Giáo Dục

Danh sách các thành phố trực thuộc trung ương ở việt nam ), municipalities of vietnam

Tính đến cuối năm 2020, Việt Nam hiện có 5 thành phố trực thuộc trung ương gồm: Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Trong đó, Hà Nội là thủ đô Việt Nam và TP.HCM là đô thị loại đặc biệt trung tâm cấp quốc gia. Trong bài viết dưới đây, Invert sẽ cùng bạn điểm qua những nét đáng chú ý về các tỉnh thành phố trực thuộc Trung Ương này nhé!

Dự kiến năm 2021, Bình Dương trở thành thành phố trực thuộc trung ương thứ 6 của Việt Nam. Năm 2022 thì đến Bắc Ninh, tiếp đó là Quảng Ninh, Lâm Đồng. Riêng 2 trường hợp Thừa Thiên Huế và Khánh Hòa đã có quyết định của Bộ Chính trị xây dựng thành phố trực thuộc trung ương. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa đủ điều kiện.

1. Thành phố trực thuộc trung ương Hà Nội

Thành phố trực thuộc trung ương Tp.Hà Nội
Thành phố trực thuộc trung ương Tp.Hà Nội

Hà Nội là thành phố trực thuộc trung ương có diện tích rộng nhất cả nước nhờ mở rộng địa giới hành chính gồm thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn (Hòa Bình) năm 2008. 

Đến nay, diện tích tự nhiên của Hà Nội đã được nâng lên rộng gấp 3 lần và trở thành 1 trong 17 thủ đô có diện tích rộng nhất thế giới. Hà Nội là thủ đô gắn liền với sự thăng trầm qua các triều đại vua chúa Việt Nam. Do đó, thành phố Hà Nội mang đậm những nét văn hóa truyền thống và tồn tại nhiều di tích lịch sử, văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. 

Thành phố Hà Nội đóng vai trò là cơ quan đầu não và là bộ máy chính trị của cả nước. Nhưng nó cũng là một trong các thành phố có mức ô nhiễm đáng báo động, thậm chí nhiều ngày mức độ ô nhiễm không khí nặng nề nhất thế giới.

Các chỉ số của TP.Hà Nội (cập nhật năm 2020):

Đặc điểm
Số liệu

Diện tích
3.358,90 (km2)

Dân số
khoảng 8 triệu người

Mật độ dân số
2398 (người/km2)

Mật độ giao thông
105,2 xe/km

Số quận
12

Số huyện
17

Thị xã
1 (TX. Sơn Tây)

Xếp loại đô thị
Loại đặc biệt

2. Thành phố Hải Phòng

Thành phố Hải Phòng
Thành phố Hải Phòng

Xem Thêm :  Em hãy tả quang cảnh một phiên chợ theo tưởng tượng của em (11 mẫu)

Hải Phòng là thành phố cảng quan trọng, cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam. Đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, trung tâm công nghiệp, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của Vùng duyên hải Bắc Bộ.

Với diện tích tự nhiên toàn thành phố là 1.519 km2, lớn thứ hai miền bắc sau Hà Nội. Hải Phòng là một trong năm thành phố trực thuộc trung ương, thuộc đô thị loại I, trung tâm cấp vùng và cấp quốc gia cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ

Không chỉ đóng vai trò là thành phố cảng có vị trí kinh tế, quân sự lớn nhất miền Bắc, Hải Phòng còn là một trong những thành phố có tiềm năng du lịch rất lớn với nhiều nét hấp dẫn về kiến trúc truyền thống, kiến trúc tân cổ điển Pháp trên các khu phố cổ. Đặc biệt, nơi đây còn đang sở hữu một khu dự trữ sinh quyển thế giời của UNESCO tại quần đảo Cát Bà.

