Thủ Thuật

Đánh giá tự luyến là gì – bệnh tự luyến có nguy hiểm không

Bạn đang xem: Đánh giá tự luyến là gì – bệnh tự luyến có nguy hiểm không Tại Website saigonmetromall.com.vn

Tự luyến là gì?

Tự luyến là một trong những đặc điểm  tính cách đặc biệt của con người. Những người tự luyện là những người luôn nghĩ rằng bạn thân mình vượt trội hơn người khác. Hầu như mọi quy tắc thông thường được đặt ra không phải để áp dụng lên những người này vì họ rất đặc biệt và khác hoàn toàn với những người còn lại. 

Tuy nhiên, tự luyến không phải lúc nào cũng chỉ dừng lại ở một đặc điểm tính cách, đôi khi nó sẽ phát triển thành bệnh tự luyến. Căn bệnh này có tên tiếng anh là Narcissistic Personality Disorder hay còn được gọi với cái tên khoa học khác là rối loạn nhân cách ái kỷ.  Đây là căn bệnh được các bác sĩ đánh giá có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng không hề kém cạnh các loại bệnh lý về thể chất khác.  

Đây là một trong số các hội chứng dạng hội chứng rối loạn nhân cách thường gặp. Những người mắc bệnh tự luyến sẽ luôn cho rằng bản thân là quan trọng nhất,  họ luôn ảo tưởng tầm quan trọng bản thân đối với những người xung quanh. Lúc nào cũng nghĩ mình là cái rốn của vũ trụ, là hoàn hảo 100% mặc dù chính họ đang mắc phải khiếm khuyết nghiêm trọng về tính cách.

Đặc điểm tính cách của người tự luyến

Vậy,  bạn có thắc mắc những người tự luyến sẽ có đặc điểm tính cách như thế nào không?  thông thường, những người tự luyến sẽ có những dấu hiệu rất dễ nhận biết. Dưới đây là một vài những đặc điểm nổi bật vì tính cách của người có tính tự luyến, hãy cùng Nut Corner tham khảo nhé!

  • Luôn nói về bản thân quá nhiều

Bạn có thể dễ dàng nhận thấy trong bất kỳ cuộc nói chuyện về chủ đề nào thì những người tự hứa sẽ luôn có xu hướng ngắt lời người khác và hướng trọng tâm câu chuyện và bản thân của họ. Họ sẽ luôn tự cho mình là trung tâm, là chủ đề của các cuộc bàn luận,  Họ luôn thích gây sự chú ý và muốn người khác bàn luận về mình. 

Khi bạn nói chuyện với một người có tính cách tự luyến, bạn sẽ nhận thấy họ nói rất nhiều về bản thân, nói về những tài lẻ, những khả năng của họ hay những thứ họ làm được,.. với mục đích là muốn nhận được sự ngưỡng mộ từ mọi người xung quanh. Đây là đặc điểm bạn có thể dễ dàng nhận thấy nhất đối với một người mắc bệnh tự luyến.

  • Luôn nghĩ bản thân là tài giỏi nhất

Những người từ luyến luôn muốn nhận được sự ngưỡng mộ từ mọi người muốn được người khác công nhận họ tài giỏi bài và rất thích nghe những lời khen ngợi. Họ sẽ luôn cho rằng quan điểm của mình đưa ra luôn đúng và mọi người đều phải nghe theo. Nếu ý kiến của họ bị phủ nhận họ sẽ ngay lập tức bày tỏ thái độ bộ không đồng ý  chứ không bao giờ giờ chịu nhìn nhận hay tiếp thu  những ý kiến của người khác. 

Những người tự luyến sẽ gây cho bạn rất nhiều rắc rối nếu hợp tác hay làm việc với họ. Làm việc với người tự luyến sẽ gây ra rất nhiều rắc rối cho bạn bởi vì họ là tuýp người cực kỳ độc đoán, bảo thủ và cực kỳ cứng đầu. 

  • Không quan tâm đến nhu cầu của người khác

Những người tự luyến sẽ luôn đặt lợi ích của bản thân lên hàng đầu và không bao giờ quan tâm tới lợi ích của người khác. Khi gặp khó khăn, họ sẽ đòi hỏi sự giúp đỡ từ những người xung quanh nhưng ngược lại, khi bạn gặp khó khăn và cần được giúp đỡ thì họ sẽ phớt lờ hay thậm chí là coi như không hề quen biết. Có thể thấy họ không hề quan tâm tới nhu cầu của bất cứ ai ngoài bản thân mình, do đó tuýp người này cực kỳ ích kỷ. 

