Kiến Thức Chung

Bà bầu ăn rau tần ô được không? – Medonthan

Bà bầu ăn rau tần ô tốt cho hệ tiêu hóa, ngừa táo bón, giảm đau đầu căng thẳng và thiếu máu thai kỳ,…Canh rau tần ô với thịt bằm rất đơn giản và dễ làm, nước canh thanh mát, bổ dưỡng, chứa nhiều loại vitamin A, B, C, E và K; chất kẽm, sắt, chất béo, đường, các axit amin tốt cho mẹ và bé.
Tần ô là rau gì?
Rau tần ô còn được gọi là rau cải cúc, rau đồng cao, rau xuân cúc, rau cúc…

Có thể bạn quan tâm:

Bà bầu ăn rau tần ô tốt cho hệ tiêu hóa, ngừa táo bón, giảm đau đầu căng thẳng và thiếu máu thai kỳ,…Canh rau tần ô với thịt bằm rất đơn giản và dễ làm, nước canh thanh mát, bổ dưỡng, chứa nhiều loại vitamin A, B, C, E và K; chất kẽm, sắt, chất béo, đường, các axit amin tốt cho mẹ và bé.

Tần ô là rau gì?

Rau tần ô còn được gọi là rau cải cúc, rau đồng cao, rau xuân cúc, rau cúc có nguồn gốc từ khu vực Đông Á và Địa Trung Hải. Rau tần ô có thể trồng được quanh năm, dùng để làm thức ăn phổ biến nhất là nấu canh, hoặc làm rau nhúng lẩu.

ba-bau-an-rau-tan-o

Ngoài ra, nhiều người còn trồng rau tần ô để hái hoa, hái lá để làm trà khô hãm nước uống, tuy nhiên trà tần ô chưa được nhiều người biết đến.

Với những đặc tính không độc, vị ngọt, tính mát, thơm, hơi đắng và the, theo đông y, rau tần ô có công dụng bình can bổ thận, lưu thông khí huyết, trị chứng mất ngủ, tiểu tiện nhiều lần, ho nhiều đờm, chứng bất an, hồi hộp, hạ huyết áp, cải thiện trí nhớ.

Hàm lượng dinh dưỡng phổ biến trong rau tần ô rất đa dạng: các loại vitamin A, B, C, E và K; chất kẽm, sắt, chất béo, đường, các axit amin, prolin, chất xơ, lysin, analin, glutamic, tinh dầu thơm, selen, threonin, aspartatte.

Bà bầu ăn rau tần ô có được không?

Bà bầu ăn rau tần ô được không là câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm. Cần biết rằng tần ô là loại rau xanh chứa lượng khoáng chất cao bao gồm lipit, protit, gluxit còn có vitamin B, C và vitamin A. Nhìn chung loại rau này rất tốt cho mẹ và bé.

Xem Thêm :   Chăm Sóc Cây Sò Đo Cam Khỏe Chất Lượng Trồng Công Trình

Xem Thêm :  Các font chữ đẹp cho thiết kế canva của bạn

Một trong những công dụng nổi tiếng của rau tần ô chính là khả năng chữa ho, cảm sốt tự nhiên rất hiệu nghiệm. Đặc biệt với những mẹ bầu bị cảm cúm, ho khan nên dùng rau tần ô tươi, rửa sạch cho ráo nước rồi cho vào cháo nóng để ăn. Mỗi ngày mẹ nên ăn 2 lần để có tác dụng giải bệnh hiệu quả. Cách làm này sẽ giúp các mẹ khỏi ho và cảm sốt nhanh chóng mà không phải dùng thuốc.

Bà bầu ăn rau tần ô có tác dụng gì?

Bà bầu ăn rau tần ô tốt cho hệ tiêu hóa

Tương tự như các loại rau xanh khác thì tần ô cũng là thực phẩm giàu chất xơ nên chắc chắn mẹ sẽ được hỗ trợ tăng cường nhu động ruột, phòng tránh táo bón thai kỳ nếu ăn rau thường xuyên.

