Giáo Dục

Trưởng thành là gì? dấu hiệu bạn thực sự đã trưởng thành

Nếu bạn hỏi mọi người ý nghĩa của trường thành là gì thì bạn sẽ nhận được hàng trăm hàng ngàn câu trả lời khác nhau. Có người nói rằng trưởng thành là một người đạt đến độ tuổi 30. Có người cho rằng trưởng thành là khả năng lắng nghe, thấu hiểu. Một số người định nghĩa trường thành là sự kiên nhẫn, tử tế, khôn ngoan, và vị tha. Vậy thì trưởng thành là gì mới đúng đây. 

Những điều trên không sai, đó là những luận điểm cơ bản để đưa đến kết luận trưởng thành là gì? 

Trưởng thành là gì?

Trưởng thành là gì? 

Trong tâm lý học, định nghĩa một người trưởng thành là người đó có khả năng thích ứng được với môi trường, nhận thức được thời gian và địa điểm chính xác để đưa ra những cư xử đúng mực và biết khi nào nên làm gì, làm điều đó như thế nào tùy theo hoàn cảnh, phụ thuộc vào nền văn hóa xã hội mà anh ta đang sống. 

Trưởng thành xem ra là một quá trình, một chặng đường dài của con người chứ không phải một sớm một chiều là có được. Bởi chính vì thế mà những đứa trẻ đâu ai gọi là người trưởng thành. Và chúng ta nhận ra trưởng thành và xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, cái này sản sinh ra cái kia, tác động qua lại và cùng nhau phát triển. 

Dưới góc nhìn khoa học, toàn diện, biện chứng ngày nay, có thể nói về 3 khía cạnh trưởng thành của con người đó là Trưởng thành sinh lý, trưởng thành tâm lý và trưởng thành văn hoá – xã hội.

Trưởng thành sinh lý. Đó là sự phát triển về mặt thể chất, vóc dáng, ngoại hình của con người. Những người đến giai đoạn phát triển hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể thì được coi là trưởng thành về mặt sinh lý.

Trưởng thành tâm lý. Là sự suy nghĩ hình thành trong tâm trí mỗi người. Trưởng thành tâm lý là biết làm chủ cảm xúc, điều tiết cảm xúc, suy nghĩ và hành động đúng đắn. 

Trưởng thành văn hóa – xã hội là nói đến tính “người” trong mỗi con người. Đến đây, những giá trị nhân văn, đạo đức, nhân phẩm được phát triển và được mỗi người lựa chọn. Ở bản thân cá nhân thì trưởng thành văn hóa – xã hội là biết đến lương tâm, phẩm giá của mình, không đánh mất lương tri trong mọi hoàn cảnh xã hội. Ở trong tập thể, cộng đồng, trưởng thành văn hóa – xã hội là biết đến sự quan tâm người khác, giúp đỡ, “tình nghĩa đồng bào” , “tình làng nghĩa xóm”,  “quê hương nguồn cội”… 

Trưởng thành là một khái niệm rộng và xem như là không có hồi kết. Bởi vì trưởng thành gắn liền với con người và xã hội. Con người phát triển, xã hội đi lên thì trưởng thành từ đó cũng có tiêu chuẩn mới phù hợp, và được chấp nhận. 

Quan điểm trường thành là gì được đưa ra tranh luận, bày tỏ từ rất nhiều năm về trước. Những quan điểm đó phù hợp với bạn hay không? Và bạn hãy cùng chúng mình đi qua những ý kiến về trưởng thành dưới đây để tìm ra câu trả lời trưởng thành cho chính mình. Và nếu như bạn đã theo dõi bài viết về Thành công là gì? của chúng mình thì theo bạn trưởng thành và thành công có gì giống và khác nhau? Một câu hỏi dành cho các bạn. 

Xem Thêm :  Hướng dẫn giới thiệu về việt nam bằng tiếng anh cực hay

Theo bạn trưởng thành có khác với thành công hay không?

Trưởng thành là khi chúng ta trưởng thành từ trong suy nghĩ

Con người chúng ta thực chất chính là những gì chúng ta nghĩ. Chúng ta không thể trưởng thành khi suy nghĩ vẫn không chịu tiến bộ. Trong đầu óc chúng ta luôn luôn có sự xuất hiện của cái gọi là “ego” và lý trí. Chúng ta nên nghe theo cái nào. Ego như một giọng nói thầm xuất hiện trong đầu óc, luôn bảo ta phải làm cái này, làm cái kia, hay ngăn cản chúng ta thử một điều gì đó mới. Ego kiểm soát tâm trí. Nhưng điều quan trọng là bạn có đủ khả năng để làm chủ chúng, tiếp tục giữ nguyên cái tư duy cũ, suy nghĩ cũ hay là bước thêm một bước để tiến tới. 

