Kiến Thức Chung

Hành cung Vũ Lâm: Điểm đến in đậm dấu ấn lịch sử trên đất Ninh Bình

Nằm trong khu vực Di sản Văn hóa và Thiên nhiên Thế giới Quần thể Danh thắng Tràng An, Hành cung Vũ Lâm là nơi các Vua nhà Trần lập căn cứ địa để củng cố lực lượng, phản công đánh tan quân xâm lược Mông – Nguyên.

Di tích Hành cung Vũ Lâm hiện nay phân bố rộng khắp trong 4 xã: Ninh Hải, Ninh Thắng, Ninh Xuân và Ninh Vân, Hoa Lư thuộc khu vực phía nam của Quần thể Danh thắng Tràng An. Trải ra trên một địa bàn khá rộng, khu di tích Hành cung Vũ Lâm bao gồm nhiều di tích lịch sử như: Cửa Quan, Hành Cung, Cống Rồng, Tuân Cáo, Vườn Kho, v.v…

Đặc biệt, ở 4 xã trên có mật độ chùa dày đặc với 24 ngôi chùa cổ tồn tại từ thời Trần đến nay gồm: chùa Hải Nham, chùa Bích Động, chùa Đá, chùa Linh Cốc, chùa Sắn, chùa Thông, chùa Sở (Ninh Hải); chùa Tháp, chùa Dưỡng Hạ, chùa Kim, chùa Thượng, chùa Phú Lăng, chùa Xuân Vũ, chùa Chấn Lữ, chùa Vàng (Ninh Vân); Chùa Tuân Cáo, chùa Hành Cung, chùa Hạ Trạo, chùa Khả Lương, chùa Hạ (Ninh Thắng); chùa Khê Hạ, chùa Phúc Hưng, chùa Huê Lâm, chùa Bàn Long (Ninh Xuân)…

Ngày nay, những tên đất, tên làng ở vùng đất Văn Lâm còn in đậm dấu ấn lịch sử thời ấy. Đó là cánh đồng Trường Thi nơi tập trận, Bến Thánh là bến thuyền tập kết thủy quân, làng Thiện Trạo (chèo thuyền giỏi), làng Hạ Trạo (gác chèo) ở xã Ninh Thắng là nơi gác chèo khi vào đến Hành Cung. Đó là làng Tuân Cáo, nơi các quan vào trình báo nhà Vua; làng Hành Cung, là nơi ở của Vua. Những địa điểm như Thái Vi – Thung Nham (xã Ninh Hải); Hành Cung – Khả Lương – Tuân Cáo – Hạ Trạo (xã Ninh Thắng) và Khê Đầu, Bộ Đầu (Ninh Xuân), Hệ Dưỡng (xã Ninh Vân) đều là những địa danh có liên quan trực tiếp đến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên năm 1285.

Sau cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên lần thứ nhất (1258) Vua Trần Thái Tông, lúc đó 40 tuổi đã nhường ngôi cho con và trở về vùng núi Trường Yên lập am Thái tử để tu hành, mở đầu cho việc xây dựng Hành cung Vũ Lâm. Vua Trần Thái Tông (1255 – 1258) đã dựng một am nhỏ trên vạt đất cao gần Hang Cả của danh thắng (Tam Cốc) làm nơi tu hành. Nơi đây vẫn còn di tích một khu đất rộng khoảng hơn một sào, cao hơn mặt ruộng được gọi là Vườn Am. Nhà vua đã cho dựng am Thái Vi ở đây, chiêu mộ dân lưu tán đến để khai hoang lập ấp, mở mang đường giao thông, tôn tạo những nơi xung yếu, chuẩn bị sẵn sàng với tình thế khẩn trương, một khi chiến tranh chống xâm lược lại nổ ra. Nhiều cuộc họp quan trọng của triều đình, dưới sự chủ trì của Vua Trần Thái Tông đã được tổ chức ở đây. Trong cuộc kháng chiến chống đế quốc Mông – Nguyên lần thứ hai (1285), khu Hành cung Vũ Lâm trở thành căn cứ địa vững chắc của quân dân đời Trần. Ngày 3 tháng 5 năm Ất Dậu (7/5/1285), Vua Trần Thánh Tông và Vua Trần Nhân Tông đã đánh tan một bộ phận quân Mông – Nguyên ở đây, “chém đầu, cắt tai giặc không kể xiết”. Trận đánh quân Mông – Nguyên diễn ra tại thung lũng đá vôi Thiện Dưỡng. Ở giữa thung lũng đá vôi Thiện Dưỡng nói trên, có cánh đồng “Cửa Mả” và gần đó có thung lũng “Mồ” vì có nhiều mồ mả và Nhân dân địa phương vẫn gọi thung lũng này là “đất chiến địa”. Trận đánh quân Mông – Nguyên ở phủ Trường Yên vào ngày 7/5/1285 đã góp phần nhanh chóng quét sạch quân Mông-Nguyên ra khỏi đất Đại Việt, một lần nữa cho thấy Trường Yên không chỉ là đất đế đô mà còn là đất chiến địa.

