Kiến Thức Chung

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 có đáp án: Nhật Bản

Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 8 có đáp án với nội dung Lịch sử thế giới: Nhật Bản tổng hợp, biên soạn đầy đủ nhất.

Đọc tài liệu sưu tầm và tổng hợp bộ Trắc nghiệm Lịch sử thế giới lớp 12 Bài 8 (có đáp án): Nhật Bản giúp các em học sinh hình dung được các kiến thức có thể đưa vào đề thi ở nội dung bài học. Cùng Đọc tài liệu xem lại những kiến thức trọng tâm phần này trong Lịch sử lớp 12 nhé.

Câu hỏi trắc nghiệm

sử 12 bài 8

Câu 1. Hiến pháp năm 1947 của Nhật Bản quy định vai trò của Thiên Hoàng là:

A. Người nắm quyền lực lớn, quyết định mọi hoạt động của nhà nước.

B. Người đứng đầu thượng viện, nắm quyền lập pháp.

C. Người đứng đầu chính phủ, nắm quyền hành pháp.

D. Người không còn quyền lực đối với nhà nước.

Câu 2. Sau Chiến tranh thế giới thứ II, lực lượng quân đội nước nào chiếm đóng Nhật Bản dưới danh nghĩa lực lượng Đồng minh?

A. Anh.

B. Liên Xô.

C. Mĩ.

D. Pháp.

Câu 3. Trong thời gian chiếm đóng tại Nhật Bản, Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh đã làm gì?

A. Thực hiện nhiều cải cách dân chủ.

B. Thủ tiêu chủ nghĩa quân phiệt và một phần bộ máy chiến tranh của Nhật Bản.

C. Bồi thường chiến phí cho các nước đã từng bị phát xít Nhật chiếm đóng.

D. Thực hiện dân chủ hoá nước Nhật, tuy vậy họ vẫn dung túng cho các thế lực quân phiệt Nhật Bản hoạt động.

Câu 4. Hiến Pháp mới (năm 1947) quy định chế độ chính trị của Nhật Bản là:

A. Quân chủ chuyên chế.

B. Chế độ Cộng hoà.

C. Quân chủ lập hiến.

D. Chế độ độc tài.

Câu 5. Giai đoạn 1945 – 1950, tình hình Nhật Bản và các nước Tây Âu có gì đặc biệt?

A. Bị chiến tranh tàn phá, kinh tế suy sụp nghiêm trọng.

B. Nền kinh tế các nước phát triển chậm chạp, khủng hoảng kinh tế kéo dài.

C. Dựa vào viện trợ của Mĩ, các nước dần phục hồi nền kinh tế ngang bằng trước chiến tranh.

D. Nền kinh tế bước vào thời kì phục hưng mạnh mẽ nhất.

Xem thêm:

Câu 6. Bộ Chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh đã thi hành cải cách dân chủ nào ở Nhật Bản?

A. Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế.

B. Tiến hành cải cách ruộng đất.

C. Thông qua và thực hiện các đạo luật lao động.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 7. Nhật Bản đã tiến hành.cải cách ruộng đất như thế nào?

A. Địa chủ chỉ được giữ lại 3 ha ruộng đất, số còn lại chính phủ chia cho nông dân.

B. Chính phủ lấy toàn bộ ruộng đất của địa chủ đem bán cho nông dân với giá rẻ.

C. Địa chủ chỉ được giữ lại 3 ha ruộng đất, số còn lại chính phủ đem bán cho nông dân.

D. Chính phủ lấy toàn bộ ruộng đất của địa chủ, đất bỏ hoang chia cho nông dân.

Câu 8. Nhật Bản đã tận dụng những yếu tố bên ngoài nào để phát triển kinh tế sau chiến tranh?

A. Chiến tranh của Pháp ở Đông Dương.

B. Thị trường nguyên liệu, nhân công lao động rẻ ở khu vực Đông Nam Á.

C. Nguồn viện trợ quỹ ODA.

D. Chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam.

Câu 9. Điểm tương đồng trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản và Anh trong những năm 1950 – 1973 là:

A. Củng cố mối quan hệ với các nước lớn ở châu Á như Ấn Độ, Trung Quốc.

B. Đối đầu quyết liệt với Liên Xô.

C. Ủng hộ cuộc chiến tranh của Mĩ ở Việt Nam.

D. Tập trung xây dựng, củng cố mối quan hộ với các nước trong khối ASEAN.

Câu 10. Năm 1996 Mĩ và Nhật Bản đã khẳng định

A. Chấm dứt Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật.

B. Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được gia hạn thêm 10 năm.

C. Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được gia hạn thêm 20 năm.

D. Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được kéo dài vĩnh viễn.

Câu 11. Một trong những dấu hiệu chứng tỏ Nhật Bản là siêu cường tài chính số 1 thế giới trong nửa sau những năm 80 là:

A. Dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 2 lần Mĩ, gấp 1,5 lần CHLB Đức, là chủ nợ của thế giới.

B. Là chủ nợ của thế giới, dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 2,5 lần CHLB Đức, gấp 3 lần của Mĩ.

C. Dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần của Mĩ, gấp 1,5 lần CHLB Đức, là chủ nợ lớn nhất thế giới.

D. Là chủ nợ lớn nhất thế giới, dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 1,5 lần CHDC Đức, gấp 3 lần của Mĩ.

Câu 12. Từ nửa sau những năm 70, chính sách đối ngoại của Nhật Bản có điểm gì mới?

A. Tăng cường mối quan hệ hợp tác Nhật Bản – Liên Xô trên mọi lĩnh vực.

B. Tăng cường mối quan hệ hợp tác Nhật Bản – Ấn Độ trên mọi lĩnh vực.

C. Tăng cường mối quan hệ hợp tác Nhật Bản – Đông Nam Á, tổ chức ASEAN trên mọi lĩnh vực.

D. Tăng cường mối quan hệ hợp tác Nhật Bản – Trung Quốc trên mọi lĩnh vực.

Câu 13. Nhận định nào dưới đây về Nhật Bản ngày nay là không đúng?

A. Là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới.

B. Là một cường quốc hạt nhân.

C. Là một nước có công nghệ sản xuất xe hơi phát triển mạnh.

D. Là một trong những nước có ngành khoa học vũ trụ phát triển.

Xem Thêm :  Cách tính phép nhân trong excel có ví dụ dễ hiểu, cách nhân hai cột với nhau trong excel

Câu 14. Biện pháp nào của Chính phủ Nhật Bản nhằm thúc đẩy sự phát triển khoa học-kĩ thuật?

A. Coi trọng giáo dục vì “con người là công nghệ cao nhất”.

B. Đầu tư lớn cho việc xây dựng các viện nghiên cứu.

C. Nhập kĩ thuật hiện đại, phương pháp sản xuất tiên tiến của nước ngoài.

D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 15. Một trong những nhân tố đóng vai trò quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của cả Mĩ lẫn Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là:

A. Nhận được nguồn viện trợ lớn từ các nước Tây Âu.

B. Vai trò lãnh đạo quản lí của Nhà nước.

C. Điều kiện tự nhiên ưu đãi.

D. Thị trường được mở rộng.

Trắc nghiệm sử 12 bài 8 có đáp án

Câu 16. Định hướng phát triển của khoa học – kỹ thuật Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ 2 là:

A. Tập trung vào lĩnh vực sản xuất, ứng dụng dân dụng.

B. Tập trung vào phát triển công nghiệp quân sự.

C. Tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chinh phục vũ trụ.

D. Tập trung vào nghiên cứu khắc phục tình trạng khan hiếm tài nguyên.

Câu 17. Mối liên kết nào dưới đây có sự tham gia của Nhật Bản?

A. ASEAN.

B. ASEAN+ 1.

C. ASEAN + 3.

D. ASEAN + 4.

Câu 18. Nhật Bản trở thành một trong 3 trung tâm kinh tế-tài chính lớn nhất thế giới từ khi nào?

A. Những năm 60 của thế kỉ XX.

B. Những năm 70 của thế kỉ XX.

C. Những năm 80 của thế kỉ XX.

D. Những năm 90 của thế kỉ XX.

Câu 19. Nguyên nhân cơ bản nhất đưa nền kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kỳ” trong những năm 60 – 70 của thế kỷ XX là gì?

