Kiến Thức Chung

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Chiều cao và cân nặng của các bé gái thay đổi liên tục trong suốt quá trình tăng trưởng và phát triển. Các bé gái thường bước vào giai đoạn tăng trưởng vượt bậc sớm hơn so với nam và độ tuổi ngừng phát triển cũng sớm hơn, phần lớn là trong khoảng 15, 16 tuổi. Hôm nay kết nối yêu thương sẽ giới thiệu đến các bạn bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái hay chưa và cần làm gì nếu con đang “cao thiếu chuẩn”?

Làm thế nào để biết được chiều cao của bé gái nhà bạn đã đạt chuẩn hay chưa?

Hướng dẫn cách tra cứu chiều cao và cân nặng chuẩn của bé gái

Làm thế nào để biết được chiều cao và cân nặng của bé gái nhà bạn đã đạt chuẩn hay chưa? Câu trả lời chính xác nhất chính là dựa vào những bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái theo độ tuổi mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra dựa trên những khảo sát thực tế tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Cách tra cứu chiều cao và cân nặng chuẩn của bé gái dưới 5 tuổi

Để tra cứu chiều cao và cân nặng chuẩn của bé gái dưới 5 tuổi, bạn cần truy cập trang web tra cứu chiều cao cân nặng chuẩn của WHO trực tiếp theo đường link: https://www.who.int/tools/child-growth-standards/standards/weight-for-age

(Hoặc tìm kiếm trên Google theo từ khóa: Length/height for age WHO standards và nhấn chọn kết quả hiển thị đầu tiên.)

Tại bảng chọn phía bên trái màn hình, cha mẹ có thể chọn những mục sau đây:

  • Weight for age

    nếu muốn xem

    Cân nặng chuẩn theo độ tuổi

  • Length/Height for age

    nếu muốn xem

    Chiều cao chuẩn theo độ tuổi.

Chỉ số chiều cao và cân nặng chuẩn được chia làm 2 cột Girls (bé gái) và Boys (bé trai) theo 3 định dạng dữ liệu là biểu đồ, bảng số liệu chi tiết và bảng trường được đơn giản hóa được phân chia theo từng mốc tuổi của con.

  • Biểu đồ:

    Với dạng biểu đồ, cha mẹ có thể xác định chiều cao và cân nặng của con đang ở phân vị thứ bao nhiêu so với các bé gái trong cùng nhóm tuổi.

  • Bảng số liệu chi tiết:

    Với bảng số liệu này, cha mẹ có thể xác định được các cấp độ cân nặng và chiều cao của con (chẳng hạn: suy dinh dưỡng – bình thường – thừa cân).

  • Bảng trường được đơn giản hóa:

    Đây là định dạng bảng dữ liệu đơn giản nhất và được nhiều cha mẹ dùng để theo dõi chiều cao cân nặng chuẩn của con nhất.

Cách tra cứu chiều cao và cân nặng chuẩn của bé gái trên 5 tuổi

Để tra cứu chiều cao và cân nặng chuẩn của bé gái từ 5 – 19 tuổi, bạn truy cập vào trang web tra cứu của WHO trực tiếp theo link: https://www.who.int/tools/growth-reference-data-for-5to19-years/indicators/height-for-age

(Hoặc tìm kiếm trên Google từ khóa: WHO standard height chart from 5-19 years old và nhấn chọn kết quả hiển thị đầu tiên.)

Tại bảng chọn phía bên trái màn hình, cha mẹ có thể chọn những mục sau đây:

  • Height for age (5 – 19 years)

    nếu muốn xem

    Chiều cao chuẩn trong độ tuổi từ 5 – 19

  • Weight for age (5 – 10 years)

    nếu muốn xem

    Cân nặng chuẩn trong độ tuổi 5 – 10.

  • BMI (5 – 19 years)

    được dùng để xem

    tỷ lệ chiều cao so với cân nặng

    .

Dữ liệu chiều cao và cân nặng chuẩn của bé gái từ 5 tuổi trở lên cũng hiển thị ở các dạng biểu đồ, bảng số liệu chi tiết và bảng trường được đơn giản hóa. Cha mẹ có thể sử dụng bảng trường được đơn giản hóa để theo dõi chiều cao và cân nặng chuẩn của con em.

