Kiến Thức Chung

Về trấn yểm Cao Biền trên sông Tô Lịch: Phật lực vô biên (phần 2)

PHẬT PHÁP VẤN ĐÁP 18

PHẬT LỰC VÔ BIÊN (PHẦN 2)

* CÂU HỎI

Kính bạch Thầy,

Gần đây con nhận được chia sẻ trên tường Facebook của Giáo sư – Viện sĩ Lương Ngọc Huỳnh có đăng loạt bài về việc ông đã phá trấn Cao Biền trên sông Tô Lịch cách nay hơn 1000 năm, bắt Chu Dĩnh và thuộc hạ của hắn. Cũng theo ông, chỉ có dùng pháp thuật của Đạo Giáo mới hóa giải được trấn yểm mà thôi, còn các Thầy sư dùng tâm Phật cảm hóa Cao Biền và thuộc hạ của chúng là không thể được.

Thầy cho con hỏi là Đạo Phật có hóa giải được trấn yểm phong thủy không ạ? Ông Lương Ngọc Huỳnh có giải được hoàn toàn trấn yểm của Cao Biền không?

Con gởi Thầy đường dẫn loạt bài viết trên, mong Thầy giải đáp cho con được rõ ạ.

Nam mô A Di Đà Phật!

 

* PHÚC ĐÁP

Qua câu hỏi trên, có 2 vấn đề cần minh tường rốt ráo:

1. Đạo Phật có hóa giải được trấn yểm phong thủy không? Rộng hơn, Đạo Phật có hóa giải được tất cả tà thuật thư yếm, trấn yểm… trên thế gian không?

2. Giáo sư – Viện sĩ Lương Ngọc Huỳnh có giải được hoàn toàn trấn yểm của Cao Biền trên sông Tô Lịch không?

Do đó, Phật Pháp Vấn Đáp kỳ này được chia thành 2 phần tương ứng với 2 câu hỏi trên.

 

——————————————

PHẦN 2

GIÁO SƯ – VIỆN SĨ LƯƠNG NGỌC HUỲNH CÓ GIẢI ĐƯỢC HOÀN TOÀN TRẤN YỂM CỦA CAO BIỀN TRÊN SÔNG TÔ LỊCH KHÔNG?

 

Dưới đây là trích dẫn nguyên văn loạt bài viết về Phá trấn Cao Biền của Giáo sư – Viện sĩ Lương Ngọc Huỳnh:

 

Phần 1: Cao Biền trong đời sống tâm linh Việt Nam
(https://www.facebook.com/huynh.luongngoc/posts/659643924211780)

Nói tới Cao Biền người Trung Quốc thường không quan tâm và không biết tới ông ta! Ở Trung Quốc nói đến phong thuỷ người ta chỉ nhắc đến Lỗ Ban bằng sự nể phục và kính trọng. Ở Việt Nam do các câu truyện truyền thuyết và tư liệu lịch sử để lại, thì ai cũng biết đến Cao Biền, đã vậy lại thêm những câu chuyện kỳ bí về sự trấn yểm của Cao Biền ở sông Tô Lịch hàng ngàn năm khiến cho ai cũng cảm thấy sợ Cao Biền?!

Vậy Cao Biền đã làm gì để cho người Việt Nam kinh hãi đến vậy?

 Năm 865 Cao Biền nhận lệnh Đường Ý Tông tấn công A Nam, được Vi Trọng Tể trợ sức hắn đã đánh bại Hoàng Đế Đại Lễ là Thế Long. Tháng 4 năm hàm thông thứ 7 (866) thì hạ được thành Giao Chỉ giết chết Đoàn Tù Thiên và Chu Đạo Cổ. Được Đường Ý Tông phong chức Tiết độ sứ Tĩnh Hải Quân cai quản A Nam.

Trong lúc xây thành Đại La, cứ xây đến đoạn sông Tô Lịch hướng tây là bị lở! Một hôm hắn đi dạo ngoài cửa đông của thành, chợt thấy trong mây mù tối tăm, có bóng người kì dị, mặc áo hoa, cưỡi rồng đỏ, tay cầm thẻ bài màu vàng, bay lượn ở trên mây, đó chính là Tô Lịch Giang Thần. Biền kinh sợ, định lấy bùa để trấn yểm. Bỗng đêm hôm ấy hắn mơ thấy thần báo mộng rằng: 

“Ta là tinh anh ở Long Đỗ nghe tin ngươi đắp đất xây thành, nên ta đến để hội ngộ, cớ sao ngươi còn dám trấn yểm ta?”

Mấy hôm sau Biền chuẩn bị đồ lễ gồm “Người, Vàng, Đá và Gỗ” lại chọn ngày 9-9-866 vào lúc 9 giờ tối rồi làm phép chôn xuống sông tô lịch để trấn yểm! 

