Kiến Thức Chung

Nhất Nam Cốt Vương Thang “khắc tinh” của bệnh xương khớp

Điều trị xương khớp hiệu quả, an toàn bằng bài thuốc bí truyền từ Thái Y Viện triều Nguyễn duy nhất tại Nhất Nam Y Viện

Bệnh xương khớp là gì? Các bệnh về xương khớp thường gặp

Trong những năm gần đây, bệnh xương khớp không chỉ xuất hiện ở người già mà đang có xu hướng gia tăng ở người trẻ. Nếu không chữa trị sớm và đúng cách, bệnh nhân có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm, thậm chí là bại liệt suốt đời. Với những thông tin dưới đây, người bệnh có thể hiểu rõ hơn về cách điều trị hiệu quả, an toàn, lành tính bằng bài thuốc bí truyền từ Thái Y Viện triều Nguyễn của Nhất Nam Y Viện.

Bệnh xương khớp là gì? Các bệnh về xương khớp thường gặp

Bệnh xương khớp là nhóm các bệnh lý liên quan tới hệ thống cơ – xương khớp trong cơ thể. Tiến sĩ, Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân Anh, Giám đốc phụ trách chuyên môn Nhất Nam Y Viện, Nguyên Trưởng khoa Nội Bệnh viện YHCT Trung ương cho biết, trong những năm gần đây, số người mắc bệnh về xương khớp đang ngày càng tăng cao. Điều đáng báo động là bệnh đang có xu hướng gia tăng ở người trẻ. Trong đó, một số bệnh về xương khớp phổ biến như thoái hóa khớp, viêm khớp, thoát vị đĩa đệm…

  • Thoái hóa khớp:

    Bệnh xảy ra do sự bào mòn sụn khớp, đĩa đệm, lượng dịch nhầy ít đi, không đủ bôi trơn khiến khớp bị khô, đau nhức. Bệnh thường diễn ra ở các vị trí như: khớp gối, cột sống cổ, khớp háng…

  • Viêm khớp:

     Là tình trạng sụn khớp mòn, vỡ hoặc viêm nhiễm. Bệnh thường xảy ra ở khớp gối, háng, cổ tay, ngón tay…

  • Thoát vị đĩa đệm:

    Là tình trạng lớp bao xơ bên ngoài của đĩa đệm khi lão hóa hoặc thoái hóa sẽ rách ra, khối nhân nhầy thoát ra ngoài chèn ép vào tủy sống hoặc rễ thần kinh gây ra những cơn đau dữ dội. Tùy vị trí cột sống bị thoát vị mà tên gọi của bệnh cũng khác nhau, thông thường có hai dạng chính là thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và cổ.

  • Viêm khớp dạng thấp (thấp khớp)

    : là bệnh viêm mãn tính, xảy ra khi hệ thống miễn dịch nhầm lẫn tấn công các mô cơ. Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến niêm mạc của các khớp, gây sưng đau.

  • Loãng xương:

    Là hiện tượng xương bị bào mòn và yếu dần, dễ bị tổn thương và gãy.

  • Đau dây thần kinh tọa:

    Hiện tượng đau từ vùng thắt lưng kéo xuống bàn chân xảy ra khi thần kinh tọa bị tổn thương.

  • Ngoài ra, mọi người thường dễ mắc một số bệnh xương khớp như vôi hóa cột sống, khô khớp, đau vai gáy…

Xem Thêm :  10 phim Nhật Bản hay 2021 đang gây bão màn ảnh tháng 8 này

Nguyên nhân gây ra bệnh xương khớp phổ biến nhất hiện nay

Theo Tiến sĩ, Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân Anh, bệnh xương khớp xảy ra do một số nguyên nhân sau đây:

  • Hậu quả của tuổi tác:

    Tuổi càng cao thì sự mài mòn của các khớp theo thời gian càng lớn, hiện tượng lão hóa diễn ra dẫn đến các chức năng của cơ thể giảm,lượng máu để nuôi các vùng khớp giảm sút đáng kể thiếu dưỡng chất. Đặc biệt, ở người cao tuổi, việc suy giảm chức năng tác động đến hệ thống xương khớp gây

  • Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt không đầy đủ:

    Người bệnh ăn uống không đủ chất, dẫn đến thiếu hụt canxi và dinh dưỡng nuôi xương khớp.

