Thủ Thuật

Thuyết minh về chiếc áo dài việt nam, giới thiệu, mở bài, thân, kết bà

Bạn đang xem: Thuyết minh về chiếc áo dài việt nam, giới thiệu, mở bài, thân, kết bà Tại Website saigonmetromall.com.vn

Tiểu luận áo dài Việt Nam ĐH Công nghiệp Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 35 trang )

Họ & Tên SV: Lâm Đình Thị Cúc
Mã SV : 0841100238
Lớp : May 3k8 Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội.
Giới Thiệu Chung
Chương I. Lịch sử hình thành và sự tích về chiếc Áo dài.
I.1. Nguồn gốc lịch sử của Áo dài.
I.2. Lịch sử hình thành .
I.3. Sự hình thành .
I.4. Các kiểu Áo dài.
Chương II. Sự phát triển và những nét mới, sự cách tân của chiếc áo.
Dài qua từng giai đoạn.
II.1. Sự phát triển.
II.2 Sức hấp dẫn của áo dài.
III.3Những nét mới và sự cách tân.
 Làm sao để có một chiếc áo dài đẹp ?
C.Kết Luận.
1
Đề tài: ÁO DÀI VIỆT NAM
Lời Mở Đầu:
Trang phục là một trong ba yêu cầu của đời sống vật chất (ăn, mặc, ở) đây là sản phẩm văn hoá
sớm nhất của xã hội loài người. Theo thời gian, trang phục cũng thay đổi theo quá trình phát
triển của lịch sử. Đối với mỗi một quốc gia, trang phục cũng trở thành một yếu tố quan trọng tạo
nên nét đẹp văn hóa riêng biệt qua từng thời kỳ, mang tính đậm đà và vẻ đẹp của mỗi dân tộc. Là
người Việt Nam em thật tự hào và kiêu hãnh khi được nói tới chiếc áo dài Việt Nam-một nét đẹp
về trang phục truyền thống của người Việt từ thời xa xưa. Bộ trang phục này thường được mặc
trong các dịp trọng đại vì nó mang vẻ đẹp thướt tha trang nghiêm thùy mị và hơn nữa trang
phục áo dài cả nam và nữ đều có thể mặc được, nó ngày càng trở nên phổ biến và trở thành nét
đẹp về thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
Là sinh viên năm nhất của trường Đại học Mỹ Thuật Công Nghiệp em chọn nghệ thuật là con
đường riêng cho sự phát triển của bản thân, mong muốn được tiếp thu, học hỏi và lĩnh hội những
nét đẹp trong văn hóa của cuộc sống muốn được tìm hiểu sâu về những nét đẹp về trang phục của

đất nước mình.
Chính vì những lý do trên, em quyết định chọn đề tài với tên gọi:”Áo dài Việt Nam”
CHƯƠNG I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ SỰ TÍCH VỀ CHIẾC ÁO DÀI
I.1- Nguồn gốc lịch sử của Áo dài:
Biểu trưng mạnh mẽ cho dân tộc Việt Nam của tà áo dài. Trải qua nhiều thăng trầm, chiếc áo
dài trở thành một hình ảnh gắn liền và là niềm tự hào của người Việt. Để có được vị trí như hôm
nay, áo dài cũng đã trải qua một bề dày lịch sử với nhiều mốc đáng nhớ.
Mọi người dân Việt Nam đều biết áo dài là trang phục truyền thống của quốc gia mình. Nhưng
nếu hỏi về nguồn gốc của áo dài thì có lẽ không phải ai cũng biết và hiểu sâu sắc. Trước tiên ta
phải tìm hiểu về tên “áo dài”. Nếu theo giọng Nam, áo dài sẽ được đọc là “ Ao yai”, còn ở miền
Bắc thì được đọc là “ ao Zai”. Đối với người dân Việt Nam cái tên “Áo dài” đã trở nên thân
thuộc từ lâu.
Thật ra cho đến nay vẫn chưa ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thuỷ ra đời từ lúc nào và hình
dáng ra sao vì không có nhiều tài liệu ghi nhận. Y phục xa xưa nhất của người Việt, theo những
hình khắc trên mặt chiếc trống đồng Ngọc Lũ cách đây khoảng vài nghìn năm cho thấy hình phụ
2
nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ. Sử gia Đào Duy Anh đã viết: “ Theo sách sử ký chép thì
người Văn Lang xưa, tức là tổ tiên của chúng ta, mặc áo dài về bên tả ( hình thức tả nhiệm). Sử
lại chép rằng ở thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diên dạy cho dân quận Cửu Chân dung kiểu quần áo theo
người Tàu. Theo những lời sách đỏ chép thì ta có thể suy luận rằng trước hồi Bắc thuộc thì người
Việt gài áo về tay trái, mà sau bắt chiếc người Trung Quốc mới mặc gài về tay phải. Vì thế có thể
coi kiểu sơ khai của áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc thì
hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại, áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắt lưng
màu buông thả.
Không thể xác định niên đại chính xác của áo dài, bởi ngay tà áo được coi là quốc phục của
người Việt cũng phải trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, thời gian, du nhập nhiều nền văn hóa
qua nhiều giai đoạn mới có ngày hôm nay. Tuy nhiên, ngay trên những tranh khắc của Trống
đồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm đã thấy thấp thoáng bóng dáng của tà áo dài, tranh khắc
trang phục của phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ.
3

Tại sao nói trang phục với hai tà áo xẻ lại là bóng dáng của áo dài, vì nét đặc trưng mạnh mẽ
nhất của áo dài chính là hai tà áo. Cho dù trải qua bao nhiêu ngàn năm với bao nhiêu biến thể,
nét duy nhất còn nhận ra được trang phục truyền thống của người Việt không bị lai tạp với các
nền văn hóa khác chính là hai tà áo dài.Có nhiều người cho rằng áo dài Việt là một bản khác của
sườn xám của phụ nữ Trung Quốc, nhưng chiếc sườn xám chỉ xuất hiện vào khoảng 1920, còn tà
áo dài Việt đã có từ rất lâu trước đó. Điều đó chứng tỏ áo dài là một nét văn hóa của riêng Việt
Nam, chỉ người Việt mới có. Và khi nói đến khía cạnh thẩm mỹ, văn hóa và trang phục truyền
thống của người Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay đến tà áo dài và chiếc nón lá, thật vậy, trải
qua từng thời kỳ, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình phát triển lịch sử, tà áo
dài Việt Nam tồn tại cùng với thời gian, được xem là trang phục truyền thống mang tính lịch sử
lâu đời của người Việt.
Vua chúa ngày xưa vì quyền lợi giai cấp và huyết thống, họ đã có những chủ trương phản
truyền thống, phản dân tộc và đã bị quần chúng đấu tranh loại bỏ. “Quần hai ống” và “áo dài”
của phụ nữ Việt Nam tuy xuất phát cùng ở trong mục đích ấy, nhưng may thay, nó đã thừa kế
được cái đẹp của phụ nữ phương Bắc cũng như phương Nam, phù hợp với dáng người Việt Nam,
nên nó đã được chấp nhận và trở nên một tài sản văn ohoa1 của người phụ nữ Việt Nam.

I.2 – Lịch sử hình thành:
Kiểu sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc
thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắt
lưng mầu buông thả. Xưa các bà các cô búi tóc trên đỉnh đầu hoặc quấn quanh đầu, đội mũ lông
chim dài; về sau bỏ mũ lông chim để đội khăn, vấn khăn, đội nón lá, nón thúng. Cổ nhân xưa đi
chân đất, về sau mang guốc gỗ, dép, giày. Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán, chiếc áo
giao lãnh được thu gọn lại thành kiểu áo tứ thân (gồm bốn vạt nửa: vạt nửa trước phải, vạt nửa
trước trái, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái). Áo tứ thân được mặc ra ngoài váy xắn quai cồng để
tiện cho việc gồng gánh nhưng vẫn không làm mất đi vẻ đẹp của người phụ nữ.
Áo tứ thân thích hợp cho người phụ nữ miền quê quanh năm cần cù bươn chải, gánh gồng tháo
vát. Với những phụ nữ tỉnh thành nhàn hạ hơn, muốn có một kiểu áo dài được cách tân thế nào
đó để giảm chế nét dân dã lao động và gia tăng dáng dấp trang trọng khuê các. Thế là ra đời áo
ngũ thân với biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay được thu bé lại trở thành vạt con; thêm một

vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước. Áo ngũ thân che kín thân hình không để hở áo lót. Mỗi
vạt có hai thân nối sống (vị chi thành bốn) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, và vạt con nằm
dưới vạt trước chính là thân thứ năm tượng trưng cho người mặc áo. Vạt con nối với hai vạt cả
4
nhờ cổ áo có bâu đệm, và khép kín nhờ năm chiếc khuy tượng trưng cho quan điểm về ngũ
thường theo quan điểm Nho giáo và ngũ hành theo triết học Đông phương.
I.2.2 Thời chúa Nguyễn Phúc Khoát

Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát được xem là người có công khai sáng và định hình chiếc áo
dài Việt Nam.Chịu ảnh hưởng nặng của văn hóa Trung Hoa, cho đến thế kỷ 16 lối ăn mặc của
người Việt Nam vẫn thường hay bắt chước lối của người phương Bắc, đặc biệt dưới thời các
chúa Nguyễn xứ Đàng Trong do nhu cầu khai phá khẩn hoang, đón nhận hàng vạn người Minh
Hương (còn gọi là người Khách Trú hay đọc trại thành “cắc chú”) bất mãn với nhà Thanh sang
định cư lập nghiệp, mặc dù người Việt cũng có lối ăn mặc riêng. Trước làn sóng xâm nhập mới
này, để gìn giữ bản sắc văn hóa riêng, Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát ban hành sắc dụ về ăn mặc
cho toàn thể dân chúng xứ Đàng Trong phải theo đó thi hành. Trong sắc dụ đó, người ta thấy lần
đầu tiên sự định hình cơ bản của chiếc áo dài Việt Nam, như sau: “Thường phục thì đàn ông, đàn
bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống
phải khâu kín liền, không được xẻ mở. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn ống tay hẹp cho
tiện khi làm việc thì được phép ” (sách Đại Nam Thực Lục Tiền Biên). Trong Phủ Biên Tạp
Lục, Lê Quý Đôn viết “Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã viết những trang sử đầu cho chiếc áo dài
như vậy”.
Căn cứ theo những chứng liệu này, có thể khẳng định chiếc áo dài với hình thức cố định đã ra
đời và chính thức được công nhận là quốc phục dưới triều chúa Nguyễn Vũ Vương (1739-1765).
Vào thời này, các văn bản tại Việt Nam dùng chữ Hán hoặc chữ Nôm, áo dài viết bằng chữ Nôm
là 襖長.
Một vài tài liệu quy kết việc ra đời của chiếc áo dài quốc phục là do những tham vọng riêng tư
của chúa Nguyễn Phúc Khoát. Do muốn xưng vương và tách rời Đàng Trong thành quốc gia
5
riêng, nên ban sắc dụ về ăn mặc như trên cho khác đi, không phải với người khách trú mà với

Bắc triều (trong quy định này đã có cả chỉ thị phụ nữ phải mặc quần hai ống). Sau thấy quần hai
ống khêu gợi quá, Vương mới giao cho triều thần pha phối từ mẫu áo dài của người Chăm (giống
như áo dài phụ nữ Việt Nam ngày nay, nhưng không xẻ nách) và áo dài của phụ nữ Thượng Hải
(chiếc sườn xám) để “chế” ra cái áo dài của phụ nữ Việt Nam. Chiếc áo dài đầu tiên giống như áo
dài người Chàm và có xẻ nách. Thật ra chiếc sườn xám cũng chỉ ra đời quãng thập niên 1930, và
quan điểm trên quá thiên nặng về tính chống phong kiến nên vô hình chung đề cao vai trò của Vũ
Vương như là “nhà thiết kế áo dài hiện đại đầu tiên”.
I.2.3 Thời vua Minh Mạng
Cho đến thế kỷ 17 truyền thống mặc váy vẫn tồn tại ở Việt Nam như đã ghi trong sách Lê
Triều Thiên Chính đời vua Lê Huyền Tông, tháng 3 năm 1665 với sắc lệnh nhắc nhở: ” áo đàn
bà con gái không có thắt lưng, quần không có hai ống từ xưa đến nay vốn đã có cổ tục như
thế “. Vậy có thể nói rằng bộ áo ngũ thân xuất hiện vào khoảng đời vua Gia Long (1802-1819).
Sở dĩ có sự ước đoán này, vì mặc áo ngũ thân thì phải mặc quần chớ không thể mặc váy. Năm
Minh Mạng thứ 9 (1828), triều đình Huế ra chiếu chỉ cấm đàn bà mặc váy và bắt phải mặc quần
hai ống, nên hồi ấy mới xuất hiện câu ca dao than vãn:
Tháng Tám có chiếu vua ra
Cấm quần không đáy, người ta hãi hùng!
I.2.4 Đời sống mới
Các bộ phận của một chiếc áo dài kiểu mới
Năm 1947 trong bối cảnh Việt Nam mới tuyên bố độc lập và các phong trào “diệt giặc đói,
giặc dốt” đang được phát động, nhằm phát động phong trào tiết kiệm, ngày 20 tháng 3 năm 1947,
Hồ Chí Minh, với bút hiệu Tân Sinh, đã viết một cách vắn tắt rõ ràng và dễ hiểu bài “Đời sống
mới” trong đó vận động người dân bỏ thói quen mặc áo dài để thay bằng áo vắn vì mặc áo dài đi
đứng, làm việc bất tiện, lượt thượt, luộm thuộm. Áo dài tốn vải, khoảng hai cái áo dài may được
6
ba cái áo vắn, nếu chỉ mặc áo vắn có thể sẻn được 200 triệu đồng/năm. Áo dài không hợp với
phụ nữ Việt Nam đời sống mới. Cuộc vận động này dần đã được người dân hưởng ứng và áo dài
không còn là trang phục thông dụng của phụ nữ Việt Nam trong một thời gian dài ở miền bắc vĩ
tuyến 17.
I.2.5 Áo dài Le Mur