Việc đầu tiên hắn cho ngăn sông và nắn dòng chảy đoạn tây thành nay là đường Nguyễn Đình Hoàn, và bên kia là đường Bưởi Hà Nội. Hắn lệnh cho quân sỹ đào đất lên tạo thành một cái hố sâu chừng 6m và rộng mỗi chiều ước chừng 16m. Sau đó Hắn đã viết bùa và làm phép để thu hồn vong linh của các bậc đế vương và các vị thánh thần của ta! Lại viết phép niệm chú thu phục và nhốt các linh hồn đó vào một cái hồ lô đồng, để vào trong một bình gốm chôn sâu dưới lòng sông lại lấy một cái mâm gỗ hình tròn viết phép đè lên bên trên. Sau đó hắn dùng bảy chiếc cọc đóng xuống sông lại bắt bảy người biết làm phép buộc vào cọc để chết cùng và niệm chú với nhiệm vụ giữ trấn cho hắn! Bảy người đó gồm: 

– Một người biết phép điểm huyệt.
– Một người biết phép thổ huyết.
– Một người giỏi địa lý.
– Một người biết phép gọi gió.
– Một người biết phép hô mưa.
– Một người biết phép gọi sấm.
– Một người biết phép phục quỳ.

Tất cả bảy người này có nhiệm vụ đọc chú trong hồ lô và thu phục các linh hồn đã được hắn nhốt trong đó! Lại chôn thêm 60 người làm âm binh canh giữ bên ngoài.

Sau khi hoàn tất công việc dưới sông, hắn đã dùng một chiến tướng tên là Chu Dĩnh quê ở Ân Thì Giang Đông nay là tỉnh Hồ Bắc Trung Quốc cùng các thuộc hạ là: Tẩu Pao, Ất Nhĩ, Nhũ Vương, cùng một người Việt tên là Ông Tín quê ở Hà Đông Hà Nội, và hai nữ tì phục vụ cho Chu Dĩnh. Tất cả những người này tự nguyện chết theo lệnh Cao Biền để lãnh đạo nhóm âm binh này. Tất cả nhóm này được chôn ở trên bờ sông Tô Lịch phía bên đường bưởi theo hình thức “Hoàn Thổ Táng” nghĩa là trả về đất. Hắn làm quan tài bằng đất, rồi cho người vào trong quan tài, họ được mặc quần áo làm từ lá cây, hắn phủ lá cây bên trên lại cho đổ chất men lên phía trên rồi đạy nắp đem chôn, sau 100 ngày những thi thể kia sẽ bị tiêu huỷ hoàn toàn rất nhanh do sức nóng của men và lá cây. Chỉ mấy năm sau thì toàn bộ thể xác của họ bị hoà vào đất và không còn xương cốt, nếu ta đào lên cũng khó phát hiện vị trí quan tài nằm ở đâu vì lúc này toàn bộ đã hoàn thổ! Xong việc, Cao Biền cho chôn vàng ở bờ sông Tô Lịch để làm lộ phí cho Chu Dĩnh và bọn âm binh.

Ngay đêm đó mưa gió sấm sét nổi lên dữ dội, Cao Biền sợ hãi, bèn lập đền thờ Tô Lịch giang thần ở ngay chỗ Long Đỗ ấy và phong cho vị thần là Thần Long Đỗ.

Biền còn cho bà cụ già bán nước ở ven sông tiền vàng nhờ mỗi ngày gieo một hạt đỗ cắm một nén nhang để nuôi âm binh!

Ba hôm sau Thánh Tản Viên đã báo mộng cho bà cụ và dạy cách phá Cao Biền, bà cụ nghe lời Thánh Tản đã đổ hết số đỗ còn lại và đốt hết nhang cắm lên trên, sau đó bà cụ đã mang theo vàng bạc mà chốn đi mất. Mấy hôm sau khi đỗ mọc lên, cây thì chết, cây thì ngoặt nghoẹo cong queo! Biền ra kiểm tra thấy vậy hắn tra kỳ môn thì biết Thánh Tản đã bày mưu phá hắn, thế là hắn tức tối đêm về làm bùa phép hôm sau cho lính kiệu lên đỉnh núi ba vì để trấn yểm Thánh Tản! Vừa dán bùa xong bỗng có một tiếng sét lớn đánh tan đạo bùa làm cho Biền rụng rời chân tay, hắn biết là Thánh Tản đã dùng “Ngũ lôi trấn” phá bùa của hắn. Sợ hãi Biền quay về thành cho làm nhiều bình gốm rồi giết người lấy đầu lâu chôn quanh thành thăng long để luyện thiên linh cái nhằm tăng cường âm binh bảo vệ cho hắn. 