A. Biết lợi dụng vốn của nước ngoài để đầu tư vào những ngành công nghiệp then chốt.

B. Biết lợi dụng khoa học – kỹ thuật để tăng năng suất, cải tiến kỹ thuật và hạ giá thành hàng hóa.

C. Biết “len lách” xâm nhập thị trường các nước.

D. Nhờ những cải cách dân chủ.

Câu 20. Nhận định nào dưới đây không đúng với tình hình kinh tế Nhật Bản hiện nay?

A. Nền nông nghiệp Nhật Bản kém phát triển.

B. Công nghiệp lệ thuộc nguồn nguyên, nhiên liệu nhập khẩu.

C. Bị các nước Tây Âu, Mĩ và các nước công nghiệp mới cạnh tranh kịch liệt.

D. Nghề đánh bắt cá ở Nhật Bản không phát triển.

Câu 21. Nguyên nhân chung của sự phát triển kinh tế Mĩ, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật vào trong sản xuất.

B. Nhờ quân sự hoá nền kinh tế.

C. Biết thâm nhập vào thị trường các nước.

D. Tất cả các nguyên nhân trên.

(Giải thích: Trong các nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế Nhật Bản, không có nguyên nhân “nhờ quân sự hóa kinh tế”. Sau khi kí Hiệp ước an ninh Mỹ – Nhật, Mỹ trở thành “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Nhật, dựa vào Mỹ, cắt giảm chi phí quân sự. Nhật chỉ tập trung vào phát triển kinh tế, áp dụng thành tựu khoa học kĩ thuật vào sản xuất để thực hiện mục tiêu trên.

Phương pháp: Lấy nguyên nhân phát triển của từng nước, lọc thành nguyên nhân chung giữa hai nước)

Câu 22. Ngày 8 – 9 – 1951, Nhật Bản kí kết với Mĩ hiệp ước gì?

A. “Hiệp ước phòng thủ chung Đông Nam Á”.

B. “Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật”.

C. “Hiệp ước liên minh Mĩ – Nhật”.

D. “Hiệp ước chạy đua vũ trang”.

Câu 23. Nhật Hoàng tuyên bố chấp nhận đầu hàng Đồng minh không điều kiện vào thời gian nào?

A. 13 – 8 – 1945

B. 15 – 8 – 1945

C. 17 – 8 – 1945

D. 19 – 8 – 1945

Câu 24. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã gặp khó khăn gì lớn nhất?

A. Bị quân đội Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản.

B. Bị các nước đế quốc bao vây kinh tế.

C. Nạn thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm.

D. Bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề.

Câu 25. Sau chiến tranh, Nhật Bản có khó khăn gì mà các nước tư bản Đồng minh chống phát xít không có?

A. Sự tàn phá nặng nề của chiến tranh.

B. Là nước bại trận, nước Nhật mất hết thuộc địa.

C. Thiếu thốn lương thực, thực phẩm.

D. Phải dựa vào viện trợ của Mĩ dưới hình thức vay nợ.

Câu 26. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản tiến hành nhiều cải cách trong đó cải cách nào là quan trọng nhất?

A. Cải cách hiến pháp.

B. Cải cách ruộng đất.

C. Cải cách giáo dục.

D. Cải cách văn hoá.

Câu 27. Sang những năm 50 của thế kỉ XX, kinh tế Nhật phát triển được do nguyên nhân cơ bản nào?

A. Nhờ những đơn đặt hàng của Mĩ khi Mĩ phát động chiến tranh xâm lược Triều Tiên và Việt Nam.

B. Nhật áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật.

C. Vươn lên cạnh tranh với Tây Âu.

D. “Luồn lách” xâm nhập thị trường các nước.

Câu 28. Sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu trong khoảng thời gian nào?

A. Những năm 50 của thế kỉ XX.

B. Những năm 60 của thế kỉ XX.

C. Những năm 70 của thế kỉ XX.

D. Những năm 80 của thế kỉ XX.

Câu 29. Năm 1968, tổng sản phẩm quốc dân của Nhật đạt được:

A. 120 tỉ USD.

B. 161 tỉ USD.

C. 172 tỉ USD.

D. 183 tỉ USD.

Câu 30. Năm 1961 – 1970, tốc độ tăng trưởng bình quân về công nghiệp của Nhật hằng năm là bao nhiêu?