“Le Mur” chính là cách dịch sang tiếng Pháp của Cát Tường, một họa sĩ vào thập niên 1930 đã
thực hiện một cải cách quan trọng trên chiếc áo tứ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt trước và sau
mà thôi. Vạt trước được họa sĩ nối dài chấm đất để tăng thêm dáng vẻ uyển chuyển trong bước đi
đồng thời thân trên được may ôm sát theo những đường cong cơ thể người mặc tạo nên vẻ yêu
kiều và gợi cảm rất độc đáo. Để tăng thêm vẻ nữ tính, hàng nút phía trước được dịch chuyển
sang một chỗ mở áo dọc theo vai rồi chạy dọc theo một bên sườn. Tuy nhiên, áo dài Le Mur có
nhiều biến cải mà nhiều người thời đó cho là “lai căng” thái quá, như áo may ráp vai, ráp tay
phồng, cổ bồng hoặc cổ hở. Thêm nữa áo Le Mur mặc cho đúng mốt phải với quần xa tanh trắng,
đi giày cao, một tay cắp ô và quàng vai thêm chiếc bóp đầm. Lối tân thời này đã bị một số dư
luận khi đó tẩy chay và cho là “đĩ thõa” (như được phản ảnh không hề thiện cảm trong tác phẩm
Số đỏ của Vũ Trọng Phụng).
Theo tài liệu thu thập được thì hoạ sĩ Nguyễn Cát Tường là người đầu tiên đã cải tiến chiếc áo
dài cho phụ nữ Việt Nam. Ông sinh năm 1912 tại Sơn Tây. Năm 17 tuổi, ông trúng tuyển vào
trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Hà Nội và tốt nghiệp vào năm 1934.
Ông là người đã đóng góp rất nhiều trong việc sáng chế các kiểu quần áo cho phụ nữ Việt
Nam. Vào đầu thập niên 1930, chiếc áo dài thuần tuý của Việt Nam bắt đầu thay đổi, giới phụ nữ
bắt đầu mặc áo mầu và năm 1934, hoạ sĩ Cát Tường đã tung ra một loạt các loại mẫu áo dài tân
thời trong tập san Đẹp 1934 và báo Phong Hoá thời bấy giờ, dưới cái tên “Lemur”.
Sau đó, ông tiếp tục thiết kế nhiều mẫu áo dài cho phụ nữ, nữ sinh và áo ngắn mặc trong nhà.
Ngoài chuyện cải tiến áo dài cho phụ nữ, và đóng góp vào việc thiết kế các kiểu y phục thích hợp
7
với thân hình, lại làm tăng vẻ đẹp của phái nữ, hoạ sĩ Cát Tường còn cải tiến và mỹ thuật hoá
chiếc xích lô đạp thời bấy giờ và được dân chúng ủng hộ nhiệt tình.
Tiếc thay, vào ngày 17 tháng 12 năm 1946, ông bị dân quân bắt tại Hà Nội và đưa đi biệt
tích.Mặc dù họa sĩ đã ra đi một cách bất ngờ gần 75 năm trước, nhưng bóng dáng của chiếc áo
dài mà hoạ sĩ tài ba Cát Tường thiết kế vẫn tiếp tục xuất hiện tại Việt Nam và nhiều nơi trên thế
giới. Tà áo dài tha thướt, nhã nhặn, kín đáo và duyên dáng làm tăng thêm vẻ đẹp của người phụ
nữ Việt Nam, và là niềm hãnh diện cho người Việt.
I.2.6 Áo dài Lê Phổ

Năm 1934, một họa sĩ khác là Lê Phổ bỏ bớt những nét lai căng, cứng cỏi của áo Le Mur,
đồng thời đưa thêm các yếu tố dân tộc từ áo tứ thân, ngũ thân vào, tạo ra một kiểu áo vạt dài cổ
kính, ôm sát thân người, trong khi hai vạt dưới được tự do bay lượn. Sự dung hợp này quá hài
hòa, vẹn vẻ giữa cái mới và cái cũ, được giới nữ thời đó hoan nghênh nhiệt liệt. Từ đây áo dài
Việt Nam đã tìm được hình hài chuẩn mực của nó, và từ bấy đến nay dù trải bao thăng trầm, bao
lần cách tân cách điệu, hình dạng chiếc áo dài về cơ bản vẫn giữ nguyên.
I.2.7 Áo dài với tay giác lăng
8

Thập niên 1960 có nhà may Dung ở Dakao, Sài Gòn đưa ra kiểu may áo dài với cách ráp tay
raglan (giác lăng). Cách ráp này đã giải quyết được vấn đề khó khăn nhất khi may áo dài: những
nếp nhăn thường xuất hiện hai bên nách. Cách ráp này cải biến ở chỗ hàng nút cài được bố trí
chạy từ dưới cổ xéo xuống nách, rồi kế đó chạy dọc một bên hông. Với cách ráp tay raglan làn
vải được bo sít sao theo thân hình người mặc từ dưới nách đến lườn eo, khiến chiếc áo dài ôm
khít từng đường cong của thân hình người phụ nữ, tạo thêm tính thẩm mỹ theo đánh giá của một
số nhà thiết kế.
I.2.8 Áo dài miniraglan
Nữ sinh mặc áo dài đến trường
9
Phiên bản này được áp dụng rộng rãi cho nữ sinh. Theo phiên bản này, áo dài tay raglan có tà
chỉ dài tới gối, nhưng hai ống quần rộng lòa xòa phủ kín đôi chân. Hai đặc điểm này làm cho tà
áo nữ sinh đậm chất hồn nhiên, dễ thương.
I.2.9 Áo dài cổ thuyền
Cuối năm 1958 khi bà Trần Lệ Xuân còn tại vị Đệ Nhất Phu Nhân của nước Việt Nam Cộng
Hoà, bà đã thiết kế ra kiểu áo dài cách tân mới bỏ đi phần cổ áo gọi là áo dài cổ thuyền, cổ hở, cổ
khoét, dân gian gọi là áo dài Trần Lệ Xuân hay áo dài bà Nhu. Không chỉ lạ về mẫu áo, chiếc áo
dài hở cổ còn được ‘phá cách’ với họa tiết trang trí trên áo: nhành trúc mọc ngược. Một số nhà
phê bình phương tây cho rằng nó hợp lý với thời tiết nhiệt đới của miền nam Việt Nam. Nhưng
kiểu áo này khiến những người theo cổ học tức giận và lên án nó không hợp với thuần phong mỹ

tục. Loại áo dài không có cổ này vẫn phổ biến đến ngày nay và phần cổ được khoét sâu cho tròn
chứ không ngắn như bản gốc.
I.3- Sự hình thành:
I.3.1 Một biểu tượng của Việt Nam
10

Áo dài nam, nữ truyền thống và khăn, trong đám cưới
Khác với kimono của Nhật Bản hay hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền
thống lại cũng vừa hiện đại. Trang phục dành cho nữ này không bị giới hạn chỉ mặc tại một số
nơi hay dịp mà có thể mặc mọi nơi, dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc đi chơi
hay mặc để tiếp khách một cách trang trọng ở nhà. Việc mặc loại trang phục này không hề rườm
rà hay cầu kỳ, những thứ mặc kèm đơn giản: mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi
hài, guốc, hay giày gì đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm áo choàng
và chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hoặc một chiếc miện Tây phương tùy thích. Đây chính
là điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.
Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn đẹp mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai
vạt buông thật mềm mại trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ chí trên vòng eo khiến cho cử chỉ
người mặc thật thoải mái, lại tạo dáng thướt tha, tôn vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao
bọc bởi lụa mềm, lại cũng vừa khiêu gợi vì chiếc áo làm lộ ra sống eo.
Chiếc áo dài vì vậy mang tính cá nhân hóa rất cao: mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người,
dành cho riêng người đó; không thể có một công nghệ “sản xuất đại trà” cho chiếc áo dài. Người
đi may được lấy số đo thật kỹ. Khi may xong phải qua một lần mặc thử để sửa nhỏ nữa mới hoàn
thiện.
I.3.2 – Trong thơ ca và hội họa
11

Áo dài màu trắng Áo dài màu
Áo dài màu đỏ (thường là áo dài dùng trong lễ cưới, lễ ăn hỏi của người Việt)Hình ảnh phụ
nữ/con gái Việt Nam với chiếc áo dài truyền thống đã được nhiều nhà nghệ sĩ ghi lại, nổi bật nhất
là trong thơ và nhạc. Bài thơ nổi tiếng về chiếc áo dài có thể kể là “Áo lụa Hà Đông” của Nguyên

Sa, bài này được phổ nhạc thành một bài hát nổi tiếng và là cảm hứng cho một bộ phim điện ảnh
cùng tên, với những câu:
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
“Ngày xưa Hoàng Thị” của thi sĩ Phạm Thiên Thư kể về chuyện tình thuở học sinh với cô gái
họ Hoàng, cô xuất hiện trong bài với những nét phác họa:
Áo tà nguyệt bạch
Ôm nghiêng cặp sách
Vai nhỏ tóc dài”.
Nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc bài này cũng không quên làm nổi bật hình ảnh áo dài khi sửa
thành:
Ôm nghiêng tập vở, tóc dài, tà áo vờn bay
Áo dài cũng in đậm nét trong những vần thơ nghịch ngợm của Nguyễn Tất Nhiên:
Tháng giêng em bikili
Tỉnh lỵ còn nguyên nét Việt Nam
12
Đài các chân ngà ai bước khẽ
Nguyện theo tà lụa cả phương Đông (Tháng giêng, chim)
đưa em về dưới mưa/ áo dài sầu hai vạt/ khi chấm bùn lưa thưa (Em hiền như Ma-
soeur)
Trong thơ Bùi Giáng, màu áo dài của ký ức được nâng lên thành huyền thoại:
Biển dâu sực tỉnh giang hà
Còn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh (Áo xanh)
Và có lẽ trong những vần thơ rất dung dị sau đây của Huy Cận cũng có hình bóng của chiếc áo
dài trắng nữ sinh:
Áo trắng đơn sơ mộng trắng trong
Hôm xưa em đến mắt như lòng
Nở bừng ánh sáng em đi đến
Gót ngọc dồn hương bước tỏa hồng (Áo trắng).
Tranh Thiếu nữ bên hoa huệ của Tô Ngọc Vân

Bức tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ” của họa sĩ Tô Ngọc Vân sáng tác năm 1943, là một trong
những tác phẩm hội họa hiện đại Việt Nam đầu tiên và nổi tiếng bậc nhất, miêu tả một cô gái
mặc áo dài trắng ngồi bên một bình hoa huệ tây(hoa loa kèn).
Chiếc áo dài cũng phảng phất hay xuất hiện nhiều trong các ca khúc Việt Nam. Trong nhạc
Trịnh Công Sơn có thể nhìn thấy khá nhiều. Theo hồi ký, chính những bước chân hoàng cung
13
của những nữ sinh áo tím Huế đã làm cho nhạc sĩ họ Trịnh viết nên bài “Diễm xưa” nổi tiếng.
Hay trong bài “Hạ trắng”, hình ảnh áo dài cũng chập chờn:
Gọi nắng trên vai em gầy đường xa áo bay (Hạ trắng)
“Bé ca” của Phạm Duy viết cho con gái mới lớn, có bài “Tuổi ngọc” tả về niềm hân hoan của cô
bé khi bước chân vào trung học, lần đầu khoác lên mình “một chiếc áo như mây hồng”:
Xin cho em một chiếc áo dài, cho em đi mua xuân tới rồi
Mặc vào đời rồi ra, mừng lạy chào mẹ cha
Hàng lụa là thơm dáng tuổi thơ
Phạm Duy cũng không quên nhắc về chiếc áo này trong một giấc mơ hòa bình từ thập niên 1940:
Nằm mơ, mơ thấy trăm họ tốt tươi, mơ thấy bên lề cuộc đời, áo dài đùa trong nắng cười
(Quê nghèo)
Bài “Một thoáng quê hương” của Từ Huy nổi tiếng một thời với câu:
Tà áo em bay, bay, bay, bay trong gió nhẹ nhàng
Dù ở đâu, Paris, Luân Đôn hay ở những miền xa. Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố,
sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó em ơi
Nhạc sĩ Sỹ Luân cũng có bài “Áo dài ơi” vui tươi :
Có chiếc áo dài tung tăng trên đường phố
Những lúc buồn vui vu vơ nào đó
Ánh mắt hồn nhiên vô tư dễ thương á hà…
Áo dài vui áo dài hát bao nắng xuân đang về khắp nơi
Áo dài nói áo dài cười mang hạnh phúc đến cho mọi người
Áo dài vui vui áo dài hát hát bao nắng xuân đang về khắp nơi
Áo dài nói nói áo dài cười cười mang hạnh phúc đến cho mọi người
Nhạc sĩ Huỳnh Nhật Tân với bài “Cô gái Việt Nam”:

