Kiến Thức Chung

Miền tây sông nước, gợi ý du lịch ngắn ngày mới mẻ

Miền Tây hay là miền Tây Nam Bộ là cách gọi quen thuộc, dân dã của người Việt Nam về vùng đồng bằng sông Cửu Long (hay vùng đồng bằng sông Mê Kông). Tuy nhiên, không nhiều người hiểu rõ miền Tây Nam Bộ ở đâu? Miền Tây có bao nhiêu tỉnh thành? Hay miền tây sông nước có những gì thú vị? Vậy thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu những nét khái quát về mảnh đất và con người miền Tây này nhé.

I. Miền Tây Nam Bộ ở đâu?

 

Miền Tây Nam Bộ thực chất là cách người Việt Nam gọi vùng đồng bằng sông Cửu Long hay vùng đồng bằng Nam Bộ.

Thông qua bản đồ miền Tây Nam Bộ, ta có thể dễ dàng thấy khu vực này nằm ở phần cuối cùng của lãnh thổ, một mặt được bao xung quanh là biển. Miền Tây Nam Bộ có diện tích khoảng gần 40 nghìn km2.

Miền Tây Nam Bộ ở ngay bên trái của vùng Đông Nam Bộ. Còn lại miền Tây giáp Campuchia ở phía Bắc, giáp vịnh biển Thái Lan ở phía Tây và giáp biển Đông ở phía Đông Nam.

giới thiệu miền tây nam bộ

Bản đồ đồng bằng sông Cửu Long (hay còn gọi là miền Tây Nam Bộ)

 

II.  Miền Tây Nam Bộ có bao nhiêu tỉnh thành? Miền Tây gồm những tỉnh nào?

 

Để trả lời thắc mắc miền Tây Nam Bộ có bao nhiêu tỉnh thành và miền Tây gồm những tỉnh nào thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu về đơn vị hành chính của miền Tây hay đồng bằng sông Cửu Long.

Quan sát trên bản đồ miền Tây, ta có thể dễ dàng thấy rằng miền Tây Nam Bộ bao gồm tổng cộng là 13 tỉnh thành. Đó là các tỉnh: An Giang, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau.

Ngoài ra, bên cạnh diện tích đất liền lên đến 40 nghìn km2 thì miền Tây Nam Bộ còn sở hữu đường bờ biển dài chạy dọc các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang,…. và hệ thống các hòn đảo lớn nhỏ ở đảo Phú Quốc.

III. Khí hậu của miền Tây Nam Bộ như thế nào?

 

Khu vực đồng bằng sông Cửu Long hay miền Tây Nam Bộ có khí hậu ổn định và ôn hòa quanh năm. Mức nhiệt trung bình hàng năm của miền Tây dao động trong khoảng 28 độ C. Thời tiết ở đây cũng mưa thuận gió hòa quanh năm và ít bị ảnh hưởng của bão lũ, thiên tai,…

Cụ thể hơn, khí hậu miền Tây Nam Bộ được chia ra thành 2 mùa rõ rệt đó là mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm. Thời gian còn lại tháng 12 đến tháng 4 là thời điểm của mùa khô. Đặc biệt, ở miền Tây còn có một mùa gọi là mùa nước nổi. Mùa này là thời điểm vô cùng lý tưởng dành cho những chuyến du lịch khám phá miền Tây sông nước. Giai đoạn này bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 11 dương lịch hàng năm hoặc khoảng tháng 9, tháng 10 hàng năm tùy từng tỉnh và tùy từng năm.

Tóm lại, du lịch miền Tây Nam Bộ mùa nào cũng đẹp, mỗi mùa đều có những nét đặc trưng riêng, vô cùng thú vị để khám phá.

IV. Địa chất và hệ sinh thái của miền Tây Nam Bộ như thế nào?

 

Vùng đồng bằng sông Cửu Long có lượng phù sa dồi dào từ các dòng sông bồi đắp nên rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp. Nghề chính ở khu vực này là nông nghiệp, cụ thể là gắn với cây lúa nước. Ngoài sản xuất nông nghiệp thì đất ở khu vực này còn được sử dụng để sản xuất vật liệu xây dựng. Ngoài ra, nhiều nơi ở đây còn có nguồn than bùn dồi dào để sản xuất chất đốt hay gạch ngói,…

Về hệ sinh thái của đồng bằng sông Cửu Long: Do những ảnh hưởng mạnh mẽ của môi trường biển và sông hồ, từ lâu miền Tây Nam Bộ đã hình thành và phát triển hệ sinh thái tự nhiên rất độc đáo và đa dạng. Những hệ sinh thái ở khu vực này là:

  • Hệ sinh thái rừng ngập mặn ven biển: Vườn quốc gia U Minh Thượng, vườn quốc gia U Minh Hạ,…

  • Hệ sinh thái rừng ngập nước ngọt: Rừng tràm Trà Sư, Đồng Tháp Mười, vườn quốc gia Tam Nông,…

  • Hệ sinh thái nông nghiệp.

