Thủ Thuật

Đức phật thích ca mâu ni là ai? sự tích phật thích ca mâu ni

Bạn đang xem: Đức phật thích ca mâu ni là ai? sự tích phật thích ca mâu ni Tại Website saigonmetromall.com.vn

ĐỨC PHẬT THÍCH CA MÂU NI LÀ AI? SỰ TÍCH PHẬT THÍCH CA MẦU NI.

Theo sách sử ghi lại, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là bậc giáo chủ cõi Ta Bà. Ngài từng sống trên trái đất này và đã sáng lập ra Phật Giáo. Thế nhưng, nhiều Phật tử lại chưa biết rõ về lịch sử Phật Thích Ca Mâu Ni cũng như không hiểu tại sao Ngài lại có nhiều tên gọi như vậy. Nhiều người còn nhầm lẫn với các vị Phật khác trong Phật giáo.

Cùng Tượng Phật Trần Gia tìm hiểu trong bài viết tổng hợp dưới đây bạn nhé!

 

XEM THÊM TƯỢNG PHẬT BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI ĐẸP NHẤT

I/ Tìm hiểu về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni:

1/ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là ai? Nguồn gốc và sự ra đời của Phật Thích Ca Mâu Ni:

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sinh ra ở đâu? Thái tử Tất Đạt Đa Cồ Đàm (sau này là Đức Phật) ra đời tại vườn Lâm-Tỳ-Ny ở thủ đô Ca-Tỳ-La-Vệ  của một vương quốc nhỏ ngay dưới chân rặng núi Hy Mã Lạp Sơn của Ấn Độ cổ xưa.

Ngày sinh của Phật Thích Ca Mâu Ni là ngày 8 tháng 4 Âm Lịch năm 624 TCN. Về sau, đại hội Phật Giáo Thế Giới đổi và tổ chức ngày Đại Lễ Phật Đản vào ngày trăng tròn 15-4 Âm Lịch.

Cha của Ngài là vua của bộ tộc Thích Ca (Skakya). Mười hai năm trước khi ra đời, các tu sĩ Ấn Giáo đã tiên tri rằng Ngài sẽ là một vị vua vĩ đại hoặc sẽ trở thành một nhà hiền triết lừng danh của thế giới loài người.

Vì không muốn Phật Thich Ca trở thành tu sĩ, cha của Ngài đã giữ Ngài bên trong cung điện.

Thái tử Tất Đạt Đa lớn lên trong sự xa hoa của một bậc vua chúa, không được phép nhìn thấy thế giới bên ngoài, được các vũ nữ giúp vui, và được các tu sĩ Bà La Môn dạy học.

Thái tử còn học cưỡi ngựa, bắn cung, đánh kiếm, đánh vật, bơi lội… Khi đến tuổi trưởng thành, Thái tử thành hôn với công chúa Gia Du Đà La và có một con trai.

Ngày nay chúng ta có thể nói là Ngài là người có tất cả mọi thứ trên đời, nhưng Ngài cảm thấy mình thiếu một cái gì đó, và chính điều đó đã lôi kéo Ngài ra khỏi những bức tường của cung điện.

Ở ngoài đó, trên những đường phố của kinh thành Ca Tỳ La Vệ, Ngài đã trông thấy ba cảnh tượng thông thường nhất đối với mọi người khác: một người bị bệnh, một người già yếu, và một xác chết đang được người ta đưa đi hỏa thiêu.

Ngài chưa bao giờ được sửa soạn để chứng kiến những cảnh bi thảm như thế này, cho đến khi người đánh xe nói với Ngài rằng tất cả mọi người đều phải chịu sự già yếu, bệnh tật và chết chóc.

Ngài cảm thấy mình không thể nào an tâm sống trong sự xa hoa như trước nữa.

Trên đường trở về cung điện, Ngài trông thấy một tu sĩ đang bước đi một cách thong dong trên đường phố, và Ngài đã quyết định rời khỏi cung điện để đi tìm giải pháp cho vấn đề đau khổ của cuộc đời.

Trong đêm khuya Ngài lặng lẽ từ giã vợ con mà không đánh thức họ, rồi phi ngựa đến một khu rừng, nơi đó Ngài đã dùng gươm cắt tóc và thay bộ trang phục vua chúa bằng một chiếc áo tu sĩ đơn sơ. Đó là năm Ngài 29 tuổi, (595 BC).