Xem Thêm :  99+ bộ phim xã hội đen hồng kông rất đáng xem không thẻ bỏ qua

Em, cô gái kiêu sa trong tà áo dài Việt Nam
Em, duyên dáng thơ ngây trong vườn nắng đẹp bình minh
Em chân bước mượt mà, em tay trắng ngọc ngà, đẹp lộng lẫy thướt tha.
Em như đóa hoa xinh trong tà áo dài Việt Nam
Em yêu quý quê hương, yêu tà áo dài Việt Nam
14
Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng với ca khúc “Một đời áo mẹ áo em” kể lại lịch sử và sự gắn kết nhiều
thế hệ của chiếc áo dài.
Nhạc sĩ Jo Marcel và ca khúc “Áo dài Việt Nam”:
Người Việt Nam trong chiếc áo dài
Người Việt Nam tha thướt bước về
Vẻ đẹp Việt Nam ngàn đời không phai
Cùng tha thướt bước trên đường của xứ khách
Cùng nắm tay nhau chia xẻ buồn vui
Cùng tiếp tay nhau duy trì nét đẹp
Vẻ đẹp của người Việt Nam
Gần đây, nhạc sĩ Nguyễn Đức Cường với ca khúc “Em trong mắt tôi”:
Em đẹp không cần son phấn… xinh thật xinh… thật xinh rất hiền
Không quần jeans… giầy cao gót… em chọn riêng mình em áo dài… duyên dáng
Giống như hoa kia bên thềm… ngát hương không khoe sắc màu… ngàn đóa hoa đang
rực rỡ không sánh bằng
Nhẹ nhàng tung bay tà áo dài Em phụ nữ Việt…
Ánh lên bao rạng ngời người Phương Đông…
Các nhạc sĩ tiền chiến cũng hay ca ngợi áo dài như bài “Tà áo xanh” của Đoàn Chuẩn – Từ Linh.
Và cảm xúc về chiếc áo dài cũng làm nên những câu hát nổi tiếng của Hoàng Trọng:
Ngàn thu mưa rơi trên áo em màu tím
Ngàn thu đau thương vương áo em màu tím
Nhuộm tím những chuỗi ngày vắng nhau
Tháng năm càng lướt mau
Biết bao giờ trông thấy nhau (Ngàn thu áo tím)

I.4 – Các kiểu Áo dài:
1. Áo dài nữ giới:
Thuở xưa phụ nữ Việt Nam từ Bắc xuống Nam đều mặc váy. Đến ngày nay chiếc váy đó chỉ
còn rải rác ở một số vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Thanh Nghệ. Chiếc áo dài đã trở thành
biểu tượng của phụ nữ Việt Nam.
15
Như lịch sử còn ghi lại cuộc chiến Trịnh – Nguyễn phân tranh kéo dài gần 200 năm. Ở miền
Bắc vua Lê chúa Trịnh trị vì, ở Miền Nam các chúa Nguyễn miệng nói thuần phục nhà Lê song
thực chất họ đã lấy Phú Xuân làm thủ phủ của đằng trong để củng cố địa vị cho sự nghiệp: “ Vạn
đại dung thân”. Năm 1744 trong dân gian miền Nam bỗng lưu truyền một câu sấm “ Bát đại thời
hoàn trung đô” (tức là ở lại kinh đô Thăng Long ngay). Câu sấm này làm cho chúa Nguyễn Phúc
Khoát giật mình. Triều thần của Nguyễn Phúc Khoát đã họp bàn để tìm ra hướng giải quyết “
hoàn” Trung Đô. Một thời gian sau các đại quan đã trình bày với chúa Nguyễn rằng “ Muốn thực
sự có một vương quốc mới để đổi mạng trời thì phải thay đổi lễ nhac, thay đổi văn hoá”. Văn hoá
đó là trang phục. Năm 1819, cách ăn mặc của người dân vẫn giống như giáo sĩ Borri đã thấy ở
Thuận Quảng từ hơn hai thế kỷ trước đó với quần lụa đen và áo may sát người dài đến mắt cá
chân
Riêng ở miền Bắc khoảng năm 1910 – 1920, phụ nữ thích may thêm một cái khuyết phụ độ
3cm bên phải cổ áo, và cài khuy cổ lệch ra đấy. Cổ áo như thế sẽ hở ra cho quyến rũ hơn và cũng
để diện chuỗi hột trang sức nhiều vòng.
Phần nhiều áo dài ngày xưa đều may kép, tức là may có lớp lót. Lớp áo trong cùng thấm mồ
hôi, vì thế được may đơn bằng vải mầu trắng để không sợ bị thôi mầu, dễ giặt. Một áo kép mặc
kèm với một áo lót đơn ở trong đã thành một bộ áo mớ ba. Quần may rộng vừa phải, với đũng
thấp. Thuở đó, phần đông phụ nữ từ Nam ra Bắc đều mặc quần đen với áo dài, trong khi phụ nữ
Huế lại chuộng quần trắng. Đặc biệt là giới thượng lưu ở Huế hay mặc loại quần chít ba, nghĩa là
dọc hai bên mép ngoài quần được may với ba lần gấp, để khi đi lại quần sẽ xòe rộng thêm.
Và kể từ đó phân biệt với phụ nữ hai miền thì phụ nữ miền Bắc mặc váy phụ nữ miền Nam
mặc quần có đáy ( hai ống) như đàn ông. Với con mắt phong kiến, võ vương thấy phụ nữ mặc
quần hai ống trông khêu gơi quá nên ông bèn cho triều thần nghiên cứu tham khảo áo dài của
người Chăm (Giống áo ài Việt Nam ngày nay nhưng không xẻ nách) và chiếc áo dài thượng Hải

( xẻ đến đầu gối) để từ đó chế ra áo dài Việt Nam. Vì thế có thể coi chiếc áo dài của người phụ
nữ đầu tiên giống như chiếc áo dài của ngừời Chàm nhưng có xẻ nách. Chiếc áo dài ngày nay hội
tụ cả hai yếu tố của phương Bắc và phương Nam tạo nên sự cân đối hài hoà.
Cho đến đầu thế kỷ XX, phần đông áo dài phụ nữ thành thị đều may theo thể năm thân
hay năm tà. Mỗi thân áo trước và sau đều có hai tà, khâu lại với nhau dọc theo sống áo. Thêm
vào đó là tà thứ năm ở bên phải, trong thân trước. Tay áo may nối phía dưới khuỷu tay. Sở dĩ áo
phải nối thân và tay như thế là vì các loại vải tốt như lụa, sa, gấm, đoạn ngày xưa chỉ dệt được
rộng nhất là 40 cm. Cổ, tay và thân trên áo thường ôm sát người, rồi tà áo may rộng ra từ sườn
đến gấu và không chiết eo. Gấu áo may võng, vạt rất rộng, trung bình là 80 cm ở gấu, cổ áo chỉ
cao khoảng 2-3 cm.
Trong thập niên từ 1930 đến 1940, cách may áo dài vẫn không thay đổi nhiều, nhưng phụ nữ
thành thị bắt đầu dùng các loại vải màu tươi, sáng hơn, được nhập khẩu từ châu Âu. Thời kỳ này,
gấu áo dài thường được may trên mắt cá chân khoảng 20cm. Từ đây và tiếp tục cho đến gần cuối
thế kỷ XX thiếu nữ khắp nơi mặc quần trắng với áo dài. Quần đen dành cho những phụ nữ đã lập
gia đình. Một vài nhà tạo mẫu áo dài đã bắt đầu xuất hiện, nhưng họ mới chỉ bỏ đi phần nối giữa
sống áo vì vải của phương Tây dệt có khổ rộng hơn vải ta. Tay áo vẫn may nối. Thời đó, Hà Nội
16
đã có các nhà may nổi tiếng như Cát Tường ở phố Hàng Da và một số ở khu vực Hàng Trống,
Hàng Bông. Năm 1939, nhà tạo mẫu Cát Tường đã tung ra một kiểu áo mới có tên gọi là Le Mur
mang mẫu dáng rất Âu hoá, áo Le Mur vẫn giữ nguyên phần áo dài may, không nối sống bên
dưới, nhưng cổ áo khoét hình trái tim; có khi áo được gắn thêm cổ bẻ và một cái nơ ở trước cổ;
vai áo may bồng, tay nối ở vai; khuy áo may dọc trên vai và sườn bên phải. Vậy là áo Le Mur
được xem là táo bạo và chỉ có giới nghệ sỹ hay ăn chơi “thời thượng” lúc đó mới dám mặc.
Nhưng chỉ đến khoảng năm 1943 thì loại áo này đã bị lãng quên.Đến khoảng những năm
1950, sườn áo dài bắt đầu được may chiết eo. Các nhà may lúc đó đã cắt áo lượn theo thân
người. Thân áo sau rộng hơn thân trước, đặc biệt là phần mông để áo ôm theo thân dáng mà
không cần chiết eo; vạt áo cắt hẹp hơn, cổ áo cao lên trong khi gấu được hạ thấp xuống. Ngày
nay, Việt Nam đã có một lực lượng đông đảo các nhà tạo mẫu áo dài, với đủ các loại chất liệu
vải, họ vẫn luôn nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo đưa ra những mẫu mốt mới Chất liệu mới cho áo
Dài được kết hợp từ những tấm vải mẫu, thường được trang trí bằng những đường nét thủ công

hoặc thêu thùa. Song, cũng chỉ dừng lại ở việc thay đổi chất vải và hoa văn trên áo dài còn về
kiểu dáng vẫn phải giữ theo “công thức” cũ, nghĩa là không khác gì nhiều với cái áo dài của pho
tượng Ngọc Nữ thế kỷ XVII.
2. Áo dài nam giới:
Có lẽ sẽ thật là thiếu sót nếu không đề cập tới trang phục áo dài dành cho nam giới. Theo
nhà nghiên cứu Trần Thị Lai Hồng thì áo ngũ thân đi đôi với quần hai ống và khăn đội đầu cũng
là một trang phục truyền thống của phái nam. Tuy nhiên theo sắc dụ ban hành từ thời chúa
Nguyễn Vũ Vương thì sự quy định trang phục cho nam giới ít gò bó và thông thoáng hơn.
“Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay hoặc rộng hoặc hẹp tùy
tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền không cho xẻ mớ. Duy đàn ông không
muốn mặc áo cổ tròn và hẹp tay cho tiện làm việc thì cũng được” (trích sắc dụ này). Từ thập niên
1930 trở đi mới xuất hiện áo dài nữ phục hai vạt, vậy về lý, áo dài nam phục hai vạt cũng phải
xuất hiện khoảng thời gian đó.
17
Áo dài trong Hội nghị APEC tổ chức tại Hà Nội năm 2006
Cụ già mặc áo dài the cúng Tất Niên nhân dịp Tết Nguyên Đán
Theo nhà biên khảo Trần Thị Lai Hồng thì áo ngũ thân đi đôi với quần hai ống và khăn đội đầu
cũng là quốc phục của phái nam. Các bà các cô dùng mầu sắc óng ả dịu mát trong khi đàn ông
con trai chỉ dùng màu đen, trắng, hoặc lam thẫm. Theo sắc dụ ban hành từ thời Chúa Nguyễn Vũ
Vương thì sự quy định trang phục cho nam giới ít gò bó và thoáng hơn, “Thường phục thì đàn
ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay hoặc rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên
nách trở xuống phải khâu kín liền không cho xẻ mớ. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn và
hẹp tay cho tiện làm việc thì cũng được” (trích sắc dụ này).
Một giả thuyết khác cho rằng từ khi Chúa Nguyễn Phúc Khoát ban hành sắc dụ về quốc phục
đã xuất hiện lối ăn mặc theo cách Việt Nam ở phái nam cho khác biệt với lối ăn mặc của người
khách trú. Cơ sở chính của cách tạo ra khác biệt là lối cài nút về bên trái thay vì bên phải giống
như người Hoa kiều (theo sách Việt Nam Văn Hóa Sử, tác giả Đào Duy Anh, đã chú dẫn trên
18
phần đầu mục Lịch Sử Áo Dài). Sự khác biệt thứ hai là trên chất liệu vải (thường bằng the mỏng,
và mặc ra ngoài áo bà ba trắng, với phụ tùng lệ bộ kèm theo là khăn đóng (tức khăn vành cho

nam). Có thể ngay từ đầu, “quốc phục sơ khai” của nam giới đã chỉ có hai vạt và được biến cách
trên chiếc áo Tàu “nhà Thanh”: dài gần tới gối và có đường xẻ hai bên từ hông trở xuống. Đến
thập kỷ 1930 khi xuất hiện áo nữ với hai tà dài thì được thay đổi chút ít cho gần gũi chiếc áo dài
nữ phục.
Kể từ năm 1952 thời Quốc gia Việt Nam, thủ tướng Trần Văn Hữu đã ấn định quốc phục cho
các viên chức hành chánh trong chính phủ: nếu buổi lẽ mang tính cách tôn giáo hay lịch sử thì lễ
phục là áo dài chẽn, khăn đen, quần lụa trắng. Vậy nếu nói đến quốc phục truyền thống thì chính
chiếc áo dài nữ phục mới đậm nét hơn, được quy định bởi những văn bản pháp quy (sắc dụ chúa
Nguyễn Vũ Vương) và chuẩn mực ăn mặc rõ ràng hơn (chiếu chỉ quy định của vua Minh Mạng
về trang phục hoàn chỉnh cho áo dài nữ phục).
Do đó khi nói đến áo dài Việt Nam, người trong lẫn ngoài nước thường nghĩ đến chiếc áo dài nữ
phục.Áo dài nam phục Việt Nam lại không có số phận may mắn như áo dài nữ phục. Ngày nay ta
ít có dịp bắt gặp hình ảnh một thanh niên, thậm chí một ông cụ già Việt Nam, vận chiếc áo dài
nam phục truyền thống. Áo dài nam phục chỉ còn xuất hiện tại những lễ hội mang đậm nét truyền
thống Việt Nam hay là lễ cưới, khi làm lễ ra mắt gia tộc. Đặc biệt tại tuần lễ cấp cao APEC 2006
được tổ chức tại Việt Nam, trong lễ công bố Tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo các nền kinh tế
APEC đều mặc trang phục truyền thống của nước chủ nhà.
Ngày nay, ta ít có dịp bắt gặp hình ảnh thanh niên mặc áo dài, chỉ những người có tuổi trong
trang phục áo dài truyền thống. Ta có thể đưa ra lí do giải thích cho điều này: Phải chăng áo dài
nữ phục có quá trình hình thành và phát triển lâu hơn. Hơn nữa áo dài nữ được quy định bởi văn
bản pháp quy ( sắc dụ của chúa Nguyễn Vũ Vương) và chuẩn mực ăn mặc rõ ràng hơn ( Chiếu
quy định của Minh Mạng về trang phục hoàn chỉnh của áo dài nữ phục). Do đó khi nói tới áo dài
người nước ngoài và người ngoài nước thường nghĩ đến chiếc áo dài nữ giới.
3. Áo dài trẻ em
19

