Kiến Thức Chung

Hình tượng lê lợi trong văn chương của nguyễn trãi

Ngày đăng: 18/12/2013, 20:28

Bộ giáo dục và đào tạo Trờng đại học vinh Thị Huyền hình tợng lợi trong văn chơng của nguyễn trãi Luận văn thạc sĩ Ngữ văn Chuyên ngành: Lý luận văn học 1 Vinh- 2010 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong lịch sử Việt Nam thời trung đại, cuộc kháng chiến 10 năm chống giặc Minh xâm lược do Lợi lãnh đạo ở thế kỷ XV là một cuộc chiến tranh giải phóng có quy mô lớn nhất đồng thời cũng khó khăn, gian khổ nhất. Chiến thắng giặc Minh là vinh quang, là niềm tự hào chung của dân tộc, là chiến thắng của chủ nghĩa anh hùng Đại Việt, hiển hách, chói lọi, toàn diện và triệt để. Để có được chiến thắng vĩ đại xứng đáng lưu danh thiên cổ ấy chúng ta không thể không nhắc đến tên tuổi của người anh hùng Lợi, vị lãnh tụ tối cao của nghĩa quân Lam Sơn. Ông là một thiên tài quân sự, một anh hùng cứu nước lớn của dân tộc, là người đã kết tinh trí tuệ, nghị lực và tâm hồn Việt Nam. Hình tượng Lợi từ lâu đã trở thành đối tượng nhận thức và phản ánh của văn học. Ông xuất hiện trong nhiều truyền thuyết, cổ tích, giai thoại . được lưu truyền phổ biến trong dân gian và trở thành nguồn cảm hứng phong phú cho rất nhiều tác giả sống cùng thời và cả sau này nữa. 1.2. Trong số những nhà văn, nhà thơ viết về người anh hùng Lợi, Nguyễn Trãi là người viết nhiều nhất và có những cống hiến nổi bật nhất. Điều này do nhiều nguyên nhân. Như chúng ta đã biết, Nguyễn Trãi đã tới Lam Sơn ngay từ buổi đầu của cuộc khởi nghĩa và đã cùng lợi nhen nhóm phong trào cứu nước. Ông cũng đã dự hội thề Lũng Nhai lịch sử, có mặt trong những ngày nghĩa quân dựng cờ khởi nghĩa và sau đó luôn luôn ở bên cạnh Lợi để cùng bàn mưu, tính kế lãnh đạo cuộc chiến tranh giải phóng cho đến ngày thắng lợi. Viết về Lợi, Nguyễn Trãi có những điều kiện chủ quan và khách quan thuận lợi. Trong cảm nhận của Nguyễn Trãi, Lợi là biểu tượng của khí phách anh hùng và là khát vọng phồn vinh của dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XV. 2 Đến Nguyễn Trãi, khi xây dựng hình tượng người anh hùng Lợi, không những ông đã đem truyền thống anh hùng vào văn học và dùng văn học phát huy truyền thống ấy lên; hơn thế nữa ông đã sáng tạo nên hình tượng người anh hùng giải phóng dân tộc với tất cả lý tưởng, phẩm chất cốt cách, đạo đức có tính đặc thù của nó. Đó là một đóng góp của Nguyễn Trãi vào truyền thống thể hiện nhân vật anh hùng trong văn học Việt Nam. Tác phẩm của Nguyễn Trãi bao gồm nhiều thể loại từ thư từ, cáo, chiếu biểu, văn thực lục cho đến thơ và phú. Vì vậy khi nghiên cứu hình tượng Lợi trong các loại văn bản văn chương của cùng một tác giả chúng ta sẽ nhận thức được những đặc điểm chung và những đặc điểm cá biệt của các thể loại khi thể hiện cùng một nhân vật. 1.3. Các tác phẩm có hình tượng Lợi được Nguyễn Trãi sáng tạo trong một thời gian dài. Vì thế tư tưởng và tình cảm của tác giả với đối tượng này có nhiều biến đổi. Nghiên cứu hình tượng Lợi sẽ giúp chúng ta hiểu được diễn trình tư tưởng, tình cảm của Nguyễn Trãi với nhân vật lịch sử lỗi lạc này. 1.4. Một số tác phẩm của Nguyễn Trãi được dạy học ở trong nhà trường trong đó có hình tượng Lợi. Nghiên cứu đề tài này chúng tôi mong rằng sẽ góp phần dạy học tốt hơn các tác phẩm đó. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Vấn đề nghiên cứu hình tượng Lợi trong văn chương Nguyễn Trãi cũng đã được một số tác giả quan tâm. Ở chương VI của cuốn Nguyễn Trãi – khí phách và tinh hoa của dân tộc khi bàn về tình nghĩa quân thân trong sáng tác của Nguyễn Trãi, các tác giả đã có những phát hiện về mối quan hệ giữa Nguyễn Trãi Lợi khá tinh tế. Họ nhận thấy mối quan hệ này “có sự chuyển biến từ giai đoạn Bình Ngô sang giai đoạn sau Bình Ngô cả về hình thức lễ giáo và về nội dung tư tưởng”. Lý giải điều này, nhóm tác giả của cuốn sách cho rằng: “ Thực tiễn mười năm 3 chiến đấu cứu nước gắn chặt hai người anh hùng dân tộc với nhau. Mục tiêu chung đòi hỏi và đảm bảo sự nhất trí trong các chủ trương và hành động. Vào thành Đông Quan rồi, triều đình được dựng lên rồi, quãng cách giữa hai người rộng hơn khi ở trên chòi quan sát và chỉ huy ở bến Bồ Đề. Trong công cuộc “triệu tạo” một quốc gia mới, đã bắt đầu thấy có khe hở trong tư tưởng. Sau Bình Ngô đại cáo nói tiếng nói của Thái Tổ, có bài Chí Linh sơn phú bộc bạch tư tưởng của Ức Trai. Đọc hai tác phẩm có thể thấy ngay suốt gần mười năm chống giặc cứu nước, sự đồng tâm nhất trí như là một khối đá hoa cương nguyên vẹn. Nhưng ở phần cuối nói đến sự kết thúc công cuộc bình Ngô và công cuộc dựng nước yên dân thì có những phương châm và phương hướng mong muốn không giống nhau” [51, 161-162 ]. Trong bài viết nhan đề Nguyễn Trãi, GS Đặng Thai Mai đã có những nhận xét xác đáng về nguyên nhân sâu xa của những vần thơ Nguyễn Trãi viết về Lợi: “ Cái đẹp của non sông, đất nước trong thơ Nguyễn Trãi thường thường là gắn chặt với những trang sử vẻ vang của dân tộc. Và thời đại của Nguyễn Trãi cũng lại là một thời đại mà dưới sự lãnh đạo của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, nhân dân Việt Nam bằng nước mắt, mồ hôi, bằng máu, bằng trí tuệ và nghị lực của hàng triệu con người vừa viết nên một trang sử vô cùng anh dũng và huy hoàng. Rất dễ hiểu là tất cả lời ca ngợi chiến thắng đều biểu hiện dưới hình thức những bài thơ tán tụng Thái Tổ. Trong tâm hồn của thời đại, lợi chính là nhân vật truyền kỳ đã thể hiện ước mong và ý chí của dân tộc. Đối với Ức Trai, cuộc gặp gỡ với Bình Định Vương trước sau vẫn là một mối duyên tri ngộ của một tài trí được một nhà vua anh minh tín nhiệm” [46,47 ]. Ngoài ra ở một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Trãihình tượng Lợi được xây dựng một cách tập trung và rõ nét như: Bình Ngô đại cáo, Phú núi Chí Linh . thì khi khai thác giá trị của tác phẩm các nhà nghiên cứu đều nhắc đến hình tượng này. 4 Trong cuốn Giảng văn văn học Việt Nam khi khái quát Cảm hứng