Với hành vi này Thái tử Tất Đạt Đa đã gia nhập vào hạng người từ bỏ xã hội Ấn Độ để tìm giải thoát.

Thái tử đã tìm đến học hỏi với nhiều vị thầy khác nhau, từ những vị theo chủ nghĩa duy vật, cho đến những người theo chủ nghĩa lý tưởng và phái ngụy biện.

Từ rừng núi đến thị thành, đâu đâu cũng sôi nổi với những cuộc tranh luận và triết lý. Sau cùng Thái tử đã theo học hai vị Thầy nổi tiếng, vị thứ nhất là Đạo Sư Alara-Kalama, thuộc phái Samkhya (phái Số luận), đang có ba trăm đệ tử theo tu học.

Với vị này, Thái tử đã học và đắc ngũ thần thông, đạt đến bậc thiền Vô Sở Hữu Xứ.

Nhưng sau đó dù Đạo Sư Arada Kalama mời Ngài ở lại để dạy đạo như một người đồng đẳng với ông, nhưng Ngài thấy đây không phải là pháp giải thoát tối hậu, nên Ngài đã ra đi.

Ngài đến học với vị thầy thứ hai là Đạo Sư Uddaka Ramaputta (Uất-đầu-lam-phất), người đang có 700 đệ tử theo học. Sau vài ngày tu học, Ngài đã chứng được tầng thiền Phi tưởng phi tưởng.

Nhưng đây không phải là con đường giải thoát sinh tử khổ đau, và Tất Đạt Đa cũng đã quyết định từ giả vị thầy này.

Trong sáu năm, Thái tử Tất Đạt Đa cùng với năm người bạn Kiều Trần Như cùng tu khổ hạnh và thiền định, chỉ ăn một hạt cơm mỗi ngày, lấy tâm trí thi đua với thể xác, và chỉ còn da bọc xương.

Khi Ngài quyết định dùng nhiều thực phẩm hơn và không áp dụng pháp tu khổ hạnh nữa, năm người bạn kia đã từ bỏ Ngài.

Ngài đến một ngôi làng để khất thực, ở đó một cô gái tên là Sujata mời Ngài dùng một bát cháo sữa với mật ong.

Khi sức khỏe phục hồi, Ngài xuống tắm dưới sông Nairanjana (Ni Liên Thiền) rồi ngồi thiền dưới cội Bồ Đề, trên một tấm tọa cụ làm bằng cỏ kusha.

Ngài ngồi đó sau khi đã nghe tất cả các vị thầy, học tất cả những kinh sách và thực hành tất cả pháp môn, bây giờ không có gì vướng bận, không có ai để nương tựa, không có nơi nào để đi nữa.

Ngài thiền tọa bất động và cương quyết như một quả núi, cho đến bảy ngày sau, Ngài mở mắt ra, trông thấy sao mai vừa mọc trên bầu trời và Ngài hiểu ra rằng mình đã tìm ra cái chưa bao giờ mất, dù là đối với Ngài hay bất cứ một người nào khác trên thế gian này.

Xem Thêm :  Hướng dẫn cách chơi cờ tướng - luật chơi cờ tướng

Vì vậy không có gì để chứng đắc, không có gì để tìm kiếm nữa.

Ngài nói: “Điều kỳ diệu nhất là sự giác ngộ này vốn là chân tánh của chúng sanh, nhưng họ lại không an lạc vì thiếu nó”. Vậy Thái Tử Tất Đạt Đa đã giác ngộ vào năm ba mươi lăm tuổi (589 BC) và trở thành một vị Phật, tức đấng giác ngộ, được tôn vinh là Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni), tức là nhà hiền triết thuộc bộ tộc Thích Ca.

Trong bảy tuần lễ sau đó, Đức Phật thọ hưởng pháp lạc tự tại giải thoát của chính mình.

Lúc đầu Ngài không có ý định nói về sự chứng ngộ của mình, vì Ngài thấy đây là điều khó hiểu đối với phần lớn loài người, nhưng khi Phạm Thiên (Brahma), vị vua của ba ngàn thế giới, thỉnh cầu Ngài thuyết pháp, vì cũng có những người: “mắt chỉ bị mờ một chút mà thôi”. Đức Thế Tôn đã chấp thuận.