Trẻ em Việt Nam thường mặc áo dài trong dịp lễ tết, đám cưới.Trang phục áo dài của các
em thường có màu sáng như màu đỏ,màu hồng,và thường đội khăn xếp tượng trưng cho sự trong
sáng,hồn nhiên.Qua đó muốn gửi gắm thông điệp về một cuộc sống hạnh phục tươi đẹp.
20

4. Áo dài váo ngày lễ:
a, Áo dài trong ngày cưới:

Nhân dân ta mỗi khi nói đến ngày cưới vẫn thường cho rằng : “Trăm năm mới có một lần” có lẽ
do đó mà từ trước đến ngày nay những bộ trang phục trong ngày cưới bao giờ cũng hết sức đặc
biệt.
Thời xưa bộ trang phục mà các co dâu mặc trong ngày cưới cũng chính là trang phục các cô
mặc trong ngày lễ hội cổ truyền của dân tộc: Áo tứ thân, áo ngũ thân, áo dài.
Cho đến khi áo dài chính thức trở thành trang phục truyền thống của Việt Nam thì trong ngày
cưới cô dâu thường mặc áo dài đỏ và trắng. Màu trắng biểu hiện sự tinh khiết cả về thể xác lẫn
tâm hồn, còn màu đỏ thể hiện ước mơ hai vợ chồng sẽ trăm năm hạnh phúc, son sắc, thuỷ chung.
Nhưng cho đến ngày nay áo dài chỉ được thấy trong các đám hỏi, nạp tài, dạm ngõ. Còn trong
các ngày cưới chính thức các cô dâu thường chọn cho mình chiếc váy âu cách tân sang trọng.
b, Áo dài trong tang lễ
Đối với người Việt Nam chọn trang phục để mặc trong tang lễ là điều rất quan trọng.Vì
không gian tang lễ khác hoàn toàn so với các không gian khác. Đến tang lễ không chỉ là chia
buồn với gia đình người đã mất mà còn phải thể hiện sự tôn kính trân trọng đối với người đã
khuất. Từ xưa đến nay trang phục trong tang lễ là bộ đồ xô gai. Tuy vậy áo dài vẫn được lựa
21
chọn để mặc. Và một điểm đáng chú ý ở đây nữa là áo dài phải là những người thân, hàng xóm
đến chia buồn cùng gia quyến.
I.5 – Sự tích về chiếc Áo dài
Từ xa xưa, phụ nữ trên đất Việt ta đều mặc váy cả, từ Bắc xuống Nam. Đến ngày nay chiếc váy
đó chỉ còn rải rác ở một số vùng quê đồng bằng sông Hồng và vùng Thanh Nghệ. Chiếc áo dài
đã trở thành biểu tượng của phụ nữ Việt Nam. Thế thì nó đã có tự bao giờ?
Sự tích áo dài Việt Nam. Xa xưa, cách đây ba thế kỷ, người dân Việt Nam từ già đến trẻ rất quí
chiếc áo dài Việt Nam. Thời nay, trên các diễn đàn quốc tế, nhất là trong các cuộc thi hoa hậu,
chiếc áo dài Việt Nam mang đậm tình quê hương, vừa chân chất giản dị, vừa bác học tô điểm vẻ
đẹp người con gái vùng lúa nước mênh mông sông Hồng và ruộng cò bay thẳng cánh sông Cửu
Long…

Người phụ nữ xưa mặc áo dài tứ thân cùng với yếm đào, váy lụa Hà Đông, nón quay thao
qua nhiều giai đoạn “cách tân” cho đến ngày nay là một quá trình chọn lọc không mấy dễ dàng.
Áo dài tứ thân, ngũ thân là tiền thân của áo dài nhị thân, quí cô, quí bà rất tự hào khi trình diễn
với thiên hạ. Những năm 30-40, ở thị thành xuất hiện áo dài kiểu tân thời Lơ Muya (Le Mur) biệt
danh của họa sỹ Lê Cát Tường cho nữ giới: áo dài màu vàng quá gối, có cổ cao viền xanh, quần
trắng, hai ống tay có viền vải xanh…(trích từ trang 45 Tự Điển Bách Khoa Việt Nam -tập 1- Hà
Nội xuất bản năm 1995).
Áo tứ thân xưa có bốn vạt rộng, thường có màu thẩm, bên trong có yếm đào liền với váy
thâm xuất hiện trong đời sống người dân Kinh Bắc, với giọng ca quan họ lâu đời. Yếm đào – áo
cánh – váy thâm có từ thời Hậu Lê, áo cánh khoác ngoài yếm, chỉ dài ngang lưng thon. Nay ở
phố Hàng Đào cổ (Hà Nội), có đình Đồng Lạc lưu giữ dòng chữ Hán Đồng Lạc quyến yếm thị
(quyến yếm thị đình) là nơi bán yếm lụa với nghề dệt lụa truyền thống.
Vào thế kỷ XVIII, chiếc yếm có hình vuông vắt chéo trước ngực, góc trên khoét tròn làm cổ,
hai đầu của cổ yếm đính mẫu dây để cột ra sau gáy gọi là yếm cổ xây, yếm cổ xẻ có cổ hình chữ
V, với ba đường chân chim gọi yếm cổ nhạn…
Đàn ông đóng khố đuôi lươn,
Đàn bà yếm thắm hở lườn mới xinh.
22

Áo dài từ thân ngày xưa
Nhớ thời Trịnh Nguyễn phân tranh, gây bao thảm họa nồi da xáo thịt, gần hai trăm năm, phân
chia Đàng Trong và Đàng Ngoài. Khi xét thấy Đàng Trong đủ mạnh, đủ sức chống chọi với
Đàng Ngoài. Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1736-1765) ra chỉ dụ: “Phụ nữ phải ăn mặc cải cách,
mặc quần thay váy, trên phần đất cai quản xứ mình có y phục giống nhau.” Cuộc cải cách bất
thành, phụ nữ chống lại lệnh chúa để bảo vệ thuần phong mỹ tục, từ xưa ông bà truyền lại.
Đến đời vua Minh Mạng năm thứ 7 (1828), sai phán bộ Lễ: Dư đồ nước nhà đã hỗn hợp làm
một, văn hóa phép tắc cũng giống nhau, nhưng y phục dân gian còn cách biệt, không hợp với
công việc cùng quê quán. Hạ lệnh cho dinh thần Quảng Bình, truyền khắp dân gian trong châu,
mặc quần áo theo đúng nghi thức…
Lệnh vua ban chẳng thiêng, dân phương bắc vẫn ung dung mặc váy cùng với áo tứ thân, yếm

đào, nón quai thao
23
Đến thời Pháp thuộc, ít nhiều có ảnh hưởng Tây hóa, chiếc áo tứ thân, ngũ thân còn may
rộng chưa có EO, sau đó áo tứ thân chuyển thành áo nhị thân có EO, dần đến áo có hoa văn trước
ngực, muôn màu muôn vẻ, nổi bật tiềm ẩn tuổi trẻ trung, khó mờ phai.
Hà nội-Thăng Long, ngàn năm văn vật, có làng Trạch Xá, huyện Ứng Hòa, quê hương
“Áo lụa Hà Đông”, nay là Hà Nội, có nghề may áo từ thời nhà Đinh. Tiếng lành đồn xa, được
triều đình Huế triệu về may áo cho vua. Thợ ngắm nhìn vua “từ xa,” cắt may ngay được bộ áo
quần vừa ý.
Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), có hai phố Lương Văn Can và phố Cầu Gỗ, có thợ may gốc
gác người làng Trạch Xá. Với những kỹ xảo đo rất chuẩn: đường kéo cắt cho ngang cạnh thẳng
sợi, đường viền cũng phải thật phẳng, không vênh đường tà. Mũi kim chỉ khâu tròn nhỏ xíu như
trứng nhện. Người khéo tay luồn tà bằng chỉ trắng vào áo đen, ít người nhìn thấy gọi là trong dán
hồ, ngoài phô trứng nhện là câu nói đầu miệng của thợ may Trạch Xá.
Chiếc áo dài Trạch Xá xưa, bao giờ cũng mềm mại hơn, tha thướt hơn. Ngày nay đất
nước thống nhất, đổi mới khắp mọi miền, áo dài lụa Hà Đông, áo dài tím Huế, áo dài tân thời Tp.
Hồ Chí Minh hòa chung tên gọi áo dài Việt Nam với nhiều nét hoa văn lộng lẫy, uyên bác và
sống động, không những chiếm được sự tin yêu của phụ nữ Việt Nam mà cả khách quốc tế.
Tháng 4-1898, Toàn quyền Paul Doumer ( Pôn Đu-me) làm lễ đặt viên đá đầu tiên xây
dựng cầu lớn có chiều dài vắt qua hai bờ 1.680m, chia làm 19 nhịp cao 13,50m so với mặt nước.
Ngày khánh thành chiếc cầu vĩ đại này vào năm 1902, có bốn thiếu nữ Việt Nam trong tà áo dài
xinh đẹp duyên dáng đứng trên cỗ xe do hai con bò kéo, đã tham dự buổi diễu hành, đặt tên: cầu
Pôn Đu-me.
(Đoạn văn này trích trong cuốn Le grands Dessier de L’illustration xuất bản tại Pháp năm
1987).Sau Cách mạng Tháng 8/1945, Bác Hồ tuyên bố Độc lập (2-9-1945), ta xóa bỏ tên cầu Pôn
Đu-me, toàn quyền thực dân Pháp cũ, đặt tên mới: cầu Long Biên.

Năm 1988, báo Tiền Phong tổ chức thi Hoa hậu đầu tiên trong sự “lạ lẫm” của nhiều người Đến
nay, đã qua nhiều cuộc thi hoa hậu tôn vinh phụ nữ Việt Nam, có nhiều hoa hậu áo dài đẹp
24

nhất.Vẻ vang thay! Áo dài Việt Nam với tà áo tung bay khắp Pari, Luân Đôn với năm châu bốn
biển cho trời đất hãnh diện là người Việt Nam.
CHƯƠNG II. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG NÉT MỚI, SỰ CÁCH TÂN
CỦA CHIẾC ÁO DÀI QUA TỪNG GIAI ĐOẠN
II.1 – Sự phát triển:
Cũng không ngạc nhiên khi một người Việt Nam trả lời rằng tà áo Dài là một trong những
hình tượng tiêu biểu ở đất nước này. Thật khó mà dịch từ “áo Dài” sang bất cứ ngôn ngữ nào vì
không ở đâu có một tà áo Dài như ở Việt Nam.
Áo Dài, trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam, ôm sát cơ thể, có cổ cao và dài
khoảng ngang gối. Nó được xẻ ra ở hông. Áo Dài vừa quyến rũ lại vừa gợi cảm, vừa kín đáo
nhưng vẫn biểu lộ đường nét của một người thiếu nữ. Tuy nhiên, trải qua các giai đoạn lịch sử
khác nhau, những vùng địa lý khác nhau, trang phục áo dài đều có những nét đặc sắc riêng.
Vào khoảng từ năm 1618 đến năm 1623, một vị giáo sư người Italia có tên Cristoforo Borri,
sống ở vùng Quảng Nam đã nhận xét trong một cuốn sách của ông rằng: “Người Việt Nam xưa
nay thường có tính kín đáo. Tuy là một nước nhiệt đới, nhưng người Việt ăn mặc rất kín đáo, có
thể là kín đáo nhất so với các dân tộc khác trong vùng”. Có lẽ người Việt xưa đã phải dành nhiều
thời gian để nghiên cứu, tìm cách phối hợp những nguyên tắc thẩm mỹ với quy luật kín đáo cố
hữu của dân tộc vào việc may mặc. Chẳng hạn, do đặc thù về nhân chủng học, người Việt có cái
cổ thường không cao, người xưa đã biết may cổ áo thấp xuống và ôm sát cổ, trong khi tóc được
vấn cao lên, để lộ gáy Và vì thế, cái cổ của một phụ nữ Việt Nam có nhan sắc trung bình vẫn
trở nên thanh tú và cao sang hơn. Phải chăng đó là tiền đề cho phần cổ của chiếc áo dài?
Áo dài của người Việt vẫn có tiếng là gợi cảm. Người Trung Quốc gọi loại áo này là “bì
bào”, có nghĩa là áo mặc sát vào da. Đến nay, vẫn chưa có ai khẳng định được chiếc áo dài Việt
Nam xuất hiện từ bao giờ và như thế nào? Tuy nhiên, chuyện được biết nhiều nhất là việc chúa
Nguyễn Phúc Khoát ở Đàng Trong, khi xưng vương (năm 1744) đã bắt quan, dân phải mặc lễ
phục lấy mẫu từ “Tam tài đồ hội” của nhà Minh, Trung Quốc. Vì thế mà có giả thuyết cho rằng,
áo dài Việt Nam xuất xứ từ phương Bắc. Tuy nhiên, áo dài hay “bì bào” không phải là lễ phục.
áo dài chỉ là một loại thường phục trang trọng có thể mặc để tiếp khách hay đi chơi. Loại “bì
bào” độc nhất ở Trung Quốc thường được gọi là “xường xám”, có nghĩa là áo dài, chỉ xuất hiện
vào những năm của thập niên 1930 tại Trùng Khánh và Thượng Hải.