V. Hệ thống sông ngòi miền Tây Nam Bộ

 

Quan sát trên bản đồ, chúng ta có thể thấy rằng khu vực đồng bằng sông Cửu Long sở hữu rất nhiều con sông lớn nhỏ, tạo thành một hệ thống sông ngòi chằng chịt. Mạng lưới này phân bố khá đồng đều ở các tỉnh thành. Trong đó, sông Tiền và sông Hậu là hai nhánh sông chính lớn của dòng sông Mê Kông chảy vào nước ta và đổ ra biển Đông.

Các con sông ở đồng bằng sông Cửu Long cũng như các con sông khác, có mực nước lên xuống theo mùa. Vào mùa mưa, mực nước sông dâng cao. Đến mùa khô thì mực nước lại hạ thấp xuống. Tuy nhiên, các con sông ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long chưa bao giờ rơi vào tình trạng khô hạn, thiếu nước.

Lượng sông ngòi dày đặc như vậy nên miền Tây Nam Bộ có lượng đất phù sa tích tụ rất màu mỡ, tươi xốp. Cũng vì vậy mà người ta thường gọi khu vực này là khu vực đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Tuy nhiên, lượng sông ngòi quá nhiều đổ ra biển Đông đã khiến cho tình hình xâm nhập mặn trở nên thực sự nghiêm trọng.

Ngoài ra, nhờ mạng lưới sông ngòi dày đặc nên khu vực Tây Nam Bộ cũng sở hữu nhiều cảng biển lớn, vô cùng thuận lợi để phát triển ngành vận tải biển.

 

VI. Dân số ở các tỉnh thành miền Tây Nam Bộ

 

Tổng dân số của các tỉnh thành thuộc miền Tây Nam Bộ là khoảng hơn 17 triệu người, chiếm đến 19% tổng dân số cả nước. Lượng dân số lớn như vậy tạo điều kiện cho khu vực này sở hữu nguồn nhân lực lao động vô cùng dồi dào và chất lượng.

Tỉnh An Giang là tỉnh thành có số lượng dân số đông nhất với hơn 2 triệu người. Tuy nhiên, Cà Mau lại là tỉnh có mật độ dân số cao nhất trong vùng. Hậu Giang là tỉnh có ít dân nhất so với 12 tỉnh còn lại trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Dân cư sinh sống ở vùng đồng bằng sông Cửu Long chủ yếu gồm các dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm,… Trong đó người Kinh chiếm phần lớn nhất. Người dân tộc Hoa thường tập trung nhiều ở Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng. Người Chăm thường sống ở An Giang. Các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng,… lại là nơi tập trung nhiều của người dân tộc Khmer.

VII. Đặc điểm con người và văn hóa miền Tây Nam Bộ

 

Thứ nhất là về ngôn ngữ, người Tây Nam Bộ có ngôn ngữ rất phong phú. Họ thường dùng những từ phương ngữ mà trong tiếng Việt phổ thông không có. Ví dụ như các từ có ý nghĩa liên quan đến nước của người miền Tây rất đa dạng như rạch, xẻo, láng, xáng, đìa, bàu,…(nơi chứa nước) hay cù lao, cồn, bãi, bưng, trấp,… (vùng đất có nước xung quanh),…. Những từ phương ngữ này không phải ai cũng có thể hiểu mà hầu như chỉ có những người sống ở miền Tây mới hiểu.

Người dân Tây Nam Bộ bị ảnh hưởng mạnh mẽ văn hóa sông nước, hay còn gọi là tính sông nước. Họ có thói quen di chuyển bằng xuồng, phà, nhà ở gần sông, kênh rạch,… Nguồn thực phẩm chủ yếu hàng ngày của họ cũng là từ thủy hải sản như cá tôm, cua, ốc,… từ biển và các sông hồ, kênh rạch,…

Người miền Tây không ngại thay đổi, dễ dàng thay đổi địa chỉ, chỗ ở. Nhiều người miền Tây chấp nhận từ bỏ quê hương để tìm đến những vùng đất mới hi vọng đổi đời. Vì văn hóa Tây Nam Bộ đánh giá cao những con người bản lĩnh, dũng cảm, dám di chuyển, dám thay đổi. Có lẽ điều này là do thừa hưởng tính cách của ông cha, tổ tiên từ xưa đã đến vùng đất này để khai hoang, lập đất.