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái từ khi sinh đến năm 5 tuổi

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái theo WHO

Để thuận tiện cho cha mẹ trong việc theo dõi chiều cao cân nặng chuẩn cho bé gái theo từng độ tuổi, chúng tôi đã thống kê dữ liệu dựa trên những thông số của WHO trong bảng dưới đây.

Tuổi
Chiều cao (cm)
Cân nặng (kg)
1

85.1

11.7

2

86

12

3

94

14.2

4

100.3

15.4

5

107.9

17.9

6

115.5

19.9

7

121.1

22.4

8

128.2

25.8

9

133.3

28.1

10

138.4

31.9

11

144

36.9

12

149.8

41.5

13

156.7

45.8

14

158.7

47.6

15

159.7

52.1

16

162.5

53.5

17

162.9

54.4

18

163.1

57.1

19

163.3

58

Cách đo chiều cao cân nặng chính xác nhất cho bé gái

Để đo chiều cao và cân nặng chính xác nhất cho bé gái, cha mẹ có thể thực hiện theo những cách được hướng dẫn phía dưới đây.

Đo cân nặng bé gái thế nào đúng cách?

  • Sử dụng cân điện tử, đặt ở vị trí chắc chắn

Cha mẹ nên sử dụng cân điện tử để nhận được kết quả chính xác nhất, tránh các loại cân có lò xo vì rất dễ sai số. Ngoài ra, cần đặt cân lên một mặt phẳng chắc chắn, chẳng hạn như sàn gạch, sàn gỗ thay vì đặt lên thảm.

  • Nhắc bé cởi bỏ giày và các loại quần áo nặng như áo len, áo khoác

  • Cho bé đứng bằng cả 2 chân lên giữa bàn cân

  • Nên cân vào buổi sáng sớm để thu được cân nặng chính xác nhất

  • Ghi lại trọng lượng chính xác đến phần thập phân (ví dụ: 25.1kg hoặc 55.5 pound)

Đo chiều cao bé gái thế nào đúng cách?

  • Nhắc bé cởi bỏ giày dép, quần áo cồng kềnh, mũ nón, đồng thời cột tóc thấp hoặc xõa tóc để không cản trở phép đo

  • Cho bé đứng thẳng người với 2 chân chụm, dựa vào tường, mắt nhìn thẳng về phía trước, không cúi hoặc ngẩng cao đầu

  • Chỉ thực hiện phép đo khi các vị trí là đầu, vai, mông và gót chân của bé đã chạm vào bề mặt tường

  • Đảm bảo mắt người đo ở cùng tầm nhìn với đầu của bé

  • Dùng bút đánh dấu nhẹ chiều cao của bé trên tường rồi dùng thước để đo từ sàn đến mốc đã đánh dấu

  • Ghi lại chiều cao chính xác đến con số thập phân thứ nhất (ví dụ: 156.5cm hoặc 140.1 cm)

  • Nên đo chiều cao vào buổi sáng vì khi này các đốt xương không bị nén lại

Cha mẹ nên nhắc bé bỏ mũ, giày khi đo chiều cao

Các yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của bé gái

Di truyền, chế độ ăn uống, lối sống là những yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao, cân nặng của bé gái trong suốt giai đoạn phát triển. Việc đảm bảo một lối sống lành mạnh và năng động cho trẻ sẽ giúp chúng phát triển toàn diện về thể chất và nắm bắt được “thời kỳ vàng” tăng chiều cao.

Dinh dưỡng

Khung xương có vai trò như một giá đỡ cho cơ thể, trong đó xương chân và cột sống là 2 bộ phận chính yếu để “giá đỡ” này hoạt động tốt. Nếu trong quá trình phát triển về khung xương, trẻ không được bổ sung đủ lượng Canxi và các dưỡng chất cần thiết, xương sẽ yếu đi và có thể biến dạng trong quá trình hoạt động.

