Kiến Thức Chung

Ceo là gì? vai trò quan trọng của ceo trong doanh nghiệp

ceo là gì? Nhắc đến CEO thì không còn quá xa lạ với chúng ta. Mới nghe ai đó là một CEO thì chúng ta sẽ nhanh chóng hình dung  là một người chắc chắn thông minh, giàu có và quyền lực. Sự ngưỡng mộ kèm khao khát muốn được gọi là một CEO, được người ta tôn trọng. Nhưng bạn biết gì về CEO, vai trò và công việc mà một CEO phải làm là gì? Họ đã trở thành một CEO như thế thì cần làm gì? Và bản thân mình có trở thành một CEO được hay không? Tất cả những điều đó sẽ được trả lời cho bạn, cung cấp cho bạn tất tần tật những điều mà một CEO làm và có được.

CEO là gì?

CEO là gì?

CEO là viết tắt của Chief  Executive Officer có nghĩa là Giám đốc điều hành, hay chúng ta còn có thể gọi là Tổng giám đốc, Giám đốc điều hành, Giám đốc công ty làm công việc tổng điều hành hoạt động của tập đoàn, công ty, tổ chức hay cơ quan. 

CEO trong công ty hay tổ chức làm việc dưới sự quản lý trực tiếp của Hội đồng quản trị, chịu trách nhiệm báo cáo với Hội đồng quản trị cấp cao của công ty về hoạt động của tổ chức. Một trường hợp khác là chính CEO là chủ tịch Hội đồng quản trị.

CEO là người có kiến thức đa lĩnh vực, tất cả các mặt về kinh tế, quản lý, nhân sự, luật pháp, thuế, tổ chức, kế toán, đào tạo, ngoại ngữ,… khả năng giao tiếp tốt, đa ngoại ngữ, xử lí tình huống tinh tế.

Nếu thương trường là một vùng biển lớn với sóng gió, giông bão thì CEO chính là người thuyền trưởng chèo lái, dẫn dắt con thuyền ấy vượt bão tiến đến thành công bằng năng lực và trí tuệ của mình.

Vai trò và trách nhiệm của CEO

Vai trò của CEO là gì?

CEO được coi là người đứng đầu quan trọng nhất một tổ chức, có quyền lực cao nhất.

– CEO có nhiệm vụ vạch ra các kế hoạch chiến lược kinh doanh để giúp phát triển công ty lớn mạnh. Đảm bảo hoàn thành các mục tiêu do hội đồng quản trị đề ra.

– Vạch ra chiến lược nhằm thực hiện tầm nhìn, sứ mệnh của công ty.

– Định hướng phát triển và lập kế hoạch cho công ty: Lập kế hoạch, định hướng và vạch ra đường đi cụ thể cho tổ chức; Chỉ đạo việc xây dựng và thực hiện kế hoạch đã đặt ra từ việc phát triển sản xuất đến nâng cao nhân lực để đảm bảo mục tiêu hoàn thành tốt.

– Chỉ đạo công tác xây dựng, thực hiện triển khai các kế hoạch kinh doanh do Hội đồng quản trị phê duyệt.

– Đề ra và đảm bảo các mục tiêu dài hạn cũng như ngắn hạn cần đạt được của công ty.

– Đảm bảo đạt được các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn đã đề ra. Chịu trách nhiệm về mức lợi nhuận công ty thu được qua các hoạt động kinh doanh, sự tăng trưởng của công ty trên thị trường.

– Đưa ra những ý kiến, đề xuất nhằm góp phần cải thiện hoạt động của công ty.

– Đề xuất các phương án, giải pháp cho quá trình phát triển, kể cả phải chuẩn bị trước phương án cho trường hợp rủi ro xảy ra.

– Xây dựng hình ảnh, thương hiệu của công ty, làm cho thương hiệu được biết đến rộng rãi nhất. Trước tiên là phải giữ hình ảnh của bản thân, là bộ mặt của cả công ty.

– Xây dựng và nuôi dưỡng văn hóa công ty.

– Phê duyệt các vấn đề, chính sách tài chính, theo dõi, kiểm soát và đánh giá, điều chỉnh ngân sách và định mức chi phí. Duyệt thu/chi, chuẩn bị các bản dự toán định kì.

– Thẩm định, phê duyệt các dự án đầu tư từ nhỏ đến lớn của công ty.

– Là người đại diện công ty trong việc giao lưu, mở rộng, đàm phán kí kết hợp đồng cho công ty. 

– Tổ chức, điều hành, kiểm tra, đánh giá các hoạt động kinh doanh của công ty theo định kì.

– Phê duyệt các dự án phát triển, đa dạng hóa sản phẩm; phân phối, tiếp thị sản phẩm ra các kênh trên thị trường.

– Theo dõi, kiểm soát, đánh giá và điều chỉnh hợp lý ngân sách phân bổ cho công ty.

– Tổ chức cơ cấu, thiết lập bộ máy quản lý của công ty, vận hành bộ máy nhân sự hiệu quả; đề ra nhiệm vụ, mục tiêu của từng ban ngành cụ thể. Đánh giá tình hình hoạt động, hiệu quả của các phòng ban.