  • Đau xương khớp do vận động:

    Những người làm công việc nặng, hoặc tập thể thao quá sức tạo áp lực và gây tổn thương xương khớp.

  • Bệnh theo giới tính:

    Theo thống kê, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh xương khớp thường cao hơn nam giới.

  • Do bẩm sinh:

    Nhiều người sinh ra đã có cấu tạo dây chằng lỏng lẻo, trục khớp không cân xứng…

  • Do chấn thương:

    Xương khớp bị tổn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động hoặc chấn thương trong quá trình luyện tập thể thao.

  • Rối loạn chuyển hóa:

    Thiếu máu ở vùng cột sống, rối loạn tuần hoàn hoặc sự kéo giãn dây thần kinh quá mức gây rối loạn chức năng của các dây thần kinh, khiến gân cơ co rút, đau cục bộ.

  • Do nhiễm vi khuẩn, virus:

    Nhiều người bị đau nhức xương khớp (nhất là thấp khớp) sau khi mắc các bệnh viêm họng, viêm xoang do nhiễm khuẩn.

  • Thừa cân, béo phì:

    Trọng lượng cơ thể lớn gây áp lực lên xương khớp, lâu ngày dẫn tới tổn thương.

  • Do di truyền

    : Những người sinh ra trong gia đình có cha mẹ, ông bà mắc bệnh xương khớp thì có nguy cơ bị bệnh cao hơn bình thường.

Triệu chứng bệnh xương khớp và biến chứng

Tùy vào căn bệnh xương khớp, vị trí mà người bệnh thường có những dấu hiệu như sau:

  • Người bệnh có hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng khi ngủ dậy.

  • Đau nhức tại vùng xương, khớp bị tổn thương. Tùy theo mức độ bệnh mà cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội, có khi nhói như điện giật.

  • Cơn đau tăng khi vận động hoặc di chuyển, giảm khi nghỉ ngơi và massage.

  • Cơn đau lan sang vùng xung quanh, gây ra nhức mỏi.

  • Sưng đỏ, nóng vùng khớp bị viêm hoặc tổn thương.

  • Tê bì tay chân, vận động khó khăn.

  • Những bệnh nhân bị thoái hóa cột sống có thể bị thiếu máu não, rối loạn tuần hoàn não.

  • Một số người bệnh có biểu hiện thay đổi dáng đi.

  • Triệu chứng khác: Mệt mỏi, sốt nhẹ, chóng mặt….

Trước những dấu hiệu này, bệnh xương khớp có nguy hiểm không? Tiến sĩ, Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân Anh cho biết:

Phương pháp điều trị xương khớp phổ biến

Theo Tiến sĩ, Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân Anh, nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, bệnh xương khớp có thể được cải thiện 80 – 90%. Hiện nay, có 3 cách chữa xương khớp phổ biến được nhiều người áp dụng gồm: Tây y, dân gian và Đông y. 

Xem Thêm :  Top 10 du thuyền 5 sao lớn nhất thế giới – du thuyền á châu

Chữa xương khớp bằng Tây y

Thuốc Tây y có ưu điểm giảm đau nhanh, tiện lợi sử dụng. Tuy nhiên, thuốc dễ gây ra các tác dụng phụ như gây nhờn thuốc, đau dạ dày, suy thận, chóng mặt, mệt mỏi… Do vậy, người bệnh khi dùng thuốc Tây y để điều trị bệnh xương khớp phải theo đúng liều lượng và chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

thuốc trị viêm khớp dạng thấp

Một số loại thuốc Tây y điều trị xương khớp có thể kể đến như:

  • Thuốc giảm đau như: hydrocodone, acetaminophen.