Thiếu dinh dưỡng còn có thể dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng hoặc các bệnh lý ảnh hưởng đến xương như chân vòng kiềng, chân chữ X,…

Di truyền

Các nhà khoa học tin rằng chiều cao được xác định bởi hơn 700 biến thể gen. Tuy nhiên, di truyền không ảnh hưởng lớn đến chiều cao và mối quan hệ giữa hai yếu tố này vẫn chưa thật sự được lý giải. Một trong những ví dụ điển hình chính là cha mẹ thấp nhưng con vẫn sở hữu chiều cao lý tưởng.

Sức khỏe của mẹ khi mang thai

Sức khỏe của mẹ khi mang thai cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển toàn diện về chiều cao, cân nặng của con trong suốt giai đoạn tăng trưởng, đặc biệt là vấn đề dinh dưỡng. Trong giai đoạn thai kỳ, cơ thể con cộng sinh hoàn toàn với cơ thể mẹ để tiếp nhận nguồn dưỡng chất nuôi cơ thể. Nếu nguồn dinh dưỡng được đáp ứng, con sẽ đạt được mức tăng trưởng tối đa khi ra đời. 

Bệnh lý

Sự phát triển chiều cao của trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng do bệnh tật. Các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa con dễ mắc phải vào lúc nhỏ khiến khả năng hấp thụ dinh dưỡng để phát triển chiều cao của con kém. 

Thiếu hormone tăng trưởng do suy tuyến yên cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến con tăng trưởng thấp còi. Ngoài ra, một số căn bệnh khác cũng làm chiều cao con bị kìm hãm như suy tuyến giáp, hội chứng cushing, các bệnh về xương, hội chứng rối loạn tăng trưởng và tầm vóc,…

Tập luyện thể thao

Tập luyện thể dục tạo điều kiện thúc đẩy tăng trưởng và kích thích sự phát triển tương đối thông qua việc tăng tiết hormone tăng trưởng (GH) và các hormone đồng hóa khác. Bên cạnh đó, tập thể dục còn mang đến những tác động cơ học cần thiết cho sự phát triển và tái tạo hệ thống cơ xương. Do đó, bạn nên khuyến khích bé gái tập luyện thể thao để chinh phục chiều cao lý tưởng.

Tập luyện thể thao kích thích sự sản sinh hormone

Sự quan tâm từ cha mẹ

Những bữa ăn giàu dinh dưỡng và khoa học do cha mẹ tự tay nấu sẽ giúp con có đủ dinh dưỡng cần thiết hay sự quan tâm, thấu hiểu và chia sẻ của cha mẹ cho những thay đổi trong giai đoạn dậy thì của bé gái cũng góp phần cho sự phát triển vượt trội của cơ thể con.

Quá trình phát triển chiều cao của bé gái như thế nào?

Nhiều cha mẹ vẫn luôn thắc mắc tại sao các bé gái sẽ có một giai đoạn cao hơn các bé trai nhưng đến khi trưởng thành thì lại thấp hơn. Bạn có thể tìm thấy câu trả lời dựa vào quá trình phát triển chiều cao của bé gái được phân tích ở nội dung tiếp theo.

Quá trình phát triển chiều cao đối với bé gái từ 0 – 5 tuổi

Trong những năm đầu đời, chiều cao của bé gái sẽ phát triển theo tiềm năng di truyền của chúng. Mặc dù tốc độ tăng trưởng chiều cao của trẻ không còn ấn tượng như khi còn trong bụng mẹ nhưng nó phản ánh khả năng phát triển và sự tương tác giữa cơ thể bé với môi trường bên ngoài. 

Một bé gái phát triển khỏe mạnh, chiều cao chuẩn vào năm 2 tuổi sẽ đạt 86cm. Từ năm 3 tuổi trở đi, tốc độ tăng trưởng chiều cao của bé gái dần bước vào giai đoạn ổn định cho đến khi bước vào giai đoạn dậy thì.

Quá trình phát triển chiều cao đối với bé gái từ 6 – 15 tuổi

Đối với hầu hết các bé gái, tuổi dậy thì thường bắt đầu trong khoảng 8 – 13 tuổi, trung bình là ở độ tuổi 11. Vì độ tuổi dậy thì diễn ra sớm hơn các bé trai nên chiều cao của các bé gái trong giai đoạn này sẽ nhỉnh hơn.