– Xem xét phê duyệt các vấn đề, chính sách bổ sung nhân lực hay các vấn đề liên quan đến phát triển nhân lực của công ty từ các bộ phận quản lý nhỏ hơn đề ra. Cụ thể là xây dựng kế hoạch nhân sự, tuyển dụng. Phê duyệt quy định, chính sách bổ nhiệm, miễn nhiệm, các quy chế tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp. Xét duyệt kết quả đánh giá nhân viên và xác định kết quả khen thưởng. 

Tầm quan trọng của giám đốc điều hành – CEO

CEO là người đầu tàu cho doanh nghiệp

 

CEO là người xác định tầm nhìn cho doanh nghiệp

Có một tầm nhìn rộng, khả năng phân tích và định hướng chiến lược phát triển công ty theo hướng tốt nhất, bao quát được mọi việc của tổ chức là điều mà ai cũng nhìn thấy ở cả CEO thường và CEO chuyên nghiệp.

Với bất cứ một doanh nghiệp nào, tầm nhìn là không thể thiếu. Có tầm nhìn rộng và xa sẽ tạo ra ưu thế cạnh tranh, hướng đi đúng cho doanh nghiệp. Hay nói cách khác tầm nhìn giúp doanh nghiệp luôn xác định được nền móng cho sự phát triển.

Trong nền kinh tế với sự chuyển biến liên tục, sự thay đổi chóng mặt, với tốc độ phát triển vượt bậc như này doanh nghiệp thường quên đi mục đích hoạt động ban đầu. Điều này có thể làm ảnh hưởng tới con đường kinh doanh. Vì vậy tầm nhìn là cần thiết.

Một tầm nhìn rõ ràng, đúng đắn sẽ đảm bảo những mục tiêu cốt lõi, chủ yếu luôn được đặt lên hàng đầu, cũng như những giá trị được thấu hiểu. Từ đó làm cơ sở cho toàn bộ hoạt động đều hướng tới những mục tiêu dài hạn trong tương lai.

Một tầm nhìn tốt sẽ giúp tạo ra năng lượng, phát triển ý tưởng, truyền cảm hứng và tạo ra một môi trường làm việc tích cực với hiệu suất cao. Tầm nhìn còn giúp xây dựng văn hóa làm việc sao cho phát huy được tất cả năng lực cho một mục tiêu chung.

CEO là người đứng đầu hoạt động của doanh nghiệp

Giám đốc điều hành hay CEO đứng đầu tất cả các hoạt động kinh doanh thường nhật, thực hiện các kế hoạch, quản lý nguồn nhân lực và tài chính của doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn điều hành giám sát việc thiết kế, marketing, quảng cáo, vận chuyển và chất lượng chương trình, sản phẩm và dịch vụ.

Ngoài ra giám đốc điều hành còn có trách nhiệm giám sát, định hướng và đánh giá hiệu quả hoạt động cũng như hiệu suất làm việc của nhân sự trong doanh nghiệp. CEO cũng sẽ hỗ trợ các nhân viên cấp dưới trong việc thực hiện nhiệm vụ.

CEO là người nhận báo cáo từ các vị trí cấp cao như giám đốc tài chính (CFO), giám đốc vận hành (COO), giám đốc marketing (CMO) các bộ phận kinh doanh, marketing, sản phẩm, kỹ thuật, dịch vụ khách hàng.

CEO là người đưa ra cố vấn cho lãnh đạo doanh nghiệp

CEO có thể làm việc chịu sự quản lý của Hội đồng quản trị nhưng có quyền hạn xử lý nhiều hoạt động kinh doanh mà không cần thông qua hội đồng quản trị.

Đặc biệt đối với những quyết định quan trọng, họ cũng có nhiệm vụ sẽ là người đưa ra những cố vấn, lời khuyên về hướng đi hữu ích. Bởi CEO là người nắm rõ về hoạt động kinh doanh cũng như những vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải. CEO trực tiếp điều hành và quản lý việc thực hiện các chiến lược nên có thể cung cấp cho lãnh đạo thông tin cần thiết để có cái nhìn nhanh và đưa ra quyết định một cách chính xác nhất.

Xem Thêm :  Công thức tính diện tích hình thang: thường, vuông, cân

CEO là người xây dựng bộ máy nhân sự điều hành doanh nghiệp

Một doanh nghiệp có phát triển hay không là chính bởi nguồn nhân lực của họ. Lợi thế của Doanh nghiệp sẽ được xây dựng nên bởi chất lượng của nhân viên.

Với những vị trí như nhân viên cấp cao họ có nhiệm vụ là cố vấn cho giám đốc điều hành trong các lĩnh vực chuyên môn cụ thể: như giám đốc tài chính (CFO) đưa ra cố vấn về tài chính, giám đốc marketing (CMO) đưa ra cố vấn về marketing,… những vị trí này Doanh nghiệp luôn phải có những cách tuyển dụng, cách giữ chân những người tài. Người làm việc đó chính là CEO, CEO sẽ làm việc trực tiếp với những vị trí này, họ sẽ trực tiếp tham gia vào quá trình tuyển dụng để nhằm đảm bảo chất lượng của nhân sự được tuyển, cũng như đưa ra những quyết định phù hợp nhằm giữ chân nhân tài.

