Kiến Thức Chung

Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 18: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp 1946 – 1950 (P2)

Câu 1: Pháp buộc phải chuyển sang chiến lược “đánh lâu dài” từ khi nào ?

  • A. Từ sau chiến thắng Biên giới 1950.
  • B. Từ sau khi chúng mở rộng chiếm đóng đồng bằng Bắc Bộ.
  • C. Sau thất bại của cuộc tiến công lên Việt Bắc mùa đông 1947.
  • D. Từ sau khi kiểm soát hoàn toàn các đô thị Bắc vĩ tuyến 16.

Câu 2: Bom ba càng do ai chế tạo ?

  • A. Lê Tâm.
  • B. Trần Đại Nghĩa.
  • C. Hoàng Hanh.
  • D. Ngô Gia Khảm.

Câu 3: Vì sao ta phải thực hiện đường lối kháng chiến lâu dài?

  • A. Ta cần có thời gian để chuẩn bị lực lượng.
  • B. Từ đầu của cuộc kháng chiến ta yếu hơn địch.
  • C. Hậu phương của ta chưa vững mạnh.
  • D. Tất cả các lí do trên

Câu 4: Các “đại đội độc lập”, “trung đội vũ trang tuyên truyền” ra đời và hoạt động trong thời gian nào ?

  • A. Những năm 1947 – 1948.
  • B. Những năm 1948 – 1949.
  • C. Những năm 1947 – 1949.
  • D. Những năm 1948 -1950.

Câu 5: Nơi nào hưởng ứng “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh đầu tiên?

  • A. Hà Nội. 
  • B. Nam Định. 
  • C. Huế. 
  • D. Sài Gòn.

Câu 6: Nguyên tắc cải cách giáo dục được đưa ra năm 1950 là gì ?

  • A. Khoa học.        
  • B. Dân tộc.
  • C. Đại chúng.       
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 7: Việc hoàn thành cơ bản thống nhất hai Mặt trận Việt Minh và Liên Việt vào thời gian nào?

  • A. Năm 1948. 
  • B. Năm 1949.  
  • C. Năm 1950.  
  • D. Năm 1951

Xem Thêm :   Tải về Tư Trị Thông Giám (Tập 1) sách miễn phí Pdf • Thư viện Sách hướng dẫn

Xem Thêm :  Cứ như vậy, chúng ta đánh mất bản năng của gà rừng và biến thành con chim trong lồng lúc nào

Câu 8: Trung đoàn Thủ đô được lệnh rút khỏi Hà Nội ngày nào?

  • A. 5 – 2 – 1947.      
  • B. 16 – 2 – 1947.
  • C. 17 – 2 – 1947.       
  • D. 18 – 2 – 1946.

Câu 9: Chiến dịch Việt Bắc diễn ra trong thời gian nào?

  • A. Từ ngày 7 – 11 đến 19 – 12 – 1947.
  • B. Từ ngày 7 – 10 đến 19 – 12 – 1947,
  • C. Từ ngày 7 – 10 đến 20 – 12 – 1947.
  • D. Từ ngày 16 – 8 đến 19 – 12 – 1947.

Câu 10: Trong những năm 1947 – 1948, Đảng và Chính phủ ta đã có chủ trương gì để đối phó với những âm mưu và hành động của thực dân Pháp,

  • A. Mở các cuộc tấn công đánh địch trên các mặt trận chính diện.
  • B. Phát động chiến tranh du kích rộng rãi ở các vùng tạm chiếm.
  • C. Tạm thời rút vào hoạt động bí mật.
  • D. Câu B và C đúng.

Câu 11: Trận đánh nào có tính chất quyết định trong chiến dịch Biên giới thu đông 1950?

  • A. Trận đánh ở Cao Bằng. 
  • B. Trận đánh ở Đông Khê.
  • C. Trận đánh ở Thất Khê. 
  • D. Trận đánh ở Đình Lập.

Câu 12: “Ở hướng đông, quân ta phục kích chặn đánh địch nhiều trận trên đường số 4, cản bước tiến của chúng, tiêu biểu là trận đánh phục kích đường….”

  • A. Bản Sao, đèo Bông Lau 
  • B. Chợ Mới, Chợ Đồn
  • C. Đoan Hùng, Khe Lau 
  • D. Chiêm Hoá, Tuyên Quang

Câu 13: “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh!” là lời khen ngợi của Hồ Chủ Tịch dành cho

  • A. Đội Cứu quốc quân.
  • B. Trung đoàn Thủ Đô.
  • C. Việt Nam giải phóng quân.
  • D. Vệ Quốc Quân.