Xem Thêm :  Sự tích và ý nghĩa tượng phật di lặc trong phong thủy

Vào năm 1776, sau khi chúa Trịnh ở Đàng Ngoài chiếm được kinh đô Phú Xuân của xứ
Đàng Trong, quan Hiệp Chấn Thủ Lê Quý Đôn đã ra lệnh cho dân ở đây phải ăn mặc theo lề lối
của Đàng Ngoài. Theo lệnh này, về thường phục thì: “Từ nay trở đi, đàn ông và đàn bà chỉ được
25

đất nước mình.Chính vì những lý do trên, em quyết định chọn đề tài với tên gọi:”Áo dài Việt Nam”CHƯƠNG I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ SỰ TÍCH VỀ CHIẾC ÁO DÀII.1- Nguồn gốc lịch sử của Áo dài:Biểu trưng mạnh mẽ cho dân tộc Việt Nam của tà áo dài. Trải qua nhiều thăng trầm, chiếc áodài trở thành một hình ảnh gắn liền và là niềm tự hào của người Việt. Để có được vị trí như hômnay, áo dài cũng đã trải qua một bề dày lịch sử với nhiều mốc đáng nhớ.Mọi người dân Việt Nam đều biết áo dài là trang phục truyền thống của quốc gia mình. Nhưngnếu hỏi về nguồn gốc của áo dài thì có lẽ không phải ai cũng biết và hiểu sâu sắc. Trước tiên taphải tìm hiểu về tên “áo dài”. Nếu theo giọng Nam, áo dài sẽ được đọc là “ Ao yai”, còn ở miềnBắc thì được đọc là “ ao Zai”. Đối với người dân Việt Nam cái tên “Áo dài” đã trở nên thânthuộc từ lâu.Thật ra cho đến nay vẫn chưa ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thuỷ ra đời từ lúc nào và hìnhdáng ra sao vì không có nhiều tài liệu ghi nhận. Y phục xa xưa nhất của người Việt, theo nhữnghình khắc trên mặt chiếc trống đồng Ngọc Lũ cách đây khoảng vài nghìn năm cho thấy hình phụnữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ. Sử gia Đào Duy Anh đã viết: “ Theo sách sử ký chép thìngười Văn Lang xưa, tức là tổ tiên của chúng ta, mặc áo dài về bên tả ( hình thức tả nhiệm). Sửlại chép rằng ở thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diên dạy cho dân quận Cửu Chân dung kiểu quần áo theongười Tàu. Theo những lời sách đỏ chép thì ta có thể suy luận rằng trước hồi Bắc thuộc thì ngườiViệt gài áo về tay trái, mà sau bắt chiếc người Trung Quốc mới mặc gài về tay phải. Vì thế có thểcoi kiểu sơ khai của áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc thìhai thân trước để giao nhau mà không buộc lại, áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắt lưngmàu buông thả.Không thể xác định niên đại chính xác của áo dài, bởi ngay tà áo được coi là quốc phục củangười Việt cũng phải trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, thời gian, du nhập nhiều nền văn hóaqua nhiều giai đoạn mới có ngày hôm nay. Tuy nhiên, ngay trên những tranh khắc của Trốngđồng Ngọc Lũ cách đây vài nghìn năm đã thấy thấp thoáng bóng dáng của tà áo dài, tranh khắctrang phục của phụ nữ mặc trang phục với hai tà áo xẻ.Tại sao nói trang phục với hai tà áo xẻ lại là bóng dáng của áo dài, vì nét đặc trưng mạnh mẽnhất của áo dài chính là hai tà áo. Cho dù trải qua bao nhiêu ngàn năm với bao nhiêu biến thể,nét duy nhất còn nhận ra được trang phục truyền thống của người Việt không bị lai tạp với cácnền văn hóa khác chính là hai tà áo dài.Có nhiều người cho rằng áo dài Việt là một bản khác củasườn xám của phụ nữ Trung Quốc, nhưng chiếc sườn xám chỉ xuất hiện vào khoảng 1920, còn tàáo dài Việt đã có từ rất lâu trước đó. Điều đó chứng tỏ áo dài là một nét văn hóa của riêng ViệtNam, chỉ người Việt mới có. Và khi nói đến khía cạnh thẩm mỹ, văn hóa và trang phục truyềnthống của người Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay đến tà áo dài và chiếc nón lá, thật vậy, trảiqua từng thời kỳ, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình phát triển lịch sử, tà áodài Việt Nam tồn tại cùng với thời gian, được xem là trang phục truyền thống mang tính lịch sửlâu đời của người Việt.Vua chúa ngày xưa vì quyền lợi giai cấp và huyết thống, họ đã có những chủ trương phảntruyền thống, phản dân tộc và đã bị quần chúng đấu tranh loại bỏ. “Quần hai ống” và “áo dài”của phụ nữ Việt Nam tuy xuất phát cùng ở trong mục đích ấy, nhưng may thay, nó đã thừa kếđược cái đẹp của phụ nữ phương Bắc cũng như phương Nam, phù hợp với dáng người Việt Nam,nên nó đã được chấp nhận và trở nên một tài sản văn ohoa1 của người phụ nữ Việt Nam.I.2 – Lịch sử hình thành:Kiểu sơ khai của chiếc áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặcthì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắtlưng mầu buông thả. Xưa các bà các cô búi tóc trên đỉnh đầu hoặc quấn quanh đầu, đội mũ lôngchim dài; về sau bỏ mũ lông chim để đội khăn, vấn khăn, đội nón lá, nón thúng. Cổ nhân xưa đichân đất, về sau mang guốc gỗ, dép, giày. Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán, chiếc áogiao lãnh được thu gọn lại thành kiểu áo tứ thân (gồm bốn vạt nửa: vạt nửa trước phải, vạt nửatrước trái, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái). Áo tứ thân được mặc ra ngoài váy xắn quai cồng đểtiện cho việc gồng gánh nhưng vẫn không làm mất đi vẻ đẹp của người phụ nữ.Áo tứ thân thích hợp cho người phụ nữ miền quê quanh năm cần cù bươn chải, gánh gồng tháovát. Với những phụ nữ tỉnh thành nhàn hạ hơn, muốn có một kiểu áo dài được cách tân thế nàođó để giảm chế nét dân dã lao động và gia tăng dáng dấp trang trọng khuê các. Thế là ra đời áongũ thân với biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay được thu bé lại trở thành vạt con; thêm mộtvạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước. Áo ngũ thân che kín thân hình không để hở áo lót. Mỗivạt có hai thân nối sống (vị chi thành bốn) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, và vạt con nằmdưới vạt trước chính là thân thứ năm tượng trưng cho người mặc áo. Vạt con nối với hai vạt cảnhờ cổ áo có bâu đệm, và khép kín nhờ năm chiếc khuy tượng trưng cho quan điểm về ngũthường theo quan điểm Nho giáo và ngũ hành theo triết học Đông phương.I.2.2 Thời chúa Nguyễn Phúc KhoátVũ Vương Nguyễn Phúc Khoát được xem là người có công khai sáng và định hình chiếc áodài Việt Nam.Chịu ảnh hưởng nặng của văn hóa Trung Hoa, cho đến thế kỷ 16 lối ăn mặc củangười Việt Nam vẫn thường hay bắt chước lối của người phương Bắc, đặc biệt dưới thời cácchúa Nguyễn xứ Đàng Trong do nhu cầu khai phá khẩn hoang, đón nhận hàng vạn người MinhHương (còn gọi là người Khách Trú hay đọc trại thành “cắc chú”) bất mãn với nhà Thanh sangđịnh cư lập nghiệp, mặc dù người Việt cũng có lối ăn mặc riêng. Trước làn sóng xâm nhập mớinày, để gìn giữ bản sắc văn hóa riêng, Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát ban hành sắc dụ về ăn mặccho toàn thể dân chúng xứ Đàng Trong phải theo đó thi hành. Trong sắc dụ đó, người ta thấy lầnđầu tiên sự định hình cơ bản của chiếc áo dài Việt Nam, như sau: “Thường phục thì đàn ông, đànbà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuốngphải khâu kín liền, không được xẻ mở. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn ống tay hẹp chotiện khi làm việc thì được phép ” (sách Đại Nam Thực Lục Tiền Biên). Trong Phủ Biên TạpLục, Lê Quý Đôn viết “Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã viết những trang sử đầu cho chiếc áo dàinhư vậy”.Căn cứ theo những chứng liệu này, có thể khẳng định chiếc áo dài với hình thức cố định đã rađời và chính thức được công nhận là quốc phục dưới triều chúa Nguyễn Vũ Vương (1739-1765).Vào thời này, các văn bản tại Việt Nam dùng chữ Hán hoặc chữ Nôm, áo dài viết bằng chữ Nômlà 襖長.Một vài tài liệu quy kết việc ra đời của chiếc áo dài quốc phục là do những tham vọng riêng tưcủa chúa Nguyễn Phúc Khoát. Do muốn xưng vương và tách rời Đàng Trong thành quốc giariêng, nên ban sắc dụ về ăn mặc như trên cho khác đi, không phải với người khách trú mà vớiBắc triều (trong quy định này đã có cả chỉ thị phụ nữ phải mặc quần hai ống). Sau thấy quần haiống khêu gợi quá, Vương mới giao cho triều thần pha phối từ mẫu áo dài của người Chăm (giốngnhư áo dài phụ nữ Việt Nam ngày nay, nhưng không xẻ nách) và áo dài của phụ nữ Thượng Hải(chiếc sườn xám) để “chế” ra cái áo dài của phụ nữ Việt Nam. Chiếc áo dài đầu tiên giống như áodài người Chàm và có xẻ nách. Thật ra chiếc sườn xám cũng chỉ ra đời quãng thập niên 1930, vàquan điểm trên quá thiên nặng về tính chống phong kiến nên vô hình chung đề cao vai trò của VũVương như là “nhà thiết kế áo dài hiện đại đầu tiên”.I.2.3 Thời vua Minh MạngCho đến thế kỷ 17 truyền thống mặc váy vẫn tồn tại ở Việt Nam như đã ghi trong sách LêTriều Thiên Chính đời vua Lê Huyền Tông, tháng 3 năm 1665 với sắc lệnh nhắc nhở: ” áo đànbà con gái không có thắt lưng, quần không có hai ống từ xưa đến nay vốn đã có cổ tục nhưthế “. Vậy có thể nói rằng bộ áo ngũ thân xuất hiện vào khoảng đời vua Gia Long (1802-1819).Sở dĩ có sự ước đoán này, vì mặc áo ngũ thân thì phải mặc quần chớ không thể mặc váy. NămMinh Mạng thứ 9 (1828), triều đình Huế ra chiếu chỉ cấm đàn bà mặc váy và bắt phải mặc quầnhai ống, nên hồi ấy mới xuất hiện câu ca dao than vãn:Tháng Tám có chiếu vua raCấm quần không đáy, người ta hãi hùng!I.2.4 Đời sống mớiCác bộ phận của một chiếc áo dài kiểu mớiNăm 1947 trong bối cảnh Việt Nam mới tuyên bố độc lập và các phong trào “diệt giặc đói,giặc dốt” đang được phát động, nhằm phát động phong trào tiết kiệm, ngày 20 tháng 3 năm 1947,Hồ Chí Minh, với bút hiệu Tân Sinh, đã viết một cách vắn tắt rõ ràng và dễ hiểu bài “Đời sốngmới” trong đó vận động người dân bỏ thói quen mặc áo dài để thay bằng áo vắn vì mặc áo dài điđứng, làm việc bất tiện, lượt thượt, luộm thuộm. Áo dài tốn vải, khoảng hai cái áo dài may đượcba cái áo vắn, nếu chỉ mặc áo vắn có thể sẻn được 200 triệu đồng/năm. Áo dài không hợp vớiphụ nữ Việt Nam đời sống mới. Cuộc vận động này dần đã được người dân hưởng ứng và áo dàikhông còn là trang phục thông dụng của phụ nữ Việt Nam trong một thời gian dài ở miền bắc vĩtuyến 17.I.2.5 Áo dài Le Mur”Le Mur” chính là cách dịch sang tiếng Pháp của Cát Tường, một họa sĩ vào thập niên 1930 đãthực hiện một cải cách quan trọng trên chiếc áo tứ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt trước và saumà thôi. Vạt trước được họa sĩ nối dài chấm đất để tăng thêm dáng vẻ uyển chuyển trong bước điđồng thời thân trên được may ôm sát theo những đường cong cơ thể người mặc tạo nên vẻ yêukiều và gợi cảm rất độc đáo. Để tăng thêm vẻ nữ tính, hàng nút phía trước được dịch chuyểnsang một chỗ mở áo dọc theo vai rồi chạy dọc theo một bên sườn. Tuy nhiên, áo dài Le Mur cónhiều biến cải mà nhiều người thời đó cho là “lai căng” thái quá, như áo may ráp vai, ráp tayphồng, cổ bồng hoặc cổ hở. Thêm nữa áo Le Mur mặc cho đúng mốt phải với quần xa tanh trắng,đi giày cao, một tay cắp ô và quàng vai thêm chiếc bóp đầm. Lối tân thời này đã bị một số dưluận khi đó tẩy chay và cho là “đĩ thõa” (như được phản ảnh không hề thiện cảm trong tác phẩmSố đỏ của Vũ Trọng Phụng).Theo tài liệu thu thập được thì hoạ sĩ Nguyễn Cát Tường là người đầu tiên đã cải tiến chiếc áodài cho phụ nữ Việt Nam. Ông sinh năm 1912 tại Sơn Tây. Năm 17 tuổi, ông trúng tuyển vàotrường Cao Đẳng Mỹ Thuật Hà Nội và tốt nghiệp vào năm 1934.