giới thiệu miền tây nam bộ

Con người miền Tây ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa sông nước

 

Người miền Tây nổi tiếng là sống phóng khoáng, rộng rãi, tính tình xởi lởi và bụng dạ vô cùng thật thà. Họ nghĩ gì nói đó chứ không ưa vòng vo như người Bắc. Nếu ai đã từng tiếp xúc với người miền Tây sẽ rất yêu thích tính tình của họ, thật lòng và hoàn toàn không có tâm địa xấu xa. Người miền Tây là những người bạn chân thành và đúng nghĩa, rất đáng để giao lưu và kết bạn.

Người miền Tây trọng nghĩa tình, coi nhẹ tiền bạc, vật chất. Đối với họ chữ nghĩa còn quan trọng hơn cả tình. Họ quan niệm hết tình thì còn nghĩa.

Người miền Tây sông nước nổi tiếng hào hiệp, hiếu khách. Họ luôn sẵn lòng chào đón những người khách du lịch đến tá túc tại nhà. Họ niềm nở tiếp đón cơm rượu như người nhà ở xa mới về. Người miền Tây cũng có lối sống giản dị, mộc mạc và đơn giản, không cầu kỳ, lễ giáo như người miền Bắc.

giới thiệu miền tây nam bộ

Người miền Tây nổi tiếng hào hiệp, hiếu khách và rất thân thiện

 

Ngoài ra, người Tây Nam Bộ mang những đặc điểm tính cách trái ngược nhau như là “đã làm thì làm chết thôi, đã chơi thì phải chơi xả láng” hay “thương thì thương mút mùa Lệ Thủy, ghét thì ghét mãn kiếp” hay là “ không ưng cạy miệng không nói, thuận tình thì mở gan ruột cho xem”.

Người miền Tây cũng sống thực tế, ít lo xa hơn dân các vùng khác. Họ ít sống tằn tiện, tiết kiệm. Họ chỉ làm đủ ăn, có bao nhiêu dùng bấy nhiêu, tới đâu hay tới đó. Tính cách này có lẽ một phần do thiên nhiên ở đây ưu đãi, mưa thuận gió hòa, ít bão lũ thiên tai và bản tính họ biết hài lòng với những gì đang có. Họ tuy không giàu nhưng lúc nào cũng vui vẻ, hạnh phúc.

VIII. Nền ẩm thực của miền Tây Nam Bộ

 

Du lịch về miền Tây sông nước không chỉ là cơ hội để bạn được chiêm ngưỡng cảnh đẹp, khám phá cuộc sống của người dân nơi đây mà bạn cũng đừng quên thưởng thức những món ngon, đặc sản nổi bật nhất ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long này nhé

1. Trái cây

 

Miền Tây Nam Bộ được coi là vựa trái cây lớn nhất ở khu vực miền Nam. Đây là quê hương của vô vàn loại trái cây thơm ngon nổi tiếng như cam sành, bưởi Năm Roi, sầu riêng Cái Mơn, dừa sáp Cầu Kè, mít tố nữ, mít ruột đỏ,… Những loại trái cây này vô cùng thơm ngon và đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Một số loại còn được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài, còn lại toàn là các loại trái cây nổi tiếng hàng đầu cả nước. Du lịch miền Tây Nam Bộ mùa nào thì du khách cũng được thưởng thức hương vị thơm ngon, tươi mới của những loại trái cây trứ danh ngay tại quê hương của chúng.

giới thiệu miền tây nam bộ

Miền Tây Nam Bộ có thể coi là vựa trái cây lớn nhất khu vực miền Nam

 

giới thiệu miền tây nam bộ

Bạn đừng bỏ lỡ cơ hội thưởng thức những loại trái cây tươi ngon ngay trên quê hương của chúng

 

2. Những món đặc sản khác

 

Văn hóa ẩm thực của miền Tây Nam Bộ mang nhiều đặc điểm của miền quê sông nước. Do nguồn lương thực chính vẫn là lúa gạo, thủy sản như cá tôm, ốc hến và rau quả,… nên văn hóa ẩm thực của vùng đa dạng nhưng hầu như vẫn được chế biến từ những nguồn thực phẩm này.

Mặc dù quan niệm ăn để sống nhưng người miền Tây cũng rất chú trọng đến chất lượng các món ăn. Họ thường xuyên sáng tạo, chế biến các món ăn ngon từ những nguyên liệu đơn giản, dân dã.