  • Thuốc chống viêm không chứa steroid có tác dụng vừa kiểm soát cơn đau, vừa khám viêm như: ibuprofen, salicylates.

  • Các loại kem bôi chứa tinh dầu bạc hà giúp giảm đau

  • Các loại thuốc ức chế miễn dịch như prednison, cortisone.

Chữa xương khớp bằng bài thuốc dân gian

Trong dân gian lưu truyền một số bài thuốc chữa xương khớp hiệu quả từ những dược liệu quen thuộc, dễ tìm mà mọi người có thể tham khảo như:

  • Chữa xương khớp bằng lá lốt

  • Chữa xương khớp bằng tinh bột nghệ

  • Chữa xương khớp bằng ngải cứu

  • Rượu tỏi chữa xương khớp

Chữa đau nhức xương khớp bằng mẹo dân gian có ưu điểm an toàn, lành tính, nguyên liệu rẻ, dễ kiếm và thực hiện đơn giản. Tuy nhiên, cách chữa này chỉ phù hợp với một số bệnh xương khớp ở giai đoạn nhẹ do sử dụng thảo dược đơn lẻ. Mặt khác, phương pháp này hiệu quả thấp, bệnh dễ tái phát và trở nặng.

Điều trị xương khớp hiệu quả, an toàn bằng bài thuốc bí truyền từ Thái Y Viện triều Nguyễn duy nhất tại Nhất Nam Y Viện

Trong những năm gần đây, chữa xương khớp bằng bài thuốc Đông y được xem là phương pháp an toàn được nhiều người lựa chọn hiện nay.

Theo Tiến sĩ, Bác sĩ CKII Nguyễn Thị Vân Anh, hướng điều trị của Đông y là tập trung vào loại bỏ các tác nhân gây bệnh từ bên trong cơ thể, đồng thời bồi bổ, tăng cường sức khỏe cho người bệnh.

Nhằm mang đến giải pháp điều trị xương khớp hiệu quả, đội ngũ chuyên gia hàng đầu về Y học cổ truyền của Nhất Nam Y Viện đã dành nhiều năm phục dụng, nghiên cứu và hoàn thiện để cho ra đời bài thuốc Nhất Nam Cốt Vương Thang – bài thuốc bí truyền từ Thái Y Viện triều Nguyễn giúp phòng ngừa và đẩy lùi các bệnh xương khớp, giúp các khớp hoạt động trơn tru và bền bỉ đồng thời tăng cường chức năng thận, bồi bổ thận khí một cách “hoàn hảo”.

Bài thuốc Nhất Nam Cốt Vương Thang là sự kết hợp hoàn hảo của 3 chế phẩm nhỏ được chiết xuất từ những dược liệu tự nhiên quý hiếm có tác dụng tốt trong hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp.

THÀNH PHẦN BÀI THUỐC NHẤT NAM CỐT VƯƠNG THANG CHỮA THOÁI HÓA KHỚP CỦA NHẤT NAM Y VIỆN

Bổ Can Tiêu Độc
Thành phần: Bồ công anh, Kim ngân hoa, Hồng hoa, Ké đầu ngựa, Đơn đỏ, Nhân trần….
Công dụng: Giải độc, tiêu viêm, trị đau nhức cơ mỏi xương – khớp, giảm sưng đau, phù nề, Mát gan, thanh nhiệt, trị đi tiểu buốt, tiểu rắt….
Thấp diệu phương
Thành phần: Khương hoạt, Độc hoạt, Phòng phong, Thiên nhiên kiện, Ngưu tất, Mộc qua…
Công dụng: Trừ thấp, bổ thận, hành khí, hoạt huyết. Trị các chứng sưng tê, nhức, mỏi cơ, đau dây thần kinh do lạnh, thấp trệ….
Dưỡng cốt bổ thận
Thành phần: Hầu vĩ tóc, Hải phong đằng, Cẩu tích, Tục đoạn, Đỗ trọng, Ba kích, Xuyên
khung….
Công dụng: Bổ thận, bổ khí huyết, trị chứng đau nhức, mỏi cơ – xương – khớp do phong – thấp – nhiệt, đau mỏi ngang lưng, tiểu tiện nhiều lần trong ngày.