Khi theo dõi sự phát triển chiều cao của các bé gái, điều quan trọng mà cha mẹ cần chú ý chính là sự xuất hiện kinh nguyệt lần đầu tiên thường là 2 năm sau khi ngực phát triển. Đây được xem là dấu hiệu cảnh báo chiều cao của bé sắp sửa ngừng phát triển.

Tuổi dậy thì ở thanh thiếu niên nói chung và các bé gái nói riêng được đánh dấu bằng các giai đoạn phát triển thể chất riêng biệt gọi là giai đoạn Tanner. Theo đó, quá trình phát triển chiều cao của các bé gái theo giai đoạn Tanner như sau:

    • Giai đoạn Tanner 1 – Giai đoạn tiền dậy thì:

      Tốc độ phát triển chiều cao ở mức ổn định.

    • Giai đoạn Tanner 2 – Bắt đầu dậy thì:

      Phát triển ngực và xuất hiện lông mu, chiều cao của các bé có thể tăng khoảng 7.6cm mỗi năm.

    • Giai đoạn Tanner 3 – Giai đoạn tăng trưởng vượt bậc (AGS)

      : Các bé gái có thể cao thêm 8cm mỗi năm.

  • Giai đoạn Tanner 4 – Kinh nguyệt xuất hiện lần đầu:

    Tốc độ tăng trưởng chiều cao bắt đầu chậm lại, trung bình mỗi năm tăng lên khoảng 7cm.

  • Giai đoạn Tanner 5 – Phát triển hoàn thiện cơ quan sinh sản:

    Từ 1 – 2 năm sau khi bắt đầu kinh nguyệt, chiều cao của các bé gái sẽ ngừng tăng.

Chiều cao đạt được vào tuổi 15, 16 của các bé gái

Bé gái không đạt chuẩn chiều cao cân nặng thì phải làm thế nào?

Miễn là vẫn còn trong độ tuổi phát triển thì các bé gái vẫn còn cơ hội cải thiện tình hình bằng chế độ dinh dưỡng và lối sống phù hợp. Những điều có thể giúp các bé gái phát triển chiều cao bao gồm:

Ngủ đúng giờ và đủ giấc mỗi đêm

Theo các nghiên cứu, hầu hết sự phát triển của cơ thể diễn ra trong khi ngủ, do đó giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện. Ngủ đúng giờ và đủ giấc còn đảm bảo tinh thần và thể chất tốt hơn, làm giảm căng thẳng, tác động tích cực đến sự phát triển của trẻ.

Để tăng chiều cao hiệu quả, cha mẹ nên cho bé đi ngủ sớm vào ban đêm, tốt nhất là trước 11 giờ và đảm bảo có một giấc ngủ không bị quấy rầy trong ít nhất 8 giờ. 

Chơi thể thao và tập yoga

Chơi thể thao nên trở thành một thói quen tốt và cần được thực hiện mỗi ngày để tăng chiều cao hiệu quả. Những môn thể thao như đánh cầu lông, chạy bộ, bơi lội, nhảy dây, bóng chuyền,… hay các bài tập gập người, duỗi chân, vặn mình, thể dục nhịp điệu,… đều mang đến những tác động tích cực.

Yoga cũng là một sự lựa chọn lý tưởng để cải thiện chiều cao cho các bé gái. Một số bài tập mang lại tác động mạnh mẽ như tư thế rắn hổ mang, tư thế chó cúi mình, tư thế cây cầu, tư thế cánh cung, tư thế đá chân lên cao,… Tuy nhiên, cần có sự giám sát của người hướng dẫn để đảm bảo đạt kết quả tốt nhất.

Chú ý bổ sung đủ các chất dinh dưỡng thông qua bữa ăn

Để cải thiện chiều cao, cơ thể cần một chế độ ăn uống có thể cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển bao gồm lượng protein động vật và thực vật thích hợp, vitamin, khoáng chất, axit béo thiết yếu, chất xơ và carbohydrate ở mức vừa phải.

  • Thêm đậu và hạt vào chế độ ăn uống cùng với thịt nạc và trứng để bổ sung protein.