Với những mẹ có nguy cơ mắc bệnh trĩ cũng vậy, đừng quên bổ sung canh tần ô vào bữa ăn hàng ngày để ngăn ngừa tình trạng nặng hơn.

Rau tần ô giúp mẹ bầu giải nhiệt tốt

Bà bầu thường xuyên bị nóng trong người do bổ sung quá nhiều đồ bổ, và một bát canh tần ô có thể giúp mẹ giải lượng nhiệt này. Trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ có thể sẽ luôn nóng và cần bổ sung thực phẩm giải nhiệt từ thiên nhiên.

Ngoài cách nấu canh thì mẹ có thể sử dụng tần ô tươi hoặc khô để nấu nước và dùng như thức uống hàng ngày tốt cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

Rau tần ô giúp mẹ bầu giảm đau đầu

Ít ai biết rằng rau tần ô có tác dụng chữa đau đầu kinh niên, nhất là những mẹ bầu căng thẳng và thiếu máu thai kỳ. Để điều trị, mẹ nên dùng rau tần ô để nguyên cả rễ, rửa sạch và nấu nước uống hàng ngày.

Hoặc không thì mẹ có thể dùng bã của rau tần ô đắp lên vùng trán và thái dương, cơn đau đầu cũng sẽ dịu dần và giúp bạn ngủ ngon hơn. Để mang lại hiệu quả cao bạn nên dùng loại rau già tốt hơn là rau đang còn non.

Rau tần ô ngăn ngừa tiêu chảy

Bà bầu ăn rau tần ô được không? Câu trả lời là có và rất nên là đằng khác nếu như mẹ bị tiêu chảy. Theo Đông Y thì rau tần ô được xem là một trong những loại rau có khả năng chữa tiêu chảy lý tưởng, một liệu pháp thiên nhiên, an toàn không cần sử dụng thuốc.

Xem Thêm :   Nỗi ám ảnh lợn rừng “đổ bộ” các thị trấn ở Nhật Bản

Xem Thêm :  Bộ sưu tập tranh tô màu ngày Tết cho bé gắn kết tình cảm gia đình

Nếu mẹ bầu bị tiêu chảy, hãy thử dùng 2 lạng rau tần ô nấu canh cùng với thịt băm hoặc tôm băm sẽ giúp đường ruột của bạn hoạt động tốt hơn. Tiếp tục ăn từ 3 – 5 ngày để mang lại kết quả tốt nhất và tăng cường miễn dịch cho mẹ.

Rau tần ô tốt cho bà bầu bị cao huyết áp

Các chuyên gia đã chứng minh rau tần ô còn tốt đối với những người bị huyết áp cao, đặc biệt là những mẹ bầu thường bị tăng đường huyết. Khi bị huyết áp cao, bác sĩ sẽ tư vấn chế độ dinh dưỡng, bổ sung những thực phẩm cần thiết bao gồm tần ô để điều chỉnh huyết áp.

Ngoài ra, mẹ bầu không những phải ăn nhạt hơn mà còn hạn chế tối đa việc sử dụng mỡ động vật trong các món ăn, tránh dùng chất kích thích…

Bà bầu ăn rau tần ô giúp lợi sữa

Thực tế rau tần ô còn được xem là thực phẩm lợi sữa hàng đầu, một số thành phần khoáng chất và vitamin có trong tần ô có tác dụng hỗ trợ tăng tiết sữa sau sinh.

Trước tiên, mẹ hãy dùng rau tần ô và thịt nạc nấu thành canh ăn hoặc hấp rau tần ô, nếu có thể mẹ nên nấu nước tần ô khô uống mỗi ngày để kích thích sữa mẹ đều đều.