Xem Thêm :  Trắc nghiệm Địa Lí 11 Bài 8 Tiết 1 (có đáp án): Tự nhiên, dân cư và xã hội

Sau nhiều năm áp dụng vào điều trị cho người bệnh, bài thuốc Nhất Nam Cốt Vương Thang của Nhất Nam Y Viện sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật như:

  • Cơ chế điều trị bệnh trên nguyên lý y học cổ truyền vừa giúp loại bỏ bệnh từ gốc rễ vừa bồi bổ cơ thể, tăng cường sức đề kháng, hạn chế các triệu chứng bệnh tái phát.

  • Nhất Nam Cốt Vương Thang sử dụng 100% dược liệu quý được nuôi trồng và khai thác theo chuẩn GACP – WHO tại Nhất Nam Y Viện nên đảm bảo an toàn tuyệt đối.

  • Trong quá trình áp dụng vào điều trị cho người bệnh, các chuyên gia, bác sĩ của Nhất Nam Y viện đã chọn lọc, gia giảm các loại thảo dược theo tỷ lệ vàng phù hợp với cơ địa của người bệnh. 

  • Nhất Nam Cốt Vương Thang

    an toàn, không trộn tân dược, không tác dụng phụ, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.

  • Bài thuốc được tối ưu dạng cao giúp việc sử dụng dễ dàng hơn, chỉ cần pha thuốc với nước ấm là có thể dùng.

Nhờ những ưu điểm vượt trội này, trong những năm qua, Nhất Nam Cốt Vương Thang của Nhất Nam Y Viện được đông đảo bệnh nhân tin tưởng lựa chọn trong điều trị dứt điểm bệnh xương khớp.

Nhất Nam Y Viện đẩy mạnh đầu tư phát triển nguồn dược liệu sạch đạt chuẩn GACP – WHO

Có gì đặc biệt trong bài thuốc Nhất Nam Cốt Vương Thang của Nhất Nam Y Viện.

Bài tập tại nhà hỗ trợ điều trị xương khớp

Ngoài việc sử dụng Nhất Nam Cốt Vương Thang, luyện tập thể dục thường xuyên và đúng cách giúp người bệnh bớt co cứng cơ, vận động linh hoạt và hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả. Dưới đây là một số bài tập đơn giản nhưng hiệu quả dành cho người bệnh xương khớp:

  • Đi bộ: Bệnh nhân nên đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày 20 – 30 phút, giúp khớp vận động linh hoạt. Tuy nhiên, những người bị thoái hóa khớp hoặc viêm khớp gối nặng hoặc có vấn đề ở mắt cá chân thì không nên đi bộ.

  • Bài tập yoga tư thế con mèo

  • Bài tập gập gối

  • Bài tập tư thế vặn mình

  • Bơi lội, tập dưỡng sinh, tập sức mạnh của từng nhóm cơ….

Nếu có bất cứ thắc mắc gì về việc điều trị bệnh xương khớp cũng như bài thuốc Nhất Nam Cốt Vương Thang, độc giả vui lòng liên hệ với Nhất Nam Y Viện để được giải đáp và tư vấn chi tiết. Là đơn vị uy tín hàng đầu, hiện Nhất Nam Y Viện đang là một trong những đơn vị có số lượng bệnh nhân đông đảo nhất cả nước hiện nay.

 

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Xem Thêm :   Triệu Đà – Kẻ Xâm Lược Hay Vị Vua Có Công Của Việt Nam?

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Related Articles

Back to top button