Giáo Dục

Danh sách các thể thơ thường gặp và cách đơn giản để nhận biết

các thể thơ thường gặp và cách đơn giản để nhận biết là tuyển tập những nội dung liên quan đến toàn bộ các thể thơ được sử dụng phổ biến nhất. Thông qua bài viết này bạn sẽ có được hình dung cơ bản nhất về các thể thơ. Cũng nư phân biệt được chính xác thể thơ. Việc phân biệt được sự giống và khác nhau giữa các bài thơ. Các đặc điểm liên quan đến thể thơ sẽ giúp bạn thuận tiện trong việc cảm nhận và phân tích thơ chính xác hơn.

Nội Dung

Đường luật là một trong những thể thơ được sử dụng nhiều trong thơ văn xưa. Đây là một thể thơ được xây dựng dựa trên cơ sở tiếp thu từ Trung Quốc. Với thể thơ này ta có thể thấy được có những quy định chặt chẽ về luật thơ.

1. Số câu trong bài. Thể thơ Đường luật có số câu trong bài được quy định rõ. Với thể thất ngôn bát cú thì mỗi bài sẽ có 8 câu, còn thể thất ngôn tứ tuyệt thì mỗi bài có 4 câu.

2. Số chữ trong câu: Đối với thể ngũ ngôn mỗi câu 5 chữ, thất ngôn mỗi câu 7 chữ.

3. Vần của các bài thơ được viết theo thể đường luật là vần chân túc là vần ở cuối câu thơ.

Để nắm rõ các đặc trưng này và cách vận dụng các yêu cầu về niêm luật trong thơ ca bạn có thể tham khảo bài thơ Mộ của Hồ Chí Minh. Đây là một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt.

“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ,
Cô vân mạn mạn độ thiên không,
Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,
Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng”

Còn đối với thể thất ngôn bát cú bạn có thể tham khảo bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến

Xem Thêm :  100 đề tài sáng kiến kinh nghiệm mầm non hay nhất 2022

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối, ôm cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

Danh sách các thể thơ thường gặp và cách đơn giản để nhận biết

Lục bát là một thể thơ dân tộc được sử dụng phổ biến trong thơ ca Việt Nam. Với thể thơ này bạn có thể căn cứ vào một số dấu hiệu như sau:

1. Số câu và số chữ: Mỗi cặp gồm có hai câu thơ, câu trên là câu sáu, còn câu dưới là câu tám gộp chung thành một cặp lục bát. Còn số lượng các cặp lục bát trong bài thì không hạn chế. Tuy nhiên bạn cũng cần phải phân biệt thể thơ lục bát với thể song thất lục bát. Bởi thể này cũng có cặp lục bát nhưng đi kèm với nó là 2 câu 7 chữ. Chẳng hạn như bài Chinh phụ ngâm:

Trống Trường Thành lung lay bóng nguyệt
Khói Cam Tuyền mờ mịt khúc mây
Chín tầng gươm báu trao tay
Nửa đêm truyền hịch đợi ngày xuất chinh

2. Gieo vần chủ yếu là vần lưng: Tức là vần ở giữa câu thơ, chữ cuối của câu 6 thường bắt vần với chữ thứ 6 của câu 8 và chữ thứ 8 của câu 8 bắt vần với chữ thứ 6 ở câu 6 tiếp theo.

Xem thêm: Các bài thơ lục bát hay nhất mọi thời đại

Đây cũng là một thể thơ dân tộc với phần luật cũng khá tương tự với thể thơ lục bát. Cụ thể:

1. Số chữ, số câu: Thể thơ này mỗi khổ có 4 câu: gồm 2 câu 7 chữ gọi là song thất, và một cặp lục bát. Mỗi bài thơ có thể gồm nhiều khổ song thất lục bát và số lượng khô rhtow cũng không hạn định.

Xem Thêm :  Luyện chữ đẹp: Mẫu chữ hoa sáng tạo dễ viết, chữ cách điệu, chữ nghệ thuật

2. Gieo vần chủ yếu là cả vần chân và vần lưng.

Để bạn hiểu thêm về thể thơ này chúng tôi sẽ lấy bài thơ Chinh phụ ngâm làm ví dụ:

Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước,
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?

Đèn có biết, dường bằng chẳng biết,
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương!

Danh sách các thể thơ thường gặp và cách đơn giản để nhận biết

Xem thêm: Các bài thơ Song thất lục bát hay và ý nghĩa nhất

Thể thơ tự do đơn giản trong việc sáng tác và cũng là một thể thơ dễ dàng nhận biết nhất. Bởi số câu, số chữ của nó không hạn chế, dài ngắn linh hoạt. Bên cạnh đó cũng có nhiều cách gieo vần như vần chân, vần liền, vần cách. Một ví dụ tiêu biểu cho thể thơ tự do như bài Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu.

Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
Của ong bướm này đây tuần trăng mật;
Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất;
Của yến anh này đây khúc tình si.
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi;
Mỗi sáng sớm, thần vui hằng gõ cửa;

Chẳng hạn như thể thơ 4 chữ, 5 chữ, 7 chữ, tám chữ… Đây là những thể thơ khá đơn giản trong việc nhận dạng các thể thơ. Bởi nó có các câu thơ được viết tiếp nối với nhau tạo thành một bài thơ. Bên cạnh đó một dấu hiệu đơn giản chính là tên gọi của thể thơ đúng với số chữ trong một câu thơ. Và để phân biệt các thể thơ này bạn chỉ cần nắm rõ và phân biệt được nó với một số thể thơ đường luật.

Xem Thêm :  Bài thơ: tràng giang (huy cận

Ví dụ về bài thơ 5 chữ hay đó là bài Sóng của nhà thơ Xuân Quỳnh.

Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể

Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ

Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?

Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau

Danh sách các thể thơ thường gặp và cách đơn giản để nhận biết

Trên đây là danh sách các thể thơ thường gặp và cách đơn giản để nhận biết mà chúng tôi đã tuyển chọn và chia sẻ với bạn. Thông qua đó bạn sẽ có được hình dung cơ bản nhất về các thể thơ và một số sáng tác tiêu biểu. Khi đã nắm rõ được luật thơ bạn cũng có thể vận dụng để sáng tác thơ văn của mình. Hy vọng các kiến thúc chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ đặc biệt hữu ích dành cho bạn. Và đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi để cùng cảm nhận bạn nhé!


Cách xác định thể thơ chính xác 100%| Học Văn Thầy Lượng


HọcVănThầyLượng
Cách xác định thể thơ chính xác 100%| Học Văn Thầy Lượng
===========O=O=O============
Học Văn Thầy Lượng cung cấp rất nhiều những video bài giảng, tài liệu phục vụ học tập và luyện thi, đặc biệt là thi THPT Quốc Gia môn Ngữ Văn. Ngoài ra, còn rất nhiều các video giải trí thú vị và hấp dẫn khác.
Hãy đăng ký kênh để nhận được thông báo khi tôi xuất bản video mới nha các bạn!
===========O=O=O============
Kết nối với Học Văn Thầy Lượng theo các cách sau đây:
Hotline: (Cập nhật)
Website: (Cập nhật)
Fanpage facebook: https://www.facebook.com/H%E1%BB%8DcV%C4%83nOnline104119498022691
Instagram: https://www.instagram.com/thaytienluongvlog1989/
Messenger: https://www.messenger.com/t/1564573033640121/
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCHGWSWwthYmMdMsFyYDGz4g?sub_confirmation=1

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button