CEO là người đại diện cho doanh nghiệp

CEO là đại diện cho doanh nghiệp tham gia các sự kiện. Với những hoạt động này giúp CEO nâng cao khả năng lãnh đạo, giúp quảng bá thương hiệu cũng như đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Giám đốc điều hành còn đại diện cho doanh nghiệp trong việc thực hiện trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng.

CEO đảm bảo sự đi lên của doanh nghiệp

Doanh nghiệp không chỉ đơn giản là tồn tại và hoạt động bình thường mà nó phải có sự tăng trưởng, phát triển mạnh mới có thể không bị các doanh nghiệp khác cạnh tranh đè bẹp.

CEO có vai trò không chỉ điều hành, duy trì các hoạt động kinh doanh hiện có mà giám đốc điều hành còn phải chịu trách nhiệm cho sự phát triển đi lên của doanh nghiệp. 

Công việc của họ là thực hiện các phân tích, đánh giá, đưa ra các dự báo, chiến lược, hướng đi mới nhằm phát triển kinh doanh, mở rộng thị trường, lôi kéo khách hàng tiềm năng từ đó tăng doanh thu.

CEO tạo ra một môi trường làm việc năng động, liên tục thay đổi, yêu cầu liên tục học hỏi, giúp nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên, đảm bảo doanh nghiệp luôn phát triển.

Trong nền kinh tế luôn vận động và đổi mới như thế này, bất cứ doanh nghiệp nào giậm chân tại chỗ, không có bước tiến mới và bảo thủ không chịu thay đổi đều có nguy cơ bị đào thải. CEO sẽ i là người đảm bảo chỗ đứng vững chắc cho doanh nghiệp trên thị trường.

Tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu cá nhân với CEO là gì?

CEO là gì? Công việc, trách nhiệm của CEO là gì? Tất cả những điều cần biết về CEO 4

Thương hiệu của một tổ chức hay cá nhân thì đều là đang nói đến hình ảnh, cảm xúc được gợi lên khi tên của thương hiệu ấy được nhắc đến. 

Thương hiệu của CEO chính là thương hiệu, hình ảnh của công ty. Một lãnh đạo có hình ảnh tốt sẽ tạo nên cảm tình gợi lên một liên tưởng tốt về doanh nghiệp đó. Nói về sự cảm tình và ác cảm tất nhiên cảm tình đó có thể giúp công việc kinh doanh tốt hơn hoặc sẽ có sự thu hút nhân sự, nhân tài về công ty.

Một CEO mà có được sự tin tưởng, tình cảm, sự yêu mến của nhân viên hay đối tác chính là một lợi thế để điều hành công ty tốt nhất. Để có được điều này, người CEO cần có một thương hiệu cá nhân để nhanh chóng khiến các đối tác nể phục, coi trọng, cũng như có uy lực, tiếng nói trong công ty. 

5 Bí quyết xây dựng thương hiệu cá nhân cho CEO

Xây dựng thương hiệu riêng CEO với phong cách riêng

Một CEO giỏi có khả năng dùng phẩm chất cá nhân thực thụ hay gọi là phong cách riêng cá nhân họ để thu hút sự chú ý của mọi người dành cho công ty, doanh nghiệp của họ. 

Chúng ta có thể nhắc đến Steve Jobs của Apple. Nhắc đến ông là người ta biết ông là một người có thái độ cứng rắn đối với nhân viên với những bài thuyết trình đầy năng lượng, đặc biệt là một người theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo. Chính những điều đó chúng ta gọi là phong cách riêng của Jobs, biết Jobs là ai.

Không thể phủ nhận rằng một thương hiệu cá nhân của CEO giúp tạo ra sức hút đối với người tiêu dùng và khiến họ quan tâm nhiều hơn tới sản phẩm và dịch vụ của công ty.

Thương hiệu cá nhân được thể hiện qua: phát ngôn, hành động, cử chỉ/thái độ, trang phục. Ví dụ một bộ trang phục không chỉn chu, hay một phát ngôn thiếu lịch sự trong một sự kiện trang trọng cũng tác động xấu đến hình ảnh của cá nhân CEO và doanh nghiệp.

Kỹ năng xây dựng đội ngũ nhân viên

Một đội ngũ nhân viên tập hợp kĩ năng, trình độ tri thức tạo ra một nguồn tài nguyên vô giá. Là một CEO không chỉ là hướng dẫn, yêu cầu phân chia công việc cho nhân viên mà còn phải sử dụng họ một cách khôn khéo nhất.

CEO có thể để mỗi nhân viên là một thực thể riêng biệt có quyền tự quyết định vào mọi công việc của họ, tự bản thân họ nhận thức được thành công của doanh nghiệp là thành quả của họ. Với cách này CEO sẽ có thể bị mất quyền kiểm soát hơn nhưng bù lại là nhận được một đội ngũ có chất lượng với ý chí nỗ lực không ngừng.