Ngoài ra, sự đa dạng về dân cư và các dân tộc (dân tộc Kinh, Hoa, Khmer, Chăm,…) nên nền ẩm thực cũng có sự pha trộn đa dạng, tạo nên nhiều món ăn ngon mà lạ. Mỗi vùng miền, tỉnh thành lại có những món ăn đặc sản riêng, được chế biến và nêm nếm theo những phong cách khác nhau.

giới thiệu miền tây nam bộ

Đặc sản miền Tây thường được chế biến từ những nguyên liệu chủ yếu lúa gạo, thuy hải sản…

 

IX. Những loại hình du lịch ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ

 

Ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long có những loại hình du lịch nổi tiếng được các du khách yêu thích dưới đây

1. Du lịch sinh thái miệt vườn

 

Đến với miền Tây Nam Bộ, du khách sẽ có cơ hội tận hưởng khoảng thời gian thư giãn, tuyệt vời tại những khu du lịch sinh thái hay những vườn trái cây xanh mát, tươi mới. Loại hình du lịch này đã trở thành điểm nhấn trong các chuyến du lịch về miền Tây, rất được du khách yêu thích. Đến với những miệt vườn miền Tây, du khách được khám phá vẻ đẹp thiên nhiên bình dị, mộc mạc, vừa được đắm chìm trong bầu không khí thư giãn, không gian yên tĩnh,…

giới thiệu miền tây nam bộ

Du lịch sinh thái miệt vườn….

 

2. Du lịch sinh thái sông nước, kênh rạch

 

Được thiên nhiên ưu đãi cho hệ thống sông nước, kênh rạch chằng chịt, dày đặc nên các điểm du lịch sinh thái sông hồ trở thành các điểm tham quan du lịch thu hút rất nhiều khách du lịch và các nhà nghiên cứu. Đặc biệt là vào mùa nước nổi, nơi đây lại càng thu hút khách du lịch về đây khám phá. Ngoài ra, vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng thấm đẫm bản chất văn hóa sông nước nhất. Và do sống chung với nước thường xuyên, người dân miền Tây cũng tích lũy được nhiều kinh nghiệm ứng xử với nước.

giới thiệu miền tây nam bộ

hay du lịch sông nước đều là những loại hình du lịch hấp dẫn ở miền Tây

 

X. Một vài địa điểm du lịch nổi tiếng nhất ở miền Tây sông nước

 

Ở miền Tây Nam Bộ có vô vàn những địa điểm du lịch hấp dẫn và tuyệt vời mà bạn sẽ phải mất khá nhiều thời gian để khám phá hết. Dưới đây là một vài địa điểm du lịch nổi tiếng nhất mà bạn có thể tham khảo:

1. Tỉnh Long An

 

Làng nổi Tân Lập: nổi tiếng bởi khu rừng tràm xanh ngát, không khí trong lành và không gian yên bình giúp bạn quên hết mệt mỏi, muộn phiền trong cuộc sống hàng ngày.

giới thiệu miền tây nam bộ

Làng nổi Tân Lập

 

Nhà Trăm Cột: một trong những di tích lịch sử quan trọng cấp quốc gia và là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất của tỉnh Long An.

giới thiệu miền tây nam bộ

Nhà Trăm Cột – di tích lịch sử quan trọng cấp quốc gia

 

Đồng Tháp Mười: nổi tiếng với những cánh rừng tràm bao la, cánh đồng sen rộng lớn, thơ mộng và những món ăn Nam Bộ ngon tuyệt vời.

giới thiệu miền tây nam bộ

Đồng Tháp Mười – địa điểm du lịch nổi tiếng nhất định phải ghé thăm

 

2. Tỉnh Cần Thơ

 

Vườn trái cây Miệt Vườn: rộng đến 2,2 ha với vô vàn loài động thực vật khác nhau. Du khách hãy một lần tới đây để tận hưởng không khí trong lành và thưởng thức những đặc sản cây nhà lá vườn đầy hấp dẫn.

giới thiệu miền tây nam bộ

Một miệt vườn ở Cần Thơ

 

Chợ nổi Cái Răng: một trong những nét văn hóa miệt vườn của người miền Tây. Du khách sẽ được trực tiếp trải nghiệm cuộc sống lênh đênh nơi sông nước của người dân nơi đây và thưởng thức những món ăn dân dã ngay trên thuyền bè lênh đênh.

giới thiệu miền tây nam bộ

Chợ nổi Cái Răng – mênh mông mùa nước lớn

 