Hai vị thầy của Đức Phật, Udaka và Ramaputra đều đã qua đời trước đó mấy ngày, vì vậy Ngài đi tìm năm người bạn đồng tu khổ hạnh mà trước kia đã rời bỏ mình. Khi thấy Ngài đi tới Vườn Nai ở thành Ba La Nại (Benares), họ làm lơ với Ngài, vì Ngài đã không tiếp tục thực hành khổ hạnh với họ.

Nhưng rồi họ thấy có một cái gì tỏa sáng trong sự hiện diện của Ngài, họ đứng lên, sửa soạn chỗ ngồi và lấy nước cho Ngài rửa chân, rồi ngồi xuống nghe Ngài thuyết pháp. Đó là bài pháp đầu tiên của Đức Phật. Đức Phật đã nói bài pháp Tứ Diệu Đế cho các vị này.

Trong Tứ Diệu Đế của Đức Phật, chân lý thứ nhất, Khổ đế, nói rằng bản chất của cuộc đời này là đau khổ và không thỏa mãn, ngay cả những lúc hạnh phúc cũng có mầm móng của khổ đau nếu chúng ta bám giữ vào chúng, hay khi chúng đã đi vào ký ức, chúng vẫn bóp méo hiện tại vì tâm trí của chúng ta cố gắng dựng lại quá khứ một cách tuyệt vọng.

Giáo lý của Đức Phật dựa trên sự quan sát trực tiếp đời sống, và là lời phê bình cấp tiến đối với lối suy nghĩ mơ mộng cũng như vô số những lối thoát ly, như chủ nghĩa không tưởng chính trị, môn tâm lý trị liệu, chủ nghĩa hưởng lạc, hay thuyết cứu rỗi hữu thần của thần bí học, đây là điểm chính yếu phân biệt giữa Phật giáo với đa số những tôn giáo khác trên thế giới.

Khổ là chân lý thứ nhất và là nền móng để hiểu một cách trọn vẹn chứ không phải để trốn tránh hay để giải thích.

Kinh nghiêm về sự khổ, về sự hoạt động của tâm trí, đưa đến chân lý thứ hai là nguyên nhân của Khổ (Tập Đế), thường được mô tả là tham muốn lạc thú, nhưng cũng được giải thích một cách căn bản hơn là bám giữ vào sự sống hoặc sự không hiện hữu, tức chấp có và chấp không.

Việc nghiên cứu tính chất của sự tham muốn này dẫn đến tâm điểm của chân lý thứ hai, đó là ý tưởng tự ngã hay cái ta, với tất cả những điều mong cầu và những điều lo sợ của nó, và chỉ khi nào hiểu đúng về tự ngã này và thấy nó không có tự tính, không có thật một cách vĩnh cữu), thì mới có thể hiểu chân lý thứ ba, sự diệt khổ (Diệt Đế).

Năm tu sĩ nghe bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật ở Vườn Nai trở thành hạt nhân của cộng đồng các tu sĩ Phật giáo, tức là Tăng đoàn (Sangha), là những người đi theo con đường mà Đức Phật đã trình bày trong chân lý thứ tư, con đường đưa đến sự diệt khổ (Đạo Đế), đó là Bát Chánh Đạo, chân chánh trong tám phương diện: ý kiến, ý nghĩ, lời nói, hành vi, nghề nghiệp, nỗ lực, ý thức và thiền định.

Các tu sĩ Phật giáo, tức Tỳ kheo (Bikkhu), sống rất đơn giản, chỉ có một bình bát, một cái áo, một cây kim, một cái lọc nước, một con dao cạo đầu, đó là dấu hiệu của sự ly gia cắt ái. Họ đi khắp miền đông bắc Ấn Độ, hành thiền một mình hay trong những nhóm nhỏ và khất thực.

Tuy nhiên giáo lý của Đức Phật không chỉ dành cho đoàn thể các tu sĩ, Ngài đã dạy họ truyền bá giáo lý cho mọi người “Này các Tỳ kheo, hãy lên đường, đi khắp nơi vì lợi lạc, vì hạnh phúc của số đông, do lòng từ bi đối với đời, vì lợi lạc và hạnh phúc của trời và người”.

