Kiến Thức Chung

Tìm hiểu về cây lúa và nghề trồng lúa xưa ở Việt Nam

Tìm hiểu về cây lúa và nghề trồng lúa xưa ở Việt Nam

Bởi vậy, từ lâu cây lúa là đề tài nghiên cứu của nhiều nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Từ chỗ xác định được giá trị to lớn của cây lúa, con người trong nhiều thời đại đã không ngừng tìm cách nâng cao chất lượng và năng suất của loại cây trồng đặc biệt này. Hiện nay, Việt Nam là một trong số các quốc gia xuất khẩu lúa gạo lớn trên thế giới. Để góp phần tìm hiểu thêm về nền nông nghiệp trồng lúa ở nước ta, bài viết này xin đề cập đến nguồn gốc của cây lúa và nghề trồng lúa xưa thông qua các dẫn liệu khoa học lịch sử, dân tộc học và khảo cổ học.

1. Dấu tích về cây lúa trên thế giới và ở Việt Nam

Lúa có hai loài tiêu biểu là:vàtrong họ có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực Đông Nam châu Á và châu Phi. Nhiều kết quả nghiên cứu cho rằng tổ tiên của chi lúa Oryza là một loài cây hoang dại trên siêu lục địa Gondwana, xuất hiện cách ngày nay khoảng 130 triệu năm và phát tán rộng khắp các châu lục trong quá trình trôi dạt lục địa. Hiện nay, chi lúa này có khoảng 21 loài cây hoang dại và 2 loài đã được thuần hóa thành 2 giống lúa chính là lúa châu Á () và lúa châu Phi ().

Lúa trồng châu Phi bắt nguồn từ loài lúa hoang địa phương có tên là bắt đầu được trồng phổ biến khoảng 1.500 năm trước CN. Đó là giống lúa nổi, thân trơn, sống dưới nước và nửa nước, xuất phát ban đầu là ở vùng tam giác châu thổ sông Niger. Giống lúa này chủ yếu được trồng ở Tây Phi, về sau lan truyền đến Senegal, nhưng hầu như không phổ biến ở Đông Phi và cũng chưa bao giờ vượt ra khỏi phạm vi lãnh thổ châu Phi.

Lúa trồng châu Á có nguồn gốc từ loài lúa hoang gồm 2 loại chính: loại lúa nhiều năm () và loại lúa một năm () sinh trưởng khá phổ biến ở khu vực xung quanh chân núi Himalaya. Lúa trồng hiện nay ở châu Á có ba loài cơ bản (4; 148, 150): Lúa Ấn Độ hay lúa tiên (); Lúa Nhật Bản hay lúa cánh (); Lúa Indonesia ().

Đây là những giống lúa chính đang được gieo trồng khắp thế giới.

Tuy nhiên, đến nay người ta vẫn chưa xác định được khu vực nào trên thế giới là nơi đầu tiên tiến hành thuần hóa và gieo tròng cây lúa. Khoảng đầu thiên niên kỷ thứ V Tr.CN, một số giống lúa trồng trên các vùng đất khô đã được du nhập vào quần đảo Nhật Bản và bán đảo Triều Tiên, nhưng phải đến thế kỷ thứ I trước CN thì các giống lúa nước mới xuất hiện ở đây. Ở khu vực Trung Đông và Địa Trung Hải, giống đã thích nghi với việc gieo trồng từ thế kỷ VIII sau CN. Từ sau thế kỷ XV, cây lúa bắt đầu xuất hiện phổ biến ở châu Âu và đến hế kỷ XVIII thì người Tây Ban Nha đã đem các giống lúa đến Nam Mỹ… Trong nhiều hội nghị quốc tế bàn về nguồn gốc của nông nghiệp, các nhà khoa học đã khảo cứu rất kỹ dấu tích của các loài thực vật, nhất là các loài cây lấy củ, lấy hạt và lấy bột đã được phát hiện trong các lớp đất khảo cổ từ thời đại đồ đá giữa thế thời đại đồ sắt, nhằm xác định rõ hơn nguồn gốc cây láu.