Năm 868 Đường Ý Tông triệu Biền về giúp vua trị nước, Biền nổi tiếng khắp nơi đến năm 875 Hoàng Sào người nhà nông buôn muối giàu có đã nổi lên chống lại nhà Đường, lúc này Đường Hy Tông lên làm Vua. Cao Biền được lệnh giúp Vua đánh Hoàng Sào nhưng Biền đã không tấn công Hoàng Sào vì ông này chỉ cướp nhà giàu chia cho nhà nghèo, do vậy Đường Hy Tông đã giáng chức Cao Biền, từ đó Biền kết hợp với Lã Dụng Chi chống lại nhà Vua sau do Lã Dụng Chi tiếm quyền Biền lại kết hớp với Sư Đạc, Tần Ngạn đánh nhau với Lã Dụng Chi, do nghi ngờ Cao Biền làm chân trong cho Lã Dụng Chi cho nên Tần Ngạn đã sai Lưu Khuông Thì là một thuộc tướng của Tân Ngạn đêm 24-9-887 lẻn vào giết chết Cao Biền và thuộc hạ. 

Xem Thêm :   Lịch sử 10 Chủ đề 3: Các nước tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa

Xem Thêm :  Bánh bạch tuộc mỏng như giấy

Lại nói đến đền thờ Tô Lịch Giang Thần-Long Đỗ từ ngày Cao Biền lập đền thờ đến sau này khi Vua Lý Công Uẩn rời Hoa Lư về Thăng Long đã cho xây thành, nhưng cứ xây là đổ nên Vua đã đến đền Long Đỗ mà khấn quả nhiên Vua thấy con Bạch Mã đi từ đền đi ra, Vua đã lần theo vết chân ngựa mà xây được thành, do vậy sau này Lý Công Uẩn đã phong là Thành Hoàng của Kinh thành Thăng Long. Và từ đó đền còn được gọi là đền Bạch Mã là một trong tứ trấn Thăng Long toạ ở hướng Đông.

Từ ngày Cao Biền trấn yểm ở sông tô lịch đến nay đã tròn 1050 năm! Trong chiều dài lịch sử hơn một ngàn năm thăng long trải qua biết bao đời từ Lý, Trần, Lê, các đời Chúa Trịnh, thời Nhà Nguyễn, thời Pháp thuộc đến thời đại ngày nay những câu chuyện về Trấn của Cao Biền vẫn âm ỉ trong các triều đại và dân chúng Thăng Long Hà Nội khiến cho tâm lý của nhiều người lo lắng, cũng từ đó mà nhiều câu chuyện huyền thoại được thêu dệt. 

Gần đây có câu chuyện “Thánh vật sông tô lịch” kể về sự kiện năm 2009 một công ty nhận thi công kè và nạo vét sông gặp phải trận đồ của Cao Biền, người chết, người điên, người ốm đau bệnh tật,… thiên hạ cũng đồn rằng Thượng Toạ Thích Viên Thành vì cố phá trấn của Cao Biền mà cũng đoản thọ ngay sau đó mấy tháng! Tất nhiên những câu chuyện vẫn là câu chuyện, nhưng rõ ràng ở Việt Nam mấy ai dám đụng vào Cao Biền? Chẳng lẽ Cao Biền ghê gớm thế ư?  

Ở nước ta hầu hết giới khoa học ngoài mồm thì không tin về chuyện tâm linh nhưng trong tâm thì lại đi cầu cúng thánh thần, nói là không tin nhưng cũng chẳng ai dám động vào sông tô lịch. Chẳng lẽ chúng ta lại thua Cao Biền? 

Hà Nội, ngày 9-11-2016 

Lương Ngọc Huỳnh

——————————————

Phần 2: Tìm hiểu và phá trấn của Cao Biền
(https://www.facebook.com/huynh.luongngoc/posts/659824287527077)

Tối mùng 9 tháng 9 năm 2009 tôi đã đến địa điểm trên đốt mấy nén nhang và khấn chửi Cao Biền.  

Năm 2010 nhân dịp ngàn năm thăng long tôi lại về nước, tôi đến thăm anh Dương Phú Hiến vừa đến cổng nhà anh Hiến thì nhà ngoại cảm Phan Bích Hằng gọi điện “Huynh à hôm nay Muội đã đến lễ và xin gặp Hoàng Thành Thăng Long. Cụ nói rằng: Nói thằng Khinh lên Đền Và thắp hương và ngồi thiền xin Thánh Tản trợ giúp mới phá được, ngày xưa nó thường cắp tráp đi cùng Cao Biền”. Tôi giật mình vì cái tên “Khinh” là tên cúng cơm của tôi khi mới đẻ chỉ có Bố Mẹ tôi và tôi mới biết được. 

Hôm sau tôi lên Đền Và, trời nắng nóng, tôi thắp nhang cầu xin Thánh Tản và ra ngồi thiền ngoài sân, ngồi được đúng 45 phút thì trời mưa rất to. Tôi vào lễ tạ Thánh Tản và ra về. 

Từ đó năm nào tôi cũng đến Đền Quán Đôi nhìn xuống sông nơi Cao Biền trấn yểm để nghiên cứu và xem xét. 

