thúy Nhàn:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvfv6Y8G4nfXsmStA5h2lH40
▶ Danh sách các bài học môn Toán học 11 Thầy Lê Thành Đạt:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvf9RkJKYmFC70RxaehPB9R5
▶ Danh sách các bài học môn Lịch sử 11 Cô Nguyễn Thúy Hảo:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvcIgv2zNqM5mPloRzjysNtq
▶ Danh sách các bài học môn Vật lý 11 Cô Nguyễn Quyên:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkveJma7LrKfrwgsQOKG3i7Gj
▶ Danh sách các bài học môn Tiếng anh 11 Cô Lê Mai Anh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvfVYAG6C0ZGRcMZu15RWFdX
▶ Danh sách các bài học môn Hoá học 11 Cô Nguyễn Thị Nhàn:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvcGIFqgvJwjkEjqHTlWtm89
▶ Danh sách các bài học môn Địa lý 11 Cô Vũ Thị Hiên:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkveSbylqMnQxFhf3Z6JIzoSu
▶ Danh sách các bài học môn Hóa học 11 Cô Nguyễn Nhàn:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvfYfen9Bs_S0zb6jONvFmAS

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button