, tại di tích(Spirit Cave) – thuộc văn hóa Hòa Bình – có niên đại cách nay 11.690 ± 560 năm, dấu tích của nhiều loài cây trồng thuộc họ đậu, họ bầu bí và các giống khoai môn, khoai sọ đã được phát hiện. Mặc dù chưa tìm được dấu tích hạt lúa ở đây, nhưng một số nhà khoa học như Chester Gorman, Wilhelm G. Solheim vẫn chủ trương rằng chủ nhân của văn hóa Hòa Bình đã biết đến nông nghiệp trồng lúa nước [10; 7; 8]. Tại di tích (Banyan Vlley Cave) có niên đại 3500 năm Tr.CN, đã tìm thấy những vỏ thóc có hình dạng, kích thước được D. E. Yen đo đạc rất kỹ và khẳng định là phù hợp với – tức lúa trồng. Nhưng Trương Đức Từ ở Viện lúa quốc tế (Philippin), khi phân tích cấu trúc tế bào của các vỏ thóc này, lại cho rằng đó là loại thóc lúa hoang [10; 9]. Ở vùng Đông Bắc Thái Lan, tại di tích(Non’ Nok Tha) có niên đại 3.500 – 500 Tr.CN và di tích (Ban Chiang) có niên đại 3.600 – 2.700 năm Tr. CN đã tìm thấy những hạt lúa hóa than cùng với những dấu in của hạt lúa trên đồ gốm. Các kết quả nghiên cứu trồng lúa đã ra đời và phát triển ở đây. Như vậy, ở Thái Lan, cây lúa đã xuất hiện ít nhất cũng cách chúng ta ngày nay khoảng từ 6.000 – 5.500 năm.

, năm 1973, các nhà khảo cổ đã tìm được 10 hạt gạo hóa than và hàng nghìn mảnh vỏ trấu trong hang (Ulu Leang), được xác định là lúa trồng. Chúng nằm giữa hai lớp đất có niên đại C14 là: cách ngày nay 4.172 ± 90 năm và cách ngày na 8.785 ± 45 năm, vì vậy được đoán định có niên đại khoảng 4.000 năm Tr.CN [10; 9].

Xem Thêm :   Chùa Quỳnh Lâm là gì? Chi tiết về Chùa Quỳnh Lâm mới nhất 2021

Xem Thêm :  Văn hóa doanh nghiệp là gì? những yếu tố tạo nên văn hóa doanh nghiệp

, dấu tích của lúa cổ cũng đã được tìm thấy trong văn hóa có niên đại cách chúng ta ngày nay khoảng 6.000 – 5.500 năm.

dấu tích của lúa được tìm thấy trong rất nhiều di tích khảo cổ có niên đại khác nhau. Tại khu vực hồ (tỉnh Hồ Nam) đã phát hiện được 10.000 hạt thóc với kích cỡ khác nhau, một số hạt to gấp bốn lần hạt khác. Theo các chuyên gia nông học, đây là loại lúa đang ở dạng chuyển tiếp từ lúa hoang sang lúa trồng, có niên đại cách nay 8.000 năm. Ở di tích (tỉnh Triết Giang) đã tìm thấy hạt lúa dài có niên đại C14 cách nay là 5.895 ± 115 năm và cách ngày nay 6.310 ± 110 năm. Đây là loài lúa tiên chưa được thuần dưỡng hoàn toàn. Những hạt lúa dài loài cũng đã được tìm thấy ở di chỉ (Thượng Hải) có niên đại 3.395 ± 105 năm Tr.CN. Ở di chỉ (Triết Giang) có niên đại cách ngày nay 2.750 ± 100 năm và di chỉ (Hồ Bắc) có niên đại cách ngày nay 2.245 ± 160 năm, cách ngày nay 2.195 ± 100 năm, đã tìm thấy những hạt lúa trồng bao gồm cả loại hạt dài và hạt tròn. Như vậy, ở Trung Quốc, cây lúa đã xuất hiện cách ngày nay khoảng từ 8.000 – 4.000 năm [4; 9].

, dấu tích của nhiều loài lúa cổ bao gồm cả lúa hoang () và lúa trồng () đã được phát hiện trong nhiều di tích khảo cổ và đã được xác định niên đại khá ro ràng: di tích (Lothal) có niên đại 2.300 năm Tr.CN, di tích (Rangpur) có niên đại 2.000 năm Tr.CN, di tích (Ahar) và (Chirand) niên đại 1.800 năm Tr.CN. Đặc biệt nhất là ở di tích (Koldihevah), dấu tích hạt lúa được tìm thấy trong các lớp đất thuộc thời đại đồ đá mới có niên đại cách ngày nay 6.480 ± 185 năm [10; 9]. Đây là dấu tích sớm nhất của cây lúa ở khu vực Nam Á.