về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, về tinh thần quyết chiến, quyết thắng của quân dân Đại Việt ở bài Bình Ngô đại cáo, nhóm tác giả của cuốn sách đã chỉ rõ ý đồ nghệ thuật của Nguyễn Trãi khi ông tập trung khắc họa hình tượng Lợi: “Lúc Nguyễn Trãi viết Bình Ngô đại cáo, Lợi đã trở thành hoàng đế với vương miện rực rỡ hào quang chiến thắng, cần phải tái hiện lại hình tượng Lợi buổi đầu khởi nghĩa, vẫn là để ngợi ca nhưng không quá mức thành ra xu phụ. Trong hình tượng lợi, có sự thống nhất giữa con người bình thường và lãnh tụ cuộc khởi nghĩa. Qua sự tái hiện hình tượng Lợi – con người bình thường và người anh hùng – tác giả đã phần nào nói lên tính chất nhân dân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn [36,146]. Khi so sánh bốn bài phú chữ Hán của bốn tác giả (cùng thời với Lợi) cùng viết về đề tài núi Chí Linh, các tác giả cuốn Văn học Việt Nam – thế kỷ X – nửa đầu thế kỷ XIX đã có những nhận xét khá sâu sắc về điểm tương đồng giữa chúng: “ sự nhất trí về tư tưởng kết hợp với sự đa dạng về phong cách. Các tác giả tất nhiên hết ý ca ngợi Lợi, nhưng qua đó lại đã ca ngợi sự nghiệp kháng chiến của của dân tộc. Địa linh, nhân kiệt, đất thiêng, người giỏi, đó là luận điểm chủ đạo của cả bốn bài phú. Núi Chí Linh là đất thiêng, Lợi là người giỏi, địa linh, nhân kiệt gắn bó với nhau mà tạo nên sự nghiệp lớn” [19,209]. Hơn thế, tác giả của bài viết này còn chỉ ra điểm khác biệt thể hiện tài năng của người lãnh đạo văn đàn – Nguyễn Trãi- so với các tác giả khác khi họ cùng so sánh sự nghiệp cứu nước vĩ đại của Lợi với Việt Vương Câu Tiễn thời Xuân Thu và Lưu Bang đời Tần. Nguyễn Trãi không những đã thấy: “ nếu so về ý chí, về tài năng về đức lớn thì Câu Tiễn và Lưu Bang không thể sánh kịp Lợi” mà ông còn “chia làm hai nấc để đưa lời ca ngợi ấy lên cao dần : trước hãy khẳng định rằng Câu Tiễn không thể sánh với đại độ của Lợi, sau đó mới tiến lên chứng minh rằng Lưu Bang cũng không thể so được với thịnh đức của Lợi”[19, 210]. 5 Tác giả Bùi Duy Tân trong bài Anh hùng và cảm quan anh hùng qua thơ văn Nguyễn Trãi đã cho người đọc thấy Nguyễn Trãi dù không trực tiếp phát biểu quan niệm của mình về người anh hùng nhưng “Qua những dòng viết về người anh hùng, nhất là qua việc phản ánh cuộc kháng chiến chống Minh và ca ngợi Lợi – một siêu anh hùng, một đại anh hùng, một chân chủ của dân tộc – Nguyễn Trãi cũng đã khẳng định nhiều phẩm chất cao cả của chủ nghĩa anh hùng và nhân vật anh hùng. Nổi bật là chí lớn, tài cao trong sự nghiệp giải phóng đất nước, biết giấu chí, đợi thời, chịu đựng gian khổ, khắc phục hiểm nguy, quyết chiến, quyết thắng, son sắt một lòng, tin tưởng tuyệt đối vào nghĩa lớn tất thắng. Tức là khẳng định lý tưởng và phẩm chất người anh hùng giải phóng mà văn học trước thời Nguyễn Trãi chưa hề có” [45,443]. Cũng tác giả Bùi Duy Tân trong bài viết Nguyễn Trãi – nhà văn chính luận kiệt xuất đã khẳng định những đóng góp của Nguyễn Trãi vào truyền