Chúng ta trưởng thành khi chúng ta biết suy nghĩ những điều đúng đắn trước khi hành động, làm nên một điều đúng đắn. 

Trưởng thành là khi chúng ta biết điều tiết cảm xúc

Thực sự mình thấy nhiều bạn vẫn còn rất thích tắm táp trong cảm xúc. Họ không biết điều tiết cảm xúc sao cho cân bằng. Khi họ không hài lòng điều gì đó thì cảm xúc của họ vượt lên hẳn lý trí. Họ biết rằng điều họ làm theo cảm xúc đôi khi là sai trái nhưng có điều gì đó không thể cản họ lại được. Họ vẫn tuôn trào những cảm xúc, thái độ không mấy lịch sự, không phù hợp khi lên cơn bực tức. Chúng ta thấy những cuộc chửi rủa xuyên ngày ngoài đây đó kia, có những cuộc cảm xúc bùng nổ trong chốc lát mà tan nát cả một gia đình, tan nát cả mối quan hệ hàng xóm, anh em. Rồi kết thúc là mỗi người phạm phải sai lầm đều dằn vặt bản thân mình. Họ nói rằng “Giá như lúc đó mình kiềm chế được bản thân thì đâu đến nông nỗi này!”. Chúng ta là con người, chúng ta có cảm xúc, cảm xúc là thứ rất mãnh liệt nó cũng chính là yếu tố để nói đến tính “người” trong mỗi chúng ta, nhưng nếu chúng ta không kiểm soát nó thì cảm xúc giết chết con người.

Chính vì vậy, một người trưởng thành là người biết điều tiết cảm xúc của mình đi đúng hướng. 

Sự khác biệt giữa trưởng thành tâm lý và trưởng thành sinh lý.

Trưởng thành là khi chúng ta biết chúng ta thực sự muốn gì

Người trưởng thành - Sống với ước mơ

Vô định nhất của một đời người là không biết mình sẽ đi về đâu, không biết mình thực sự muốn điều gì. Điều này khiến họ chạy đua theo người khác mà không phải chính con người thực của họ. Hay họ sẽ sống một cuộc đời vô vị, không biết phấn đấu vì cái gì. 

Ngày mình đọc cuốn “Nhà giả kim”, anh chăn cừu hỏi ông bán pha lê là “Tại sao ông không đi hành hương như những người kia, đó là ước muốn của ông cơ mà”. Ông bán pha lê trả lời “Vì ta luôn mơ về mảnh đất hành hương ấy, ta sống và làm việc cật lực để mong có một ngày đủ tiền đặt chân đến đó. Nhưng nếu ta đến đó rồi thì sau này ta sẽ chẳng có một ước mơ, chẳng có một đích đến nào để chinh phục nữa”. Điều đáng khen ở đây, ông bán pha lê cũng có cho mình một đích đến để hướng tới, để ông dồn mọi sức lực mong mỏi đạt được nó. Đó chính là điều một người trưởng thành cần có – thực sự biết bản thân mình muốn điều gì. 

Nhưng điều còn dang dở là, ông không dám đối mặt với cái ước mơ của mình, ông thiếu vài điều, ông thiếu đi sự thực rằng ông đang có một nỗi sợ bên trong, ông sợ rằng mình sẽ không còn ước mơ nào nữa. Vậy một người trưởng thành có cần tới sự trung thực không? 

Xem Thêm :  #100 lời chúc thành công cho bạn, cho tôi và cho mọi người

Trưởng thành là khi chúng ta thành thực với lòng mình

Trường thành là khi chúng ta nói thật với lòng mình.

Trong cuộc sống bạn có thể dối trời, dối đất, dối người, nhưng tuyệt đối không được dối mình. Bạn tự dối mình cũng giống như bạn đang bị ốm mà cứ tin rằng mình khỏe, bạn đang bình thường mà cứ nghĩ mình điên. Làm sao bạn có thể hạnh phúc được khi bạn tự dối lòng? Thành thực với lòng mình là thành thực với điểm yếu và điểm mạnh của chính bản thân, nếu mình không xinh cũng dũng cảm ngắn nhìn mình trong gương để tự động viên rằng mình sẽ cố gắng để ngày mai trông xinh hơn. Nếu bạn không thử thì sao bạn biết mình đi đến đâu. Hãy thành thực với lòng mình, thành thực đặt câu hỏi, thành thực đối diện với hiện thực. Trưởng thành là khi chúng ta thành thực với lòng mình, dám sống trở thành kẻ mà mình mong trở thành.