Ông là người đã đóng góp rất nhiều trong việc sáng chế các kiểu quần áo cho phụ nữ ViệtNam. Vào đầu thập niên 1930, chiếc áo dài thuần tuý của Việt Nam bắt đầu thay đổi, giới phụ nữbắt đầu mặc áo mầu và năm 1934, hoạ sĩ Cát Tường đã tung ra một loạt các loại mẫu áo dài tânthời trong tập san Đẹp 1934 và báo Phong Hoá thời bấy giờ, dưới cái tên “Lemur”.Sau đó, ông tiếp tục thiết kế nhiều mẫu áo dài cho phụ nữ, nữ sinh và áo ngắn mặc trong nhà.Ngoài chuyện cải tiến áo dài cho phụ nữ, và đóng góp vào việc thiết kế các kiểu y phục thích hợpvới thân hình, lại làm tăng vẻ đẹp của phái nữ, hoạ sĩ Cát Tường còn cải tiến và mỹ thuật hoáchiếc xích lô đạp thời bấy giờ và được dân chúng ủng hộ nhiệt tình.Tiếc thay, vào ngày 17 tháng 12 năm 1946, ông bị dân quân bắt tại Hà Nội và đưa đi biệttích.Mặc dù họa sĩ đã ra đi một cách bất ngờ gần 75 năm trước, nhưng bóng dáng của chiếc áodài mà hoạ sĩ tài ba Cát Tường thiết kế vẫn tiếp tục xuất hiện tại Việt Nam và nhiều nơi trên thếgiới. Tà áo dài tha thướt, nhã nhặn, kín đáo và duyên dáng làm tăng thêm vẻ đẹp của người phụnữ Việt Nam, và là niềm hãnh diện cho người Việt.I.2.6 Áo dài Lê PhổNăm 1934, một họa sĩ khác là Lê Phổ bỏ bớt những nét lai căng, cứng cỏi của áo Le Mur,đồng thời đưa thêm các yếu tố dân tộc từ áo tứ thân, ngũ thân vào, tạo ra một kiểu áo vạt dài cổkính, ôm sát thân người, trong khi hai vạt dưới được tự do bay lượn. Sự dung hợp này quá hàihòa, vẹn vẻ giữa cái mới và cái cũ, được giới nữ thời đó hoan nghênh nhiệt liệt. Từ đây áo dàiViệt Nam đã tìm được hình hài chuẩn mực của nó, và từ bấy đến nay dù trải bao thăng trầm, baolần cách tân cách điệu, hình dạng chiếc áo dài về cơ bản vẫn giữ nguyên.I.2.7 Áo dài với tay giác lăngThập niên 1960 có nhà may Dung ở Dakao, Sài Gòn đưa ra kiểu may áo dài với cách ráp tayraglan (giác lăng). Cách ráp này đã giải quyết được vấn đề khó khăn nhất khi may áo dài: nhữngnếp nhăn thường xuất hiện hai bên nách. Cách ráp này cải biến ở chỗ hàng nút cài được bố tríchạy từ dưới cổ xéo xuống nách, rồi kế đó chạy dọc một bên hông. Với cách ráp tay raglan lànvải được bo sít sao theo thân hình người mặc từ dưới nách đến lườn eo, khiến chiếc áo dài ômkhít từng đường cong của thân hình người phụ nữ, tạo thêm tính thẩm mỹ theo đánh giá của mộtsố nhà thiết kế.I.2.8 Áo dài miniraglanNữ sinh mặc áo dài đến trườngPhiên bản này được áp dụng rộng rãi cho nữ sinh. Theo phiên bản này, áo dài tay raglan có tàchỉ dài tới gối, nhưng hai ống quần rộng lòa xòa phủ kín đôi chân. Hai đặc điểm này làm cho tàáo nữ sinh đậm chất hồn nhiên, dễ thương.I.2.9 Áo dài cổ thuyềnCuối năm 1958 khi bà Trần Lệ Xuân còn tại vị Đệ Nhất Phu Nhân của nước Việt Nam CộngHoà, bà đã thiết kế ra kiểu áo dài cách tân mới bỏ đi phần cổ áo gọi là áo dài cổ thuyền, cổ hở, cổkhoét, dân gian gọi là áo dài Trần Lệ Xuân hay áo dài bà Nhu. Không chỉ lạ về mẫu áo, chiếc áodài hở cổ còn được ‘phá cách’ với họa tiết trang trí trên áo: nhành trúc mọc ngược. Một số nhàphê bình phương tây cho rằng nó hợp lý với thời tiết nhiệt đới của miền nam Việt Nam. Nhưngkiểu áo này khiến những người theo cổ học tức giận và lên án nó không hợp với thuần phong mỹtục. Loại áo dài không có cổ này vẫn phổ biến đến ngày nay và phần cổ được khoét sâu cho trònchứ không ngắn như bản gốc.I.3- Sự hình thành:I.3.1 Một biểu tượng của Việt Nam10Áo dài nam, nữ truyền thống và khăn, trong đám cướiKhác với kimono của Nhật Bản hay hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyềnthống lại cũng vừa hiện đại. Trang phục dành cho nữ này không bị giới hạn chỉ mặc tại một sốnơi hay dịp mà có thể mặc mọi nơi, dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc đi chơihay mặc để tiếp khách một cách trang trọng ở nhà. Việc mặc loại trang phục này không hề rườmrà hay cầu kỳ, những thứ mặc kèm đơn giản: mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đihài, guốc, hay giày gì đều được; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm áo choàngvà chiếc khăn đóng truyền thống đội đầu, hoặc một chiếc miện Tây phương tùy thích. Đây chínhlà điểm đặc biệt của thứ trang phục truyền thống này.Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn đẹp mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng haivạt buông thật mềm mại trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ chí trên vòng eo khiến cho cử chỉngười mặc thật thoải mái, lại tạo dáng thướt tha, tôn vẻ nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được baobọc bởi lụa mềm, lại cũng vừa khiêu gợi vì chiếc áo làm lộ ra sống eo.Chiếc áo dài vì vậy mang tính cá nhân hóa rất cao: mỗi chiếc chỉ may riêng cho một người,dành cho riêng người đó; không thể có một công nghệ “sản xuất đại trà” cho chiếc áo dài. Ngườiđi may được lấy số đo thật kỹ. Khi may xong phải qua một lần mặc thử để sửa nhỏ nữa mới hoànthiện.I.3.2 – Trong thơ ca và hội họa11Áo dài màu trắng Áo dài màuÁo dài màu đỏ (thường là áo dài dùng trong lễ cưới, lễ ăn hỏi của người Việt)Hình ảnh phụnữ/con gái Việt Nam với chiếc áo dài truyền thống đã được nhiều nhà nghệ sĩ ghi lại, nổi bật nhấtlà trong thơ và nhạc. Bài thơ nổi tiếng về chiếc áo dài có thể kể là “Áo lụa Hà Đông” của NguyênSa, bài này được phổ nhạc thành một bài hát nổi tiếng và là cảm hứng cho một bộ phim điện ảnhcùng tên, với những câu:Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mátBởi vì em mặc áo lụa Hà Đông”Ngày xưa Hoàng Thị” của thi sĩ Phạm Thiên Thư kể về chuyện tình thuở học sinh với cô gáihọ Hoàng, cô xuất hiện trong bài với những nét phác họa:Áo tà nguyệt bạchÔm nghiêng cặp sáchVai nhỏ tóc dài”.Nhạc sĩ Phạm Duy phổ nhạc bài này cũng không quên làm nổi bật hình ảnh áo dài khi sửathành:Ôm nghiêng tập vở, tóc dài, tà áo vờn bayÁo dài cũng in đậm nét trong những vần thơ nghịch ngợm của Nguyễn Tất Nhiên:Tháng giêng em bikiliTỉnh lỵ còn nguyên nét Việt Nam12Đài các chân ngà ai bước khẽNguyện theo tà lụa cả phương Đông (Tháng giêng, chim)đưa em về dưới mưa/ áo dài sầu hai vạt/ khi chấm bùn lưa thưa (Em hiền như Ma-soeur)Trong thơ Bùi Giáng, màu áo dài của ký ức được nâng lên thành huyền thoại:Biển dâu sực tỉnh giang hàCòn sơ nguyên mộng sau tà áo xanh (Áo xanh)Và có lẽ trong những vần thơ rất dung dị sau đây của Huy Cận cũng có hình bóng của chiếc áodài trắng nữ sinh:Áo trắng đơn sơ mộng trắng trongHôm xưa em đến mắt như lòngNở bừng ánh sáng em đi đếnGót ngọc dồn hương bước tỏa hồng (Áo trắng).Tranh Thiếu nữ bên hoa huệ của Tô Ngọc VânBức tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ” của họa sĩ Tô Ngọc Vân sáng tác năm 1943, là một trongnhững tác phẩm hội họa hiện đại Việt Nam đầu tiên và nổi tiếng bậc nhất, miêu tả một cô gáimặc áo dài trắng ngồi bên một bình hoa huệ tây(hoa loa kèn).Chiếc áo dài cũng phảng phất hay xuất hiện nhiều trong các ca khúc Việt Nam. Trong nhạcTrịnh Công Sơn có thể nhìn thấy khá nhiều. Theo hồi ký, chính những bước chân hoàng cung13của những nữ sinh áo tím Huế đã làm cho nhạc sĩ họ Trịnh viết nên bài “Diễm xưa” nổi tiếng.Hay trong bài “Hạ trắng”, hình ảnh áo dài cũng chập chờn:Gọi nắng trên vai em gầy đường xa áo bay (Hạ trắng)”Bé ca” của Phạm Duy viết cho con gái mới lớn, có bài “Tuổi ngọc” tả về niềm hân hoan của côbé khi bước chân vào trung học, lần đầu khoác lên mình “một chiếc áo như mây hồng”:Xin cho em một chiếc áo dài, cho em đi mua xuân tới rồiMặc vào đời rồi ra, mừng lạy chào mẹ chaHàng lụa là thơm dáng tuổi thơPhạm Duy cũng không quên nhắc về chiếc áo này trong một giấc mơ hòa bình từ thập niên 1940:Nằm mơ, mơ thấy trăm họ tốt tươi, mơ thấy bên lề cuộc đời, áo dài đùa trong nắng cười(Quê nghèo)Bài “Một thoáng quê hương” của Từ Huy nổi tiếng một thời với câu:Tà áo em bay, bay, bay, bay trong gió nhẹ nhàngDù ở đâu, Paris, Luân Đôn hay ở những miền xa. Thoáng thấy áo dài bay trên đường phố,sẽ thấy tâm hồn quê hương ở đó em ơiNhạc sĩ Sỹ Luân cũng có bài “Áo dài ơi” vui tươi :Có chiếc áo dài tung tăng trên đường phốNhững lúc buồn vui vu vơ nào đóÁnh mắt hồn nhiên vô tư dễ thương á hà…Áo dài vui áo dài hát bao nắng xuân đang về khắp nơiÁo dài nói áo dài cười mang hạnh phúc đến cho mọi ngườiÁo dài vui vui áo dài hát hát bao nắng xuân đang về khắp nơiÁo dài nói nói áo dài cười cười mang hạnh phúc đến cho mọi ngườiNhạc sĩ Huỳnh Nhật Tân với bài “Cô gái Việt Nam”:Em, cô gái kiêu sa trong tà áo dài Việt NamEm, duyên dáng thơ ngây trong vườn nắng đẹp bình minhEm chân bước mượt mà, em tay trắng ngọc ngà, đẹp lộng lẫy thướt tha.Em như đóa hoa xinh trong tà áo dài Việt NamEm yêu quý quê hương, yêu tà áo dài Việt Nam14Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng với ca khúc “Một đời áo mẹ áo em” kể lại lịch sử và sự gắn kết nhiềuthế hệ của chiếc áo dài.Nhạc sĩ Jo Marcel và ca khúc “Áo dài Việt Nam”:Người Việt Nam trong chiếc áo dàiNgười Việt Nam tha thướt bước vềVẻ đẹp Việt Nam ngàn đời không phaiCùng tha thướt bước trên đường của xứ kháchCùng nắm tay nhau chia xẻ buồn vuiCùng tiếp tay nhau duy trì nét đẹpVẻ đẹp của người Việt NamGần đây, nhạc sĩ Nguyễn Đức Cường với ca khúc “Em trong mắt