thống thể hiện nhân vật anh hùng ở mảng văn chính luận. Tác giả đã đưa ra những cơ sở đầy sức thuyết phục để chứng minh cho luận điểm của mình rằng: “Đến Nguyễn Trãi thì chỉ riêng văn chính luận, đã có thể đủ cho ta hình dung rõ nét hơn một loại anh hùng mới: anh hùng giải phóng dân tộc. Lợi trong văn chính luận Nguyễn Trãi là biểu tượng tuyệt đẹp về người anh hùng. Nguyễn Trãi là người ca ngợi hay nhất, đánh giá đúng nhất con người và sự nghiệp của Lợi. Viết về Lợi, Nguyễn Trãi không phải là một bầy tôi lo tán dương nhà vua mà là một nhà văn chiến sĩ ca tụng một lãnh tụ tối cao của nghĩa quân, một lãnh tụ của cả phong trào đấu tranh giải phóng đất nước đầu thế kỷ XV.Với Nguyễn Trãi, lần đầu tiên, chân dung một thiên tài chính chị và quân sự, một anh hùng bậc nhất, tiêu biểu của một dân tộc anh hùng được thể hiện bằng văn chính luận [45, 145-146]. Như vậy qua các công trình nói trên chúng tôi thấy vấn đề hình tượng Lợi trong văn thơ Nguyễn Trãi đã từng bước được nghiên cứu. Tuy nhiên 6 phần lớn các công trình nghiên cứu mới chỉ đề cập đến hình tượng Lợi với tư cách là nhân vật trữ tình xuất hiện trong tác phẩm của Nguyễn Trãi chứ chưa phải là khách thể tinh thần của đời sống mà hơn nữa đó lại là một nhân vật có thật trong lịch sử. Vì thế chưa có một cái nhìn thật đầy đủ, toàn diện và sâu sắc về hình tượng người anh hùng của dân tộc, người đã làm nên một mốc son chói lọi trong lịch sử của dân tộc ta ở thế kỷ XV, được tác giả Nguyễn Trãi phản ánh một cách đặc sắc trong suốt chiều dài sáng tác của mình, ở những thể loại khác nhau. 2.2. Hình tượng nhân vật (tiếng Anh là image, tức là hình ảnh, phản hìnhtrong gương). Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) hình tượng là sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh, thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật của tưởng tượng và hư cấu nghệ thuật. Người nghệ sĩ sáng tạo ra tác phẩm là để nhận thức và cắt nghĩa đời sống nhằm thể hiện tư tưởng và tình cảm của chính mình, giúp con người thể nghiệm ý vị của cuộc đời và lĩnh hội mọi quan hệ có ý nghĩa muôn màu muôn vẻ của bản thân và thế giới xung quanh. Nhưng điều khác với các nhà khoa học, người nghệ sĩ không diễn đạt trực tiếp ý nghĩ và tình cảm bằng khái niệm trừu tượng, bằng định lý, công thức mà bằng hình tượng, nghĩa là bằng cách cụ thể và gợi cảm những sự việc, những hiện tượng đáng làm ta suy nghĩ về tính cách và số phận, về tình đời, tình người qua một chất liệu cụ thể. Có thể nói, hình tượng nhân vật nói riêng, hình tượng nghệ thuật nói chung chính là khách thể đời sống được nghệ sĩ tái hiện bằng tưởng tượng, được sáng tạo trong những tác phẩm nghệ thuật. Giá trị trực quan độc lập là đặc điểm quan trọng của hình tượng nhân vật. Bằng chất liệu cụ thể, nó làm người ta có thể ngắm nghía, thưởng ngoạn và tưởng tượng. Hình tượng có thể tồn tại qua chất liệu vật chất, nhưng giá trị của nó là ở phương diện tinh thần. Khi nói tới hình tượng nhân vật, người