Trong bốn mươi lăm năm, Đức Phật đã đi qua những thôn làng và những thành phố của Ấn Độ, nói bằng ngôn ngữ phổ thông, dùng những lối nói giản dị mà ai cũng có thể hiểu.

Ngài dạy dân làng thực hành chánh niệm trong khi kéo nước giếng, và khi một bà mẹ đau khổ ôm xác một đứa con đến xin Ngài cứu cho nó sống lại, Ngài đã không làm một phép lạ mà bảo bà ta mang về cho Ngài một nắm hạt cải của một nhà nào đó không có ai chết trước đó.

Sau khi đi tìm, bà ta trở về tay không, nhưng hiểu ra một sự thật rằng cái chết đến với tất cả mọi người.

Khi được nghe nói đến Đức Phật, từ phú gia đến các bậc vua chúa đều phát tâm cúng dường những khu vườn ngự uyển để xây dựng tinh xá. Đức Phật tiếp nhận những khu vườn này, nhưng Ngài vẫn tiếp tục sống như mình đã từng sống từ năm hai mươi chín tuổi: một tu sĩ khất thực và thiền định dưới gốc cây.

Bây giờ chỉ có một điều khác là gần như mỗi ngày sau khi thọ trai vào giữa trưa Ngài thuyết pháp. Không có một bài pháp nào được ghi chép lại trong khi Ngài còn tại thế.

Năm 544 (Trước Tây lịch), Đức Phật nhập Niết Bàn tại thành Câu Thi Na (Kusinagar) ở tuổi tám mươi sau khi ăn một bữa ăn có nấm.

Trong số những người tu tập bên cạnh Đức Phật có những người đau buồn. Đức Phật nằm giữa hai cây Sala, đầu hướng về phương bắc, mình nghiêng về bên phải, bàn tay phải để ngửa lót dưới mặt, tay trái để xuôi trên hông trái, chân trái nằm dài trên chân phải, hơi thở nhẹ nhàng đều đặn.

Ngài nhắc với các đệ tử rằng mọi vật đều vô thường và khuyên họ hãy nương tựa vào chính mình và vào giáo pháp.

Ngài hỏi có ai muốn hỏi điều gì lần cuối cùng thì hỏi. Sau đó Ngài nói lời di chúc cuối cùng: “Này các đệ tử, hãy nghe Như Lai nói đây: Vạn pháp vô thường, có sinh thì có diệt. Các thầy hãy tinh tấn lên để đạt tới giải thoát”.

Xá Lợi Phật Thích Ca Mâu Ni sau đó được chia đều thành 8 phần cho 8 vương quốc thuộc Ấn Độ cổ đại.

Vào mùa mưa đầu tiên sau khi Đức Phật nhập diệt, năm trăm đệ tử Tỳ kheo hội họp tại một hang núi gần thành Vương Xá để ôn tụng lại những lời dạy của Ngài.

Tại cuộc kiết tập Kinh Điển lần thứ nhất này, Tôn giả A Nan, vốn là thị giả của Đức Phật, được mời nói lại tất cả những lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni mà mình đã nghe.

Tôn giả Ưu Ba Ly ôn tụng lại các giới điều của tu sĩ, còn Ngài Đại Ca Diếp thì nhắc lại Luận Tạng, gồm những điều nói về tâm lý và siêu hình học Phật Giáo.

Ba loại sưu tập này được viết trên lá bối vài thế kỷ sau đó và được gọi là “Tripitaka” tức là Tam Tạng Kinh Điển ( kinh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni) đã trở thành những giáo lý cốt lõi cho tất cả những giáo điển nhà Phật ngày nay.

Xem Thêm :  [tip] id zalo là gì? cách đăng nhập, xem id zalo me trên điện thoại

(Theo dịch giả Thích Nguyên Tạng)

2/ Ngoại hình và chân dung Phật Thích Ca Mâu Ni:

Có nhiều miêu tả về ngoại hình của Tất-đạt-đa trong các kinh điển Phật giáo. Là một vị hoàng tử có đầy đủ 32 tướng tốt, ông đã được tập huấn, rèn luyện sức mạnh, được nuôi dạy rất chu đáo về cả văn lẫn võ.

Từ năm 13 tuổi ông được truyền thụ võ nghệ và có sở trường bắn cung. Từ lúc trước khi ra đi tìm đạo, ông đã là người có cơ thể cường tráng, phi phàm hơn người.