  • Trái cây và các loại rau như rau bina, cải xoăn, xà lách, bông cải xanh, cà rốt,… rất cần thiết để bổ sung vitamin, khoáng chất và các chất xơ.

  • Cá béo như cá hồi, cá thu, cá chẽm,… là nguồn bổ sung axit béo và vitamin D rất tuyệt vời.

Đồng thời, đừng quên uống đủ lượng nước để giúp thải độc tố ra khỏi cơ thể và đảm bảo sức khỏe tổng thể tốt hơn, hỗ trợ tăng trưởng chiều cao tối đa.

Chuẩn bị cho bé những bữa ăn giàu dinh dưỡng

Hạn chế thực hiện những thói quen xấu sau đây

Trong quá trình cải thiện chiều cao, cố gắng đừng ăn nhiều đường, những món ăn ngọt có thể ngăn cản sự phát triển chiều cao của trẻ. Ngoài ra, trẻ cũng cần hạn chế sử dụng các sản phẩm có chứa caffeine. Mặc dù không có tác động tiêu cực trực tiếp nào đến sự phát triển nhưng nó có thể làm rối loạn giấc ngủ, từ đó gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao. 

Duy trì mức cân nặng phù hợp để giảm áp lực lên xương

Thừa cân có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển chiều cao của bé gái thông qua việc gây áp lực lên xương khớp, cản trở khả năng hấp thụ dinh dưỡng và vận động. Do đó, để cải thiện chiều cao hiệu quả, duy trì cân nặng ở mức hợp lý cũng là điều đáng chú ý. Bạn cần chú ý xem bảng chiều cao cân nặng chuẩn của bé gái theo từng độ tủi để điều chỉnh chế độ ăn hợp lý.

Quá trình phát triển chiều cao của bé gái diễn ra mạnh mẽ nhất vào giai đoạn dậy thì, trước khi có kinh nguyệt. Từ sau giai đoạn này, tốc độ tăng trưởng chiều cao sẽ chậm dần rồi dừng hẳn. Tuy nhiên, miễn là vẫn còn trong độ tuổi phát triển chiều cao thì bé gái vẫn còn cơ hội để cải thiện tình hình. Một chế độ ăn uống cân bằng, một giấc ngủ sâu, chăm tập thể thao và duy trì cân nặng hợp lý là những cách tăng chiều cao hiệu quả nên thực hiện.


Bảng Chiều Cao Cân Nặng Chuẩn WHO Mới Nhất cho Trẻ Từ 0-10 Tuổi – SBT Vlog 18


Xin chào các mẹ đã quay trở lại với Sữa Bột Tốt Vlog, chủ đề của chúng ta hôm nay là nói về Chiều Cao Cân Nặng chuẩn cho bé từ 010 tuổi.
Đây là công cụ cần thiết cho tất cả các mẹ có con nhỏ, và các chuyên gia dinh dưỡng cũng luôn nhăc nhở mẹ cân đo định kỳ cho con để biết răng con có phát triển đạt chuẩn hay không.
Nếu bé đạt chuẩn chiều cao cân nặng thì mẹ tiếp tục duy trì chế độ chăm sóc con, nếu con chưa đạt mẹ cần phải có biện pháp can thiệp giúp bé bắt kịp đà tăng trưởng theo độ tuổi.
Hôm nay Sữa Bột Tốt sẽ giúp mẹ tra cứu bảng chiều cao cân nặng chuẩn WHO.
Mẹ xem bảng rõ nét nhất tại website: https://suabottot.com/bangchieucaocannangchuanchotretu0den10tuoi/
sữabộttốt chiềucao cânnặng chiềucaocân nặngchuẩnwho

Hệ thống Sữa Bột Tốt https://suabottot.com
➡ ĐT: 024.3232.1527 0965.922.556 0916.820.556
➡ Facebook: https://fb.com/suabottot
➡ Đăng ký kênh: https://goo.gl/E9iaiK

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung
Xem Thêm :  [bật mí] top 20 bài tập giảm mỡ bụng dưới hiệu quả nhất tại nhà

Related Articles

Back to top button