tôi”:Em đẹp không cần son phấn… xinh thật xinh… thật xinh rất hiềnKhông quần jeans… giầy cao gót… em chọn riêng mình em áo dài… duyên dángGiống như hoa kia bên thềm… ngát hương không khoe sắc màu… ngàn đóa hoa đangrực rỡ không sánh bằngNhẹ nhàng tung bay tà áo dài Em phụ nữ Việt…Ánh lên bao rạng ngời người Phương Đông…Các nhạc sĩ tiền chiến cũng hay ca ngợi áo dài như bài “Tà áo xanh” của Đoàn Chuẩn – Từ Linh.Và cảm xúc về chiếc áo dài cũng làm nên những câu hát nổi tiếng của Hoàng Trọng:Ngàn thu mưa rơi trên áo em màu tímNgàn thu đau thương vương áo em màu tímNhuộm tím những chuỗi ngày vắng nhauTháng năm càng lướt mauBiết bao giờ trông thấy nhau (Ngàn thu áo tím)I.4 – Các kiểu Áo dài:1. Áo dài nữ giới:Thuở xưa phụ nữ Việt Nam từ Bắc xuống Nam đều mặc váy. Đến ngày nay chiếc váy đó chỉcòn rải rác ở một số vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Thanh Nghệ. Chiếc áo dài đã trở thànhbiểu tượng của phụ nữ Việt Nam.15Như lịch sử còn ghi lại cuộc chiến Trịnh – Nguyễn phân tranh kéo dài gần 200 năm. Ở miềnBắc vua Lê chúa Trịnh trị vì, ở Miền Nam các chúa Nguyễn miệng nói thuần phục nhà Lê songthực chất họ đã lấy Phú Xuân làm thủ phủ của đằng trong để củng cố địa vị cho sự nghiệp: “ Vạnđại dung thân”. Năm 1744 trong dân gian miền Nam bỗng lưu truyền một câu sấm “ Bát đại thờihoàn trung đô” (tức là ở lại kinh đô Thăng Long ngay). Câu sấm này làm cho chúa Nguyễn PhúcKhoát giật mình. Triều thần của Nguyễn Phúc Khoát đã họp bàn để tìm ra hướng giải quyết “hoàn” Trung Đô. Một thời gian sau các đại quan đã trình bày với chúa Nguyễn rằng “ Muốn thựcsự có một vương quốc mới để đổi mạng trời thì phải thay đổi lễ nhac, thay đổi văn hoá”. Văn hoáđó là trang phục. Năm 1819, cách ăn mặc của người dân vẫn giống như giáo sĩ Borri đã thấy ởThuận Quảng từ hơn hai thế kỷ trước đó với quần lụa đen và áo may sát người dài đến mắt cáchânRiêng ở miền Bắc khoảng năm 1910 – 1920, phụ nữ thích may thêm một cái khuyết phụ độ3cm bên phải cổ áo, và cài khuy cổ lệch ra đấy. Cổ áo như thế sẽ hở ra cho quyến rũ hơn và cũngđể diện chuỗi hột trang sức nhiều vòng.Phần nhiều áo dài ngày xưa đều may kép, tức là may có lớp lót. Lớp áo trong cùng thấm mồhôi, vì thế được may đơn bằng vải mầu trắng để không sợ bị thôi mầu, dễ giặt. Một áo kép mặckèm với một áo lót đơn ở trong đã thành một bộ áo mớ ba. Quần may rộng vừa phải, với đũngthấp. Thuở đó, phần đông phụ nữ từ Nam ra Bắc đều mặc quần đen với áo dài, trong khi phụ nữHuế lại chuộng quần trắng. Đặc biệt là giới thượng lưu ở Huế hay mặc loại quần chít ba, nghĩa làdọc hai bên mép ngoài quần được may với ba lần gấp, để khi đi lại quần sẽ xòe rộng thêm.Và kể từ đó phân biệt với phụ nữ hai miền thì phụ nữ miền Bắc mặc váy phụ nữ miền Nammặc quần có đáy ( hai ống) như đàn ông. Với con mắt phong kiến, võ vương thấy phụ nữ mặcquần hai ống trông khêu gơi quá nên ông bèn cho triều thần nghiên cứu tham khảo áo dài củangười Chăm (Giống áo ài Việt Nam ngày nay nhưng không xẻ nách) và chiếc áo dài thượng Hải( xẻ đến đầu gối) để từ đó chế ra áo dài Việt Nam. Vì thế có thể coi chiếc áo dài của người phụnữ đầu tiên giống như chiếc áo dài của ngừời Chàm nhưng có xẻ nách. Chiếc áo dài ngày nay hộitụ cả hai yếu tố của phương Bắc và phương Nam tạo nên sự cân đối hài hoà.Cho đến đầu thế kỷ XX, phần đông áo dài phụ nữ thành thị đều may theo thể năm thânhay năm tà. Mỗi thân áo trước và sau đều có hai tà, khâu lại với nhau dọc theo sống áo. Thêmvào đó là tà thứ năm ở bên phải, trong thân trước. Tay áo may nối phía dưới khuỷu tay. Sở dĩ áophải nối thân và tay như thế là vì các loại vải tốt như lụa, sa, gấm, đoạn ngày xưa chỉ dệt đượcrộng nhất là 40 cm. Cổ, tay và thân trên áo thường ôm sát người, rồi tà áo may rộng ra từ sườnđến gấu và không chiết eo. Gấu áo may võng, vạt rất rộng, trung bình là 80 cm ở gấu, cổ áo chỉcao khoảng 2-3 cm.Trong thập niên từ 1930 đến 1940, cách may áo dài vẫn không thay đổi nhiều, nhưng phụ nữthành thị bắt đầu dùng các loại vải màu tươi, sáng hơn, được nhập khẩu từ châu Âu. Thời kỳ này,gấu áo dài thường được may trên mắt cá chân khoảng 20cm. Từ đây và tiếp tục cho đến gần cuốithế kỷ XX thiếu nữ khắp nơi mặc quần trắng với áo dài. Quần đen dành cho những phụ nữ đã lậpgia đình. Một vài nhà tạo mẫu áo dài đã bắt đầu xuất hiện, nhưng họ mới chỉ bỏ đi phần nối giữasống áo vì vải của phương Tây dệt có khổ rộng hơn vải ta. Tay áo vẫn may nối. Thời đó, Hà Nội16đã có các nhà may nổi tiếng như Cát Tường ở phố Hàng Da và một số ở khu vực Hàng Trống,Hàng Bông. Năm 1939, nhà tạo mẫu Cát Tường đã tung ra một kiểu áo mới có tên gọi là Le Murmang mẫu dáng rất Âu hoá, áo Le Mur vẫn giữ nguyên phần áo dài may, không nối sống bêndưới, nhưng cổ áo khoét hình trái tim; có khi áo được gắn thêm cổ bẻ và một cái nơ ở trước cổ;vai áo may bồng, tay nối ở vai; khuy áo may dọc trên vai và sườn bên phải. Vậy là áo Le Murđược xem là táo bạo và chỉ có giới nghệ sỹ hay ăn chơi “thời thượng” lúc đó mới dám mặc.Nhưng chỉ đến khoảng năm 1943 thì loại áo này đã bị lãng quên.Đến khoảng những năm1950, sườn áo dài bắt đầu được may chiết eo. Các nhà may lúc đó đã cắt áo lượn theo thânngười. Thân áo sau rộng hơn thân trước, đặc biệt là phần mông để áo ôm theo thân dáng màkhông cần chiết eo; vạt áo cắt hẹp hơn, cổ áo cao lên trong khi gấu được hạ thấp xuống. Ngàynay, Việt Nam đã có một lực lượng đông đảo các nhà tạo mẫu áo dài, với đủ các loại chất liệuvải, họ vẫn luôn nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo đưa ra những mẫu mốt mới Chất liệu mới cho áoDài được kết hợp từ những tấm vải mẫu, thường được trang trí bằng những đường nét thủ cônghoặc thêu thùa. Song, cũng chỉ dừng lại ở việc thay đổi chất vải và hoa văn trên áo dài còn vềkiểu dáng vẫn phải giữ theo “công thức” cũ, nghĩa là không khác gì nhiều với cái áo dài của photượng Ngọc Nữ thế kỷ XVII.2. Áo dài nam giới:Có lẽ sẽ thật là thiếu sót nếu không đề cập tới trang phục áo dài dành cho nam giới. Theonhà nghiên cứu Trần Thị Lai Hồng thì áo ngũ thân đi đôi với quần hai ống và khăn đội đầu cũnglà một trang phục truyền thống của phái nam. Tuy nhiên theo sắc dụ ban hành từ thời chúaNguyễn Vũ Vương thì sự quy định trang phục cho nam giới ít gò bó và thông thoáng hơn.”Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay hoặc rộng hoặc hẹp tùytiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền không cho xẻ mớ. Duy đàn ông khôngmuốn mặc áo cổ tròn và hẹp tay cho tiện làm việc thì cũng được” (trích sắc dụ này). Từ thập niên1930 trở đi mới xuất hiện áo dài nữ phục hai vạt, vậy về lý, áo dài nam phục hai vạt cũng phảixuất hiện khoảng thời gian đó.17Áo dài trong Hội nghị APEC tổ chức tại Hà Nội năm 2006Cụ già mặc áo dài the cúng Tất Niên nhân dịp Tết Nguyên ĐánTheo nhà biên khảo Trần Thị Lai Hồng thì áo ngũ thân đi đôi với quần hai ống và khăn đội đầucũng là quốc phục của phái nam. Các bà các cô dùng mầu sắc óng ả dịu mát trong khi đàn ôngcon trai chỉ dùng màu đen, trắng, hoặc lam thẫm. Theo sắc dụ ban hành từ thời Chúa Nguyễn VũVương thì sự quy định trang phục cho nam giới ít gò bó và thoáng hơn, “Thường phục thì đànông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay hoặc rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bênnách trở xuống phải khâu kín liền không cho xẻ mớ. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn vàhẹp tay cho tiện làm việc thì cũng được” (trích sắc dụ này).Một giả thuyết khác cho rằng từ khi Chúa Nguyễn Phúc Khoát ban hành sắc dụ về quốc phụcđã xuất hiện lối ăn mặc theo cách Việt Nam ở phái nam cho khác biệt với lối ăn mặc của ngườikhách trú. Cơ sở chính của cách tạo ra khác biệt là lối cài nút về bên trái thay vì bên phải giốngnhư người Hoa kiều (theo sách Việt Nam Văn Hóa Sử, tác giả Đào Duy Anh, đã chú dẫn trên18phần đầu mục Lịch Sử Áo Dài). Sự khác biệt thứ hai là trên chất liệu vải (thường bằng the mỏng,và mặc ra ngoài áo bà ba trắng, với phụ tùng lệ bộ kèm theo là khăn đóng (tức khăn vành chonam). Có thể ngay từ đầu, “quốc phục sơ khai” của nam giới đã chỉ có hai vạt và được biến cáchtrên chiếc áo Tàu “nhà Thanh”: dài gần tới gối và có đường xẻ hai bên từ hông trở xuống. Đếnthập kỷ 1930 khi xuất hiện áo nữ với hai tà dài thì được thay đổi chút ít cho gần gũi chiếc áo dàinữ phục.Kể từ năm 1952 thời Quốc gia Việt Nam, thủ tướng Trần Văn Hữu đã ấn định quốc phục chocác viên chức hành chánh trong chính phủ: nếu buổi lẽ mang tính cách tôn giáo hay lịch sử thì lễphục là áo dài chẽn, khăn đen, quần lụa trắng. Vậy nếu nói đến quốc phục truyền thống thì chínhchiếc áo dài nữ phục mới đậm nét hơn, được quy định bởi những văn bản pháp quy (sắc dụ chúaNguyễn Vũ Vương) và chuẩn mực ăn mặc rõ ràng hơn (chiếu chỉ quy định của vua Minh Mạngvề trang phục hoàn chỉnh cho áo dài nữ phục).Do đó khi nói đến áo dài Việt Nam, người trong lẫn ngoài nước thường nghĩ đến chiếc áo dài nữphục.