Một người Bà la môn Sonadanda miêu tả ngoại hình và chân dung Phật Thích Ca Mâu Ni là “đẹp trai, ưa nhìn, cùng với một làn da rất đẹp. Ông ta có vẻ ngoài thần thái và oai nghiêm…” Ông đẹp đẽ, xinh tươi, dễ nhìn, một hình sắc tốt đẹp nhất, hình thể và nét trang nghiêm của ông như Brahma (Phạm Thiên), ngoại hình của Ông đẹp đẽ (Digha Nikaya, Kinh số 4).

Ông đẹp đẽ, gây được niềm tin, với ý thức điềm tĩnh và tâm trí thanh tịnh, trầm tĩnh và tự chủ, như một con voi được thuần phục một cách hoàn hảo (Anguttara Nikaya, Kinh số 36).

Có những đệ tử của ông đang trong quá trình tu tập chưa trở thành A la hán, bị mê hoặc bởi vẻ ngoài của ông, nhưng đã được ông khuyên chấm dứt việc đó, và nhắc nhở rằng không nên nhìn ông bằng hình tướng bên ngoài, mà nên nhìn vào giáo pháp của ông truyền dạy thì mới thấy được một Như Lai chân thật.

Trong kinh Kim cang có bài kệ: “Nhược dĩ sắc kiến ngã, dĩ âm thanh cầu ngã, thị nhân hành tà đạo, bất năng kiến Như Lai”, tức là nếu dùng sắc thấy Ta, dùng âm thanh cầu Ta, người đó hành đạo tà, không thể thấy Như Lai.

Không có một tác phẩm, văn bản nào miêu tả rõ ngoại hình Tất-đạt-đa Cồ-đàm dưới dạng con người cho đến khoảng thế kỷ thứ I TCN, sau thời gian đó thì mới bắt đầu có những mô tả về hình dáng được cho là của ông trong Kinh Lakkhaṇa Sutta.

Ngoài ra, Yasodhara mô tả sơ lược hình dáng của Tất-đạt-đa Cồ-đàm sau khi ông lần đầu tiên trở lại cung điện của mình trong kinh điển Pali, Narasīha Gāthā. Trong 32 tướng tốt, người ta nói ông có đôi mắt xanh biếc.

Sau này, có nhiều bộ phim về Đức Phật Thích Ca Mâu Ni Ấn Độ được dựng nên nhằm tri ân Đức Bổn Sư Thích Ca Mô Ni Phật.

3/ Danh hiệu Thích Ca Mâu Ni có nghĩa là gì?

  • Tên gọi: “Kiều Đạt Ma. Tất Đạt Đa”

Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (Śākyamuni) có tên gốc (tên thế tục) là Kiều Đạt Ma. Tất Đạt Đa (Gotama Siddhāttha).

Kiều Đạt Ma là họ tộc. Ở Ấn Độ cổ, họ tộc truyền thống là theo họ tộc mẫu hệ. Kiều Đạt Ma là dòng họ thế tục của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.

Trong tiếng Phạn, Kiều Đạt Ma có nghĩa là hiền lành, tốt đẹp. Tất Đạt Đa là tên. Trong tiếng Phạn nó có nghĩa là sự may mắn, cát tường, mang hàm nghĩa là “thành tựu hết thảy”, “hoàn thành trọn vẹn”.

  • Tên gọi: “Thích Ca Mâu Ni”

Phật Thích Ca Mâu Ni tiếng anh là Gautama Buddha . Vậy danh hiệu Thích Ca Mâu Ni có nghĩa là gì?

Thế nhân tôn ngài là “Thích Ca Mâu Ni”, trong đó “Thích Ca” là bộ tộc của ngài. Trong tiếng Phạn, “Thích Ca” có ý tứ là “văn võ song toàn”. “Mâu Ni” là cách gọi tôn kính của người Ấn Độ cổ đại đối với các bậc Thánh nhân, có hàm ý chỉ “người cạo đầu xuất gia đã tu hành thành công”.

Cả tên “Thích Ca Mâu Ni” trong tiếng Phạn có ý chỉ “người cạo đầu xuất gia đã tu hành thành công là người tộc Thích Ca”.

Sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni đắc đạo, được các Phật tử xưng là Phật, Thế tôn, Phật Đà có ý chỉ người đã thông qua tu luyện mà giác ngộ.

Thích Ca nghĩa là nhân từ. Đức Phật dạy chúng ta bài học về nhân từ, dạy dỗ chúng ta đối đãi người khác phải có lòng yêu thương, phải có tâm từ bi, đại từ đại bi đối đãi hết thảy chúng sanh. Do đó, nếu bạn là một Phật tử, hãy sống và đừng quên những lời dạy của ngài.

II/ Phân biệt Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật A Di Đà:

Rất nhiều người nhầm lẫn Phật A Di Đà và Thích Ca Mâu Ni đều là một vị Phật, nhưng thật chất đây là 2 vị Phật tách biệt, Đức Phật Thích Ca là vị Phật có thật trong lịch sử và sáng lập nên Phật giáo, Đức Phật A Di Đà chỉ xuất hiện trong kinh Phật giáo.

Phật Adida và Phật Thích Ca Mâu Ni, ai lớn hơn? Mỗi vị Phật đều tùy cơ duyên mà hội ngộ chúng sanh, thực tế không có vị Phật nào lớn hơn, điều các vị Phật mong muốn là những người con Phật tin tưởng và noi gương học theo Phật, năng làm việc lành tránh dữ, một lòng thành tâm chí kính hướng Phật.

III/ Mối liên quan Phật Thích Ca Mâu Ni và Phật Tổ Như Lai:

Nhiều người thắc mắc Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có phải là Phật Tổ không?

Đức Phật Thích Ca sau khi đắc đạo được Phật tử tung hô là Phật, Đấng Thế Tôn, Phật Đà. Sau này khi Phật giáo lan truyền qua Trung Quốc vào đời nhà Minh, người ta mới bắt đầu gọi Ngài là Phật Tổ Như Lai ( người sáng lập Phật giáo).

Vì vậy, Phật Tổ Như Lai và Phật Thích Ca Mâu Ni là một, cũng có thể niệm các danh xưng khác của Ngài như: Như Lai Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni, Phật Tổ Thích Ca Mâu Ni, Phật Thích Ca Như Lai…

IV/ Hình ảnh tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất:

Những người con Phật tri ân Ngài qua việc thờ tranh tượng Phật Thích Ca Mâu Ni, mong muốn giải thoát bản thân khỏi thói tham sân si, giúp tâm tính thanh tịnh, an lành, một lòng thành tâm hướng Phật.

Mời quý Sư, thầy, cô, quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng những hình ảnh tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp nhất do cơ sở điêu khắc Trần Gia tôn tạo.

Xem Thêm :  Mua bán key office 365 bản quyền 1 năm, vĩnh viễn – chính hãng microsoft

Quý Phật tử có thể tải hình ảnh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đẹp về làm hình nền điện thoại, máy tính.

 

XEM THÊM TƯỢNG PHẬT BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI ĐẸP NHẤT

Xin mời quý Phật tử hoan hỷ chiêm ngưỡng

video tổng hợp

những hình ảnh tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé.

 

Nhận xét tích cực từ quý khách hàng của cơ sở điêu khắc tượng Phật Trần Gia:

 

Mời quý Phật tử cùng chiêm ngưỡng hết các mẫu tượng Phật đẹp nhất do điêu khắc Trần Gia tôn tạo nhé:

 

CƠ SỞ ĐIÊU KHẮC TRẦN GIA.

Chuyên Tư Vấn – Thiết Kế – Thi Công Các Công Trình Nghệ Thuật 

Đa Dạng Kích Thước – Đa Dạng Chất Liệu .

Trụ sở chính :  27 Đường số 1, khu phố 5, P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh

Lâm Đồng      : 57 Nguyễn Chí Thanh, Nghĩa Lập, Đơn Dương, Lâm Đồng

Website          : dieukhactrangia.com

Hotline            : 0931.47.07.26

​Email               : dieukhactrangia@gmail.com


Cuộc Đời Đức Phật Thích Ca – Thầy Thích Thiện Trang (Bản Chuẩn, Có Phụ Đề, Hình Đẹp)


Trung Tâm Dần Nguyệt không giữ bản quyền! Xin hoan nghênh chia sẻ, tải về up lại, phổ biến rộng rãi…. Công đức vô lượng…Xin cảm tạ !!!