Chúng ta sẽ cùng xem ví dụ điển hình về Tony Hsieh, CEO của hãng bán lẻ trực tuyến Zappos. Vị CEO này khuyến khích mọi nhân viên có tài khoản Twitter và tự kết nối với khách hàng. Ông Hsieh muốn cho khách hàng của mình trải nghiệm thương hiệu Zappos thông qua chính những con người làm việc cho Zappos.

Tận dụng tối đa chức danh CEO

Một CEO luôn là mong ước, được coi như đỉnh vinh quang của nhiều người muốn vươn đến. Đã là một CEO bạn hiển nhiên được mọi người tin tưởng, kính trọng, nể phục, khâm phục và rất muốn học hỏi từ bạn.

Tận dụng tối đa chức danh CEO chính là tận dụng sự thu hút, mối quan tâm của công chúng đối với bạn để bạn có thể quảng bá hình ảnh của công ty, doanh nghiệp cũng như của bản thân.

Bạn có thể viết sách hay tham gia trả lời các bài báo nói về mọi vấn đề, từ nền kinh tế, tới chính trị, và công việc để đem tới công chúng biết về bạn nhiều hơn.

Trở thành người đi đầu về các ý tưởng

Một ý tưởng mới luôn là điểm thu hút cho kinh doanh, lối mòn cũ ấy sẽ làm cho doanh nghiệp mãi bị chìm nghỉm trong muôn vàn cái tên doanh nghiệp khác. Ý tưởng mới càng nhiều thì doanh nghiệp càng có chỗ đứng và nổi bậc hơn.

CEO là gì? Công việc, trách nhiệm của CEO là gì? Tất cả những điều cần biết về CEO 5

Bạn có thể thấy người ta đề cao những ý tưởng mới khả thi như thế nào, bởi những lợi nhuận sẽ được đem tới từ ý tưởng kinh doanh mới là rất lớn, chỉ có con đường mới mới có thể giúp bạn nổi trội hơn.

CEO là người đầu tàu buộc những con đường cũng như ý tưởng kinh doanh mới phải luôn có và gần như vô hạn. Nhiều ý tưởng mới được đưa ra đồng nghĩa sẽ có nhiều nguồn lợi mà có thể khai thác được.

Sử dụng mạng xã hội một cách thông minh

Các CEO nên tận dụng sự phát triển của mạng Internet bấy giờ, số lượng cá nhân truy cập mạng, thời gian truy cập đã tăng lên rất nhiều lần, nhận và xử lý thông tin căn bản đã được thay đổi, thông tin lan truyền một cách nhanh chóng và với tốc độ rất nhanh

CEO cần tận dụng mạng xã hội như thế nào? Ở đây là tận dụng trong việc xây dựng thương hiệu cá nhân bằng cách CEO nên tạo hồ sơ cá nhân trên các trang web xã hội như Facebook, Instagram, Twitter và YouTube,… phù hợp với phong cách của mình. Mọi người sẽ biết đến nhiều hơn thông qua mạng lưới bạn bè.

Điều kiện cơ bản để trở thành một CEO

Điều kiện gì để trở thành một CEO?

Kiến thức rộng, đa lĩnh vực

Ceo là người đưa ra những chiến lược kinh doanh cho một tổ chức với tầm nhìn xa nhất, mới có khả năng lãnh đạo giúp công ty phát triển mạnh, để làm được điều đó buộc CEO phải là người có kiến thức đa lĩnh vực, một khối kiến thức khổng lồ bao gồm: Kiến thức chuyên sâu, và kiến thức trên nhiều phương diện khác nhau, am hiểu mọi vấn đề. Mặt khác vì họ là người dẫn đầu phía sau còn những người dưới họ, không thể có hiểu biết ít. Với CEO kiến thức là nền tảng cốt yếu làm nên, có kiến thức đủ thông minh mới lãnh đạo người khác được.

Có sự nhạy cảm với những thay đổi của thị trường, phân tích thị trường và chiến lược của công ty mình quản lý. CEO luôn gắn với hoạt động kinh doanh của công ty, người mà cả công ty hay tổ chức đặt niềm tin vào định hướng của họ.

Xem Thêm :  Phân tích Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn

Vốn kiến thức con người là vô hạn, nó không giới hạn nội dung chúng ta học hỏi, chỉ cần chúng ta cố gắng mọi thứ đều có thể làm được. Vì vậy để trở thành một CEO chúng ta có nhiều con đường và tuỳ cách lựa chọn. Và sau đây là những thứ cơ bản để trở thành một CEO chuyên nghiệp:

Kiến thức: Vốn kiến thức sâu rộng, chuyên sâu là điều cần nhất. Kiến thức về quản trị doanh nghiệp trên hai phương diện là quản trị con người và quản lí công việc.

Quản lý công việc là kiến thức mà chúng ta ta sẽ điều hành hoạt động, quản lý định hướng công ti phát triển sao cho phù hợp với lịch sử,văn hoá pháp luật của nhà nước hiện hành. Hay có kiến thức về văn hoá, lịch sử của các nước để có thể vận dụng vào khi gặp đối tác là người nước ngoài. Xây dựng nội quy, nét đẹp văn hoá công ty sao cho phù hợp với văn hoá nước nhà, tuân thủ pháp luật chặt chẽ. 