  • Thích khoe khoang và phóng đại sự thật

Những người tự luyện luôn có sở thích khoe khoang và phóng đại sự thật mặc dù bản thân họ không hề giỏi giang và nổi bật như những lời mà họ nói với bạn. Mọi thứ trong tay họ sẽ được phóng đại lên gấp 5 lần, thậm chí gấp 10 lần nhằm mục đích nâng cao giá trị chính bản thân họ. Để tạo ra sự nổi bật và muốn nhận được sự ngưỡng mộ, trầm trồ  của mọi người.

  • Luôn đề cao cái đẹp

Đối với những người mắc bệnh tự luyến, họ sẽ luôn đề cao cái đẹp và lấy đó làm tiêu chí sống quan trọng nhất. Những người này luôn thích chăm chút cho vẻ bề ngoài của mình. Họ sẽ luôn xuất hiện trước mặt bạn với sự chỉnh chu, hoàn hảo nhất. Đặc biệt, tác phong của họ cũng vô cùng lịch sự, nhã nhặn và gây được ấn tượng tốt với người đối diện. Sự hoàn hảo đối với họ luôn quan trọng nhất nên những người này có thế mạnh là vẻ bề ngoài cực kỳ thu hút. 

Xem Thêm :  Hàm concatenate trong excel, ứng dụng để nối các chuỗi, ô, mảng và cột

Dấu hiệu của bệnh tự luyến là gì?

Vậy làm sao để nhận biết bản thân hay những người xung quanh mình có đang mắc bệnh tự luyến hay không? Dưới đây là một trong những dấu hiệu dễ thấy nhất ở người mắc bệnh tự luyến mà bạn nên tham khảo.

  • Dấu hiệu của bệnh tự luyến là gì?

Để nhận biết ai đó có đang mắc căn bệnh tự luyến hay không thì bạn hãy quan sát thật kỹ những hành động và lời nói của họ, một vài dấu hiệu rất dễ nhận thấy là:

  • Luôn cho rằng bản thân đẹp và độc lạ: Những người mắc bệnh tự luyến luôn cho rằng bản thân họ là hoàn hảo nhất, là đẹp nhất không ai sánh bằng. Do đó đôi khi sẽ họ sẽ bị tự tin quá mức và xem thường người khác.  

  • Thường khoe thân, khoe của trên mạng xã hội: Mạng xã hội là một trong những nguyên nhân dẫn đến căn bệnh tự luyến này. Nhiều người quá tin vào những lời khen ảo trên mạng mà ảo tưởng về bản thân.

  • Muốn mọi người tán dương, ngưỡng mộ hay khen ngợi: Người tự luyến luôn muốn khoe khoang quá mức về bản thân với mong muốn được người khác ngưỡng mộ, khen ngợi.

  • Có thái độ không tốt khi người khác không ủng hộ quan điểm của mình, thậm chí phán xét những điều không tốt về mình. Những người này rất bảo thủ và cứng đầu.

  • Dấu hiệu cho thấy bạn đang hẹn hò với người tự luyến

Sẽ ra sao nếu bạn đang hẹn hò với một người tự luyến? Điều này sẽ khiến bạn vô cùng mệt mỏi và luôn gặp rắc rối với họ. Hãy xem người yêu mình có những dấu hiệu dưới đây không nhé!

  • Luôn luôn bị ảo tưởng: Nếu người yêu bạn bị ảo tưởng ảnh hưởng của mình đối với vạn vật, luôn coi mình là ưu tiên hàng đầu mà không quan tâm đến nhu cầu hay cảm xúc của người khác thì rất có thể bạn đang hẹn hò với một người tự luyến đấy!

  • Luôn cãi nhau như đứa trẻ: Khi cãi nhau với người tự luyến bạn sẽ cảm thấy họ chẳng có chút lý luận nào. Họ sẽ nói những câu buộc tội bạn mặc dù bạn chẳng làm gì. Trước khi nhận ra một nửa kia của mình mắc bệnh tự luyến thì khi cãi nhau bạn sẽ cảm thắng bực tức, bất lực và phí thời gian vô cùng.

  • Thường đổ lỗi: Người tự luyến luôn cho rằng họ đúng nên nếu có sai họ sẽ đổ lỗi cho hoàn cảnh, cho người khác hoặc cho bất cứ thứ gì họ có thể đổ lỗi. Nếu bạn đang hẹn hò với người tự luyến thì họ luôn đúng và bạn luôn sai, mọi vấn đề xảy ra trong mối quan hệ theo họ đều là do bạn. 

  • Nói dối không chớp mắt cũng là một dấu hiệu nhận biết người tự luyến. Họ cho rằng sống hai mặt hay dối trá là điều bình thường. Lúc mới gặp bạn họ sẽ khoe khoang bản thân, tẩy trắng quá khứ, đóng vai là người bị lừa dối để lấy lòng bạn. 

