Giáo Dục

Tính tự lập là gì? con đường thành công từ nỗ lực của chính mình

Bạn có não trong đầu, có chân trong giày có thể tự mình điều khiển được hướng đi vậy tại sao bạn không tự lập để làm nên thành công từ chính những ý tưởng bạn đang ấp ủ. Bạn có biết sự khác biệt giữa Việt Nam với những quốc gia phát triển trên thế giới là gì không? Là ở cách giáo dục con cái – chủ nhân tương lai của đất nước. Ngay từ khi còn bé, con cai của họ đã được tự lập từ những việc đơn giản, nhỏ nhặt nhất để sau này khi lớn lên chúng có thể tự đưa ra quyết định đúng đắn trước những bước ngoặt lớn của cuộc đời. Vậy tính tự lập là gì? Timviec365.vn cũng đang rất háo hức tìm hiểu về đức tính này và những biểu hiện của nó trên bước đường thành công.

1. Tính tự lập là gì? 

tính tự lập là gì Tự lập là những suy nghĩ, hoạt động do chính bản thân thực hiện

Hiểu một cách đơn giản tự lập là những suy nghĩ, hoạt động do chính bản thân thực hiện từ kế hoạch đã được vạch ra trước đó để quyết định cuộc đời bước đi trên đôi chân của chính minh, không phụ thuộc, không chờ giúp đỡ. Đó là những cách nghĩ độc lập, tự lo cho bản thân và có thể đưa ra các quyết định trong công việc và cuộc sống của mình. 

Tự lập không phân biệt độ tuổi lớn nhỏ, không chờ đến khi trưởng thành mới cần tự lập. Nhận xét về tính tự lập không giống như tính cách, tự lập được hình thành và chịu tác động trực tiếp  từ cách nuôi dạy con cái của các bậc phụ huynh. Vì vậy để rèn cho con cái mình đức tính tự lập từ sớm, bố mẹ chính là người phải hiểu rõ nhất về khái niệm, bản chất của đức tính hữu ích cho sự phát triển của con mình. 

“Hãy tự giúp mình và thiên đường sẽ giúp bạn” là một câu nói ấn tượng đề cao tính tự lập. Cuộc sống là một chặng đường dài với đầy rẫy những khó khăn, thử thách mà không ai có thể thay chúng ta bước đi bởi họ cũng đang bận vượt qua những chông gai, trắc trở đó. Đôi chân trên cơ thể bạn được định hướng bước đi từ bộ não trong đầu bạn không phải trên người khác. Bởi vậy để hướng đi tốt nhất chỉ được đưa ra từ chính bạn. Không ai hiểu bạn hơn chính mình vì người ta đâu sở hữu bộ não – trung tâm điều khiển mọi hoạt động của bạn. 

Bạn nghĩ rằng bố mẹ luôn là người che chở, đùm bọc và cho mình những định hướng phù hợp nhưng họ không thể theo bạn suốt cuộc đời. Con người trải qua 4 giai đoạn của cuộc sống Sinh – lão – bệnh – tử. Ai cũng sẽ già đi và bố mẹ bạn cũng vậy! Dù con cái có muốn bố mẹ sống thọ đến đâu thì cũng chỉ trong giới hạn, đó là quy luật của cuộc sống này. Đến cả cái bóng của chính mình cũng chỉ xuất hiện tùy thời điểm. Chính vì lẽ đó mà tự lập trở thành một đức tính vô cùng quan trọng, đóng vai trò không thể thiếu trên hành trình trưởng thành của con người.  

2. Ý nghĩa của tính tự lập trong cuộc sống 

ý nghĩa tính tự lập là gì Sống tự lập để thành công 

“Là con người, sự vĩ đại của chúng ta không nằm nhiều ở việc cải tạo thế giới – đó là thần thoại của thời đại nguyên tử – mà nằm ở khả năng ta cải tạo chính mình” là câu nói của danh nhân Mahatma Gandhi. Ông nhân định một người vĩ đại không chỉ người đóng góp cải tạo thế giới mà là người có thể cải tạo được chính mình tức là tự định hướng những điều phù hợp với bản thân. Hay nói cách khác là tính tự lập. 