Xem Thêm :   Y học cổ truyền là gì, học ở đâu, ra trường xin việc khó hay dễ?

Xem Thêm :  Chúc mừng sinh nhật các thứ tiếng cực kỳ nghĩa không thể bỏ qua

Câu 14: Cuộc biểu tình khổng lồ của 300.000 đồng bào ở Sài Gòn diễn ra vào thời gian nào?

  • A. 9-1- 1950. 
  • B. 15- 2 – 1950
  • C. 19-3- 1950. 
  • D. 16-8- 1950

Câu 15: Tác phẩm “Kháng chiến nhất định thắng lợi” là của ai?

  • A. Chủ tịch Hồ Chí Minh. 
  • B. Trường Chinh.
  • C. Phạm Văn Đồng. 
  • D. Võ Nguyên Giáp.

Câu 16: Đường lối kháng chiến chống Pháp được Đảng ta xác định là:

  • A. Toàn dân, toàn diện.
  • B. Toàn dân, toàn diện và tranh thủ sự giúp đỡ của các nước XHCN.
  • C. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh và tranh thủ sự ủng hộ của quốc tế.
  • D. Toàn dân, toàn diện, trường kì, tự lực cánh sinh.

Câu 17: Hành động nghiêm trọng trắng trợn nhất thể hiện thực dân Pháp đã bội ước tấn công ta? 

  • A. Ở Nam Bộ và Trung Bộ, Pháp tập trung quân tấn công các cơ sở cách mạng
  • B. Ở Bắc Bộ, thực dân Pháp đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn.
  • C. Ở Hà Nội, thực dân Pháp liên tiếp gây những cuộc xung đột vũ trang.
  • D. Gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta hạ vũ khí đầu hàng.

Câu 18: Cánh quân đầu tiên Pháp tấn công lên Việt Bắc là cánh quân nào?

  • A. Một bộ phận nhảy dù xuống thị xã Bắc Cạn.
  • B. Một binh đoàn lính thủy từ Hà Nội dọc theo sông Hồng, sông Lô lên Thái Nguyên rồi vòng về Băc Cạn.
  • C. Một bộ phận từ Lạng Sơn lên Cao Bằng rồi vòng về Bắc Cạn.
  • D. Một bộ phận từ Thái Nguyên đánh lên Bắc Cạn.

Xem Thêm :   Toán 12: Cực Trị Không Gian Oxyz – Giải Đề Thi Thử Tốt Nghiệp THPT Vũng Tàu 2021 Lần 3

Xem Thêm :  Từ láy là gì, tác dụng của từ láy, cách phân biệt từ láy và từ ghép

Câu 19: Thực dân Pháp huy động 12000 quân tỉnh nhuệ và hầu hết máy bay ở Đông Dương, chia thành 3 cánh, mở cuộc tiến công:

  • A. Bắc Cạn. 
  • B. Lạng Sơn. 
  • C.Cao Bằng  
  • D. Việt Bắc.

Câu 20: Kết quả lớn nhất mà quân dân ta giành được thắng lợi trong chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 là:

  • A. Ta đã giành thế chủ động trên chiến trường chính (Bắc Bộ).
  • B. Tiêu diệt và bắt 8.300 tên địch, thu trên 3.000 tấn vũ khí và phương tiện chiến tranh. 
  • C. Giải phóng dải biên giới Việt – Trung với chiều dài 750km từ Cao Bằng đến Đình Lập.
  • D. Bộ đội ta đã phát triển với ba thứ quân

Câu 21: Đường lối kháng chiến toàn diện của ta diễn ra trên các mặt trận: quân sự, chính trị, kinh tế, ngoại giao trong đó quan trọng nhất là mặt trận nào?

  • A. Quân sự. 
  • B. Chính trị. 
  • C. Kinh tế. 
  • D. Ngoại giao.

Câu 22: Địch tấn công lên Việt Bắc vào ngày nào?

  • A. 7- 10- 1947 
  • B. 8-10- 1947
  • C. 9- 10- 1947 
  • D. 10 – 10- 1947

Câu 23: Nước đầu tiên công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Chính phủ Việt Nam? 

  • A. Liên Xô 
  • B. Trung Quốc  
  • C. Lào 
  • D. Cam-pu-chia

Câu 24: Trong Chiến dịch Biên giới, hình thức đấu tranh nào phát triển mạnh ở Bình – Trị – Thiên, Liên Khu V và Nam Bộ?

  • A. Chiến tranh nhân dân.
  • B. Đấu tranh chính trị.
  • C. Chiến tranh du kích.
  • D. Đấu tranh vũ trang.
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button