Kiến Thức Chung

VN-EU: Cần gỡ rối cho vụ Trịnh Xuân Thanh

VN-EU: Cần gỡ rối cho vụ Trịnh Xuân Thanh

4 tháng 5 2018

Thủ tướng Slovakia, Peter Pellegrini, và thủ tướng Đức, bà Angela Merkel trong động thái chưa từng có của lịch sử ngoại giao châu Âu đã cùng công khai nói với báo chí hôm 2/5/2018 về vụ 'bắt cóc Trịnh Xuân Thanh'.

Chụp lại hình ảnh,

Thủ tướng Slovakia, Peter Pellegrini, và thủ tướng Đức, bà Angela Merkel trong động thái chưa từng có của lịch sử ngoại giao châu Âu đã cùng công khai nói với báo chí hôm 2/5/2018 về vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’

Khủng hoảng quan hệ giữa Việt Nam với Slovakia và Đức ‘rất căng’, nhưng có hướng giải quyết và Việt Nam cần chủ động và làm qua đường ngoại giao, theo một số ý kiến từ giới quan sát thời sự.

Trước hết, bình luận với BBC hôm 04/5/2018, ông Đặng Xương Hùng, nguyên Lãnh sự Việt Nam tại Geneva và cựu Phó Vụ trưởng Bộ Ngoại giao, hiện sống tại Thụy Sỹ nói:

“Như phía Slovakia đã nói, nếu thấy sự trả lời không thỏa đáng thì họ sẽ bảo lưu những biện pháp tiếp theo, câu trả lời đó rất ngoại giao và cũng rất là khẳng định, tức là rất là căng rồi.”

Các ý kiến khác, từ Berlin và Hà Nội, cũng nói chính quyền Việt Nam cần hiểu tầm nghiêm trọng của vụ việc và có động thái thích ứng.

Cụ thể là có lời giải thích thành thật với chính quyền các nước châu Âu và có động thái nhằm làm họ hiểu là Việt Nam tôn trọng quan hệ lâu dài với EU.

Hôm 03/5, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Slovakia, ông Peter Susko, cho BBC hay:

“Chúng tôi đã yêu cầu phía Việt Nam phải cung cấp cho chúng tôi thông tin liên quan tới các cáo buộc theo đó nói Slovakia có ‘tham gia’ là quốc gia trung chuyển trong quá trình bắt cóc một công dân Việt Nam từ Đức đưa về Việt Nam”

Đại sứ Việt Nam tại Slovakia, ông Dương Trọng Minh, bị Bộ Ngoại giao nước chủ nhà triệu lên để giải thích quanh cáo buộc được báo chí Đức và Slovakia đề cập công khai trong thời gian gần đây.

Bratislava đòi ông Đại sứ Việt Nam đưa ra những “giải thích” liên quan tới “các cáo buộc nói rằng Slovakia có tham gia dưới bất kỳ hình thức nào vào những hành động – nếu được chứng minh là có – vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế”.

Ông Susko nói:

Website mzv.sk

Nguồn hình ảnh, Website mzv.sk

Chụp lại hình ảnh,

Dù sang nhậm chức đầu năm nay, Đại sứ Dương Trọng Minh (thứ hai từ bên phải) đã bị Bộ Ngoại giao Slovakia triệu lên làm việc hôm 3/5/2018 cho vụ việc xảy ra năm 2017

“Nếu các cáo buộc đó được xác nhận, Slovakia sẽ coi đó là một vụ việc quốc tế nghiêm trọng, gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho quan hệ song phương giữa chúng tôi với Việt Nam.”

Tuy nhiên, sau cuộc gặp, phía Slovakia nói họ chưa nhận được lời giải thích.

“Ngài Đại sứ đã hứa sẽ đưa ra câu trả lời sau khi liên hệ với Hà Nội,” ông Susko cho BBC biết thêm.

“Chúng tôi nói với Ngài Đại sứ rằng nếu chúng tôi thấy lời giải thích của Việt Nam, một khi lời giải thích đó được trao cho chúng tôi, là không thỏa đáng, thì Bộ Ngoại giao và Cộng hòa Slovakia bảo lưu quyền áp dụng các biện pháp tiếp theo, phù hợp với quy tắc ngoại giao.”

Cần giải quyết thế nào cho ổn thỏa?