Xem Thêm :  Top 18 bài thuyết minh về cây lúa ngắn gọn

Tự lập giúp chúng ta làm chủ được suy nghĩ và xây dựng được tính tự chịu trách nhiệm trước những việc mình làm. Khi có tính tự lập, con người bỗng dưng có ý thức trách nhiệm với bản thân mình, biết tự lập kế hoạch, tự hành động, tự vượt qua khó khăn. Từ đó kích thích bộ não hoạt động, phát huy tính sáng tạo khi biết cách suy nghĩ, nhìn nhận để bao quát mọi vấn đề. Khi tự lập người ta không cần tới sự  giúp đỡ của bất cứ ai, vì thế bắt buộc để giải quyết vấn để người ta phải tự mình nghiên cứu vấn đề, tự mình đưa ra đáp án để trả lời câu hỏi. 

Có bao giờ bạn hỏi bản thân tại sao người khác làm được mà mình không làm được? Hay tại sao Bill Gates, Steve Job, Jazz Ma,… lại thành công trong kinh doanh? Vì họ tài năng, họ biết nỗ lực, cố gắng và có đức tính kỷ luật cao. Nhưng yếu tố kích thích tinh thần quyết tâm vượt qua mọi rào cản để thành công đó là tự lập. Tự lập giúp họ khẳng định được chính bản thân mình. Nếu thành công của họ chờ đợi sự giúp đỡ từ người khác sẽ không có Bill Gates, Steve Job, Jazz Ma,… ngày hôm nay. Họ thành công trở thành huyền thoại trong lịch sử nhân loại từ  bộ não trong đầu họ, từ đôi chân trong giày họ và từ đôi bàn tay trên cơ thể họ. Họ là minh chứng sống cho sự thành công khi có tính tự lập. 

Bạn có ghê tởm những sinh vật ký sinh trùng ngoài kia không? Chúng đang sống dựa vào chất dinh dưỡng của cơ thể khác, dựa trên sức lao động của sinh vật khác để rồi khi cá thể kia chết đi, chúng cũng không còn khả năng tồn tại. Đó chính là cái giá phải trả khi “ăn không ngồi rồi”, sống “há miệng chờ sung”. Đừng để cuộc sống này trở nên vô nghĩa khi lãng phí trí tuệ, sức lực của bản thân. Hãy để giá trị của bản thân được công nhận trong xã hội đem lại lợi ích cho chính mình cũng như cho xã hội. 

Khi đi xin việc cũng vậy, tại sao hầu hết mọi nhà tuyển dụng đều quan tâm tới nhân viên có kỹ năng làm việc độc lập? Là bởi họ đề cao tính tự lập mà làm việc độc lập chính là một trong những biểu hiện của tự lập. Làm việc độc lập hay tự lập làm việc không có nghĩa là làm một mình, không có tương tác với đồng nghiệp trong nhóm hay trong cùng bộ phận làm việc. Độc lập theo tính tự lập là làm việc chủ động hơn, có trách nhiệm hơn với công việc được giao và tự ý thức được việc cần trau dồi, rèn luyện kiến thức mới mỗi ngày. Độc lập chứ không phải tách biệt, đừng quên tương tác với mọi người xung quanh để công việc đạt hiệu quả cao nhất hay hiểu theo nghĩa đầy đủ hơn là làm việc “Efficient”

Bill Gates thành công có sự tác động của tính tự lập nhưng ông không làm việc một mình. Ông là người nghĩ ra ý tưởng, là người đặt nền móng đầu tiên cho Microsoft nhưng ông không thể đưa sự nghiệp của mình vươn tới đỉnh cao như hôm nay nếu ông đơn phương độc mã. Vậy nên nói tự lập là không cần tới sự giúp đỡ của người khác cũng không hẳn là đúng. Chúng ta cần người đồng hành, cùng hỗ trợ công việc chứ không sống hưởng thụ trên sức lao động của họ. 