Áo dài nam phục Việt Nam lại không có số phận may mắn như áo dài nữ phục. Ngày nay taít có dịp bắt gặp hình ảnh một thanh niên, thậm chí một ông cụ già Việt Nam, vận chiếc áo dàinam phục truyền thống. Áo dài nam phục chỉ còn xuất hiện tại những lễ hội mang đậm nét truyềnthống Việt Nam hay là lễ cưới, khi làm lễ ra mắt gia tộc. Đặc biệt tại tuần lễ cấp cao APEC 2006được tổ chức tại Việt Nam, trong lễ công bố Tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo các nền kinh tếAPEC đều mặc trang phục truyền thống của nước chủ nhà.Ngày nay, ta ít có dịp bắt gặp hình ảnh thanh niên mặc áo dài, chỉ những người có tuổi trongtrang phục áo dài truyền thống. Ta có thể đưa ra lí do giải thích cho điều này: Phải chăng áo dàinữ phục có quá trình hình thành và phát triển lâu hơn. Hơn nữa áo dài nữ được quy định bởi vănbản pháp quy ( sắc dụ của chúa Nguyễn Vũ Vương) và chuẩn mực ăn mặc rõ ràng hơn ( Chiếuquy định của Minh Mạng về trang phục hoàn chỉnh của áo dài nữ phục). Do đó khi nói tới áo dàingười nước ngoài và người ngoài nước thường nghĩ đến chiếc áo dài nữ giới.3. Áo dài trẻ em19Trẻ em Việt Nam thường mặc áo dài trong dịp lễ tết, đám cưới.Trang phục áo dài của cácem thường có màu sáng như màu đỏ,màu hồng,và thường đội khăn xếp tượng trưng cho sự trongsáng,hồn nhiên.Qua đó muốn gửi gắm thông điệp về một cuộc sống hạnh phục tươi đẹp.204. Áo dài váo ngày lễ:a, Áo dài trong ngày cưới:Nhân dân ta mỗi khi nói đến ngày cưới vẫn thường cho rằng : “Trăm năm mới có một lần” có lẽdo đó mà từ trước đến ngày nay những bộ trang phục trong ngày cưới bao giờ cũng hết sức đặcbiệt.Thời xưa bộ trang phục mà các co dâu mặc trong ngày cưới cũng chính là trang phục các cômặc trong ngày lễ hội cổ truyền của dân tộc: Áo tứ thân, áo ngũ thân, áo dài.Cho đến khi áo dài chính thức trở thành trang phục truyền thống của Việt Nam thì trong ngàycưới cô dâu thường mặc áo dài đỏ và trắng. Màu trắng biểu hiện sự tinh khiết cả về thể xác lẫntâm hồn, còn màu đỏ thể hiện ước mơ hai vợ chồng sẽ trăm năm hạnh phúc, son sắc, thuỷ chung.Nhưng cho đến ngày nay áo dài chỉ được thấy trong các đám hỏi, nạp tài, dạm ngõ. Còn trongcác ngày cưới chính thức các cô dâu thường chọn cho mình chiếc váy âu cách tân sang trọng.b, Áo dài trong tang lễĐối với người Việt Nam chọn trang phục để mặc trong tang lễ là điều rất quan trọng.Vìkhông gian tang lễ khác hoàn toàn so với các không gian khác. Đến tang lễ không chỉ là chiabuồn với gia đình người đã mất mà còn phải thể hiện sự tôn kính trân trọng đối với người đãkhuất. Từ xưa đến nay trang phục trong tang lễ là bộ đồ xô gai. Tuy vậy áo dài vẫn được lựa21chọn để mặc. Và một điểm đáng chú ý ở đây nữa là áo dài phải là những người thân, hàng xómđến chia buồn cùng gia quyến.I.5 – Sự tích về chiếc Áo dàiTừ xa xưa, phụ nữ trên đất Việt ta đều mặc váy cả, từ Bắc xuống Nam. Đến ngày nay chiếc váyđó chỉ còn rải rác ở một số vùng quê đồng bằng sông Hồng và vùng Thanh Nghệ. Chiếc áo dàiđã trở thành biểu tượng của phụ nữ Việt Nam. Thế thì nó đã có tự bao giờ?Sự tích áo dài Việt Nam. Xa xưa, cách đây ba thế kỷ, người dân Việt Nam từ già đến trẻ rất quíchiếc áo dài Việt Nam. Thời nay, trên các diễn đàn quốc tế, nhất là trong các cuộc thi hoa hậu,chiếc áo dài Việt Nam mang đậm tình quê hương, vừa chân chất giản dị, vừa bác học tô điểm vẻđẹp người con gái vùng lúa nước mênh mông sông Hồng và ruộng cò bay thẳng cánh sông CửuLong…Người phụ nữ xưa mặc áo dài tứ thân cùng với yếm đào, váy lụa Hà Đông, nón quay thaoqua nhiều giai đoạn “cách tân” cho đến ngày nay là một quá trình chọn lọc không mấy dễ dàng.Áo dài tứ thân, ngũ thân là tiền thân của áo dài nhị thân, quí cô, quí bà rất tự hào khi trình diễnvới thiên hạ. Những năm 30-40, ở thị thành xuất hiện áo dài kiểu tân thời Lơ Muya (Le Mur) biệtdanh của họa sỹ Lê Cát Tường cho nữ giới: áo dài màu vàng quá gối, có cổ cao viền xanh, quầntrắng, hai ống tay có viền vải xanh…(trích từ trang 45 Tự Điển Bách Khoa Việt Nam -tập 1- HàNội xuất bản năm 1995).Áo tứ thân xưa có bốn vạt rộng, thường có màu thẩm, bên trong có yếm đào liền với váythâm xuất hiện trong đời sống người dân Kinh Bắc, với giọng ca quan họ lâu đời. Yếm đào – áocánh – váy thâm có từ thời Hậu Lê, áo cánh khoác ngoài yếm, chỉ dài ngang lưng thon. Nay ởphố Hàng Đào cổ (Hà Nội), có đình Đồng Lạc lưu giữ dòng chữ Hán Đồng Lạc quyến yếm thị(quyến yếm thị đình) là nơi bán yếm lụa với nghề dệt lụa truyền thống.Vào thế kỷ XVIII, chiếc yếm có hình vuông vắt chéo trước ngực, góc trên khoét tròn làm cổ,hai đầu của cổ yếm đính mẫu dây để cột ra sau gáy gọi là yếm cổ xây, yếm cổ xẻ có cổ hình chữV, với ba đường chân chim gọi yếm cổ nhạn…Đàn ông đóng khố đuôi lươn,Đàn bà yếm thắm hở lườn mới xinh.22Áo dài từ thân ngày xưaNhớ thời Trịnh Nguyễn phân tranh, gây bao thảm họa nồi da xáo thịt, gần hai trăm năm, phânchia Đàng Trong và Đàng Ngoài. Khi xét thấy Đàng Trong đủ mạnh, đủ sức chống chọi vớiĐàng Ngoài. Chúa Nguyễn Phúc Khoát (1736-1765) ra chỉ dụ: “Phụ nữ phải ăn mặc cải cách,mặc quần thay váy, trên phần đất cai quản xứ mình có y phục giống nhau.” Cuộc cải cách bấtthành, phụ nữ chống lại lệnh chúa để bảo vệ thuần phong mỹ tục, từ xưa ông bà truyền lại.Đến đời vua Minh Mạng năm thứ 7 (1828), sai phán bộ Lễ: Dư đồ nước nhà đã hỗn hợp làmmột, văn hóa phép tắc cũng giống nhau, nhưng y phục dân gian còn cách biệt, không hợp vớicông việc cùng quê quán. Hạ lệnh cho dinh thần Quảng Bình, truyền khắp dân gian trong châu,mặc quần áo theo đúng nghi thức…Lệnh vua ban chẳng thiêng, dân phương bắc vẫn ung dung mặc váy cùng với áo tứ thân, yếmđào, nón quai thao23Đến thời Pháp thuộc, ít nhiều có ảnh hưởng Tây hóa, chiếc áo tứ thân, ngũ thân còn mayrộng chưa có EO, sau đó áo tứ thân chuyển thành áo nhị thân có EO, dần đến áo có hoa văn trướcngực, muôn màu muôn vẻ, nổi bật tiềm ẩn tuổi trẻ trung, khó mờ phai.Hà nội-Thăng Long, ngàn năm văn vật, có làng Trạch Xá, huyện Ứng Hòa, quê hương“Áo lụa Hà Đông”, nay là Hà Nội, có nghề may áo từ thời nhà Đinh. Tiếng lành đồn xa, đượctriều đình Huế triệu về may áo cho vua. Thợ ngắm nhìn vua “từ xa,” cắt may ngay được bộ áoquần vừa ý.Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội), có hai phố Lương Văn Can và phố Cầu Gỗ, có thợ may gốcgác người làng Trạch Xá. Với những kỹ xảo đo rất chuẩn: đường kéo cắt cho ngang cạnh thẳngsợi, đường viền cũng phải thật phẳng, không vênh đường tà. Mũi kim chỉ khâu tròn nhỏ xíu nhưtrứng nhện. Người khéo tay luồn tà bằng chỉ trắng vào áo đen, ít người nhìn thấy gọi là trong dánhồ, ngoài phô trứng nhện là câu nói đầu miệng của thợ may Trạch Xá.Chiếc áo dài Trạch Xá xưa, bao giờ cũng mềm mại hơn, tha thướt hơn. Ngày nay đấtnước thống nhất, đổi mới khắp mọi miền, áo dài lụa Hà Đông, áo dài tím Huế, áo dài tân thời Tp.Hồ Chí Minh hòa chung tên gọi áo dài Việt Nam với nhiều nét hoa văn lộng lẫy, uyên bác vàsống động, không những chiếm được sự tin yêu của phụ nữ Việt Nam mà cả khách quốc tế.Tháng 4-1898, Toàn quyền Paul Doumer ( Pôn Đu-me) làm lễ đặt viên đá đầu tiên xâydựng cầu lớn có chiều dài vắt qua hai bờ 1.680m, chia làm 19 nhịp cao 13,50m so với mặt nước.Ngày khánh thành chiếc cầu vĩ đại này vào năm 1902, có bốn thiếu nữ Việt Nam trong tà áo dàixinh đẹp duyên dáng đứng trên cỗ xe do hai con bò kéo, đã tham dự buổi diễu hành, đặt tên: cầuPôn Đu-me.(Đoạn văn này trích trong cuốn Le grands Dessier de L’illustration xuất bản tại Pháp năm1987).Sau Cách mạng Tháng 8/1945, Bác Hồ tuyên bố Độc lập (2-9-1945), ta xóa bỏ tên cầu PônĐu-me, toàn quyền thực dân Pháp cũ, đặt tên mới: cầu Long Biên.Năm 1988, báo Tiền Phong tổ chức thi Hoa hậu đầu tiên trong sự “lạ lẫm” của nhiều người Đếnnay, đã qua nhiều cuộc thi hoa hậu tôn vinh phụ nữ Việt Nam, có nhiều hoa hậu áo dài đẹp24nhất.Vẻ vang thay! Áo dài Việt Nam với tà áo tung bay khắp Pari, Luân Đôn với năm châu bốnbiển cho trời đất hãnh diện là người Việt Nam.CHƯƠNG II. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ NHỮNG NÉT MỚI, SỰ CÁCH TÂNCỦA CHIẾC ÁO DÀI QUA TỪNG GIAI ĐOẠNII.1 – Sự phát triển:Cũng không ngạc nhiên khi một người Việt Nam trả lời rằng tà áo Dài là một trong nhữnghình tượng tiêu biểu ở đất nước này. Thật khó mà dịch từ “áo Dài” sang bất cứ ngôn ngữ nào vìkhông ở đâu có một tà áo Dài như ở Việt Nam.Áo Dài, trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam, ôm sát cơ thể, có cổ cao và dàikhoảng ngang gối. Nó được xẻ ra ở hông. Áo Dài vừa quyến rũ lại vừa gợi cảm, vừa kín đáonhưng vẫn biểu lộ đường nét của một người thiếu nữ. Tuy nhiên, trải qua các giai đoạn lịch sửkhác nhau, những vùng địa lý khác nhau, trang phục áo dài đều có những nét đặc sắc riêng.Vào khoảng từ năm 1618 đến năm 1623, một vị giáo sư người Italia có tên Cristoforo Borri,sống ở vùng Quảng Nam đã nhận xét trong một cuốn sách của ông rằng: “Người Việt Nam xưanay thường có tính kín đáo. Tuy là một nước nhiệt đới, nhưng người Việt ăn mặc rất kín đáo, cóthể là kín đáo nhất so với các dân tộc khác trong vùng”. Có lẽ người Việt xưa đã phải dành nhiềuthời gian để nghiên cứu, tìm cách phối hợp những nguyên tắc thẩm mỹ với quy luật kín đáo cốhữu của dân tộc vào việc may mặc. Chẳng hạn, do đặc thù về nhân chủng học, người Việt có cáicổ thường không cao, người xưa đã biết may cổ áo thấp xuống và ôm sát cổ, trong khi tóc đượcvấn cao lên, để lộ gáy Và vì thế, cái cổ của một phụ nữ Việt Nam có nhan sắc trung bình vẫntrở nên thanh tú và cao sang hơn. Phải chăng đó là tiền đề cho phần cổ của chiếc áo dài?Áo dài của người Việt vẫn có tiếng là gợi cảm. Người Trung Quốc gọi loại áo này là “bìbào”, có nghĩa là áo mặc sát vào da. Đến nay, vẫn chưa có ai khẳng định được chiếc áo dài ViệtNam xuất hiện từ bao giờ và như thế nào? Tuy nhiên, chuyện được biết nhiều nhất là việc chúaNguyễn Phúc Khoát ở Đàng Trong, khi xưng vương (năm 1744) đã bắt quan, dân phải mặc lễphục lấy mẫu từ “Tam tài đồ hội” của nhà Minh, Trung Quốc. Vì thế mà có giả thuyết cho rằng,áo dài Việt Nam xuất xứ từ phương Bắc. Tuy nhiên, áo dài hay “bì bào” không phải là lễ phục.áo dài chỉ là một loại thường phục trang trọng có thể mặc để tiếp khách hay đi chơi. Loại “bìbào” độc nhất ở Trung Quốc thường được gọi là “xường xám”, có nghĩa là áo dài, chỉ xuất hiệnvào những năm của thập niên 1930 tại Trùng Khánh và Thượng Hải.Vào năm 1776, sau khi chúa Trịnh ở Đàng Ngoài chiếm được kinh đô Phú Xuân của xứĐàng Trong, quan Hiệp Chấn Thủ Lê Quý Đôn đã ra lệnh cho dân ở đây phải ăn mặc theo lề lốicủa Đàng Ngoài. Theo lệnh này, về thường phục thì: “Từ nay trở đi, đàn ông và đàn bà chỉ được25

Xem Thêm :  Chrome tự mở tab quảng cáo


LỊCH SỬ 100 NĂM ÁO DÀI VIỆT NAM | VẺ ĐẸP VIỆT


Chương trình đặc biệt của VTV giới thiệu về lịch sử áo dài Việt Nam qua các thời kỳ.
Vẻ_Đẹp_Việt Áo_dài vtv
■ Các đơn vị có nhu cầu thực hiện chương trình truyền thông, quảng bá xin liên hệ Ban Khoa Giáo Đài THVN
■ FanPage: https://www.facebook.com/vtvchatluong…
■ Email: vtvclcs@gmail.com
■ VTV2 giữ bản quyền hình ảnh. Nghiêm cấm đăng tải lại nếu không có sự cho phép bằng văn bản.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật

Related Articles

Back to top button