Xem Thêm :   Học tiếng trung đơn giản qua khẩu ngữ chê trách, phê bình

Xem Thêm :  Cậu bé thông minh [truyện cổ tích việt nam]

Một góc Hành cung Vũ Lâm

 Các Vua Triều Trần  xây dựng nhiều các công trình tôn giáo tại đây như chùa A Nậu, chùa Khai Phúc…Hành cung Vũ Lâm cũng là nơi xuất gia tu hành đầu tiên của Đức Phật Hoàng Trần Nhân Tông, thời gian vào khoảng tháng 7 năm Giáp Ngọ (1294), lập ra Thiền phái Trúc Lâm, dòng Thiền mang đậm sắc thái Việt.

Ngoài vị trí chiến lược cơ động ra bắc vào nam, khu vực Hành cung Vũ Lâm còn là nơi có thiên nhiên hùng vĩ, tươi đẹp. Trần Thái Tông đã ví nơi đây với chốn non tiên:

                 Thủy thức Bồng Lai nguyên bất viễn,

                Thung dung tuế nguyệt độn phàm trần.

               (Đến đây mới biết cảnh tiên chốn Bồng Lai đâu có xa;

                Ngày tháng thong dong xa lánh cõi phàm trần).

Mô tả về Hành cung Vũ Lâm, trong bài thơ Vũ Lâm thu văn (chiều thu ở Vũ Lâm), Trần Nhân Tông đã viết:

Lòng khe in ngược bóng cầu treo

Hắt sang bờ khe vệt nắng tà

Lặng lẽ nghìn non, rơi lá đỏ

Mây giăng như mộng tiếng chuông xa.

1. Đền Thái Vi

Sách Thái Vi quốc tế ngọc ký được soạn năm Cảnh Trị thứ 5 (1667), đời Vua Lê Huyền Tông (1663 – 1671), sao lại vào năm Bảo Đại thứ 3 (1928) trong tập Trần gia ngọc phả cho biết: Sau cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên lần thứ nhất (1258), Vua Trần Thái Tông tròn 40 tuổi, nhường ngôi cho con là Thái tử Hoảng, còn mình thì làm Thái Thượng Hoàng, về vùng núi Vũ Lâm tu hành, dựng hành cung tại Vũ Lâm. Vùng núi Vũ Lâm xưa, nay là thôn Văn Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Đến thôn Văn Lâm, Trần Thái Tông cho dựng một am nhỏ tại khu đất cao dưới chân núi phía đông bên sông Ngô Đồng, ở phía trong hang Cả. Sau thấy vùng đất này lầy lội, chật hẹp, Vua cho dời am ra động Vũ Lâm, dựng am mới, đặt tên là am Thái Vi để thờ Phật và Tam Thanh Thượng đế. Sau lại chuyển một lần nữa đến chỗ có đền Thái Vi bây giờ.

Xem Thêm :   Hướng dẫn trả lời câu hỏi 1 2 3 4 5 6 bài 21 trang 104 sgk Lịch sử 7

Xem Thêm :  Lực đàn hồi là gì, đặc điểm và ví dụ về lực đàn hồi

Đền Thái Vi

 

Để tưởng nhớ các Vua Trần đã lập hành cung và dựng am tại Vũ Lâm, Nhân dân Văn Lâm đã xây dựng đền Thái Vi trên nền đất cũ am Thái Vi của Vua Trần. Từ khi xây dựng, đền Thái Vi đã trải qua nhiều lần trùng tu. Đến năm 1925, đền Thái Vi được tu sửa khang trang, hoàn chỉnh thành ba tòa, tất cả đều được làm bằng gỗ lim và cột đá, có chạm khắc, tường xây bằng gạch. Từ đó đến nay, đền Thái Vi được tu sửa vài lần nhưng về cơ bản không thay đổi so với lần tu sửa vào năm 1925. Đền Thái Vi thờ bốn vị Vua nhà Trần và Hiển Từ Hoàng Thái Hậu. Phía sau đền Thái Vi là hai mắt rồng. Tương truyền, đây là hai hố sâu, đổ đất đá đầy một thời gian lại trũng xuống, không bao giờ bằng mặt đất xung quanh.Nằm trong khu du lịch Tam Cốc – Bích Động, cách chùa Bích Động chỉ khoảng 500 mét về phía đông nam, Chùa Linh Cốc là chốn cao sơn lưu thủy khoáng đạt linh thiêng. Bất cứ du khách nào đến Tam Cốc – Bích Động thì không thể không ghé đến ngôi chùa này.