Xem Thêm :  Là gì? nghĩa của từ mượn là gì và những điều thú vị của từ mượn trong tiếng việt

Không có tính tự lập, chúng ta dễ trở nên lạc lối, mất phương hướng nếu thiếu đi sự giúp của người khác, từ đó trở nên mềm yếu, ỷ lại và cũng sẽ như con ký sinh trùng kìa để rồi quên cách bước đi từ đôi chân của mình. Vậy mà thực tế ngày nay, hiện trạng ý thức về tính tự lập đang là vấn đề đáng được quan tâm khi một phần lớn mầm non tương lai đất Việt vẫn đang được sống trong sự chở che, đùm bọc của bố mẹ. Tính tự lập của con cái họ gần như là con số 0. Bởi đức tính của người Việt Nam ta là người sống tình cảm luôn muốn dành tình yêu thương nhiều nhất đến những đứa con của mình. Biết rằng cha mẹ nào cũng yêu con, thương con nhưng hãy suy xét xem điều đó có thực sự tốt với tương lai của chúng sau này. Thực trạng này xảy ra phổ biến hơn với những đứa trẻ thành phố khi chúng có điều kiện sống cao hơn, bố mẹ lại đi làm về muộn không dành nhiều thời gian quan, dạy dỗ con. Họ thuê người giúp việc về để lo cho chúng từng bữa ăn, giặt cho chúng từng bộ quần áo. Vì thế vô tình đã tạo cho chúng thói quen sống phụ thuộc, về nhà có ngay cơm ăn, đi học có người đưa đón,… Vậy chúng làm những gì? Ngồi xem phim? Vùi đầu vào trò chơi điện tử hay chỉ tập chung vào học tập? Hoạt động thu hút chúng hơn khi rảnh rỗi là tìm tới thú vui tiêu khiển trên Internet nguyên nhân chính khiến chúng bị động trước những biến cố của của cuộc sống dẫn tới hậu quả về sau.  

3. Vì sao phải có tính tự lập?

tính tự lập là gì, vì sao cần có Tự lập để trưởng thành hơn 

Dù ở độ tuổi nào, đặc biệt khi trưởng thành – giai đoạn mà con người phải đối mặt với nhiều biến cố nhất trong cuộc đời là lúc phải quyết định hướng đi cho tương lai thì tình tự lập là nhân tố cần thiết nhất. Tự lập cần được định hướng rèn luyện từ sớm cho con cái bởi những đấng sinh thành. Dù con có thông minh hay bình thường thậm chí có suy nghĩ tư duy không tốt, bố mẹ cũng nên rèn luyện cho con tính tự lập từ sớm để chúng phát triển suy nghĩ, biết cách vượt qua những biến cố sắp xảy ra trong cuộc đời. 

Điều thành công nhất của những người làm cha, làm mẹ không chỉ cho con mình cuộc đầy đủ mà còn phải có cách nuôi dạy chúng sao cho đúng. Không cứ thiết phải chăm con, chạy theo nhắc nhở con là mới thể hiện sự quan tâm và làm tròn trách nhiệm của bậc làm cha, làm mẹ. Hãy học cách nuôi dạy con từ những nước phát triển để biết vì sao ở đó con cái họ lại thông minh tới như vậy. Những đứa trẻ này được rèn luyện tính tự lập từ rất sớm bởi vậy, chúng được làm quen dần với cách nghĩ, bộ não được hoạt động sản sinh lượng chất xám tối đa. 

Khi có tính tự lập, chúng có tư duy để làm mọi việc mà không cần tới sự giúp đỡ của người lớn. Đây chính là chìa khóa quan trọng nhất để mở cánh cửa trưởng thành bước vào cuộc sống đầy rẫy những khó khăn, trắc trở. Tự lập giúp trẻ tự tin hơn về bản thân khi giao tiếp hay làm bất cứ việc gì, việc phải vận động trí não để tư duy là việc thường ngày như cơm bữa và sau này khi bước vào đời sẽ biết cách thích nghi nhanh với cuộc sống, biết cách kiếm tiền tốt hơn, cơ hội việc làm sẽ tự tìm đến với người có tính tự lập.   