Kiến thức về khách hàng, lượng khách hàng đó như thế nào là khách hàng chủ chốt lâu năm hay khách tiềm năng, đặc điểm, nhu cầu của từng nhóm khách hàng của công ty, để đưa ra những chiến lược kinh doanh hướng đến khách hàng nhiều hơn. 

Nắm kiến thức để có đủ cơ sở nhìn nhận đâu là đối thủ của mình, họ là ai? Năng lực họ tới đâu và mình sẽ đứng ở đâu so với họ? Phải phân tích, nhận định thật rõ ràng chính xác, bởi vậy người ta mới nói “biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” là vậy.

Ngoài ra cũng cần chuẩn bị nguồn kiến thức trên mọi lĩnh vực: tài chính, thuế, luật, tổng hợp văn hóa, lịch sử, địa lí, đặc trưng trên thế giới.

Nền tảng về khoa học quản trị

Khoa học quản trị ở đây chính là kiến thức về quản lý, điều hành một tổ chức bao gồm nhiều con người trong đó. Một nền tảng cơ bản về quản trị chính là yếu tố làm nên một nhà điều hành giỏi và xuất sắc.

Nền tảng khoa học ấy được tiếp thu, lĩnh hội khi được đào tạo và sự học hỏi, rèn luyện, cập nhật, nghiên cứu, mày mò không ngừng để có thể đạt tới những kiến thức mới và không ngừng biến đổi để hợp xu hướng, giúp điều hành công ty hiệu quả nhất.

Kiến thức về quản trị con người, nhân tố làm nên thành bại một tổ chức là ở con người. Cụ thể hơn chính là đội ngũ nhân viên của tổ chức. Quản trị con người ở đây là phát hiện, trưng dụng tài năng của nhân viên, tạo điều kiện để họ phát huy tốt nhất khả năng của mình. Có kiến thức trong quản lý nhân sự, quá trình sản xuất sản phẩm, phân phối đến con người như thế nào. Đánh vào tâm lí con người bằng những mức giá hợp lý kèm khuyến mãi. Có kiến thức để quảng bá, chạy viral hợp lí cho hình ảnh thương hiệu.

Kinh nghiệm, kĩ năng

Kinh nghiệm, kĩ năng là yếu tố không thể không được đề cập đến khi nhắc đến CEO, là kinh nghiệm chuyên môn sâu và cả kinh nghiệm thương trường, vốn sống mà họ đã có được theo thời gian có thể hiểu là người có kinh nghiệm dày dạn.

CEO là gì? Công việc, trách nhiệm của CEO là gì? Tất cả những điều cần biết về CEO 6

Kinh nghiệm: Để làm một nhà lãnh đạo, không có thói quen chỉ tay năm ngón xuống dưới làm cho nhân viên cảm thấy không tôn trọng. Thì bản thân nhà lãnh đạo phải trải nghiệm, có kinh nghiệm trong từng lĩnh vực để hiểu và phát triển nhân viên hơn. Kinh nghiệm ở đây còn là sự học hỏi từ những người xung quanh, từ đối thủ cạnh tranh của mình. Kinh nghiệm làm việc, tổ chức, quản lý, mọi vấn đề đều cần dựa trên những bài học đã qua.

Kỹ năng: sự thành công của con người phụ thuộc hơn nửa vào cách cư xử, giao tiếp người ta gọi đó là kỹ năng mềm của con người. Bao gồm các kỹ năng: lập kế hoạch chiến lược tổ chức, xác định mục tiêu, thực hiện mục tiêu; phân tích và đưa ra phương án giải quyết vấn đề; giao tiếp truyền thông hiệu quả tức là trong việc giao lưu với đối tác, khách hành, cách ứng xử với tình huống bất ngờ, hình ảnh của bản thân CEO; kĩ năng viết lách để có thể trình bày cho người cấp dưới hiểu ý nhất; kỹ năng thuyết trình, trình bày vấn đề logic, đầy đủ súc tích nhất có thể; kỹ năng quản lý thời gian, cũng như quản lý công việc sao cho cân bằng với cuộc sống, không có áp lực nhất có thể.

Thái độ: Là sự chững chạc uy lực, có kỷ luật với nhân viên cấp dưới nhưng không có nghĩa là thái độ tiêu cực.

Thái độ ở đây còn là thái độ sống, sống vì cộng đồng bên cạnh lợi ích doanh nghiệp nhưng cũng cần vì người dùng, vì xã hội. Không ích kỷ ham lợi nhuận mà làm những việc sai trái, cần có thái độ sống với xã một cách tích cực. Nó sẽ làm cho doanh nghiệp phát triển một cách bền vững hơn là lợi nhuận tức thời.

Một CEO đứng đầu một tổ chức việc gặp và va chạm nhiều tình huống là việc bình thường nên muốn là một CEO để có thể tổ chức, điều hành, quản lý tốt một tập thể lớn, thì bạn phải trải nghiệm, thử thách bản thân ở nhiều lĩnh vực, nhiều môi trường, hoàn cảnh khác nhau. Có một nền tảng tốt về các mặt:

– Khả năng ngoại giao vượt bậc, đối với đối tác, khách hàng hay nhân viên đều có dấu ấn riêng.