Nay ông Đặng Xương Hùng nói:

“Cách mà ông Đại sứ Việt Nam trả lời là sẽ có câu trả lời sau khi liên hệ với Hà Nội, thì đó là một câu chuyện rất dễ hiểu của một ông Đại sứ Việt Nam ở tất cả các nơi và ở tất cả các câu chuyện tương tự như vậy.

Xem Thêm :   Tuyển tập những câu nói hay về cuộc sống bình yên hay nhất

Xem Thêm :  Chuồng Chó Thanh Lý, Mua Bán Chuồng Chó Cũ Giá Rẻ Tại Hà Nội, Tp HCM

“Nhưng câu trả lời của phía Slovakia nói chung là rất rõ ràng và khiến cho phía Bộ Ngoại giao và khiến cho phía Việt Nam cần phải suy nghĩ để có cách trả lời và phải kèm theo một phương án giải quyết nào đó.”

Khi được hỏi giữa lúc dường như trong vụ việc Trịnh Xuân Thanh, Việt Nam và Đức, Slovakia đang có những ‘khác biệt’ khá sâu sắc, có lời khuyên nào để giải quyết vụ việc thấu tình, đạt lý và quan hệ các bên được cải thiện, ông Đặng Xương Hùng nói:

“Theo tôi phía Bộ Ngoại giao cần phải thành thực, làm một bản báo cáo thành thực về những gì phía Việt Nam gọi là “đạt được” rồi cân đo đong đếm với hậu quả; mà phía Việt Nam cần ghi rõ ra thật nhiều những hậu quả tai hại đến dân tộc, người dân, đến nền kinh tế, đến uy tín, đến vị thế, hình ảnh của Việt Nam.

“Bộ Ngoại giao, trong lúc này, cần phải liệt kê ra hết để các bên liên quan nhìn lại vụ việc này một cách như thế nào đó để tìm giải pháp, chứ không phải để đối phó…

“Ví dụ, chẳng cần Hiệp định Thương mại Tự do với EU cũng là một cách để đối phó, nhưng nếu như đã đi vào đường tàu của văn minh nhân loại, thì Bộ Ngoại giao Việt Nam, trong đó có rất nhiều người đã được đi đến các nước phương Tây, rất nhiều bộ óc, nhiều người về hưu bây giờ đã thấy cần phải cải tổ, có cách nghĩ khác cho Bộ Ngoại giao Việt Nam.”

Ông Trịnh Xuân Thanh

Nguồn hình ảnh, Getty Images

Chụp lại hình ảnh,

Ông Trịnh Xuân Thanh, người đã ra ‘đầu thú’ tự nguyện, theo truyền thông và nhà nước Việt Nam, đã bị kết án ‘chung thân’ trong các phiên tòa gần đây

Theo ông Đặng Xương Hùng, cựu Vụ phó Bộ Ngoại giao này, nếu ông là lãnh đạo của Bộ này, ông sẽ lên đường thăm Đức, Slovakia để trực tiếp giải quyết và cần thiết thì cần có lời xin lỗi, nhận lỗi và giải quyết mọi việc qua kênh ngoại giao.

“Có thể nói với họ rằng đây là việc mà chúng tôi bất đắc dĩ” và “xin họ tha lỗi và thông cảm,” ý kiến này nói.

Từ Hà Nội, tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao nói với thảo luận Bàn tròn 03/05 của BBC:

“Theo tôi có hai vấn đề các nhà lãnh đạo Việt Nam phải chú ý‎. Thứ nhất, đó là những vấn đề về pháp l‎ý những vấn đề về tố tụng tại tòa án ở Đức. Việc đó không thể bằng quan hệ chính trị để can thiệp được, việc đó phải chấp nhận thôi. Tuy nhiên, mối quan hệ chính trị và ngoại giao đã ghi nhận được cho đến ngày này giữa Việt Nam và EU cũng như là giữa VN với Đức tôi tin là nước Đức cũng không sung sướng gì khi xử l‎ý vụ việc này.

“Cho nên về mặt quan hệ ngoại giao cũng như chính trị thì chính phủ Việt Nam cũng nên chân thành, thẳng thắn và đặc biệt là chân thành để trao đổi đàm phán với các quốc gia ở châu Âu, đặc biệt trước hết là với Đức để làm sao giảm thiểu hậu quả rất là nguy kịch đối với quan hệ giữa Việt Nam với Đức và các nước ở châu Âu.”