Xem Thêm :  Cấu trúc promise là gì? công thức, cách dùng, bài tập có đáp án

4. Rèn luyện tính tự lập từ sớm – con đường tắt tới thành công 

rèn tính tự lập là gì Dù ở bất cứ độ tuổi nào cũng cần rèn luyện tự lập 

Tự lập không phải sinh ra đã có mà nó hoàn toàn có thể được rèn luyện trong thời kỳ lớn lên được tiếp xúc với những sự kiện trong cuộc sống. Hãy để con mình phát huy bản năng vốn có bằng cách rèn luyện cho chúng thói quen ngay từ những công nhỏ nhặt nhất, chẳng hạn như:

– Hướng dẫn con cùng làm việc nhà: Đừng nghĩ như vậy con mình sẽ vất vả, bạn đang dạy cho nó cách để sống khi một mình mà không cần trông chờ sự giúp đỡ của bất cứ ai. Có thể ban đầu con không hoàn thành hết mọi việc hay công việc đạt kết quả không cao nhưng ít ra chúng cũng đã được tiếp xúc lần đầu tiên để những lần sau không còn bỡ ngỡ. Hãy dành cho con lời động viên bằng cách đánh giá cao việc chúng làm để khích lệ tinh thần phát huy khả năng làm việc những lần tới. 

– Hãy để con làm theo việc theo cách riêng: Khi giao việc cho con, bạn không nên áp đặt suy nghĩ của mình lên cách làm của con. Hãy để chúng tự làm theo cách riêng bởi đó chính là khả năng sáng tạo mà con đang phát huy.

– Đừng quá đề cao sự hoàn hảo: Chúng đang trong quá trình tiếp xúc với các hoạt động của cuộc sống dù cho đó là việc đơn giản nhất. Vậy nên sẽ không thể tránh khỏi sai lầm. Lúc này điều bạn làm không phải là trách móc chúng mà chỉ cho chúng lỗi sai và cách sửa lại hoặc cũng có thể để cho con thời gian để tìm ra cách khắc phục trước khi được bố mẹ gợi ý. 

– Để con tự giải quyết rắc rối mình gây ra: Nếu bất cứ rắc rối nào bố mẹ cũng thay con giải quyết thì liệu có cơ hội nào để con học được cách tự lập trong suy nghĩ tìm ra hướng giải quyết cho bản thân mình khi gặp rắc rối, khó khăn? Muốn con trưởng thành hãy để nó vấp ngã và tự mình đứng lên từ chính chỗ ngã đó. Nhưng nếu quá khó khăn bố mẹ cũng có thể đưa ra một vài gợi ý nhưng không phải cách giải quyết cuối cùng. 

– Khuyến khích, động viên để con tiến bộ hơn: Khi chúng khó khăn, hay vướng phải một rắc rối nào đó hãy trao cho chúng niềm tin bằng những lời động viên để chúng không bị lạc lõng và để chúng có tinh thần quyết tâm hơn. 

Trên đây là những chia sẻ của Timviec365.vn về tính tự lập là gì? Hy vọng qua nội dung bài viết mọi người sẽ có nhận thức, đánh giá cao hơn về tính tự lập để từ đó rèn cho bản thân tính tự lập góp phần phát triển xã hội.

Chia sẻ:

Từ khóa liên quan

Chuyên mục


#43: Sống tự lập thì làm gì?


Ai bảo ra ở riêng là sướng?

Nhận vé miễn phí tại http://globaleducationfairs.net/ để khai phá cơ hội du học tại hơn 10 quốc gia chỉ trong một triển lãm và được đại diện của các đại sứ quán và bộ giáo dục các nước tư vấn lộ trình du học.

Ha Noi – 16 November 2016 – Pan Pacific Hotel – 1 Thanh Nien street
TP Ho Chi Minh – 18 \u0026 19 November 2016 – Rex Saigon Hotel – 141 Nguyen Hue street
Facebook GEF: https://www.facebook.com/VietnamDuHoc

Facebook: https://www.facebook.com/dudodut
YouTube: https://www.youtube.com/dudodut

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button