  • Cảm xúc lúc nào cũng bất an đối với những người tự luyến, họ sẽ cảm thấy bất an, lo lắng thái quá với những chuyện hết sức bình thường. Chẳng hạn như khi bạn nói chuyện với đồng nghiệp nam thì nửa kia của bạn sẽ ngay lập tức nghi ngờ, thái độ không hài lòng với điều đó.

Xem Thêm :  Những kiểu tóc xoăn sóng lơi ngang vai thần thái và xinh đẹp

Bệnh tự luyến có nguy hiểm không? 

Chứng rối loạn nhân cách ái kỷ thông thường sẽ xuất hiện nhiều hơn ở lứa tuổi trưởng thành và chúng xuất phát từ 3 nguyên nhân chính sau:

  • Do môi trường sống ảnh hưởng hoặc cách giáo dục của cha mẹ.

  • Do tác động của mạng xã hội gây ra.

  • Một số người mắc bệnh tự luyến có thể là do di truyền.

Trên thực tế, những người có tính cách tự luyến rất biết cách quảng cáo cho bản thân, nhưng vì những biểu hiện kể trên, họ thực sự là những người cô đơn. Họ khó có những mối quan hệ thân thiết hay tìm được một người bạn tâm giao cho mình do không biết kiểm soát bản thân. Điều đó khiến họ nói quá nhiều về bản thân mà không quan tâm đến người khác.

Ngoài ra, những người mắc chứng rối loạn nhân cách ái kỷ còn có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn người bình thường. Bởi khi họ không giành được sự ngưỡng mộ của số đông, họ rất dễ bị tổn thương và rơi vào trạng thái buồn bã, thất vọng và cô đơn. Họ cũng bị thất vọng về bản thân khi không đạt được mục tiêu đề ra.

>> Thảo khảo thêm: Đa nhân cách.

Làm thế nào để không trở thành người tự luyến

Nếu bạn không muốn trở thành người tự luyến thì bạn cần phải nhìn nhận lại tính cách của chính mình. Biết cân nhắc những từ ngữ để sử dụng  cho đúng hoặc không sử dụng những từ nào. Bạn cũng cần sử dụng đúng từ trong ngữ cảnh phù hợp.

Đừng ép người khác phải khen ngợi bạn, nếu muốn họ sẽ tự biết và làm điều đó. Ngoài ra,  bạn cũng nên lắng nghe và tiếp thu ý kiến ​​của người khác, lấy đó để hoàn thiện bản thân hơn chứ không nên quá bảo thủ, luôn cho mình đúng mà không để tâm đến quan điểm của người khác. 

Tuy nhiên, nếu bạn đã mắc bệnh tự luyến thì cách chữa cũng khá khó bởi đây là một chứng bệnh tâm lý. Đa phần những người mắc bệnh tự luyến cho rằng mình bình thường và không sao cả. Do đó họ sẽ không tìm đến sự tư vấn, chữa trị từ các chuyên gia.

Do đó, cách phổ biến để chữa bệnh tự luyến là thông qua giao tiếp. Bằng cách này, các chuyên gia tâm lý sẽ đi sâu vào tiềm thức của bệnh nhân để tìm ra nguyên nhân và hướng anh ta đến một tư duy, lối sống tích cực và cởi mở hơn.

Ngoài ra, gia đình và những người thân của bệnh nhân cũng cần phối hợp để trò chuyện, xây dựng một mối quan hệ vững chắc và tin cậy. Các thói quen sinh hoạt lành mạnh như thể dục, ngồi thiền, yoga,.. cũng rất tốt trong quá trình điều trị bệnh tự luyến.

Nên đối xử như thế nào với người tự luyến?

Những người mắc chứng tự luyến nên được đối xử  một cách khéo léo. Điều này sẽ giữ cho một mối quan hệ tốt đẹp nhưng cũng không khiến bạn cảm thấy quá khó chịu về tính cách đặc biệt của họ. 

Nên hưởng ứng những người tự luyến một các vừa phải, có chừng mực. Bạn có thể nói một vài lời động viên đối phương thay vì khen ngợi họ quá nhiều vì điều đó sẽ khiến họ ảo tưởng về bản thân. Đặc biệt, bạn cần tránh không nên tranh luận quá nhiều với những người tự luyến.

Những người mắc chứng tự ái không nên bị trêu chọc chỉ vì họ thổi phồng về bản thân quá mức. Không nên hùa theo số đông để chửi bới hay xúc phạm những người bệnh tự luyến.