Chợ đêm Tây Đô: địa điểm buôn bán các mặt hàng đặc trưng của miền Tây sông nước. Chợ được bài trí và sắp xếp rất khoa học và đẹp mắt nên được rất nhiều du khách yêu thích

giới thiệu miền tây nam bộ

Chợ đêm Tây Đô

 

3. Tỉnh An Giang

 

Di chỉ Óc Eo: một trong những địa danh nổi tiếng và mang nhiều ý nghĩa rất thu hút du khách trong và ngoài nước khi đến An Giang.

giới thiệu miền tây nam bộ

Di chỉ Óc Eo

 

Rừng tràm Trà Sư: hệ sinh thái điển hình của vùng ngập nước phía Tây sông Hậu. Nơi đây có khí hậu mát mẻ, trong lành cùng với khung cảnh xanh mát, thanh bình của rừng tràm khiến cho du khách chỉ muốn ở mãi không muốn về.

giới thiệu miền tây nam bộ

Rừng tràm Trà Sư

 

Cánh đồng Tà Pạ: được coi là ruộng bậc thang độc nhất ở vùng Tây Nam Bộ. Đứng từ trên cao nhìn xuống, du khách sẽ được thỏa sức ngắm nhìn cánh đồng bao la, xanh mượt như một bức tranh hữu tình.

giới thiệu miền tây nam bộ

Vẻ đẹp bao la của cánh đồng Tà Pạ

 

4. Tỉnh Kiên Giang

 

Đảo Phú Quốc: hòn đảo nổi tiếng nằm trong danh sách các địa điểm tham quan du lịch bắt buộc phải đi ở tỉnh Kiên Giang. Với không khí mát mẻ, trong lành. bãi cát dài trắng mịn cùng nhiều món đặc sản thơm ngon chính là những điều tuyệt vời của Phú Quốc.

giới thiệu miền tây nam bộ

Hòn đảo Phú Quốc đẹp thơ mộng

 

Quần đảo Nam Du: quần đảo Nam Du mang vẻ đẹp hoang sơ và thơ mộng làm nức lòng biết bao du khách trong và ngoài nước. Đây là một địa điểm tuyệt vời đối với những ai yêu thích khám phá thiên nhiên hoang dã, sơ khai.

giới thiệu miền tây nam bộ

Quần đảo Nam Du – vẻ đẹp hoang sơ làm nức lòng bao du khách

 

Hòn Tre: hòn đảo nhỏ ở gần Rạch Giá với phong cảnh hoang sơ lạ kỳ khiến cho bất cứ nào tới đây cũng đều bị chinh phục hoàn toàn. Hòn Tre rất thích hợp cho những chuyến nghỉ dưỡng và phượt

giới thiệu miền tây nam bộ

Hòn Tre

 

Vườn quốc gia U Minh Thượng: nơi bảo tồn hệ động thực vật quý hiếm lớn nhất ở Kiên Giang. Đây là một địa điểm lý tưởng cho các bạn thỏa sức khám phá và hòa mình vào với thiên nhiên.

giới thiệu miền tây nam bộ

Vườn quốc gia U Minh Thượng

 

Trên đây là những nét nổi bật nhất về đồng bằng sông Cửu Long hay còn gọi là miền Tây Nam Bộ. Qua bài viết, chắc các bạn cũng hình dung được miền Tây Nam Bộ ở đâu, miền Tây có bao nhiêu tỉnh thành, ẩm thực miền Tây hay là những địa điểm du lịch nổi tiếng miền Tây. Nếu có điều kiện, bạn nhất định hãy một lần thực hiện chuyến du lịch khám phá miền Tây sông nước hấp dẫn nhé!

Tham khảo ngay các tour du lịch về miền Tây sông nước của Cattour nhé!

Vân Trần / Cattour.vn – Ảnh: Internet.


Bên Dòng Cửu Long | Đặc sản miền sông nước


CuuLong dacsanmiensongnuoc dsmsn
▶️ Xem thêm những món ăn miền tây tại đây: https://www.youtube.com/watch?v=9D90lu3l2Y0\u0026list=PLfkZ1RxC6olywJcAUB5I8aXLPFeACOZi
Bên Dòng Cửu Long | Đặc sản miền sông nước
Fanpage: https://www.facebook.com/dacsanmiensongnuoctv
YouTube: https://popsww.com/Dacsanmiensongnuoc

⚠ NOTE ⚠
© Bản quyền thuộc về BB PRODUCTIONS \u0026 Đặc Sản Miền Sông Nước (ĐSMSN)

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung
Xem Thêm :  Hướng dẫn 3 cách làm mắm tôm chua ngon đúng chuẩn

Related Articles

Back to top button