Xem Thêm :  Review list 20 truyện ngôn tình học đường hay nhất 2021

A. 12 8%.

B. 13,5%.

C. 14,3%.

D. 15,6%.

Câu hỏi trắc nghiệm sử 12 bài 8

Câu 31. Những năm 1967-1969, sản lượng lương thực của Nhật cung cấp:

A. 80% nhu cầu trong nước.

B. 70% nhu cầu trong nước.

C. 60% nhu cầu trong nước.

D. 50% nhu cầu trong nước.

Câu 32. Sự phát triển “thần kì của Nhật Bản” được thể hiện rõ nhất ở điểm nào?

A. Năm 1968, tổng sản phẩm quốc dân đứng hàng thứ hai trên thế giới

B. Trong khoảng hơn 20 năm (1950 – 1973), tổng sản phẩm quốc dân của Nhật Bản tăng 20 lần.

C. Từ thập niên 70 (thế kỉ XX), Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế tài chính của thế giới tư bản (Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản).

D. Từ nước chiến bại, hết sức khó khăn thiếu thốn, Nhật Bản vươn lên thành siêu cường kinh tế.

Câu 33. Trong sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản có nguyên nhân nào giống với nguyên nhân phát triển kinh tế của các nước tư bản khác:

A. Lợi dụng vốn nước ngoài, tập trung đầu tư vào các ngành kĩ thuật then chốt.

B. Biết tận dụng và khai thác những thành tựu khoa học – kĩ thuật.

C. “Len lách” xâm nhập vào thị trường các nước, thực hiện cải cách dân.

D. Phát huy truyền thống tự lực tự cường của nhân dân Nhật Bản.

Câu 34. Trong những nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là nguyên nhân khách quan làm cho kinh tế Nhật Bản phát triển?

A. Truyền thống văn hoá tốt đẹp, con người Nhật Bản có ý chí vươn lên, được đào tạo chu đáo, cần cù lao động.

B. Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra chiến lược phát triển, hệ thống quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ty.

C. Nhờ cải cách ruộng đất.

D. Biết tận dụng thành tựu khoa học kĩ thuật thế giới.

Câu 35. Để phát triển khoa học kĩ thuật, Nhật Bản có hiện tượng gì ít thấy ở các nước khác?

A. Coi trọng và phát triển nền giáo dục quốc dân, khoa học kĩ thuật.

B. Đi sâu vào các ngành công nghiệp dân dụng.

C. Xây dựng nhiều công trình hiện đại trên mặt biển và dưới đáy biển.

D. Coi trọng việc nhập kĩ thuật hiện đại, mua bằng phát minh của nước ngoài.

Câu 36. Từ đầu năm 90 của thế kỉ XX, nền kinh tế Nhật Bản như thế nào?

A. Tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao.

B. Bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước có nền công nghiệp mới.

C. Lâm vào tình trạng suy thoái kéo dài.

D. Là nước có nền kinh tế phát triển nhất.

Câu 37. Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được kí kết nhằm mục đích gì?

A. Nhật Bản muốn lợi dụng vốn kĩ thuật của Mĩ để phát triển kinh tế.

B. Nhật Bản trở thành căn cứ chiến lược của Mĩ.

C. Hình thành một liên minh Mĩ – Nhật chống lại các nước Xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc vùng Viễn đông.

D. Tạo thế cân bằng giữa Mĩ và Nhật.

Câu 38. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm nổi bật trong quan hệ đối ngoại của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Không đưa quân đi tham chiến ở nước ngoài.

B. Liên minh chặt chẽ với Mĩ

C. Cạnh tranh gay gắt với Mĩ và các nước Tây Âu.

D. Phát triển kinh tế đối ngoại, xâm nhập và mở rộng phạm vi thế lực bằng kinh tế ở khắp mọi nơi, đặc biệt là Đông Nam Á.

Câu 39. Nhật Bản bắt đầu đặt quan hệ ngoại giao với các nước ASEAN vào năm nào?

A. 1976.

B. 1977.

C. 1978.

D. 1979.

Câu 40. Theo quy định của Hiến pháp năm 1947, Nhật Bản là nước theo thể chế nào?