Làm gì cũng phải có cái duyên và có thời điểm, đã 6 năm trôi qua, mỗi ngày như một bài học đối với tôi.  

Cuối tháng 6 Âm lịch năm 2016 Tôi cùng các học trò và nhà ngoại cảm Trần Lệ Giang cùng các lãnh đạo viện nghiên cứu tiềm năng con người, và giáo sư Lân Cường, đại tá nhà báo Gia Bào, có đến xem xét khu vực Cao Biền trấn yểm.  

Với khả năng ngoại cảm đặc biệt, Trần Lệ Giang đã tiếp vấn âm phần cùng tôi nghiên cứu đạo pháp trấn yểm của Cao Biền. Được một lúc Trần Lệ Giang ngất sỉu người mềm oặt, lạnh toát, thấy vậy tôi đã làm phép và kết hợp với các võ sư có mặt bấm huyệt khoảng 10p sau Giang tỉnh lại và dần dần hồi phục. Sau khi xem xét xong chúng tôi sang bên kia đường bưởi đối diện quán đôi nơi có một cái miếu nhỏ ven đường, bởi ở đó là nơi mà Chu Dĩnh cùng các thuộc hạ được Cao Biền chôn sống để điều hành bọn âm binh dưới sông. 

Chu Dĩnh hiện lên và nói với Trần Lệ Giang rằng 9h đêm rằm tháng 8 hãy đến đây ta mới nói chuyện! Chúng tôi ra về và chờ đợi đến rằm tháng 8.  

Trưa hôm sau Trần Lệ Giang điện cho tôi nói rằng “Anh ơi đêm qua em không thể ngủ được, chúng về quấy phá làm em không thể nào ngủ nổi. Anh giúp em đi. Sau đó tôi đã làm phép và từ đêm hôm đó đến những ngày sau Giang ngủ tốt. 

Đêm rằm tháng 8 Thiếu tướng Nguyễn Đình Lâm cùng PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Quyên và cán bộ đại diện viện Tiềm năng con người cùng tôi và nhà ngoại cảm Trần Lệ Giang với các học trò lại đến đúng nơi hẹn, rút kinh nghiệm lần trước, tôi và các học trò đã chuẩn bị rất chu đáo từ bùa phép cho đến viết phép vào đá phá trấn mà mấy thầy trò đã lên tận đỉnh núi Phan Xi Păng lấy về.  

Sau khi trấn 5 hòn đá xuống đáy sông Tô Lịch thì tên Chu Dĩnh hiện lên.  

Hắn nói với nhà ngoại cảm Trần Lệ Giang: Mày hãy nói với ông trọc đầu kia đừng có đốt những tờ giấy vàng vàng nữa. (Giấy vàng là những tờ pháp đã được viết pháp và đọc mật chú.) 

Lúc này tôi tiến đến hỏi: Ngươi tên là gì? 

Hắn lại nói: Ta không phục 

Trần Lệ Giang hỏi: tại sao mày không phục? 

Hắn nói: Vì thằng trọc nó gọi ta là ngươi! 

Lúc này tôi nói: Các ngươi đã đến cướp nước ta lại còn trấn yểm đáng lẽ ta phải giết ngươi vậy không gọi là ngươi thì gọi là gì? Nói xong tôi lấy các pháp ra đốt.  

Giang kêu lên: anh ơi em sợ quá nó đánh em nó cứ quay quay cái tay phóng cái gì bắn đầy vào mặt em! Nói xong Giang ngã sỉu xuống!  

Tôi đã phải dùng các pháp trong đạo giáo tấn công hắn, một lát sau Giang tỉnh lại và nói: anh ơi nó muốn nói chuyện. 

Tôi hỏi: Ngươi tên là gì quê ở đâu? Tại sao lại ở đây? 

Hắn nói: Ta tên là Chu Dĩnh quê ở Ân Thì Giang Đông, ta không muốn như vậy nhưng ta cũng chỉ làm theo lệnh của Cao Biền thôi! Ta có 7 người ở đây nhưng 6 người kia đang hầu trên đền Bạch Mã, ta cũng muốn lên đó! Ngươi đừng đốt phép nữa mà họ sợ!  

Tôi lại hỏi vậy ngươi muốn cái gì? 

Chu Dĩnh nói: Hãy làm cho ta 7 cái tháp bằng đất nung đỏ ta sẽ tự vào tháp và mang ta đi không cần phải bắt hay giết ta đâu! 

Tôi lại hỏi: tháp mấy tầng?  

Hắn suy nghĩ rồi nói: 5 tầng! Đúng 3 giờ chiều ngày 9-10 âm lịch mang tháp đến đây ta sẽ tự vào tháp! 

Tôi hỏi lại: Ta định năm 2020 sẽ giải thoát cho những người dưới sông ngươi hãy hỏi họ có muốn đi không? 