– Khả năng nắm bắt xu hướng mới nhất, cập nhật thông tin tối ưu, bắt kịp sự phát triển của đời sống xã hội.

– Khả năng lãnh đạo, tổ chức, quản lý nhân sự. Là việc duy trì công việc cho cấp dưới theo một định hướng tốt nhất, đề ra yêu cầu thưởng, phạt cho nhân viên, có cách khích lệ nhân viên phát triển, nhìn nhận được thế mạnh cũng như yếu điểm của nhân viên.

– Phong thái đĩnh đạc, nguyên tắc trong công việc, sự công tư phân minh khi làm việc. Chỉ có người làm việc nguyên tắc  thì mới làm cho người khác phải phục và kính trọng mình. Điều này rất cần ở một CEO.

– Phong cách làm việc chuyên nghiệp, xử lí tình huống, điều hành chỉ đạo một cách dứt khoát, có hiệu lực mọi công việc. Kiến thức thâm sâu mà phong thái làm việc còn phải thật chuẩn xác mới tạo được uy lực của một CEO.

Khả năng chịu được áp lực, sức khỏe tốt

Một CEO phải đảm nhiệm rất nhiều công việc trên nhiều phương diện khác nhau của công ty, lợi ích của công ty, cuộc sống của nhân viên chính là do họ, nhiều công việc và nhiều tình huống khác nhau không tránh khỏi áp lực lớn với công việc. Vì vậy một sức khỏe tốt, một tinh thần vững vàng, là điều cần thiết để giúp họ vượt qua tất cả thách thức, khó khăn.

Tố chất bẩm sinh

Không phải bạn được học hay đào tạo một cách bài bản thì có thể trở thành một CEO thành công, một giám đốc điều hành xuất sắc được. Người có thể là một CEO thành công phải có tố chất, mà người ta nói là tố chất bẩm sinh, có nghĩa là khác người thường chúng ta. 

Ở đây khác ở chỗ là họ có những chỉ số vượt bậc để đánh giá con người như: Chỉ số thông minh (IQ), chỉ số cảm xúc (EQ), tư duy khoa học, khả năng quan sát, tổng hợp, phân tích, hệ thống, sáng tạo hơn người. Tính nhanh nhạy, nhạy bén, quyết đoán, có thần thái uy lực của một người cầm quyền. Nên không phải ai cũng có thể trở thành một CEO thành công được nha.

Tố chất: CEO là một trong số ít người trong xã hội làm được, tại vì sao? Bởi những người có khả năng làm CEO phải mang sự thông minh bẩm sinh, IQ cao, có tố chất từ ban đầu. Học hỏi, trau dồi ghi nhớ kiến thức đâu phải dễ, với người bình thường phải cần vài giờ để ghi nhớ một điều gì đó nhưng với những người này là chỉ 1 giây hay 1 phút. Họ có khả năng nhạy cảm trước mọi thay đổi, ứng biến nhanh là điều họ có được. Tố chất vốn dĩ là bẩm sinh nhưng không vì thế mà những người có IQ thấp không thể thành CEO. Cần cù bù thông minh, đó là câu nói mà ông bà xưa đã nói, vì vậy kiến thức có thể thu nhặt được trong quá trình học tập. Người thông minh họ cần ít thời gian để học, người bình thường dùng nhiều thời gian cố gắng hơn người kia. Tất cả đều do sự cố gắng của chúng ta.

Cấu trúc của một doanh nghiệp

Cơ cấu tổ chức hay cấu trúc của một doanh nghiệp là sự sắp xếp, phân cấp cùng nhiệm vụ. Thường nhiều doanh nghiệp áp dụng cơ cấu tổ chức hai lớp: là Hội đồng quản trị và các lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp (COO, CEO, CFO).

Những người thuộc hai tầng này sẽ do cổ đông của doanh nghiệp đề cử. Hội đồng quản trị sẽ do cổ đông trực tiếp bầu chọn ra, chịu trách nhiệm giám sát hoạt động kinh doanh.

Hội đồng quản trị sẽ dùng quyền hạn của mình chọn và tiến cử Chủ tịch HĐQT và CEO. Các chức danh COO – Giám đốc điều hành hoạt động; CFO – giám đốc tài chính sẽ được CEO đề xuất với HĐQT để bổ nhiệm người giữ các chức vụ này.

Xem Thêm :  26 câu nói hay của Steve Jobs truyền cảm hứng nổi tiếng nhất

Hội đồng quản trị thường sẽ tổ chức họp nhiều lần trong 1 năm để lập nên các mục tiêu dài hạn, ngắn hạn, hay báo cáo kết quả tài chính, đánh giá hiệu quả làm việc của các lãnh đạo cấp cao, đề xuất chiến lược trong tương lai của doanh nghiệp.