A. Quân chủ lập hiến.

B. Cộng hòa.

C. Cộng hòa nghị viện.

D. Dân chủ đại nghị.

Câu 41. GDP giành cho quốc phòng của Nhật chỉ dưới 1% tổng GDP vì

A. Nền công nghiệp quốc phòng phát triển mạnh mẽ.

B. Được Mĩ bảo hộ.

C. Chính sách đối ngoại hòa bình, trung lập.

D. Nhật không có quân đội thường trực.

Câu 42. Tháng 8 – 1977, ở Nhật có sự kiện gì thể hiện sự thay đổi trong chính sách ngoại giao?

A. Hiệp ước hòa bình và hữu nghị Nhật -Trung.

B. Học thuyết Kai-phu.

C. Học thuyết Phucađa.

D. Học thuyết Hayatô.

Câu 43. Nội dung cơ bản của học thuyết Hasimôtô là gì?

A. Tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á và tổ chức ASEAN.

B. Coi trọng quan hệ với Tây Âu, mở rộng quan hệ đối ngoại trên phạm vi toàn cầu, chú trọng quan hệ với các nước Đông Nam Á.

C. Tăng cường quan hệ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước châu Phi và Mĩ Latinh.

D. Đặc biệt coi trọng việc hợp tác với các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 44. Sự kiện đánh dấu sự “trở về” Châu Á của Nhật Bản là

A. Năm 1978, hiệp ước hoà bình và hữu nghị Trung- Nhật.

B. Năm 1991, học thuyết Kai-phu.

C. Năm 1977, học thuyết Phu-cư-đa.

D. Năm 4/1996, hiệp ước An ninh Mĩ Nhật kéo dài vĩnh viễn.

Câu 45. Hai sự kiện nào sau đây xảy ra đồng thời trong một năm và có ý nghĩa quan trọng trong chính sách đối ngoại của Nhật?

A. Bình thường hóa quan hệ với Liên Xô và gia nhập Liên hợp quốc.

B. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam và Trung Quốc.

C. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Mĩ và tây Âu.

D. Thiết lập quan hệ ngoại giao với ASEAN và Liên minh châu Âu.

Xem Thêm :  Cách nấu bún giò heo ngon nhất, cách nấu bún giò heo đơn giản ngon tại nhà

Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 8

Câu 46. Trong bối cảnh “Chiến tranh lạnh” căng thẳng, về quân sự Nhật Bản khác với các nước tư bản Tây Âu ở chỗ

A. Không tham gia bất kì tổ chức quân sự nào của Mĩ.

B. Không sản xuất vũ khí cho Mĩ.

C. Không có quân đội thường trực.

D. Không có lực lượng phòng vệ.

Câu 47. Nguyên nhân chính nào giúp Nhật Bản không chi tiêu nhiều cho chi phí quốc phòng?

A. Nhật nằm trong vùng thường xảy ra thiên tai, động đất, sóng thần.

B. Nhật nằm trong “ô bảo vệ hạt nhân” của Mĩ.

C. Tài nguyên khoáng sản không nhiều, nợ nước ngoài do bồi thường chi phí chiến tranh.

D. Dân cư đông không thích hợp đầu tư nhiều vào quốc phòng.

Câu 48. Theo Hiến pháp hiện nay, ai là người đứng đầu Chính phủ ở Nhật Bản?

A. Tổng thống.

B. Chủ tịch Quốc hội.

C. Thiên hoàng.

D. Thủ tướng.

Câu 49. Việt Nam có thể rút ra bài học gì về sự phát triển thần kì của kinh tế Nhật Bản?

A. Khai thác triệt để nguồn tài nguyên thiên nhiên.

B. Áp dụng những thành tựu khoa học kĩ thuật một cách hiệu quả vào sản xuất.

C. Đầu tư nghiên cứu khoa học và chú trọng giáo dục.

D. Giảm chi phí cho quốc phòng để tập trung phát triển kinh tế.

Câu 50. Học thuyết nào áp dụng từ năm 1991 đánh dấu Nhật Bản vẫn coi trọng quan hệ với Tây Âu?

A. 1978, hiệp ước hòa bình và hữu nghị Trung – Nhật

B. 1991, học thuyết Kai – phu.

C. Học thuyết Hasimoto (1/1997)

D. 4/1996, hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật kéo dài vĩnh viễn

Câu 51. Tại sao từ những năm 70 của thế kỷ XX, các nước Tây Âu, Nhật Bản đều có sự điều chỉnh trong chính sách đối ngoại?