Cách nấu canh rau tần ô ngon bổ dưỡng cho bà bầu

Canh rau tần ô với thịt bằm rất đơn giản và dễ làm, nước canh thanh mát, bổ dưỡng, chắc chắn các thành viên trong gia đình bạn sẽ rất thích đấy. Chỉ với vài nguyên liệu đơn giản sau đây là bạn đã có một tô canh rau tần ô nóng hổi, ngon lành rồi.

ba-bau-an-rau-tan-o

Nguyên liệu: 300g rau tần ô, 100g thịt heo, hành tím, gia vị: muối, đường, hạt nêm, tiêu, bột ngọt.

Cách thực hiện:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Thịt heo sau khi mua về thì rửa sạch, rồi đem đi băm nhuyễn. Rau tần ô thì lặt lấy những cọng non, rồi rửa sạch dưới vòi nước, sau đó để ráo, cắt thành từng khúc vừa ăn.

Hành tím lột vỏ, cắt lát.

Bước 2: Ướp thịt

Cho thịt heo băm nhuyễn vào trong một cái chén cùng với một ít muối, đường, hạt nêm, bột ngọt và tiêu. Trộn đều lên cho thịt thấm gia vị, rồi ướp trong 10 phút.

Xem Thêm :   5 mẫu kệ đựng Cây Cảnh, nhìn là muốn mua ngay

Xem Thêm :  Các nhà nghỉ, khách sạn gần chợ đêm Phú Quốc

Bước 3: Nấu canh

Cho dầu ăn và hành tím vào nồi, phi lên cho vàng thơm. Sau đó cho thịt heo đã ướp thấm vị vào, đảo đều cho thịt săn lại, khi nước sôi lên thì bạn nhớ vớt bỏ bọt nhé. Rồi cho rau tần ô vào, đun ở lửa lớn đến khi tần ô chín thì nêm nếm với gia vị cho vừa ăn, sau đó tắt bếp.

Múc canh ra tô, rắc lên một ít tiêu xay, vậy là canh rau tần ô đã xong rồi, thưởng thức thôi nào.

Bà bầu ăn rau tần ô cần lưu ý gì?

Tinh dầu trong rau tần ô gặp nóng rất dễ bay hơi, bởi vậy lúc chế biến nên nấu nhanh với lửa to.

Để tăng khả năng hấp thụ vitamin A, chúng ta có thể dùng rau tần ô nấu chung với các loại rau khác như trứng và thịt.

Những người bị tiêu chảy nên đặc biệt chú ý không nên ăn nhiều rau tần ô bởi tính nhuận, thơm và cay không tốt cho hệ tiêu hóa lúc này.

Mẹ bầu cần phân biệt rau tần ô với rau ngải cứu: rau ngải cứu cũng thuộc họ cúc, đây là lý do dễ gây hiểu nhầm giữa rau tần ô (rau cải cúc).

ba-bau-an-rau-tan-o

Lá của rau ngải cứu có màu hơi tím hoặc lục sẫm (màu bạc), viền lá hình răng cưa, mặt bên dưới có phủ một lớp lông mịn. Ngoài ra, đặc điểm dễ phân biệt giữa rau ngải cứu và rau tần ô là dựa vào mùi vị, ngải cứu có mùi thơm nồng, khá cay và vị đắng.

Loading…

Tóm lại, rau tần ô chứa nhiều dinh dưỡng mang tới giá trị cao đối với sức khỏe của mẹ và bé. Hi vọng qua bài viết Bà bầu ăn rau tần ô được không? mẹ bầu hãy bổ sung nó vào trong các món ăn hàng ngày ngay nhé.

Từ khóa:

  • bà bầu ăn rau tần được không
  • bà đẻ ăn rau tần ô được không
  • sau sinh có được ăn rau tần ô không
  • bầu 3 tháng đầu ăn rau cải cúc được không
  • sau sinh ăn rau tần ô được không
  • bà bầu ăn rau cải cúc được không
    Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

    Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

    Related Articles

    Back to top button