Việt Nam là quốc gia có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sự sinh trưởng của cây lúa. HIện tại ở nước ta đang còn tồn tại nhiều loài lúa hoang và cả những loài được coi là trung gian giữa lúa hoang và lúa trồng [4; 150]. Chẳng hạn ở Tây Bắc:Tây Nguyên có:Đồng bằng sông Cửu Long có:

Trong các văn hóa khảo cổ thuộc giai đoạn sơ kỳ và trung kỳ của thời đại đá mới (Bắc Sơn, Đá Bút, Quỳnh Văn), chúng ta chưa tìm được dấu tích của hạt lúa mà chỉ mới tìm thấy bào tử phấn hoa của lúa, nhưng không nhiều. Mãi đến cuối thời đại đá mới, đầu thời đại đồ đồng thì mới được phát hiện trong nhiều di tích khảo cổ trên khắp cả ba miền của đất nước. Hơn một vạn năm trước, do ảnh hưởng của đợt biển tiến, diện tích lục địa bị thu hẹp, cư dân Hòa Bình buộc phải di dời địa bàn cư trú lên các vùng chân núi bao quanh các thung lũng. Phương thức sản xuất chủ yếu của họ, ngoài hái lượm và săn bắt, đã bước đầu biết trồng rau củ, nuôi gia súc, mở đầu cho thời kỳ đá mới. Từ hái lượm theo mùa, con người đã biết tới nghề nông nguyên thủy với cây trồng chủ đạo là lúa và các giống cây thuộc họ bầu bí, họ đậu, cây ăn quả… Đồng thời với phát minh quan trọng này là việc con người biết chế tạo ra cung tên. Từ săn bắt con người tiến tới săn bắn, cất giữ thức ăn động vật sống, phát hiện thêm những tập tính của động vật để thuần hóa và nghề chăn nuôi ra đời. Tổ tiên của người Việt cách đây khoảng 4.000 năm cũng bị thiên nhiên đặt vào một tình thế tương tự như con người thời văn hóa Hòa Bình, đó là nước biển dâng, diện tích trồng trọt và cư trú bị thu hẹp. Con người lại buộc phải dồn lên ở trên những dải đất cao, dân cư đông đúc, nhu cầu lương thực trở thành một vấn đề bức bách. Bằng kinh nghiệm hái lượm, trồng tỉa phong phú tích lũy được qua nhiều nghìn năm, cộng với kỹ thuật mài đá và đúc đồng, tổ tiên ta đã ra công khai phá, tái tạo và mở rộng diện tích gieo trồng loài cây hòa thảo cho hạt cực kỳ hữu ích – đó là cây lúa. Cây lúa trở thành người bạn đồng hành gắn bó thủy chung với người Việt trong suốt chiều dài của lịch sử dân tộc. Dấu tích của cây lúa đã được phát hiện trong nhiều di tích khảo cổ thời đại đồ đồng, đồ sắt và được ghi chép trong nhiều trang thư tịch cổ.

Tại các di tích khảo cổ học(Yên Lạc – Vĩnh Phúc), (Cổ Loa – Hà Nội), trong lớp đất có niên đại cách ngày nay 3.330 ± 100 năm, đã tìm thấy dấu tích của những hạt gạo và vỏ trấu cháy, đây là loại lúa dạng hạt tròn, có thể là lúa nếp [5, 252]. Dấu tích của lúa, bông lúa, vỏ trấu còn được lưu lại trên nhiều đồ gốm trong các di tích khảo cổ của văn hóa Gò Mun, văn hóa Đông Sơn, văn hóa Sa Huỳnh, thuộc thời đại đồng thau và sắt sớm, niên đại cách ngày nay trên 3.000 – 2.000 năm.

Những điều ghi chép trong các thư tịch cổ cũng cho thấy, vào khoảng thời gian trước và sau Công nguyên có nhiều giống lúa khác nhau đã được gieo trồng ở nước ta. Sách của Dương Phù (thế kỷ I) chép: “” [9, 44]. Sách của Quách Nghĩa Cung, đời Tây Hán (280 – 304) ghi: “” [9, 44]. Sách , đời Tây Hán cũng chép: “” [9, 44]. Sách của Trần Thế Pháp có đoạn: “” [7]. Trong , Lê Quý Đôn viết: “” [9, 44].