Chu Dĩnh nói: họ muốn đi lắm rồi, họ khổ lắm hãy cho họ đi đi. 

Xem Thêm :   trung tâm tiếng trung uy tín | đánh nhau trong lớp học tiếng trung 2

Xem Thêm :  Cách nuôi dế sinh sản – Mô hình nuôi dế hiệu quả cho giá trị kinh tế cao

Tôi lại hỏi: vậy ngươi hỏi họ xem họ muốn đi ngày nào? 

Chu Dĩnh nói: hãy cho họ đi vào lúc 8h ngày 8 tháng 8 năm 2018.  

Sau đó tôi đã hứa sẽ làm tháp và đúng 3 giờ chiều ngày 9-10 âm lịch tôi sẽ quay lại. 

Ngay sau đó tôi đã đặt thợ trong Bình Định làm tháp, họ nói làm 7 cái họ không làm, nếu muốn thì phải đặt 30 cái họ mới làm. Tôi đã đồng ý đặt 30 cái tháp nung và chuyển từ Bình Định ra để kịp ngày cho Chu Dĩnh tự vào tháp. 

BẮT CHU DĨNH VÀ THUỘC HẠ CỦA HẮN: đúng 2h40p ngày 9-10 âm lịch chúng tôi có mặt tại sông Tô Lịch.

——————————————

Phần 3: Bắt Chu Dĩnh và thuộc hạ của hắn
(https://www.facebook.com/huynh.luongngoc/posts/660049894171183)

Để chuẩn bị kỹ cho công việc tôi đã chuẩn bị tháp đầy đủ, lại lên núi ba vì xin phép Cửu Thiên Huyền Nữ, Thái Thượng Lão Quân, và Thánh Tản Viên, lại về Quán Thánh xin phép Chân Võ Đại Đế.  

Sau đó tôi đã làm 4 cờ lệnh của 4 vị sư tổ. Lại làm 9 cờ vàng là các pháp cao nhất của đạo giáo, lại làm 5 cờ đỏ có đủ các pháp sẵn sàng ứng chiến khi có biến. Cùng rất nhiều pháp thuật được viết trên giấy pháp cùng thảm vàng có bát quái và pháp trấn ma trong mộ cổ… đầy đủ nghi lễ được chuẩn bị sẵn sàng gồm tiền vàng rượu trà, hoa quả, với ba cây đèn dầu và một con gà trống trắng. 

Đúng 2h40p ngày 9-10 âm lịch tất cả chúng tôi có mặt tại sông Tô Lịch.  

Ngay sau khi cắm cờ, giải thảm đỏ dẫn lối và thảm pháp lại đặt 7 cái tháp trên thảm đỏ để cho Chu Dĩnh và thuộc hạ tự nạp mình. 

Lúc này Chu Dĩnh hiện lên và muốn nói chuyện với tôi qua nhà ngoại cảm Trần Lệ Giang, hắn bảo mang một cái tháp ra và hỏi: Chúng mày có thấy thân thuộc không? 

Tôi không hiểu ý Chu Dĩnh định hỏi cái gì. Giang cũng chưa hiểu ý hắn định hỏi cái gì. 

Một lát sau hắn nói với Giang: Mày họ Trần cái mộ tổ nhà mày có giống cái này không? Cả thằng đầu trọc họ Lương mày nhìn xem cái này có giống cái mộ tổ nhà mày không?  

Đúng là mộ tổ nhà Giang và mộ tổ nhà tôi đều xây tháp. Giang bực quá chửi nhau với nó, tôi cũng chửi nó, và lấy phép đốt mời “thần tướng” và các vị sư tổ về trị tội hắn. 

Khi các vị sư tổ và thần tướng về thì hắn hoảng sợ vô cùng, hắn ta níu áo nhà ngoại cảm Trần Lệ Giang làm cho Giang không đi được. Tôi nói thôi bây giờ đã đến giờ ta sẽ làm thủ tục cho ngươi và các thuộc hạ vào tháp. 

Chu Dĩnh yêu cầu nhà ngoại cảm Trần Lệ Giang phải đi đi đi lại 10 lần để cho hắn đi.  

Giang nói: Tao mệt tao không đi được mày tự mà đi.  

Chu Dĩnh nói: vậy mày cho tao mượn xác mày để tao đi.  

Ngay sau đó Trần Lệ Giang mềm người mất khoảng 5 phút. Lúc này tôi đã làm lễ khai quang cho lối đi dẫn đến tháp. Khi nhà ngoại cảm Trần Lệ Giang tỉnh lại tôi đã dẫn Giang đi trên thảm đỏ đến trước tháp, và tôi về vị trí làm lễ. 

Chu Dĩnh nói với Giang: mày đứng trước đi để tao đứng sau mày, tao sợ lắm!  