ta thường nghĩ tới hình tượng con 7 người hay hình tượng một tập thể người với những chi tiết biểu hiện cảm tính phong phú. Hình tượng nhân vật tái hiện đời sống nhưng không phải sao chép một cách nguyên xi những hiện tượng có thật mà là tái hiện có chọn lọc, sáng tạo thông qua trí tưởng tượng và tài năng của người nghệ sĩ, sao cho các hình tượng truyền lại được một cách ấn tượng sâu sắc và từng làm cho nghệ sĩ day dứt, trăn trở cho người khác. Hình tượng nhân vật vừa có giá trị thể hiện những nét cụ thể, cá biệt, không lặp lại, vừa có khả năng khái quát làm bộc lộ được bản chất của một loại người hay một quá trình đời sống theo quan niệm của nghệ sĩ. Hình tượng nhân vật thể hiện tập trung các giá trị nhân học và thẩm mỹ của nghệ thuật. Vì những lẽ trên, cấu trúc của hình tượng nhân vật bao giờ cũng là sự thống nhất cao độ giữa các mặt đối lập: chủ quan và khách quan, lý trí và tình cảm, cá biệt và khái quát, hiện thực và lý tưởng, tạo hình và biểu hiện, hữu hình và vô hình. Và cũng chính vì lẽ đó mà hình tượng còn là một quan hệ xã hội – thẩm mỹ vô cùng phức tạp. Trước hết là quan hệ giữa các yếu tố và chỉnh thể của bức tranh đời sống được tái hiện qua hình tượng. Thứ đến là quan hệ giữa thế giới nghệ thuật với thực tại mà nó phản ánh. Về phương diện này, hình tượng không chỉ tái hiện đời sống mà còn cải biến nó để tạo ra một thế giới mới chưa từng có trong hiện thực. Đó còn là quan hệ giữa tác giả với hình tượng, với cuộc sống trong tác phẩm. Một mặt, hình tượnghình thức, là ký hiệu của một tư tưởng tình cảm, một nội dung nhất định, là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ. Mặt khác, hình tượng lại là một khách thể tinh thần có cuộc sống riêng không phụ thuộc vào mong muốn. Và cuối cùng là quan hệ giữa tác giả, tác phẩm với công chúng của nghệ thuật, giữa hình tượng với ngôn ngữ của một nền văn hóa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu 8 Chúng tôi tìm hiểu: hình tượng Lợi trong văn chương Nguyễn Trãi, qua đó chỉ ra những điểm chung và những điểm cá biệt ở các tác phẩm của Nguyễn Trãi thuộc các thể loại khi thể hiện cùng một nhân vật. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã nghiên cứu di sản văn thơ của Nguyễn Trãi được tập hợp trong cuốn Nguyễn Trãi toàn tập tân biên ( Mai Quốc Liên chủ biên, Nxb Văn học và Trung tâm nghiên cứu Quốc học, 2001). Đây là công trình mới nhất, đầy đủ, toàn diện nhất về sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi, được các nhà nghiên cứu sử dụng khá nhiều bởi độ tin cậy cao. 4. Mục đích nghiên cứu 4.1. Khái quát những nét tính cách, phẩm chất của hình tượng Lợi trong các tác phẩm của Nguyễn Trãi. 4.2. Làm rõ những đặc điểm nghệ thuật phổ biến và những đặc điểm cá biệt ở các thể loại khi thể hiện hình tượng Lợi. 4.3. Làm rõ nhận thức và tình cảm của Nguyễn Trãi khi thể hiện hình tượng người anh hùng Lợi. 5. Phương pháp nghiên cứu Người ta thường nói đối tượng nào thì phương pháp ấy bởi vì