Xem Thêm :   NGỮ PHÁP TIẾNG TRUNG | khác biệt giữa 过 và 了

Xem Thêm :  Loài mèo trả ơn (2021) ❎ mộc media ❎

Có lẽ trước đây, do con người chưa có những phương pháp khoa học để truy tìm nguồn gốc của cây lúa nên chỉ dừng lại ở cách phân loại lúa theo thuộc tính của từng loài như: lúa ưa nước và lúa chịu cạn. Theo Lê Quý Đôn, lúa ưa nước có 2 loại chính: Lúa chịu úng nhưngâm nước một tháng vẫn kết hạt được; Lúa cần nước ở chân như nên cấy vào ruộng không cao, không thấp, gạo trắng, hạt tròn, chín sớm…; lúa chịu cạn thì có (?) trồng ở đồi núi, đất bãi ngoài đê… Ngoài ra, trong Lê Quý Đôn còn giới thiệu một số giống lúa khác như: trồng vào tháng giêng, đến tháng 5 được gặt, cắt ngọn rồi lúa lại mọc, đến tháng 9 lại có lúa gặt. hay, gặt rồi mà gốc lại mọc đòng lên, lại có bông, gạo trắng, hạt to.

Thuần hóa được cây lúa dại và biến nó thành cây lúa trồng là một thành quả vô cùng to lớn của nhân loại. Cây lúa dễ thích nghi với nhiều loại đất khác nhau, yếu tố quan trọng nhất đối với cây lúa nước (ở đất thấp) là cần phải có nước ở chân và với cây lúa cạn (ở đất cao) là có đủ nước trong mùa mưa để thỏa mãn nhu cầu sinh lý. R. O. Whyte đã viết về nguồn gốc cây lúa như sau: “” [9, 44].

Từ những bằng chứng trên có thể khẳng định gần một vạn năm trước, cây lúa đã xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới nhưng sớm nhất và phổ biến nhất là ở Tây Phi và lục địa Châu Á. Riêng khu vực Đông Nam Á bao gồm cả phần lục địa và hải đảo, khoảng hơn 4.000 năm trước, con người đã biết thuần dưỡng và canh tác nhiều giống lúa khác nhau, nhưng chủ yếu là cây lúa nước.

2. Nghề trồng lúa xưa ở Việt Nam

Nguồn sử liệu quan trọng cho phép có được những hiểu biết về nghề trồng lúa xưa ở nước ta chủ yếu tập trung trong các truyền thuyết, huyền thoại, thư tịch cổ, các ghi chép điền dã của dân tộc học và đặc biệt là từ những bộ sưu tập nông cụ tìm được qua các cuộc khai quật khảo cổ.

Trong truyền thuyết về thời đại Hùng Vương có phản ánh hai phương thức canh tác cơ bản của người Việt cổ là: chọc lỗ tra hạt trên đất bãi khô và cây lúa trên ruộng nước. Chuyện Vua Hùng dạy dân làm ruộng được mô tả:” [11, 56].

Truyền thuyết Pú Lương Quân của người Tày kể: “” [11, 57].

Trong của Tư Mã Trinh và trongđều có những ghi chép về phương thức canh tác lúa khô như:. có chép: “” [9; 45]. Trong , Lê Quý Đôn chép khá chi tiết về cách thức làm ruộng ở Nghệ An: “” [2; 162]. Ngoài ra ông còn mô tả kỹ thuật gieo mạ rất kỳ công của người xưa như: chọn thóc giống ngâm 3 đêm, vớt ra đãi sạch, sau ngâm tiếp 3 đêm nữa, khi thóc mọc mầm dài độ 3 phân thì đem cấy vào ruộng đã cày bừa kỹ. Nhiều thư tịch khác của Trung Quốc như, đều có những ghi chép về cách thức làm ruộng lúa nước của người Việt. dẫn một đoạn văn trong như sau: “”. Sách cũng chép tương tự: “” [1; 293].