Tôi đọc sớ. Thượng Đế Bảo Cáo tấu với Thượng Đế, Ngũ Đế, Cùng các vị sư tổ, các vị thần tướng thiên binh thiên tướng, hoàng thành thăng long, và long thần thổ địa sông tô lịch, kể tội của Cao Biền và xin phép thu hồn chúng vào tháp. Tôi lại đọc bản luận tội và lời cam kết của Chu Dĩnh cùng các thuộc hạ của hắn.  

Lúc này các thuộc hạ lần lượt khai tên của mình gồm có: Tẩu Pao, Ất Nhĩ, Nhũ Vương, Ông Tín là người Việt quê ở Hà Đông Hà Nội, và Chu Dĩnh nói còn hai người Nữ Tỳ nữa nhưng họ đã trốn mất đâu rồi!  

Tôi chợt nghĩ: Hai người Nữ Tỳ này hầu hạ Chu Dĩnh hơn ngàn năm nay quá khổ cực nên có lẽ họ nhân cơ hội này đã tự trốn đi và mong muốn được giải thoát. Nghĩ đến đây tôi cũng không hỏi thêm hắn nữa.  

Đã đến giờ nhập hồn vào tháp tôi yêu cầu 5 người họ vào tháp, lúc này Nhà ngoại cảm bước sang bên thảm và nhường lối cho 5 linh hồn vào tháp.  

Tôi đã làm đầy đủ những nghi lễ trong phép của đạo giáo cho họ an vị và gieo que hỏi thần tướng, một quẻ đã chứng ngay. Tôi lấy dây mực pháp của Lỗ Ban bật quanh tháp để nhốt linh hồn của họ vào trong đó. Khi vừa bật mực xong thì Ông Tín ở Hà Đông nói với Nhà ngoại cảm Trần Lệ Giang rằng: Cô ơi nói với Thầy bật mực như vậy làm sao tôi ra được? Ông ấy nài nỉ xin được giải thoát về quê Hà Đông để được gặp lại tổ tiên con cháu. 

Tôi và Giang có bàn luận và thống nhất thả cho Ông Tín được giải thoát. Tôi đã làm phép giải thoát, rồi đập vỡ tháp giam Ông Tín, lại viết sớ nhờ các vị Thần Tướng giúp đưa linh hồn Ông Tín về Hà Đông.  

Trong quá trình làm phép Chu Dĩnh đã giữ một lời hứa với Tôi và Cô Giang hắn đã nói “điều bí mật“. Khi Ông Tín được giải thoát, ông ấy đã rất cảm kích quay lại cảm ơn tôi và Giang, ông ấy cũng đã nói “điều bí mật“. 

Sau khi hoàn thành công việc, tôi đã lấy tiết gà trống trắng làm theo nghi thức đạo giáo và ném tất cả các pháp phá trấn và phá mộ cổ xuống đáy sông Tô Lịch ngay chỗ Cao Biền trấn yểm. 

Nguyện vọng của Chu Dĩnh và các thuộc hạ muốn được lên đền Bạch Mã để hầu hạ thánh linh của Việt Nam, đại diện của Viện TNCN đã liên hệ nhưng nhà đền còn đang chờ xin ý kiến chính quyền. Các cấp chính quyền cấp dưới còn đang hỏi cấp trên vẫn chưa có câu trả lời. Chúng tôi đành gửi tạm ở đền Quán Đôi, nhưng hôm nay chủ Đền Quán Đôi cũng yêu cầu mang đi nơi khác! Tôi thiết nghĩ rằng đây là một việc làm tâm linh đánh kẻ chạy đi chứ không đuổi người chạy lại. Họ đã quy pháp nguyện làm điều tốt phụng sự cho Quốc Gia thì ta nên mở lòng từ bi, nếu cứ cái gì cũng nguyên tắc theo kiểu nhà nước thì chúng ta sẽ rất khó để làm những vấn đề liên quan đến tâm linh! Đúng là “cha chung không ai khóc”!  

Việc còn lại là chúng ta sớm nạo vét sạch sông Tô Lịch, và nhổ cọc, giải thoát cho những người còn bị giam cầm dưới sông để linh hồn của họ được siêu thoát, tôi cũng rất mong nhân dân và các cấp chính quyền tạo điều kiện cho phép để chúng tôi sớm hoàn thành sứ mệnh và nguyện vọng làm trong sạch môi trường, trong sạch về tín ngưỡng phá tan mọi nghi ngờ về câu chuyện Cao Biền!  

Tôi cũng nói thêm rằng: Cao Biền không có mặt ở sông Tô Lịch mà chỉ có những thuộc hạ của họ, nay ta đã nhốt được họ, vậy còn chờ gì mà không giải phóng lòng sông, để nối lại vận khí và long mạch cho Thăng Long ngàm năm văn hiến phát triển rực rỡ cả về hai ý nghĩa Âm và Dương? 