phương pháp nghiên cứu là con đường để đi tới mục đích khoa học. Để hoàn thành mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra, chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp để nghiên cứu: phương pháp thống kê, phương pháp phân loại, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh. 6. Cấu trúc của luận văn: Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1. Hình tượng Lợi trong văn chính luận Chương 2. Hình tượng Lợi trong văn thực lục Chương 3. Hình tượng Lợi trong phú và thơ 9 Chương 1 HÌNH TƯỢNG LỢI TRONG VĂN CHÍNH LUẬN 1.1. Hình tượng Lợi trong Quân trung từ mệnh tập 1.1.1 Hoàn cảnh ra đời của Quân trung từ mệnh tập Quân trung từ mệnh tập là một tập văn chiến đấu khá có hệ thống mà Nguyễn Trãi viết thay cho Lợi nhưng với tất cả bầu nhiệt huyết, với tất cả sự mẫn tiệp của mình. Đọc Quân trung từ mệnh tập không phải chúng ta chỉ đọc một tập văn bình thường mà chúng ta còn hình dung được cả một thời kì chiến đấu oanh liệt của quân và dân ta thời khởi nghĩa Lam Sơn. Quân trung từ mệnh tập (Tập văn từ lệnh trong quân) là tập văn chữ Hán gồm những bức thư Nguyễn Trãi viết trong thời gian tham gia nghĩa quân Lam Sơn, gửi các tướng lĩnh cao cấp nhà Minh như: Sơn Thọ, Phương Chính, Thái Phúc, Vương Thông ., ngoài ra còn có một số gửi cho nguỵ quan, nguỵ quân và một số gửi cho tướng sĩ ta. Nhân danh Lợi, Nguyễn Trãi tranh luận bàn bạc với các tướng viễn chinh nhà Minh về những việc liên quan đến cuộc chiến tranh, liên quan đến hai quốc gia và dân chúng hai nước. Mục đích trực tiếp là thuyết phục các thành ra hàng, tiến đến bãi binh hoàn toàn, rút quân về nước, thừa nhận nền độc lập tự chủ của Đại Việt. Ngoài ra còn có biểu cầu phong, văn hội thề kết thúc chiến cuộc cùng thư từ kêu gọi các tướng sĩ và hào kiệt trong nước hăng hái tham gia lập công giết giặc. Những lá thư đầu tiên được viết vào những năm 1423-1424, đây là thời kì mà lực lượng khởi nghĩa đang lâm vào tình thế nguy ngập. Trước một quân địch quá lớn và sau mấy năm chiến tranh gian khổ, mấy nghìn quân khởi nghĩa luôn bị bao vây, truy kích. Quân Lam Sơn cũng đã ghi được những trận vẻ vang, nhưng tổn thất cũng khá lớn. Thiếu thốn và đói khát, đến mức quân sĩ cũng mong được nghỉ ngơi. Bình Định Vương đành phải tìm một dịp hoà hoãn. Mấy lá thư đầu tiên thực sự là những lá thư cầu hoà. Những bọn tướng 10 . luận Chương 2. Hình tượng Lê Lợi trong văn thực lục Chương 3. Hình tượng Lê Lợi trong phú và thơ 9 Chương 1 HÌNH TƯỢNG LÊ LỢI TRONG VĂN CHÍNH LUẬN 1.1. Hình. nhân Lê Lợi trong những áng văn chương đó. Có thể khẳng định Nguyễn Trãi viết cho Lê Lợi nhưng cũng là viết về Lê Lợi [45,147]. “Viết về Lê Lợi, Nguyễn Trãi

Xem Thêm :   Lê Hiến Tông – Lê Sanh

Xem Thêm :  Sôi động mùa cá bông lau

– Xem thêm –

Xem thêm: Hình tượng lê lợi trong văn chương của nguyễn trãi , Hình tượng lê lợi trong văn chương của nguyễn trãi

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Related Articles

Back to top button