Để cây lúa sinh trưởng, trổ bông và cho hạt, người xưa phải có những biện pháp chăm sóc hiệu quả cho cây lúa như diệt cỏ dại, be bờ giữ nước, tưới nước, đắp đê ngăn nước… Diệt cỏ dại có nhiều cách như thư tịch cổ đã ghi “”, “” hoặc nhổ xới cỏ ở ruộng khô, vơ cỏ ở ruộng nước  hay bừa theo cách mà Lê Quý Đôn đã mô tả…

Như vậy, các tài liệu truyền thuyết và thư tịch đều cho phép khẳng định: ngay từ buổi đầu của lịch sử dân tộc – thời đại Hùng Vương cư dân cổ nước ta đã rất thành thạo các hình thức canh tác với cả hai loại lúa khô và lúa nước, hay nói cách khác là biết làm rẫy và làm ruộng. Nhưng để thực hiện một cách có hiệu quả, con người cần phải có những công cụ lao động cần thiết. Bộ sưu tập nông cụ của người Việt cổ qua các di tích khảo cổ khá phong phú và đa dạng, gồm các loại chính như:

1. Nông cụ cắt, chặt cỏ cây để tạo ruộng, rẫy, nương, vườn gồm các loại rìu, dao ban đầu bằng dá, về sau bằng kim loại (đồng thau và sắt).

2. Nông cụ làm đất chủ yếu là cuốc, cày, xẻng, mai, thuổng… Trong các di tích khảo cổ tiền Phùng Nguyên và Phùng Nguyên, công cụ làm đát tìm được phổ biến là những chiếc cuốc đá dẹt mỏng, được mài sắc và gồm nhiều kích thước khác nhau. Trong văn hóa Hoa Lộc (Thanh Hóa), văn hóa Rú Trăn (di tích Nam Hưng, Nam Đàn, Nghệ An) đã tìm được những chiếc cuốc đá, dài 27 – 30cm, rộng 10 – 12cm, dày 1 – 1,5cm. Rất phù hợp với chức năng vun xới ở loại đất tơi xốp, đất bãi bồi ven sông, biển. Nhưng ở giai đoạn sau đó, khi đồng thau phát triển và đồ sắt ra đời (giai đoạn Đồng Đậu – Gò Mun – Đông Sơn), công cụ làm đất chủ yếu là cuốc, thuổng, mai, lưỡi cày bằng đồng thau hoặc bằng sắt. Tùy theo tính chất, đặc điểm ủa từng loại đất ở vùng miền mà người Việt cổ đã sáng tạo ra những kiểu lưỡi cày hình trái tim, hình tam giác tồn tại ở những vùng đất thịt nặng như đồng bằng Bắc bộ; lưỡi cày hình bướm, hình xẻng tìm được ở vùng Thanh – Nghệ – Tĩnh thích hợp với loại đất phù sa nhẹ. Những chiếc cày kim loại cộng với sức kéo của trâu bò không chỉ cho phép tổ tiên ta nâng cao năng suất cây trồng mà còn mở rộng quy mô canh tác trên nhiều loại đất đai khác nhau. Và cuối cùng thời kỳ văn hóa Đông Sơn khi những cánh đồng trũng đã được khai phá, con người đã biết tạo ra một loại lưỡi cuốc bằng gỗ, dùng để cào san bùn…

Xem Thêm :   Văn Hóa Trung Quốc Thời Phong Kiến Lịch Sử 10 Bài 5: Trung Quốc Thời Phong Kiến

Xem Thêm :  Bảng ngọc bổ trợ và cách lên đồ senna sp, ad mới nhất

3. Nông cụ thu hoạch lúa của người Việt cổ có 3 loại chính: nhíp (*), liềm và dao gặt được làm bằng đồng và bằng sắt, đã được phát hiện trong nhiều di tích khảo cổ thuộc văn hóa Gò Mun và Đông Sơn. Những dụng cụ gặt lúa có đối tượng tác động trực tiếp là cây lúa, do vậy chúng bị chi phối bởi những đặc điểm của cây lúa và ruộng lúa. Tùy thuộc vào đặc tính sinh thái của cây lúa (cao hay thấp, thân cứng hay mềm, dễ rụng hạt hay không…), tùy thuộc vào cách thức gieo trồng (gieo vãi hay cấy…), tùy thuộc vào đặc điểm của chân ruộng (ruộng cạn hay ngập nước, bằng phẳng hay dốc đứng…) mà con người sẽ sử dụng những dụng cụ gặt hái thích hợp. Mặt khác, điều này còn tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích thu gặt cây lúa của con người (lấy cả rơm, lấy cả rạ hay chỉ lấy một mình hạt…) mà cách gặt và dụng cụ gặt sẽ khác nhau.