Rất cần sự suy nghĩ của các cấp chính quyền! Chúng tôi có thể hoàn toàn tự túc kinh phí trong việc phá trấn và làm sạch sông Tô Lịch trả lại vẻ đẹp như xưa để hàng đêm thanh niên trai gái có thể bơi thuyền thiên nga trên dòng sông êm đềm ngắm trăng và làm thơ đất nước. 

Xem Thêm :   Phân tích bài thơ Viếng lăng Bác của Viễn Phương

Xem Thêm :  Công thức tính chu vi hình chữ nhật mới nhất 2022

Xin chân thành cảm ơn. 

Hà nội 10-11-2016 

Đại diện nhóm nghiên cứu phá trấn Cao Biền Viện NCTNCN 

Võ sư. Gs-Vs Lương Ngọc Huỳnh

 

——————————————

LỜI BÀN

 

Từ loạt bài viết trên, cho thấy:

 

1. Việc phá trấn Cao Biền trên sông Tô Lịch của Giáo sư – Viện sĩ Lương Ngọc Huỳnh gần như hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng ngoại cảm hiện có của Trần Lệ Giang.

Khả năng ngoại cảm, nói chung, có thể do bẩm sinh tự có, hoặc được hình thành sau khi bản thân đã trải qua một biến cố trong đời (bệnh tật, chấn thương…), hoặc do rèn luyện theo những phương pháp đặc biệt mà có được; tuy nhiên, nó không xuất phát từ công hạnh tu Phật xuất thế nên độ chính xác là vô cùng hạn hữu của tri giác phàm phu. Chỉ có PHÁP NHÃN của Bậc chơn tu với tâm thiền Vô Niệm mới liễu triệt thực tướng của vạn Pháp mà thôi. Từ đó:

– Liệu có chính xác là nhà ngoại cảm Trần Lệ Giang và Giáo sư – Viện sĩ Lương Ngọc Huỳnh đang nói chuyện với Chu Dĩnh hay không (trong khi họ vốn ác tâm, tinh ranh, quỷ quyệt trấn yểm nước ta)? Không ai biết diện mạo thật của Chu Dĩnh ra sao thì dựa vào đâu để xác tín định danh người mình đang nói chuyện?

– Vị trí trấn yểm của Cao Biền trên sông Tô Lịch không chỉ có một, và trọng hay yếu tùy mỗi nơi sai biệt, vậy dựa vào đâu mà chỉ định chỗ để lập đàn hóa giải? Ngoại trừ chỗ đã biết do từng xảy ra sự cố trước đây được ghi nhận năm 2001, còn những chỗ trấn yểm khác thì sao?

– Nếu không thể chỉ ra được tất cả các vị trí trấn yểm, hoặc hóa giải chỗ này nhưng bỏ sót những chỗ khác thì kết quả toàn cục sẽ thế nào? Sao Giáo sư có thể khẳng định đã phá trấn được hoàn toàn?

 

2. Trong đoạn trích dẫn, lúc thì Giáo sư trao đổi gián tiếp với âm phần thông qua nhà ngoại cảm, khi thì lại nói chuyện trực tiếp, hỏi vì sao như vậy? Lại nữa, nếu Giáo sư cho rằng mình được Thần Tướng và các vị Sư Tổ gia trì khi tác pháp thì tại sao cần đến nhà ngoại cảm trợ giúp làm gì, từ việc chọn địa điểm lập đàn cho đến trao đổi, thậm chí hẹn ngày gặp gỡ phá trấn với chính âm phần đang thủ trấn? Thực tế (nếu có), nhà ngoại cảm Trần Lệ Giang đã ngất xỉu nhiều lần khi tiếp vấn âm phần cho thấy sự nguy hiểm biết bao bởi không có công phu tu hành nên không có đạo lực hộ thể. Cùng với những gì phân tích ở mục 1, há có lý chăng?

 

3. Giáo sư cho rằng đã bắt được Tướng lĩnh là Chu Dĩnh và các thuộc hạ, tuy nhiên không thu phục được người lập trận trấn yểm là Cao Biền thì liệu trận yểm có được hóa giải xong? Với những ác nghiệp gieo tạo lúc sanh tiền, Cao Biền sau khi thác đi về đâu, Giáo sư còn không rõ thì làm sao thu phục, lại chủ quan khẳng định đã phá trấn được hoàn toàn?

 

Với những nghịch lý lược nói trên, tin rằng Đại chúng đã có câu trả lời.