Tuy nhiên, khi được hỏi liệu ‘nhận lỗi’ hay ‘xin lỗi’ được đưa ra, nếu các cáo buộc từ phía Đức và Slovakia là có cơ sở, thì liệu Việt Nam có quan ngại về vấn đề rắc rối luật pháp quốc tế hay không, chẳng hạn như có thể ‘bị kiện’, ông Đặng Xương Hùng đáp:

Xem Thêm :   Học phát âm tiếng Trung bài 1 | Phụ âm trong tiếng Trung

Xem Thêm :  Cách làm chậu hoa từ can nhựa, chai nhựa đơn giản cực hay!

“Chính thế, cái đó thì Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng phải làm cho lãnh đạo Việt Nam biết rõ những điều đó và cái giá đó có lớn hơn việc không ký được Hiệp định Thương mại, có lớn hơn là… Việt Nam có thể [được xem] là coi thường tất cả những niềm tin của các nước khác? Có lớn hơn không?

“Nếu Bộ Ngoại giao có đủ năng lực chứng minh rằng cái đó, một lời xin lỗi, còn ít hơn cái kia, thì lúc ấy là lúc Bộ Ngoại giao đã trưởng thành,” ông Đặng Xương Hùng từ Geneva nêu quan điểm riêng.

Cũng trong Thảo luận Bàn tròn hôm 03/05, nhà báo Mạc Việt Hồng từ Warsaw, Ba Lan nêu ý kiến:

“Tôi không tin rằng phía Đức sẽ tìm được sự chân thành từ phía Việt Nam đâu vì tôi nghĩ cái đó là hơi khó nhưng sự nhún nhường thì có thể. Gần đây tôi có nhận được một số thông tin rằng một số nhà hoạt động trong nước nhận lại được hộ chiếu, được rút lại lệnh cấm xuất cảnh và nhận được visa. Có thể đó là tác động từ Đại Sứ quán Đức ở Việt Nam.

Tôi nghĩ rằng để mà chân thành nhận lỗi để mà xin lỗi thì tôi không chờ đợi điều đấy nhưng tôi chờ đợi một sự nhún nhường từ phía Việt Nam. Một số nhún nhường như là một số nhà hoạt động trong nước nhận lại được hộ chiếu, cho phép một số nhà hoạt động xuất cảnh và có thể có thêm một số sự nhún nhường nữa như là giảm bản án hoặc phóng thích trước thời hạn cho một số tù nhân lương tâm. Có thể Việt Nam sẽ cần đổi chác qua những thứ như vậy.”

Làm ẩu, manh động?

Cũng hôm 04/5, nhà báo tự do Lê Mạnh Hùng từ Berlin ông nói với BBC News Tiếng Việt:

“Đây là một vụ theo tôi là có sự làm ẩu, chính vì vậy bây giờ việc trừng phạt nhau tôi cho rằng chẳng đem lại lợi ích gì cho cả hai quốc gia cả, mà tốt hơn hết nên có sự hợp tác để cùng giải quyết vấn đề này.

“Mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Đức không chỉ dừng ở quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia mà còn ảnh hưởng đến lợi ích chiến lược của cả hai nước về lâu dài nữa. Thành ra, theo tôi nghĩ, chính phủ Việt Nam nên gạt bỏ ‘những tự ái, những sĩ diện cá nhân’, mà nhìn thẳng vào vấn đề và hãy chủ động bắt tay với phía Đức để giải quyết vụ này cho ổn thỏa.

“Tôi tin rằng phía Đức cũng sẵn sàng tiếp xúc, đàm phán để giải quyết với nhau theo con đường tốt nhất bằng con đường ngoại giao.

Zeit.de

Nguồn hình ảnh, Zeit.de

Chụp lại hình ảnh,

Trang Zeit.de của Đức có bài dài về vụ ‘bắt cóc’ ông Trịnh Xuân Thanh từ Berlin đem về Hà Nội. Sau đó, các báo Đức, Czech, Slovakia tiếp tục đưa tin về phiên tòa và nghi vấn ông Thanh từng bị ‘đưa sang Slovakia’

“Bởi vì sự việc xảy ra theo ý kiến riêng của tôi, đây cũng là sự thiếu tham vấn bên phía ngoại giao của Việt Nam, có vẻ như đây là một sự manh động của các sỹ quan an ninh, tình báo nào đó để chạy theo thành tích, có thể thế chăng?