Các chỉ số của TP.Hải Phòng (cập nhật năm 2020)

Đặc điểm

Số liệu

Diện tích

1.563,7 (km2)

Dân số

2 triệu người

Mật độ dân số

1.289 (người/km2)

Số quận

7

Số huyện

8

Thị xã

0

Xếp loại đô thị

Loại 1

3. Thành phố Đà Nẵng

Cảng Liên Chiểu - Thành phố Đà Nẵng
Cảng Liên Chiểu – Thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng (thành phố trực thuộc trung ương miền Trung) là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam. Đà Nẵng là thành phố có diện tích nhỏ nhất Nơi đây được xem là trung tâm kinh tế, chính trị, du lịch, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ của Miền Trung – Tây Nguyên và cả nước. Đà Nẵng là thành phố trực thuộc trung ương có diện tích nhỏ nhất.

Với vị trí trung độ của Việt Nam, Đà Nẵng đóng vai trò là đầu mối về kinh tế, xã hội và quốc phòng an ninh quan trọng. Đặc biệt, nơi đây lá điểm nút giao thông chiến lược về đường bộ, đường hàng không, đường sắt, đường biển của cả nước. Đà Nẵng có hơn một triệu dân, 2 đơn vị hành chính cấp huyện, và 6 quận gồm: Cẩm Lệ, Hải Châu, Liên Chiểu, Ngũ Hành Sơn, Sơn Trà, Thanh Khê và hai huyện Hòa Vang, Hoàng Sa.

Bên cạnh đó, Đà Nẵng cũng là thành phố có hệ thống cảng biển lớn ở miền Trung, và là thương cảng lớn thứ ba cả nước, có thể tiếp nhận các tàu lớn có trọng tải đến 28.000 tấn và dài 220 m. Năm 2018, Đà Nẵng được chọn đại diện cho Việt Nam lọt vào Top 10 Địa điểm Tốt nhất để Sống ở Nước ngoài do Tạp chí Du lịch Live and Invest Overseas (LIO) bình chọn.

Xem Thêm :  Hướng dẫn cách dùng cấu trúc forget đơn giản, dễ hiểu

Các chỉ số của TP. Đà Nẵng (cập nhật năm 2020):

Đặc điểm

Số liệu

Tên thành phố

Đà Nẵng

Diện tích

1.285 (km2)

Dân số

1,2 triệu người

Mật độ dân số

828 (người/km2)

Số quận

6

Số huyện

2

Thị xã

0

Xếp loại đô thị

Loại I

4. Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh (tên gọi cũ: Sài Gòn) là thành phố lớn nhất Việt Nam, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và giáo dục bật nhất cả nước, có vị trí nằm trong vùng chuyển tiếp giữa Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.

TP.HCM gồm có 19 quận và 5 huyện với tổng diện tích hơn 2.000km2. Hiện nay, thành phố có hơn 8,8 triệu người đang sinh sống và làm việc. Chính vì dân số tăng nhanh nên nhu cầu nhà ở, vấn nạn giao thông, triều cường gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống trong quá trình đô thị hóa. Hiện nay Tp.HCM là thành phố trực thuộc trung ương được xếp loại đô thị đặc biệt của Việt Nam, cùng với thủ đô Hà Nội.  Xem thêm: Bản đồ TP HCM năm 2020

Các chỉ số của TP. Hồ Chí Minh (cập nhật năm 2020):

Đặc điểm

Số liệu

Tên thành phố

Hồ Chí Minh

Diện tích

2.095 (km2)

Dân số

8,8 triệu người

Mật độ dân số

4.268 (người/km2)

Số quận

19

Số huyện

5

Thị xã

 0

Xếp loại đô thị

Loại đặc biệt

5. Thành phố Cần Thơ

Chợ nổi Cái Răng - Tp.Cần Thơ
Chợ nổi Cái Răng – TP.Cần Thơ

Cần Thơ là thành phố trực thuộc trung ương, thuộc đô thị loại I nằm ở trung tâm vùng đồng bằng sông Cửu Long; là thành phố hiện đại và phát triển nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long; đồng thời là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, y tế giáo dục trọng điểm của vùng. Thành phố có hệ thống sông ngòi chằng chịt, diện tích vườn cây ăn trái và đồng ruộng rộng lớn, nổi tiếng với Bến Ninh Kiều, Chợ nổi Cái Răng một nét sinh hoạt đặc trưng văn hóa Nam Bộ. 

