Giáo Dục

Soạn bài đi đường của hồ chí minh- chuyên mục soạn văn lớp 8

soạn bài đi đường

Hướng dẫn

ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN

A.YÊU CẦU

-Hiểu được ý nghĩa của bài thơ: từ việc đi đường gian lao mà nói lên bài học đường đời, đường cách mạng – vượt qua gian lao chổng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang..

-Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật của bài thơ tứ tuyệt: rất bình dị, tự nhiên mà chặt chẽ, mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc.

B.GỢI Ý TRẢ LỜI CÂU HÒI, BÀI TẬP

Câu hỏi 1. Đọc kĩ các phần phiên âm, dịch nghĩa, dịch thơ, chú thích để hiểu rõ nghĩa các câu thơ.

Gợi ý

Bài thơ dịch tốt, giữ được ý sát với nguyên bản. Tuy nhiên văn có chổ chưa được như nguyên tác:

-Nguyên tác là thể thơ thất ngôn, bản dịch thơ là thể thơ lục bát. Thể lục bát có phần mềm mại, uyển chuyển, tự nhiên nhưng lại làm mất đi cái vẻ gân guốc, cứng rắn của thể thất ngôn.

-Câu đầu của ban dịch thơ Đi đường mới biết gian lao khống giữ được điệp ngữ như nguyên bản: Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan (Có đi đường mới biết đường đi khó). Do đó, hiệu quả thẩm mĩ giảm đi ít nhiều.

-Trùng san (trong Trùng san đăng đáo cao phong hậu) nghĩa là hết dãy núi này lại đến dày núi khác nhưng dịch là núi cao thì chưa thật sát.

Câu hỏi 2. Tìm hiểu kết cấu bài thơ. (Gợi ý: dựa vào mô hình kết cấu bài tứ tuyệt Đường luật – khai, thừa, chuyển, hợp – đã được biết ở lớp dưới; chú ý mối liên hệ lô-gíc giữa các câu thơ và vị trí của câu thứ ba.)

Xem Thêm :  Biểu cảm về cây xoài ❤️️ 15 bài văn mẫu ngắn hay nhất

Gợi ý

Bài thơ được kết cấu theo mô hình thơ Đường luật, cụ thể có bốn phần: khai (mở), thừa (nâng cao, triển khai ý câu khai, chuyên (chuyển ý), hợp (tổng hợp). Bốn phổn tương ứng với bốn câu trong bài thơ này:

Câu thứ nhất: Có đi đường mới biết đường đi khó.

Câu thứ hai: Hết lớp núi này lại tiếp lớp núi khác,

Câu thứ ba: Khi đã vượt hết các lớp núi lên đến đỉnh cao chót vót.

Câu thứ tư: Muôn dặm nước non thu cả vào tầm mắt.

Bài thơ có hai lớp nghĩa: nghĩa đen ở bề nổi và nghĩa bóng ở chiều sâu.

Câu thứ ba có vị trí quan trọng, nó kết thúc việc nói về những gian khổ của người đi đường, chuẩn bị chuyển sang ý mới: khẳng định niềm vui khi lên đến đỉnh cao thì sẽ hưởng hạnh phúc.

Câu hỏi 3. Việc sử dụng các điệp ngữ trong bài thơ (cả ờ chữ Hán và bản dịch thơ) có hiệu quà nghệ thuật như thế nào?

Gợi ý

Trong bản phiên âm chữ Hán, bài thơ có các điệp ngữ như “tẩu lộ”, “trùng san”; trong bản dịch thơ có điệp ngữ “núi cao”. “Tẩu lộ” được lặp lại nhằm làm nổi bật ý thơ: đi đường, đặc biệt là đi bộ đường núi thật là gian lao, khổ ải. Ai từng trải qua, từng chiêm nghiêm thì sẽ thấm thìa được điều ấy. Sự lặp lại đã tạo cho câu thơ một giọng điệu đầy suy ngẫm, nhiều cảm xúc và gợi ra ý nghĩa sâu xa vượt ra ngoài chuyện đi bộ đường núi. “Trùng san”, “núi cao rồi lại núi cao” miêu tả cái khó khàn, nỗi gian lao cứ nối tiếp nhau, chồng chất, gần như bất tận. Câu thơ cũng vì thế mà gợi được ý nghĩa sâu xa ; con đường đòi, con đường cách mạng cùng nhiều gian khổ và lâu dài.