“Vì vậy, nên chăng tận dụng hiểu biết của giới ngoại giao trong vụ việc này và Việt Nam không thiếu các chuyên gia giỏi về Đức, họ rất hiểu về văn hóa, hiểu nước Đức ra sao, nên cần tham vấn họ, sau sự kiện Trịnh Xuân Thanh, tôi cũng đọc được nhiều bài báo rất hay phân tích nguyên nhân và hướng giải quyết vấn đề này giữa Việt Nam và Đức, thành ra tôi nghĩ cố gắng đi theo con đường đó thì sẽ đạt hiệu quả.”

Xem Thêm :   cấu trúc và chức năng màng tế bào

Xem Thêm :  Cách bẫy chuột cống nhum hiệu quả của dân miền tây

Theo nhà báo này, Việt Nam không nên nghĩ rằng sự việc cứ ‘để lâu… sẽ hóa bùn’ mà nên giải quyết,

Im lặng bí hiểm?

Ông Lê Mạnh Hùng cũng nhắc đến một nhân vật nữ nữa là bà Đỗ Thị Minh Phương, được các cơ quan điều tra phía Đức cho rằng có trực tiếp liên quan tới vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’ từ một công viên ở Berlin.

Nhà báo Lê Mạnh Hùng nói ngành ngoại giao và chính quyền Việt Nam, nếu thấy có sự hiểu lầm, thì cần mau sớm có giải thích, làm sáng tỏ về những gì xảy ra với nhân vật này để rộng đường dư luận và mọi việc sớm được sáng tỏ.

Facebook Live

Nguồn hình ảnh, Facebook

Chụp lại hình ảnh,

Trang Facebook của Thủ tướng Pellegrini đã chạy Live từ ngay cuộc họp báo chiều 02/05 ở Berlin của ông với người tương nhiệm Đức, bà Angela Merkel. Ông Pellegrini đã nhắc nhiều đến vụ Trịnh Xuân Thanh

Phiên tòa ở Berlin đang diễn ra đã nghe các nhân chứng nói họ thấy ông Trịnh Xuân Thanh và một phụ nữ bị một nhóm đàn ông bắt khỏi công viên Tiergarten ở Berlin cuối tháng 7/2017.

Cho đến nay, ngoài chuyện đưa tin ông Trịnh Xuân Thanh “về Việt Nam rồi đến cơ quan công an ra đầu thú”, truyền thông do Đảng Cộng sản kiểm soát ở nước này không nhắc đến người phụ nữ này.

Báo chí Việt Nam cũng không nói ông Thanh về bằng cách nào, và bằng loại giấy tờ xuất nhập cảnh ra sao.

Giới chức Việt Nam có lẽ cũng chưa hình dung được sự nghiêm trọng của vụ việc khiến cho hai thủ tướng đương nhiệm của hai nước châu Âu cùng họp báo nhắc đến vụ Trịnh Xuân Thanh.

Thủ tướng Slovakia, Peter Pellegrini, và thủ tướng Đức, bà Angela Merkel trong động thái chưa từng có của lịch sử ngoại giao châu Âu đã cùng công khai nói với báo chí hôm 2/5/2018 về vụ ‘bắt cóc Trịnh Xuân Thanh’.

Trước sự im lặng lâu dài này, TS Hoàng Ngọc Giao đề nghị:

“Theo tôi cách ứng xử có lẽ là thông thái nhất, mặc dù nó đã chậm rồi, thì chính phủ Việt Nam, và các nhà lãnh đạo Việt Nam nên có những thông tin về vụ việc tòa án ở Đức đang xử Trịnh Xuân Thanh và cũng nên có những lời giải thích thỏa đáng đối với nhân dân.

Bởi lẽ nếu như chính phủ tiếp tục im lặng cũng như không có truyền thông về những nội dung này thì trong thời đại Internet cũng như truyền thông quảng bá hiện nay thì người dân đều biết cả.

“Trong việc này chính phủ Việt Nam mặc dù không phấn khởi gì lắm, phải đối mặt với sự thật. Sự thật dù khó khăn nhưng theo tôi phải đối mặt với sự thật đó và phải cho công luận, cho người dân Việt Nam biết được câu chuyện này và có những lời giải thích thỏa đáng trước nhân dân.

Bởi vì muốn hay không muốn thì đây là trách nhiệm của chính phủ đối với nhân dân Việt Nam.”

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Related Articles

Back to top button