Sự khác biệt của CEO và Chủ tịch hội đồng quản trị

Sự nhầm lẫn giữa CEO và chủ tịch HĐQT của nhiều người sẽ được trả lời như sau:

HĐQT trong cấu trúc tổ chức có nhiệm vụ là giám sát mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên Chủ tịch HĐQT có nhiệm vụ giám sát các hoạt động của doanh nghiệp mà thôi. 

CEO là người có quyền lực ra các quyết định hoạt động cấp cao trong doanh nghiệp.

Vị trí của Chủ tịch HĐQT cao hơn CEO trong cơ cấu tổ chức, tuy nhiên Chủ tịch HĐQT không có quyền đưa ra những quyết định quan trọng khi chưa thông qua ý kiến của các thành viên trong Hội đồng. Chủ tịch HĐQT được coi là “boss” lớn nhất trong doanh nghiệp.

CEO trực tiếp tham gia vào các hoạt động thường nhật của doanh nghiệp còn Chủ tịch HĐQT thì thường không tham gia quản lý trực tiếp các hoạt động thường nhật của doanh nghiệp. Nhằm để giúp CEO chủ động hơn trong điều hành và quản trị doanh nghiệp.

Chúng ta hay nhầm lẫn giữa hai vị trí này vì phong cách cũng như kiến thức họ là quá giống nhau, một người có thể kiêm nhiệm hai vị trí là giám đốc điều hành và chủ tịch hội đồng quản trị. Nhưng nhớ rằng đây là hai vị trí tách biệt.

CEO là người đưa ra quyết định cao nhất về hoạt động kinh doanh. Còn chủ tịch hội đồng quản trị có trách nhiệm quản lý toàn bộ doanh nghiệp, đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư duy trì nguồn vốn.

Lý do cần tách biệt CEO và Chủ tịch hội đồng quản trị

Lý do cần tách biệt giữa CEO và Chủ tịch hội đồng quản trị là gì?

Trong một vài doanh nghiệp, vị trí CEO và Chủ tịch HĐQT có thể được đảm nhiệm bởi một người, tuy nhiên rủi ro tìm ẩn rất lớn.

Ví dụ:  Vấn đề lương bổng là vấn đề cần khách quan và rạch ròi. Hội đồng quản trị đang xem xét việc tăng lương cho các vị trí lãnh đạo cấp cao. Bản thân là một lãnh đạo cấp cao, CEO hoàn toàn có thể chọn bỏ phiếu thuận trước Hội đồng về đề xuất này. Hay việc HĐQT yêu cầu đánh giá mức độ hiệu quả công việc của các cấp cao người này cũng hoàn toàn có thể tự đánh giá mình là tốt.

Chính vì lí do đó mà doanh nghiệp cần phải tách biệt rõ ràng giữa hai vị trí CEO và Chủ tịch Hội đồng quản trị để tránh sự mâu thuẫn, khúc mắc về mặt quyền lợi có thể nảy sinh.

Tấm gương CEO xuất sắc

Jeff Bezos, CEO của Amazon

Jeff Bezos chính là CEO của “ông lớn” Amazon. 

Amazon chính là ông vua bán lẻ trực tuyến khổng lồ trên thế giới. Thương hiệu của Amazon được xây dựng bởi các mặt hàng uy tín và chất lượng được bán trên trang.

Jeff Bezos

Larry Page, CEO của Google

Larry Page vị CEO của Google, góp một công rất lớn trong sự phát triển của công cụ tìm kiếm trực tuyến, sự phát triển của mạng Internet, và thay đổi hoàn toàn căn bản cách thức chúng ta tìm kiếm và tiếp nhận thông tin.

Larry Page

Ông góp phần vào việc biến Google từ một công ty cung cấp bộ máy tìm kiếm đơn thuần, phát triển trở thành một doanh nghiệp điện tử kinh doanh đa lĩnh vực: từ cung cấp nội dung số (YouTube), hệ điều hành trên nền tảng di động (Android) cho tới kinh doanh thiết bị di động (Google Pixel).

Mark Zuckerberg, CEO của Facebook

Facebook một trang mạng dường như phổ biến toàn cầu, nhắc tới ông chủ của Facebook chính là Mark Zuckerberg một CEO đại tài, có đóng góp lớn vào việc thay đổi cách thức con người liên lạc và kết nối với nhau. 

Mark Zuckerberg

Trước kia chúng ta chủ yếu liên lạc và kết nối người dùng Internet chỉ thông qua trao đổi email và Yahoo chủ yếu bằng văn bản, nay thông qua Facebook và Messenger, khoảng cách giữa con người dường như không khoảng cách, muốn thấy mặt nhau giữa hai nửa cầu trái đất cũng có thể, thật thuận tiện.

Tất cả đều nhờ vào vị CEO tài ba này, mạng Facebook dưới sự trị vì sáng tạo của ông đã biến nó thành một siêu ứng dụng không thể thay thế.

Phạm Nhật Vượng, CEO của Vingroup

Phạm Nhật Vượng một CEO thành công của Việt Nam, CEO của một tập đoàn đa ngành lớn nhất Việt Nam Vin Group có điểm xuất phát từ một công ty sản xuất thực phẩm đơn thuần tại nước ngoài.