Trưởng thành là khi mình biết nhìn nhận hiện thực

“Càng Trưởng Thành tôi càng có ít bạn bè” (Jack Ma). 

Hiện thực là anh ta đã hết yêu bạn, đó là điều không thể thay đổi được. Bạn phải mạnh mẽ nhìn nhận nó, đón nhận nó như một phần tất yếu của cuộc sống. Khi nhìn nhận hiện thực bạn cần phải có ở trong tâm thế trung thực. Hiện thực của xã hội, hiện thực những gì đang xảy ra có là một điều khó chấp nhận nhưng đều có thể giải quyết nếu như bann trung thực.Trưởng thành nhìn nhận cuộc sống hiện thực bằng sự điềm tĩnh và an hòa. 

Trưởng thành là khi sống có lý lẽ 

Trưởng thành là có mục tiêu chính kiến riêng cho mình.

Một con người sống không có lý lẽ của riêng mình thì sẽ luôn phụ thuộc vào chính kiến của người khác. Họ sống không tuân thủ theo một nguyên tắc nào của bản thân cả. Chúng ta phải đặt ra lý lẽ cho chính mình để người khác không xâm phạm và lợi dụng bạn.  

Trưởng thành là khi sống có trách nhiệm

Người trưởng thành biết sống cho bản thân, gia đình và xã hội.

Mỗi con người sinh ra đều có một vị trí của họ, có mối quan hệ với những người xung quanh, xã hội. Vậy người trưởng thành cần có trách nhiệm để sống? Vì sao vậy? Một người sống có trách nhiệm thì biết được những điều mình cần và nên làm, lúc này sẽ không chi phối bởi cảm xúc nữa. Trách nhiệm hầu như đêm lại một kết quả tốt. Ví dụ trách nhiệm của thủ tướng là đem lại hạnh phúc, ấm no cho toàn dân. Trách nhiệm của người cha là đem lại hạnh phúc và nuôi dạy con trưởng thành. Trách nhiệm của người chồng là chỗ dựa vững chắc cho vợ. Trách nhiệm của người con là sống sao cho thật hạnh phúc, vì đó là điều mà cha mẹ muốn. 

Trưởng thành là thấu hiểu dù không nói ra

Trưởng thành là thấu hiểu những điều nhỏ bé. 

Mình sinh ra trong một gia đình đông con, nhà có 6 chị em lận. Đến nỗi mà mỗi khi ai đó vô tình biết được, đều cười gượng gạo: Sao thời buổi này mà lại đẻ nhiều thế nhỉ? Câu nói mà người ta xem là vui đó khiến một đứa nhóc trẻ tuổi như mình cảm thấy khó chịu vô cùng. Tự dưng mình thấy xấu hổ vì sự “bất bình thường” của gia đình mình trong cái xã hội này nên đâm ra trách cứ cha mẹ. Mình nghĩ rằng đâu cần nhiều người vậy đâu, khó khăn khốn khó vì gia đình đông người chịu sao được. 

Lớn lên chút, mình bắt đầu vào đại học, xa gia đình, một mình nơi xứ lạ, không có thời gian chăm sóc cha mẹ đang ngày từng ngày một già đi. Mình mới thấu hiểu rằng, gia đình đông người thì càng tốt, càng ấm hơn. Cha mẹ già đi, mình thì dằn vặt vì mưu sinh không có thời gian bên cạnh thường xuyên thì gia đinh càng đông người, đông con đông cháu mỗi người phụ một tay, gánh vác một chút thế là ổn, ông bà cũng bớt cô đơn. Và mỗi lúc xa nhà, gọi điện thoại một vòng cho từng thành viên trong gia đình, tâm sự với nhau thì chẳng khó khăn nào có thể cản nổi bước chân mình đi tiếp.  

Xem Thêm :  Tổng hợp các bài văn nghị luận lớp 8 hk2, văn nghị luận lớp 8

Vậy nên từ khi đó mình càng yêu quý gia đình mình hơn, trân trọng khoảnh khắc bên họ, không còn trách cứ cha mẹ vì sinh đông con nên khó khăn, thấu hiểu được “sự bất bình thường” ngày xưa vốn dĩ cũng “rất đặc biệt” mà đôi khi có những gia đình mong mỏi có được như thế.  

