Kiến Thức Chung

Trẻ mấy tháng mọc răng

trẻ mấy tháng mọc răng là câu hỏi được nhiều bậc cha mẹ quan tâm.Để biết them về vấn đề này các bạn hay tham khảo bài viết sau đây.

Thứ Tự Mọc Răng

Thời gian mọc răng của từng trẻ khác nhau vì nó còn phụ thuộc vào sức đề kháng của trẻ .Có những trẻ mọc răng từ rất sớm nhưng cũng có trẻ mọc răng muộn hơn. Điều này là tình trạng bình thường nên bố mẹ không cần quá lo lắng.

Răng bé sẽ mọc theo trình tự nhất định như sau.

  • Từ 6-10 tháng tuổi:trẻ mọc 2 răng cửa hàm dưới.
  • Từ 8-12 tháng tuổi:trẻ mọc 2 răng cửa hàm trên.
  • Từ 9-13 tháng:trẻ mọc 2 chiếc răng cửa bên của hàm trên.
  • Từ 10-16 tháng trẻ mọc tiếp 2 răng cua bên của hàm dưới.
  • Từ 13-19 tháng tuổi:trẻ mọc 2 chiếc răng hàm của hàm trên.Hai chiếc răng này mọc ở vị trí lùi về phía trong và cách 1 vị trí so với 4 chiếc răng cửa hàm trên.
  • Từ 14-18 tháng tuổi:trẻ mọc 2 chiếc răng hàm dưới và cũng cách 1 vị trí so với 4 răng cửa hàm dưới.
  • Từ 16-22 tháng tuổi trẻ bắt đầu mọc 2 răng nanh hàm trên và lấp đầy vị trí bị bỏ trống.
  • Từ 17-23 tháng tuổi trẻ mọc 2 chiếc răng nanh hàm dưới.
  • Từ 23-31 tháng tuổi trẻ mọc 2 răng hàm dưới.
  • Từ 25-33 tháng tuổi trẻ mọc 2 chiếc răng hàm trên cuối cùng.

Đọc chi tiết bài viết : Thứ Tự Mọc Răng Của Trẻ

Dấu hiệu trẻ mọc răng

Mọc răng ở trẻ có những triệu chứng biểu hiện khác nhau. Sau đây là một số biểu hiện chung.

Xem Thêm :  Cách làm gỏi gà hành tây trọn vị, cả nhà đều mê

  Sốt nhẹ.

Khi mọc răng hàm ở trẻ em được các bác sĩ nha khoa cho rằng thời điểm mọc răng của trẻ đồng thời trùng với giai đoạn trẻ đã hết thời gian có được khả năng miễn dịch nhận được từ người mẹ.

  Chảy nước dãi.

Dấu hiệu này rất dễ nhận biết ở trẻ nhỏ và trẻ lớn khi mọc răng hàm.Vì khi chuẩn bị mọc răng sẽ kích thích tuyến nước bọt nên trẻ thường xuyên chảy nước dãi.

  Ho.

Khi trẻ bắt đầu mọc răng  có thể kèm theo ho bởi vì có nhiều nước dãi trong miệng cũng sẽ khiến bé cảm thấy khó chịu và hay ho sặc.Tuy nhiên nếu bé có triệu chứng ho kèm sốt, sổ mũi, dị ứng thì đấy mới là dấu hiệu trẻ bị ốm.

  Cằm nổi mẩn đỏ.

Do trẻ bị chảy nhiều nước dãi khi nước dãi tiếp xúc trực tiếp với da dưới cằm,miệng.Nếu không lau kịp sẽ khiến trẻ bị nổi mẩn.

  Hay nhai đồ.

Áp lực khi những mầm răng và thành nướu của trẻ sẽ khiến con không hề thoải mái,khó chịu,buồn mồm một chút nào.Vì vậy trẻ mọc răng có xu hướng muốn gặm,cắn bất cứ cái gì chúng có trong tay.

Lợi của bé sưng to hơn bình thường và bị đỏ,có thể trẻ bị sốt nhẹ và hay quấy khóc.

  Chán ăn.

Sự đau nhức, khó chịu khi những chiếc răng hàm nhú lên sẽ khiến trẻ có hiện tượng chán ăn và lười ăn hơn

Khó ngủ.

Khi mọc răng ở trẻ em sẽ khiến trẻ hay bị thức giấc và khó ngủ cả ban ngày và đêm.

Bé dễ cáu gắt.