Xem Thêm :  Phân biệt ông bụt, ông tiên và ông phật

Câu hỏi 4. Phản tích câu 2 và câu 4 để làm rõ nỗi gian lao của người đi đường núi và nỗi vui sướng của người đứng trên cao ngắm cảnh. Hai câu thơ này, ngọài ý nghĩa miêu tả, còn ngụ ý gi nữa không?

Gợi ý

Câu thơ thứ hai miêu tả cái khó khăn vất vả triền miên của người đi bộ đường núi. Nghệ thuật điệp ngữ trùng san (lớp núi) và chữ hữu (lại) đà góp phần làm nổi bật, nhấn mạnh và làm sâu sắc ý thơ. Câu thơ dường như thấp thoáng có bóng dáng nhân vật trữ tình – người tù cách mạng Hồ Chí Minh. Người đã từng trải qua bao lần chuyển lao bằng đường núi đầy khổ ải. Từ sự thấm thìa vể nỗi gian lao triển miên của người đi đường núi, Người suy ngẫm về con đường cách mạng, con đường đời.

Trong thơ Đường, câu chuyển thường có vị trí riêng, nổi bật, nhiều khi vút lên bất ngờ làm chuyển cả mạch thơ. Câu thứ ba trong bài thơ là câu bản bề, nối tiếp hai phần nội dung của bài thơ. Hai câu thơ đẩu là nồi gian lao của việc đi đường, sự tiếp nối trùng điệp của núi non, đến câu thứ ba, mạch thơ đã chuyển sang một hướng khác: mọi gian lao đã kết thúc, đã lùi lại phía sau, người đi dường đà lên đến đỉnh núi cao. Trèo lên đến đỉnh núi cao chót vót (đăng đáo cao phong hậu) là lúc gian lao nhất đồng thời cũng là lúc khó khăn kết thúc, người đi đường dứng ở đỉnh núi cao tột cùng, tha hồ thưởng ngoạn phong cảnh núi non bao la hùng vĩ đang trải ra trước mắt. Như vậy, nỗi gian lao của người đi đường núi dù có chổng chất, triền miên nhưng không phải là vô tận, và cuộc hành trình vô vàn gian nan ấy không phải là vỏ nghĩa. Câu thơ còn một ý nghĩa triết lí sâu xa: đường đời (sự nghiệp cách mạng) có nhiều khó khăn, vất vả nhưng khi đã quyết tâm vượt qua nó thì sẽ có được niểm vui, niềm hạnh phúc to lớn.

Xem Thêm :  Nghị luận về tính trung thực của con người

Câu hỏi 5. Theo em, đây có phải là bài thơ tả cảnh, kể chuyện không? Vì sao? Hãy nêu vắn tắt nội dung ý nghĩa bài thơ.

Gợi ý

Bài thơ mượn việc miêu tả cảnh núi non, kể chuyện đi đường núi nhưng thực ra đây là bài thơ có dụng ý nêu lèn một chân lí về con đường đấu tranh cách mạng.

Bài thơ có hai lớp nghĩa. Lớp nghĩa nổi nói vé viộc đi đường núi: người đi đường phải khó khăn vượt qua nhiều lớp núi này đến lớp núi khác, nhưng lên tới đỉnh cao thì thu được muôn trùng núi sông vào trong tầm mắt. Lớp nghĩa chìm có ý nghĩa triết lí nói về con đường đấu tranh cách mạng.


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button