DANH SÁCH VIDEO HAY
NGHE MÀ THẤM : https://www.youtube.com/watch?v=ImUiKO5rNfg\u0026t=4s

NIỆM PHẬT HAY : https://www.youtube.com/watch?v=Vm2Rw18IclE\u0026t=1s

NHẠC QUÁN THẾ ÂM H AY NHẤT : https://www.youtube.com/watch?v=cOn3ukYJOEg\u0026t=2s

NHẠC THIỀN HAY NHẤT :https://www.youtube.com/watch?v=gNwzHVjFB1M\u0026t=1260s

NIỆM QUÁN THẾ ÂM HAY NHẤT : https://www.youtube.com/watch?v=FmSLRee7Lyo\u0026t=161s

BÀI PHÁP HAY : https://www.youtube.com/watch?v=tgJM3ast7Bc

NIỆM PHẬT THEO NHẠC HAY : https://www.youtube.com/watch?v=dvMmV_gSszU

THẦN CHÚ KHAI MỞ TRÍ HUỆ : https://www.youtube.com/watch?v=vZAF0tIffaM

NGHE KINH MÀ THẤM NƯỚC MẮT : https://www.youtube.com/watch?v=fYGoaj69tQY

Người thợ dùng gổ hay xi măng làm tượng Phật.
Họa sĩ dùng giấy, màu tạo ra hình Phật.
Chúng ta dùng ngôn ngữ để lưu xuất ra danh hiệu Phật.
Tất cả đều có công đức vô lượng…
Kính chúc quý vị thân tâm thường an lành…