Trưởng thành là rút ra được bài học từ những gì đã trải nghiệm

 

Trưởng thành tâm lý là yếu tố quan trọng nhất.

Những trải nghiệm dù tốt dù xấu đều cho chúng ta một bài học. Nếu là điều tốt đẹp thì chúng ta biết được phải làm gì với bản thân, tích lũy được bài học hay, kinh nghiệm mới và thu thành quả. Nếu là trải nghiệm xấu, khiến tâm lý chúng ta bực dọc, tổn hại đến bản thân thì chúng ta sau đó sẽ biết tránh né điều cũ, tìm hướng giải quyết mới. 

Hôm trước đây thôi, mình xử lý một vấn đề rối rắm. Ban đầu, mình nghĩ mãi cũng có 2 cách giải quyết. Nhưng sau đó, mình bình tĩnh lắng nghe thêm ý kiến của những người xung quanh thì lại thu được một cách giải quyết mới, rất nhanh và đơn giản. Điều quan trọng ở đây không phải là mình lắng nghe giỏi mà là mình đã trải nghiệm vấn đề đó và rút ra được thêm bài học mới cho bản thân.

Hành trình để trưởng thành không ngắn nhưng cũng không quá dài, trường thành quan trọng nhất là ở tự lực của mỗi bản thân. Trưởng thành về tâm lý, trưởng thành về văn hóa – xã hội xem ra là điều quan trọng nhất. Vậy nên từ những ý nghĩa trên bạn đã tìm ra câu trả lời cho mình trưởng thành là gì chưa? Cùng chia sẻ với chúng tôi quan điểm của bạn về câu hỏi này nhé. 


TRƯỞNG THÀNH LÀ GÌ?


Có bao giờ bạn tự hỏi: “Trưởng thành” có nghĩa là gì? Đôi khi nhìn vào gương, tôi tự hỏi mình đang ở đâu trên quãng đường đời này. Nếu cuộc đời là một bộ phim dài tập, tôi hiện đang ở tập thứ mấy? Nếu sau này có người viết tiểu sử về tôi, họ sẽ viết giai đoạn này ở chương thứ mấy? Hiện tại, tôi đã đi được bao nhiêu phần của cuộc đời?
Bài viết gốc (kèm podcast): https://thepresentwriter.com/truongthanh/
Cách làm video hoạt hoạ: https://youtu.be/z3kK_n1Y3gU
CREDIT:
Nội dung \u0026 Giọng đọc: Chi Nguyễn
Biên tập audio: Thảo Nguyên https://www.instagram.com/thaonguyenreads/
Thiết kế animation: Từ Hà An https://www.instagram.com/tuhaan.art/
Dựng phim: Thanh Bình https://www.youtube.com/channel/UCclBLTRuhkaySvehkkkMA
BLOG:
https://thepresentwriter.com/blog/
?Khoá học làm blog MIỄN PHÍ: https://www.subscribepage.com/a1z5x3
PODCAST:
https://thepresentwriter.com/podcast
INSTAGRAM:
https://www.instagram.com/thepresentwriter/
FACEBOOK:
https://www.facebook.com/PresentWriter
EMAIL:
contact@thepresentwriter.com (cá nhân)
business@thepresentwriter.com (công việc)
THEO DÕI:
Đăng ký nhận newsletter miễn phí: https://thepresentwriter.com/theodoi/
BUY ME A COFFEE:
https://thepresentwriter.com/ungho/
//CÔNG CỤ:
? CANON EOS M50 (camera): https://amzn.to/3hyzBVR
? CANON EF 50mm (lens): https://amzn.to/3c5nsqb
?BLUE YETI NANO (microphone): https://amzn.to/3iM7RyB
? CANVA (thiết kế): https://bit.ly/3mcXQfK (30day free trial)
?EPIDEMIC SOUND (âm nhạc): http://share.epidemicsound.com/tpw (30day free trial)
?TUBEBUDDY (Youtube SEO): https://bit.ly/3c5m8nd
? Vieo được biên tập với FINAL CUT PRO X
Disclosure: Một số đường link phía trên là affiliate link. Nếu bạn đăng ký sử dụng dịch vụ hoặc mua sản phẩm qua link này (chi phí không đổi cho bạn), The Present Writer sẽ nhận được khoản hoa hồng nhỏ để tiếp tục hoạt động và phát triển bền vững. Cảm ơn mọi người đã ủng hộ Chi và The Present Writer!

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button