Theo quy hoạch đến năm 2025, thành phố này sẽ chính thức trở thành trung tâm công nghiệp, thương ại, dịch vụ, giáo dục và khoa học công nghệ của vùng đồng bằng sông Cửu Long; đồng thời cũng chính là cửa ngõ thông thương của sông Mekong và vận tải quốc tế.

Các chỉ số của thành phố Cần Thơ (cập nhật năm 2020):

Đặc điểm

Số liệu

Tên thành phố

Cần Thơ

Diện tích

1.339,2(km2)

Dân số

1.2 triệu người

Mật độ dân số

885 (người/km2)

Số quận

5

Số huyện

4

Thị xã

0

Xếp loại đô thị

Loại I

6. Thành phố trực thuộc trung ương là gì?

Thành phố trực thuộc trung ương là là một đơn vị hành chính tương đương cấp tỉnh của Việt Nam. Đây là các thành phố nằm dưới sự quản lý của Trung ương (Nhà nước), không giống như thành phố trực thuộc tỉnh chỉ tương đương cấp huyện.

Xem Thêm :  Thì tương lai gần (near future) - kiến thức a-z

Các thành phố này là đô thị loại I được xác định là các đô thị trung tâm cấp quốc gia, là động lực phát triển cho cả quốc gia chứ không còn nằm bó hẹp trong một tỉnh, hay một vùng.

Các đơn vị hành chính trực thuộc của thành phố TTTW là đơn vị hành chính cấp huyện (ở nông thôn) và quận, thị xã (ở đô thị). Dưới cấp quận là phường, dưới huyện là các xã, thị trấn, dưới thị xã là các xã, phường.

7. Điều kiện của thành phố trực thuộc trung ương là gì?

Theo Điều 4 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 về tiêu chuẩn như sau: diện tích trên 1.500 km2; quy mô dân số đạt từ 1,5 triệu dân trở lên;

Được công nhận là đô thị loại loại I; hoặc khu vực dự kiến thành lập thành phố trực thuộc trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại loại I hoặc đặc biệt;

Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế – xã hội đạt quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này;  đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc từ 11 đơn vị trở lên; Đồng thời tỷ lệ số quận trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 60% trở lên


5 thành phố trực thuộc trung ương là: Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ


5 thành phố trực thuộc trung ương là: Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ
Tham dự có ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban T.Ư MTTQ VN; bà Đặng Thị Ngọc Thịnh, Ủy viên Ban Chấp hành T.Ư Đảng, Phó chủ tịch nước và lãnh đạo 5 TP.

Các bạn đừng quên đăng ký kênh để cập nhật những video mới nhất nhé: https://goo.gl/adX227
Hoặc theo dõi chúng tôi trên Facebook: https://goo.gl/TEWZrE
Trên Google plus: https://goo.gl/pGjA55

Nếu thấy hay các bạn đừng quên like, comment và share nhé!
Cám ơn các bạn đã ủng hộ và theo dõi kênh của chúng tôi.
Hẹn gặp lại các bạn trong các clip sau. Thân ái!

Copyright Disclaimer Under Section 107 of the Copyright Act 1976, allowance is made for ‘fair use’ for purposes such as criticism, comment, news reporting, teaching, scholarship, and research. Fair use is a use permitted by copyright statute that might otherwise be infringing. Nonprofit, educational or personal use tips the balance in favor of fair use’
Source:
Category: News \u0026 Politics
License: Creative Commons Attribution license (reuse allowed)

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button