2. Chùa Linh Cốc

Đến thăm Chùa Linh Cốc, du khách thấy phía trước là một cánh đồng nước với phong cảnh rất hữu tình. Theo văn bia đặt ở chùa, chùa Linh Cốc có từ triều vua Trần Thánh Tông, năm 1258. Trải qua một thời gian dài, ngôi chùa này đã được nhiều lần tôn tạo lại.

Đường đến thăm chùa Linh Cốc men theo con đường hướng bắc, bắt gặp tam quan, trên cao là 3 chữ Hán “Cốc tiên linh”.

Qua Tam Quan là con đường “Nhất chính đạo” để đi vào chùa dài vài chục mét, du khách rẽ tay phải quay về hướng đông là đến khu vực chùa. Sân chùa rộng ở ngay chân núi, hai bên sân có nhà thờ tổ. Ba gian quay hướng tây bắc, đặt tượng thờ thánh tăng là đức A Nam Đà và đức tổ tây, mũi cao, tóc quăn, râu quai nón rất uy nghi.

Chùa Linh Cốc

hùa Linh CốcĐiện Mẫu quay lưng vào sườn núi, hướng tây nam, xây dựng theo kiểu chữ “Tam”. Hậu cung là một gian thờ Tam Toà Thánh Mẫu gồm: Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoải, Mẫu Liễu Hạnh. Thiêu hương gồm 3 gian thờ Công Đồng Thánh Mẫu, Tiền Đường 5 gian, gian cuối bên tay trái có treo quả chuông.

Xem Thêm :   Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc

Xem Thêm :  Máy gặt đập liên hợp Kubota Thái Lan Nhật Bản

Lên chùa Linh Cốc du khách phải qua hồi hướng nam của Điện Mẫu, leo lên 83 bậc đá ở sườn núi mới tới. Chùa ở lưng chừng núi, cao hơn so với sân gạch khoảng 30 mét. Con người đã lấy động núi làm chùa. Buồng ngoài cao đến 20 mét, nền bằng phẳng và rộng, dùng làm Tiền đường của chùa, đặt hai tượng Hộ Pháp, vách đá bên tay phải có treo một quả chuông.

Có dịp đến Ninh Bình, du khách mới thực sự cảm nhận rõ: tại sao Chùa Linh Cốc nổi tiếng với phong cảnh sơn thủy hữu tình, linh thiêng đến như vậy. Đây là điểm du lịch đang được rất nhiều du khách tìm đến, mỗi khi về với vùng đất Cố đô.

3. Chùa và động Bàn Long

Chùa và động Bàn Long tọa lạc tại thôn Khê Đầu Thượng, xã Ninh Xuân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

 Chùa và động Bàn Long là công trình kiến trúc thờ Phật. Một trong những tôn giáo có ảnh hưởng lớn đến đời sống tâm linh của người Việt. Ngoài ra, trong khuôn viên di tích còn có phủ thờ Tam vị Thánh Mẫu, đó là Liễu Hạnh Công chúa, Quỳnh Hoa Công chúa và Quế Hoa Công chúa.

Chùa Bàn Long

Di tích chùa và động Bàn Long thực chất là tổng thể của ba công trình kiến trúc chùa, phủ và nhà Tổ. Nhìn chung di tích còn khá nguyên vẹn, nhất là chùa thờ Phật vì nơi đây là một hang đá thiên tạo (chùa ở trong động). Bên trong động có nhũ đá hình như con rồng đang cuộn, có cả vẩy, có tượng A di đà được tạc bằng đá xanh nguyên khối… Phủ và nhà Tổ được xây dựng theo lối kiến trúc cổ truyền của dân tộc. Đặc biệt hệ thống vì kèo ở nhà Tổ đều bằng gỗ, các mảng chạm khắc ở đầu bẩy, ván mê rất tinh xảo. Di tích còn lưu giữ được nhiều hiện vật cổ có giá trị như: bát hương, tượng A di đà, đèn thờ…

Trong thời kỳ kháng chiến, di tích là trụ sở của nhiều cơ quan địa phương trong tỉnh, là cơ sở hoạt động của quân và dân ta… Ngày nay, di tích trở thành trung tâm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của Nhân dân trong vùng và du khách thập phương, là nơi diễn ra các hoạt động hội hè, lễ tiết mang đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Với những giá trị đó, chùa và động Bàn Long đã đươc Bộ Văn hóa – thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia năm 1994.

Nguồn: Tổng hợp

5

/

5

(

1

bình chọn

)

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Related Articles

Back to top button