>> Tìm hiểu thêm về Bản ngã

Những câu nói hay về người khiêm nhường trong cuộc sống

  • Người giản dị nhất thì không phải là người giản dị. Người khiêm tốn nhất thì không phải là người khiêm tốn

  • Chớ coi thường lời khuyên của bất cứ ai, mà trước hết hãy chú tâm xem xét đã. (Crưlôp)

  • Không gì giả dối hơn tỏ vẻ nhún nhường. Thường thì nó chỉ là sự cẩu thả trong quan điểm, và đôi khi là khoe khoang gián tiếp. (Jane Austen)

  • Một cái đầu tỉnh táo, một trái tim trung thực và một linh hồn khiêm nhường, đó là ba người dẫn đường tốt nhất qua thời gian và cõi vĩnh hằng (Walter Scott)

  • Nếu bạn lên kế hoạch xây dựng một ngôi nhà phẩm hạnh thật cao, trước tiên bạn phải đặt nền móng sâu bằng sự khiêm nhường. (Augustine)

  • Bạn bè có ích không phải chỉ bởi họ sẽ lắng nghe ta, mà còn bởi họ sẽ cười nhạo ta; Qua họ, chúng ta học được đôi chút khách quan, đôi chút khiêm tốn, đôi chút nhã nhặn; Chúng ta học được những nguyên tắc của cuộc đời và trở thành người chơi tốt hơn trong cuộc chơi. (Will Durant)

  • Chớ coi thường lời khuyên của bất cứ ai, mà trước hết hãy chú tâm xem xét đã. (Crưlôp)

  • Khi bạn ý thức được mình là người khiêm tốn nghĩa là bạn không còn khiêm tốn nữa. (Lev Tolstoy)

  • Ít nhất tôi còn đủ khiêm tốn để thừa nhận rằng thiếu tính khiêm tốn là một trong những khuyết điểm của tôi. (Hector Berlioz)

  • Không tự cho là thông minh chính là thông minh. (Ngạn ngữ Anh)

  • Đừng tự mãn. Đừng hào nhoáng. Luôn luôn có người giỏi hơn bạn. (Tony Hsieh)

  • Tính khiêm nhường và kiên nhẫn là bằng chứng chắc chắn nhất cho sự gia tăng của tình yêu. (John Wesley)

  • tôn trọng bản thân mình, thì cũng sẽ không được người khác tôn trọng. (N.Caramdin)

    Ai không tựbản thân mình, thì cũng sẽ không được người khác tôn trọng. (N.Caramdin)

  •  Khiêm tốn không chỉ là một vật trang trí, mà còn là một bảo vệ của đạo đức. (Joseph Addison)

  •  Lòng kiêu hãnh thấy sự nhún nhường đáng tôn kính, thường mượn áo choàng của nó. (Thomas Fuller)

  •  Hãy lao động nhiều hơn tất cả mọi người, nhưng hãy nói về bản thân mình ít hơn tất cả mọi người.

  • Sự kiêu căng làm hỏng cả những thiên tài tốt đẹp nhất. Không nhiều mối nguy hiểm rằng tài năng hay những điều tốt đẹp thật sự sẽ không được chú ý; và thậm chí ngay cả trong trường hợp đó, nhận thức được mình có nó và sử dụng tốt nó nên thỏa mãn được ta, và sự quyến rũ lớn nhất của mọi quyền năng là tính khiêm tốn. (Louisa May Alcott)

  • Người không tắm rửa thì càng xức nước hoa càng thấy thối. Danh tiếng và tôn quý đến từ sự chân tài thực học. Có đức tự nhiên thơm. (Phật học Trung Hoa)

  • Một người khiêm tốn có xu hướng tự tin hơn… một người với sự khiêm nhường thật sự biết họ được yêu thương dường nào. (Cornelius Plantinga)

  • Nói năng thận trọng đáng giá hơn hùng biện. (F.Bacon 5)

  • Bạn muốn người ta nghĩ tốt về mình không? Vậy đừng nói tốt về bản thân mình. (Blaise Pascal) 

  • Đức khiêm nhường đến từ tri thức; sức mạnh đến từ sự hy sinh. (Rudyard Kipling)

  • Đóa hoa ngát hương nhất e thẹn và nhỏ bé. (William Wordsworth)

  • Hãy trở thành con người tốt đẹp hơn và biết rõ mình là ai, trước khi gặp người lạ và hy vọng người ta biết mình là ai. (Gabriel Garcia Marquez)

  • Đó là sự khiêm tốn khi con chim sơn ca không đòi hỏi bất cứ ai phải lắng nghe nó; nhưng đó cũng là sự kiêu hãnh khi con chim sơn ca không quan tâm tới việc có ai lắng nghe nó hay không. (Soren Kierkegaard)


Tập 1: Soi gương nhiều, có phải bạn đang tự luyến?


Có rất nhiều người thích chăm chút bản thân, vậy những người đó có phải đang tự luyến, hay gặp vấn dề gì về tâm lý?

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật
Xem Thêm :  Top game miễn phí hay nhất dành cho trẻ em

Related Articles

Back to top button