Giáo Dục

Ngữ pháp tiếng việt – biện pháp tu từ so sánh

QMI Education – Biện pháp tu từ so sánh là biện pháp tu từ được sử dụng nhiều nhất trong đời sống thường ngày cũng như trong văn học của người Việt. Hãy cùng học tiếng Việt Online tìm hiểu về chủ đề này nhé!

I. ĐỊNH NGHĨA

So sánh là đối chiếu 2 hay nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có những nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho lời văn.

So sánh làm nổi bật một khía cạnh nào đó của sự vật, sự việc. Giữa hai vế so sánh thường có các từ so sánh: như, là, giống như, như là…

Ví dụ:

1. Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan

Phân tích: “Trẻ em” được so sánh với “búp trên cành” – ý nói sự ngây thơ của trẻ em

2. Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

Phân tích: “ngôi sao” – “mẹ”, ý muốn nói tình yêu bao la vĩ đại của người mẹ

II. CẤU TẠO CỦA BIỆN PHÁP SO SÁNH

– A là B:

Xem Thêm :  Cách nấu bột với sữa công thức cho bé mau ăn chóng lớn!

“Người ta là hoa đất”

(tục ngữ)

“Quê hương là chùm khế ngọt”  

[Quê hương  – Đỗ Trung Quân]

– A như B:

“Nước biếc trông như làn khói phủ

 Song thưa để mặc bóng trăng vào”

[Thu vịnh – Nguyễn Khuyến]

“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét

Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng

Như xuân đến chim rừng lông trở biếc

Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương”

[Tiếng hát con tàu  – Chế Lan Viên]

– Bao nhiêu…. bấy nhiêu….

“Qua đình ngả nón trông đình

Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”

                                                    [ca dao]

 Trong đó:

+ A – sự vật, sự việc được so sánh

+ B – sự vật, sự việc dùng để so sánh

+ “Là” “như” “bao nhiêu…bấy nhiêu” là từ ngữ so sánh, cũng có khi bị ẩn đi.

III. CÁC BIỆN PHÁP SO SÁNH

1. PHÂN LOẠI THEO MỨC ĐỘ

Tùy thuộc vào mức độ, người ta phân so sánh thành hai loại

  • So sánh ngang bằng

Có sử dụng các từ so sánh gồm: Là, như, y như, giống như, như là, tựa như, bao nhiêu, bấy nhiêu…

Ví dụ so sánh ngang bằng:

Ví dụ 1: Bao nhiêu tấc đất tấc bằng bấy nhiêu 

Ví dụ 2: Anh em như thể tay chân.

Ví dụ 3: Thầy thuốc như mẹ hiền.

Ví dụ 4: Người cha, là bác, là anh

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ.

Ví dụ 5: Bà như quả đã chín rồi

Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng

  • So sánh không ngang bằng

Có sử dụng các từ ngữ so sánh gồm: Hơn, hơn là, kém, chưa bằng, chẳng bằng…

Xem Thêm :  Danh sách các thể thơ thường gặp và cách đơn giản để nhận biết

Ví dụ so sánh không ngang bằng

Ví dụ 1: Thà rằng nhịn miệng qua ngày – Còn hơn vay mượn mắc dây nợ nần.

Ví dụ 2: Một giọt máu đào hơn ao nước lã.

Ví dụ 3: Một trăm gầu tát không bằng một bát nước mưa.

Ví dụ 4: Những ngôi sao thức ngoài kia

Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con

2. PHÂN LOẠI ĐỐI TƯỢNG

  • So sánh các đối tượng cùng loại

Lúc ở nhà, mẹ cũng là cô giáo

Khi đến trường cô giáo như mẹ hiền

  • So sánh các đối tượng khác loại

Anh đi bộ đội sao trên mũ

Mãi mãi là sao sáng dẫn đường

Em sẽ là hoa trên đỉnh núi

Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm

  • So sánh cái cụ thể với cái trừu tượng và ngược lại

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

“Trường Sơn: chí lớn ông cha

Cửu Long: lòng mẹ bao la sóng trào”

Để biết thêm thông tin, xin liên hệ:

QMI EDUCATION

->>> Đăng ký tư vấn

Inbox: m.me/YeutiengViet154

Tel: 024 3869 1999

Hotline: 0914 154 668

Mail: tuvanqmi@outlook.com

Address: số 14 TrungYên 3, Cầu Giấy, Hà Nội


Lớp 3: ( #tiết 15) luyện từ và câu : Ôn tập So sánh


Gv: Nguyễn Thu Oanh

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button