Phạm Nhật Vượng

Ông cũng là người góp phần định hình phát triển cho một số lĩnh vực kinh doanh tại Việt Nam như: bất động sản, du lịch – nghỉ dưỡng, bán lẻ, những ngành mới như công nghiệp xe hơi và điện tử. Với tầm nhìn rộng, sự gan dạ dám nghĩ dám làm, ông trở thành một CEO được biết đến rất nhiều.

Phân biệt CEO đến Pro CEO

CEO là một chức vụ dành cho bất kỳ ai được bổ nhiệm bởi HĐQT của doanh nghiệp.

Pro CEO là “người hành nghề chuyên nghiệp” không chỉ là một chức vụ. Pro CEO là nghề quản lý còn gọi là nghề giám đốc. 

Hiểu đơn giản Pro CEO là một CEO “có nghề” và “rất rành nghề”. 

Ở Việt Nam CEO, được nhìn nhận nặng về chức hơn về nghề, thì trên thế giới CEO được nhìn nhận nghiêng về nghề hơn, nó được xếp vào nhóm nghề nghiệp đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao bên cạnh các nghề như bác sĩ, luật sư, kiến trúc sư, kiểm toán viên, giáo sư đại học.

Bên cạnh đó CEO được đánh giá là một nghề nghiệp đặc thù với nhiều khó khăn, thách thức, áp lực,… cũng là một nghề có mức lương lương rất cao hấp dẫn.

Muốn trở thành một Pro CEO người đó cần phải có tố chất và sự trải nghiệm trong công việc. Một số yếu tố cần thiết: 

– Chỉ số thông minh, nhạy cảm, vượt khó cao, có óc tư duy chiến lược (tư duy tổng hợp, phân tích, hệ thống, sáng tạo, logic), tính cách nhanh nhạy, mạnh mẽ, kiên nhẫn, quyết đoán, có thần thái, thiên hướng, uy lực của người chỉ huy.

– Phải trang bị những kiến thức nền tảng về khoa học quản trị. 

– Phải luôn luôn cập nhật kiến thức quản trị mới, tự đào sâu, tự tìm tòi nghiên cứu, học tập không ngừng nghỉ. 

– Phải trải nghiệm càng nhiều thứ, nhiều nghề, nhiều việc, nhiều môi trường, hoàn cảnh khác nhau càng tốt. 

– Phải có sức khỏe dẻo dai để có thể “chiến đấu” bền bỉ, chịu đựng áp lực và thách thức rất lớn trong nghề “khốc liệt” này.

Ngành học dành cho các CEO tương lai là gì?

Ngành học biến ước mơ trở thành CEO thực thụ?

Bạn đam mê kinh doanh và luôn mơ ước đạt được vị trí như những CEO phong thái đĩnh đạc, sự tôn trọng của người khác. Bạn là người thông minh, có tố chất mà muốn được khai thác hết năng lực của mình. Bạn đang đứng trước ngưỡng cửa sau Trung học phổ thông và đang tìm lối đi đến CEO.

Bạn nên chọn học ngành Quản trị Kinh doanh, ngành này giúp bạn sẽ tiến gần tới mục tiêu trở thành CEO của mình hơn.

Quản trị kinh doanh sẽ giúp bạn được đào tạo kiến thức từ cơ bản đến nâng cao, từ tổng quan đến chuyên sâu về quản trị kinh doanh. Bạn sẽ được học cách điều hành một doanh nghiệp, quản lý tốt tài chính, quản trị marketing, giải quyết rủi ro, thông thạo về chứng khoán, thống kê và kỹ năng lãnh đạo.

Bên cạnh đó bạn cũng nên thường xuyên rèn luyện kỹ năng phân tích, phân công, hướng dẫn đồng đội, kỹ năng giải quyết vấn đề và sự cố trong công việc thông qua đảm nhiệm các chức vụ như bí thư, lớp trưởng,… tham gia hoạt động xã hội và đi làm thêm khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

Nắm thật chắc kiến thức bạn được dạy, và kinh nghiệm bạn học hỏi được từ cuộc sống là điều cần thiết để bạn biến ước mơ của mình thành sự thật.

 

CEO là gì? Công việc của CEO là làm gì? Nhắc đến CEO là bạn luôn có những cái nhìn tốt và cảm thấy nể phục họ, bởi vì sao thì giờ bạn cũng đã hiểu rồi. Một CEO là một người khá hoàn hảo trên phương diện công việc và hình ảnh, năng lực, trí tuệ, tài trí, sự thông minh mà không phải ai cũng có được. Bạn muốn trở thành một CEO thì với những thông tin trên hi vọng bạn sẽ chọn cho mình con đường hay hướng đi tốt nhất. Trở thành một CEO hay Pro CEO là ước mơ mọi người đều có quyền chọn nhưng chỉ dành cho những ai cố gắng, nỗ lực, rèn luyện.


CEO, Tổng Giám đốc – Chủ tịch HĐQT là gì? Ai to hơn ai?


Trong video này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về CEO, Giám đốc điều hành, chủ tịch HĐQT là ai.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Related Articles

Back to top button