, như cách tuốt bằng tay của người Tây Nguyên, dùng dũa tuốt của người Khơ Mú, dùng gậy đập của cư dân Đồng Tháp Mười. Cách thu hoạch này thường đi liền với các đồ đựng thích ứng như gùi, thuyền, mủng…

, có thể diễn ra theo hai cách: thì dụng cụ chính là nhíp, thì dụng cụ gặt là liềm, vằng, hái…

, thì dụng cụ gặt chủ yếu là liềm.

Quá trình phát triển của nghề trồng lúa cổ truyền của nước ta diễn ra trên cả ba loại địa hình: miền núi, trung du và đồng bằng. Khu vực miền núi, nương rẫy là chủ yếu, phù hợp với cây lúa khô; khu vực trng du và đồng bằng chủ yếu là ruộng, thích ứng với cây lúa nước. Trung du bao gồm vùng rìa núi và trước núi là địa bàn có vị trí quan trọng. Trong thời đại Hùng Vương, hướng phát triển của nghề trồng lúa là đi từ trung du xuống đồng bằng, khai thác các bãi ven sông, hồ, đầm lầy, tiến tới quai đê lấn biển.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử kể từ khi được con người thuần chủng và gieo trồng đến nay, cây lúa luôn là cây lương thực chủ đạo. Trong xã hội công nghiệp hiện đại ngày nay, lúa gạo là nguồn cung cấp năng lượng sống cho hơn nửa phân loại trên trái đất. Lúa mãi mãi sẽ vẫn là cây trồng chiến lược của nhiều quốc gia, nhất là các quốc gia Đông Nam Á. Đối với Việt Nam, cây lúa đã in dấu ấn sâu sắc lên toàn bộ đời sống xã hội. Sự phát triển mạnh mẽ của nghề trồng lúa chính là động lực thúc đẩy con người chuyển cư khỏi vùng rừng  núi hiểm trở, ra miền trước núi và đồng bằng. Định canh cây láu là cơ sở để con người định cư, quần tụ thành cộng đồng làng bản cố kết bền vững, tạo nên sức mạnh to lớn để chế ngự tự nhiên và chống ngoại xâm. Đặc tính của nền văn minh nông nghiệp lúa nước đã hun đúc cho người Việt một nếp sống hài hòa, thuần hậu, gần gũi với thiên nhiên nhưng cũng rất anh hùng và quả cảm.

(*) Nhíp là tên gọi mang tính quy ước trong khảo cổ học nhằm chỉ một dụng cụ gặt, dùng lưỡi sắc bấm đứt từng bông lúa, hiện tồn tại phổ biến ở Đông Nam Á. Nhíp thường có hai bộ phận chính: một lưỡi sắt mỏng nhỏ gắn vào một miếng gỗ làm cán, mỗi dân tộc theo truyền thống mà có những kiểu cán khác nhau. Đây là dụng cụ gặt lúa thông dụng của đại bộ phận các dân tộc ở khu vực Bắc Đông Dương…

Tính chất xã hội thời Hùng Vương, Hùng Vương dựng nước, tập II.

Vân đài loại ngữ

Nghề trồng lúa nước thời Hùng Vương,Hùng Vương dựng nước tập III,

Cơ sở khảo cổ học

Cổ Loa – Trung tâm hội tụ văn minh sông Hồng.

Lưỡi cày đồng Cổ Loa.

Lĩnh Nam chính quái.

Kinh tế thời nguyên thủy ở Việt Nam

Để tìm hiểu nghề trồng lúa ở thời dựng nước đầu tiên.

Về mô hình Tre – xto  Goóc-man và niên đại xuất hiện nông nghiệp trồng lúa nước ở Đông Nam Á

Truyền thuyết Hùng Vương

Các hình thức trồng lúa: tư liệu dân tộc học

Bước đầu nghiên cứu phương thức gặt lúa thời Hùng Vương.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Related Articles

Back to top button