Lời bài : CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT THÍCH CA
Trình bày : Thầy Thích Thiện Trang
Phật Sanh Tại Ca Tỳ La Vệ
Nay Thuộc Về Lãnh Thổ Nê Pal
Tuyết Sơn Cao Ngất Mây Ngàn
Xuân Về Trong Cảnh Giang San Tươi Hồng
Khắp Cả Nước Đơm Bông Kết Lá
Dân Chúng Hầu Như Đã Thuần Lương
Đức Vua Tịnh Phạn Đường Đường
Trị Vì Vương Quốc Thời Đang Thái Bình
Cả Đất Nước Yên Lành Rất Đỗi
Vua Thuộc Về Dòng Dõi Thích Ca
Đức Bà Hoàng Hậu Ma Da
Thuộc Hàng Quyền Quý Trải Qua Bao Đời
Cả Hai Vị Là Người Thiện Nghiệp
Có Nhân Lành Nhiều Kiếp Tu Hành
Cả Hai Đức Hạnh Xứng Danh
Vào Hàng Cha Mẹ Muôn Nghìn Lê Dân
Nhân Vào Dịp Kinh Thành Có Lễ
Vua Tôi Cùng Hội Để Vui Ca
Bấy Giờ Hoàng Hậu Ma Da
Vừa Lên Dâng Lễ Hương Hoa Điện Thờ
Trước Ngọ Môn Xong Giờ Bố Thí
Hoàng Hậu Về Ngơi Nghỉ Trong Cung
Bỗng Mơ Voi Trắng Trên Không
Sáu Ngà Trắng Toát Từ Hông Đi Vào
Bà Đem Điều Chiêm Bao Vừa Đặng
Kể Thánh Hoàng Tịnh Phạn Cùng Nghe
Đức Vua An Ủi Vỗ Về
Lệnh Truyền Gọi Kẻ Tiên Tri Luận Bàn
Rằng Hoàng Hậu Sinh Hàng Con Quý
Tài Sức Cao Đức Trí Vẹn Toàn
Đức Vua Mừng Rỡ Vô Vàn
Vì Chưng Có Kẻ Đảm Đang Ngôi Trời
Rằm Tháng Tư Trăng Tròn Vừa Đến
Lâm Tỳ Ni Thượng Uyển Xinh Tươi
Trong Khi Hoàng Hậu Dạo Chơi
Bỗng Nghe Hoa Ngát Hương Trời Vô Ưu
Đưa Tay Phải Nâng Niu Định Ngắt
Thái Tử Liền Bất Giác Giáng Sinh
Bấy Giờ Khắp Chốn Kinh Thành
Bỗng Nhiên Khí Hậu Mát Lành Hẳn Ra
Muôn Cây Cỏ Đơm Hoa Kết Trái
Nước Sông Nguồn Bỗng Thấy Cao Thêm
Không Trung Chim Hót Vang Rền
Hào Quang Tỏa Sáng Khắp Miền Mười Phương
Vua TịnhPhạn Vô Cùng Vui Sướng
Mời Tiên Tri Xem Tướng Kỳ Tài
Đoán Dùm Vận Mệnh Tương Lai
Rằng Người Tướng Tốt Băm Hai Đủ Đầy
Đoán Thái Tử Đức Tài Bậc Thánh
Nhưng Đức Vua Chẳng Muốn Chút Nào
Chỉ Vì Như Vậy Mai Sau
Ai Người Kế Vị Vua Trao Ngôi Trời
Vua Tịnh Phạn Muốn Dời Định Mệnh
Nên Thánh Hoàng Ý Định Đặt Tên
Sĩ Đạt Ta Nghĩa Nói Lên
Là Người Thành Đạt Ngôi Trên Vững Vàng
Cái Ngôi Vị Thánh Hoàng Ám Chỉ
Là Ngôi Trời Cai Trị Muôn Dân
Đâu Ngờ Ngôi Vị Thánh Nhân
Lại Là Ngôi Phật Xuất Trần Xưa Nay
Riêng Hoàng Hậu Sau Ngày Sinh Nở
Chỉ Bảy Ngày Sống Ở Trần Gian
Nghĩ Mình Nhiệm Vụ Chu Toàn
Không Còn Nghiệp Báo Buộc Ràng Trầm Luân
Sau Khi Trút Sắc Thân Bốn Đại
Bà Vãng Sanh Về Lại Cõi Trời
Cõi Trời Đao Lợi Yên Vui
Tâm Hồn Trong Sạch Sống Đời Thanh Cao
Vua Tịnh Phạn Liền Trao Thái Tử
Gô Ta Mi Gìn Giữ Dưỡng Nuôi
Mỗi Ngày Một Lớn Khôn Rồi
Thân Hình Diện Mạo Ra Người Khôi Ngô
Tài Năng Cũng Cơ Hồ Bộc Lộ
Sức Khỏe Tốt Đức Độ Hơn Người
Thông Minh Trí Tuệ Tuyệt Vời
Nghề Văn Nghiệp Võ Học Thời Tinh Thông
Thời Gian Ngắn Đã Hơn Thầy Dạy
Nên Nhiều Thầy E Ngại Cáo Lui
Dù Thầy Giỏi Nhất Được Mời
Chỉ Thời Gian Ngắn Là Thôi Sạch Nghề
Mặc Dầu Đã Cực Kỳ Quyền Quý
Là Đương Kim Kế Vị Ngai Vàng
Dù Là Thái Tử Cao Sang
Không Hề Ngạo Mạn Huênh Hoang Khinh Người
Luôn Vui Vẻ Tươi Cười Nhã Nhặn
Với Mọi Người Bình Đẳng Vô Tư
Mọi Điều Bác Ái Nhân Từ
Tận Tình Cứu Giúp Hầu Như Mọi Người
Vì Lẽ Ấy Vua Tôi Yêu Quý
Thần Dân Đều Nể Vị Tôn Vinh
Càng Yêu Càng Quý Con Mình
Vua Cha Càng Thấy Sự Tình Lo Âu
Sợ Cái Cảnh Mai Sau Thái Tử
Sẽ Thành Người Tu Sĩ Xuất Gia
Để Thành Vị Phật Như Là
Những Lời Tiên Đoán Của A Tư Đà
…..( còn nữa )…

☀️Trung Tâm Phát Hành Dần Nguyệt
⛳️Địa chỉ :số 10 , ngõ 43 phố Cầu Cốc , phường Tây Mỗ , quận Nam Từ Liêm , Hà Nội
☎️ Điện thoại : 024.66.534.534
✨ HOTLINE 0943.666.589
✳️ Gọi miễn phí ZaLo, Viber, Line : 0943.666.589
Facebook : https://www.facebook.com/trungtamdannguyet/
Website : http://www.MayGiangPhap.com
Mọi khiếu nại về bản quyền xin hoan hỷ liên hệ : Email : dannguyet10@gmail.com
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật

Related Articles

Back to top button