A. Do sự lớn mạnh về tiềm lực kinh tế, tài chính.

B. Do sự xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông – Tây.

C. Các nước muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.

D. Do sự sụp đổ của trật tự 2 cực Ianta.

Câu 52. Từ sự phát triển thần kì của Nhật Bản, theo anh (chị) Việt Nam nên ưu tiên đầu tư vào nhân tố trước tiên nào để đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước?

A. Khoa học kĩ thuật

B. An ninh quốc phòng

C. Giáo dục

D. Tài chính

Câu 53. Chính sách đối ngoại xuyên suốt của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000 là gì?

A. Mở rộng phạm vi hành hưởng ở khu vực Đông Bắc Á

B. Liên minh chặt chẽ với Tây Âu

C. Tăng cường hợp tác với các nước châu Á

D. Liên minh chặt chẽ với Mĩ

Câu 54. Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, chính sách đối ngoại của Nhật Bản hướng dần về châu Á không xuất phát từ lý do nào sau đây?

A. Để hạn chế sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản ở châu Á.

B. Để khôi phục lại các thị trường truyền thống

C. Để tranh thủ khoảng trống quyền lực ở khu vực

D. Để hạn chế sự lệ thuộc vào Mĩ

Câu 55. Sự trỗi dậy của Nhật Bản từ những năm 60 của thế kỉ XX có tác động như thế nào đến trật tự hai cực Ianta?

A. Củng cố vị trí của Mĩ trong trật tự

B. Thay Mĩ trở thành người lãnh đạo trật tự

C. Góp phần làm xói mòn, sụp đổ trật tự

D. Làm sụp đổ trật tự

Câu 56. Mục đích chính của Mĩ trong việc kí Hiệp ước an ninh Mĩ- Nhật năm 1951 là gì?

A. Tiêu diệt triệt để các lực lượng quân phiệt ở Nhật Bản

B. Duy trì hòa bình an ninh khu vực châu Á

C. Hình thành liên minh Mĩ – Nhật chống lại phong trào cách mạng thế giới ở Viễn Đông

D. Tạo thế cân bằng giữa Mĩ và Nhật

Câu 57. Nguyên nhân sâu xa khiến mối quan hệ Mĩ với Tây Âu, Nhật Bản được thắt chặt trong những năm 1945-1952?

A. Do tác động của hội nghị Ianta

B. Do các nước này đều là đồng minh trong lịch sử

C. Do sự tương đồng về văn hóa

D. Do sự trỗi dậy của các thuộc địa của Tây Âu và Nhật Bản

Câu 58. Nhân tố chủ yếu chi phối sự biến đối mối quan hệ Mĩ – Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Sự tương đồng về hệ tư tưởng

B. Sự tương đồng về kinh tế

C. Lợi ích quốc gia dân tộc

D. Sự lớn mạnh của phong trào giải phóng dân tộc

Câu 59. Nguyên nhân khách quan đưa đến sự phục hồi kinh tế của Nhật Bản và Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

A. Đấy mạnh khai thác, bóc lột thuộc địa

B. Đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật

C. Sự hỗ trợ của Mĩ

D. Đầu tư phát triển con người

Đáp án trắc nghiệm

sử 12 bài 8

CâuĐáp ánCâuĐáp ánCâuĐáp án1D21A41B2C22B42C3A23B43A4C24D44C5C25B45A6D26A46C7C27B47B8D28B48D9C29D49B10D30A50C11C31A51A12C32C52C13B33B53D14D34D54A15B35D55C16A36C56C17B37C57A18B38B58C19B39C59C20D40D60

Với bộ Trắc nghiệm Lịch sử thế giới lớp 12 Bài 8: Nhật Bản được tổng hợp phía trên, hi vọng các em học sinh nắm được các kiến thức chính và các dạng câu hỏi có thể ra đối với nội dung bài học này. Chúc các em học tốt và có kết quả cao trong bài kiểm tra, bài thi Lịch sử lớp 12.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Xem Thêm :   Lịch Sử 7 Bài 3: Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống phong kiến thời hậu kì trung đại ở châu Âu

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Related Articles

Back to top button