 

Như đã chia sẻ trong bài viết trước, chỉ có TÂM PHẬT VÔ LƯỢNG – PHẬT LỰC VÔ BIÊN mới hóa giải rốt ráo mọi Tà thuật trong khắp cõi vô vi, độ tận chúng sanh tu hành đến khi giác ngộ – giải thoát. Đó cũng chính là hạnh nguyện của 10 phương Chư Phật. Theo luật Nhân Quả – Nghiệp báo chí công, với ác nghiệp chất chồng mà Cao Biền tạo tác thì lẽ dĩ nhiên khi thác đi chắc chắn sẽ bị khổ đọa trong Tam đồ ác đạo (Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh). Tuy nhiên, cần nên biết rằng khi một người tu Đạo (ngoại trừ Đạo Phật) đạt được những thành quả nhất định lúc sanh tiền thì khi thác đi, họ sẽ về với Tổ – Thầy trong Đạo đó ở cõi giới vô vi tương ưng. Đây cũng là cách mà khắp cõi 10 phương giữ gìn và không ngừng tăng cường thế lực, bành trướng cõi giới, mở rộng phạm vi ảnh hưởng tại thế gian, bởi TÂM MÊ BIẾN HÓA KHÔN LƯỜNG THÌ CÁC CÕI GIỚI VÔ VI TƯƠNG ƯNG CŨNG THIÊN HÌNH VẠN TRẠNG, không thể nghĩ bàn. Do đó, trong quá trình tu luyện Tà thuật, chắc chắn Cao Biền nhận được sự gia trì từ các vị Tổ – Thầy, thậm chí có thể là Vua của những Tà đạo đó trong cõi giới vô vi thì sau khi thác đi, vong linh Cao Biền cũng về với Tổ – Thầy trong Đạo. Vì thế, chưa thu phục được Cao Biền thì trận yểm trên sông Tô Lịch chắc chắn chưa được hóa giải.

Thế nhưng, nhờ PHẬT LỰC VÔ BIÊN nên trấn yểm Cao Biền trên sông Tô Lịch đã được hóa giải hoàn toàn, đồng thời Cao Biền cũng được hóa độ cải Tà quy Phật, tu hành, trả nghiệp. Thật ra, nếu không phải Tà lực của mình đã bị Phật Lực hóa giải đến không còn, từ đó được nhiếp độ khai tâm thì Cao Biền cũng không dễ gì quy Phật. Ngay cả Tổ – Thầy của Cao Biền trong cõi giới vô vi cũng không thể xen ngang vào vì hành giả còn có 10 phương Chư Phật gia trì để giữ lấy sự công bằng, cho kết quả hoàn toàn tùy thuộc vào Đạo Lực huân tu của mỗi người trong cuộc (hoặc Cao Biền là người lập trận trấn yểm nước ta, hoặc hành giả với hạnh nguyện hóa độ Tà thuật) mà không có sự trợ Lực nào từ bất cứ ai.

Đến đây, sau khi mọi Tà lực huân tu đã bị hóa giải không còn và từ đó phát tâm quy Phật, Cao Biền mới phải chịu thọ báo Địa ngục thống khổ khôn cùng từ những ác nghiệp mình đã gây ra theo luật Nhân Quả – Nghiệp báo công bằng. Cần nói thêm, nhờ đã khai tâm quy Phật nên sự thọ báo trả nghiệp của Cao Biền chắc chắn sẽ gia giảm, còn nhanh hay chậm thì tùy tự tâm Cao Biền sám hối thống thiết tu Phật chí thành đến độ nào. Bên cạnh đó, không chỉ riêng Cao Biền mà tất cả những ai thủ trận và bị giam cầm trong trận yểm trên sông Tô Lịch năm xưa đều đã được Phật Lực Từ Bi cứu độ khai tâm. Tất cả chúng sanh đều là con Phật, và hạnh nguyện Chư Phật là độ tận chúng sanh viên thành Phật đạo!

Dẫu Cao Biền đã quy Phật, trấn yểm trên sông Tô Lịch đã được hóa giải xong nhưng vật trấn yểm theo trận đồ đã lập khi xưa vẫn còn nằm dưới lòng sông nên tự chiêu cảm Tà Mị khắp 10 phương tầm về, nương náu. Đó chính là TÀN DƯ mà hành giả đã đề cập trong bài viết trước. Tuy Tà lực của TÀN DƯ không thể sánh bằng Tà lực của TRẬN YỂM khi trước (bởi người lập trận là Cao Biền đã quy Phật) nhưng không thể xem thường, bởi nó sẽ tăng dần theo thời gian khi chúng Tà Mị không ngừng câu hội về đó. Và chỉ khi NGƯỜI TRỰC TIẾP HÓA GIẢI TRẬN YỂM TRỢ DUYÊN HÓA ĐỘ TÀN DƯ thì việc tiến hành nạo vét sông, thu hồi vật trấn yểm… mới hoàn toàn được thuận lợi, viên mãn. 

Do thư hỏi của Phật tử nên hành giả phúc đáp tận tường, nào phải phân tranh hơn thua theo thói tục.

Nguyện những lời Cổ Thiên chia sẻ có 10 phương Chư Phật chứng minh!

 

Diệu Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật _()_
Diệu A Di Đà Phật _()_

Cổ Thiên

————————————————–

Tham khảo:

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Related Articles

Back to top button