Mọc răng khiến lợi bé bị sưng, đau. Những cơn đau lợi là nguyên nhân dẫn của việc bé khó tính hơn bình thường, ngủ không ngon và lười bú.

Xem Thêm :  30 phim mafia Hàn Quốc kinh điển hay nhất của thế kỷ 21

  Tiêu chảy.

Khi mọc răng bé dễ bị tiêu chảy vì lợi nứt ra tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Đối với bé dưới 6 tháng, ti mẹ hoàn toàn, sữa mẹ sẽ giúp thải khuẩn. Đối với bé trên 6 tháng, cha mẹ nên cho bé uống enzyme

Trẻ em mấy tháng thì mọc răng

Như vậy tính trung bình thì trẻ từ 6 tháng tuổi sẽ mọc chiếc răng đầu tiên tuy có trẻ mọc răng từ rất sớm. Có thể từ 4 tháng trẻ đã mọc những chiếc răng đầu tiên. Đồng thời có bé 8 tháng mới mọc chiếc răng đầu tiên. Trẻ mọc răng sớm thường gây khó khăn cho các mẹ nhiều hơn đối với trẻ mọc răng muộn. Vì khi đó trẻ còn bé sức đề kháng thấp thường bị những biểu hiện mọc răng gây bất lợi cho bé. Các mẹ cũng có thể tham khảo bài viêt nay : Trẻ Mọc Răng Sớm Có Tốt Không để có cách chăm sóc trẻ nếu bé yêu nhà bạn mọc răng quá sớm nhé

Chế độ dinh dưỡng cho bé mọc răng

Khi trẻ sốt do mọc răng hàm, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng, bởi lúc này trẻ ăn uống rất khó khăn, thường bỏ ăn do sưng nướu đau.

Mẹ cho trẻ ăn các loại thực phẩm xay nhuyễn, mềm để tránh tác động mạnh đến chỗ nướu đang bị sưng do răng mọc.

Ngoài ra, cho con ăn các thực phẩm như cà rốt, táo hoặc dưa chuột gọt vỏ. Khuyến khích các bé nhai bằng 2 hàm, đặc biệt là hàm đang mọc răng. Khi ăn, bạn cần chú ý gọt vỏ, cắt nhỏ để bé không bị hóc các dị vật.

Trong thực đơn của bé, mẹ bổ sung thêm các loại nước trái cây tốt cho bé vừa cung cấp vitamin.

Xem Thêm :  câu hỏi trắc nghiệm các phương pháp gia công đặc biệt

Mẹ có thể cho bé uống nước hơi lạnh hoặc trái cây ướp lạnh để xoa dịu cơn đau răng cho trẻ.

Các loại bánh ít đường giòn cứng cũng làm giảm cơn đau cho trẻ.

Cách chăm sóc trẻ khi mọc răng

Với hiện tượng sốt khi mọc răng hàm ở trẻ em, mẹ có thể cặp nhiệt độ theo dõi tình trạng cho bé.Trường hợp bé sốt trên 38,5 độ cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ hay dùng khăn ấm lau mát cơ thể để hạ sốt.

Với trẻ sơ sinh mẹ nên cho bé bú nhiều hơn để con khỏe.Nếu trẻ không bú thì có thể vắt sữa ra và cho trẻ uống bằng thìa.Đối với những bé lớn hơn, mẹ nên thường xuyên cho uống thêm nước lọc hoặc nước trái cây bổ sung vitamin vào cơ thể. Trường hợp bé không uống được nước, dùng tăm bông sạch chấm nước vào môi, miệng bé để bé không bị khô môi và tránh tình trạng mất nước.

Đừng bắt ép trẻ phải ăn, hãy chia bữa của trẻ thành 6 – 8 bữa thay vì 3 – 4 bữa như bình thường. Mỗi lần con chỉ cần ăn từng chút ít.

Khi răng đã mọc, mẹ nên giữ gìn vệ sinh răng miệng cho trẻ thật tốt, thường xuyên lau sạch nước miếng chảy quanh miệng trẻ bằng khăn mềm.

Hãy cho bé dùng các loại đồ vật làm từ các chất liệu không làm hại sức khỏe, đồ vật mềm, có hình tròn bởi giai đoạn mọc răng bé thường bị ngứa lợi và có xu hướng cho mọi thứ trong tầm tay vào miệng nhai.

 

 


Lịch mọc răng và thứ tự mọc răng của trẻ


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Related Articles

Back to top button