Kiến Thức Chung

Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch thành phố pleiku, tỉnh gia lai

Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch thành phố pleiku, tỉnh gia lai

pdf – 190 trang

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

—————————————————–

NGUYỄN THỊ VÂN ANH

TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

THÀNH PHỐ PLEIKU, TỈNH GIA LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ VIỆT NAM HỌC

Hà Nội – 2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN VIỆT NAM HỌC VÀ KHOA HỌC PHÁT TRIỂN

—————————————————–

NGUYỄN THỊ VÂN ANH

TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU

LỊCH THÀNH PHỐ PLEIKU, TỈNH GIA LAI

Luận văn Thạc sĩ Việt Nam học

Mã số: 60220113

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Trương Quang Hải

Hà Nội – 2014

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới

GS.TS Trương Quang Hải, người thầy đã trực tiếp dìu dắt, truyền đạt cho tôi

những kiến thức chuyên môn thiết thực và những chỉ dẫn khoa học quí báu.

Với sự đồng ý và tạo điều kiện của thầy, tôi đã thực hiện luận văn thạc sỹ với

tiêu đề: “Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch thành phố Pleiku, tỉnh

Gia Lai” – trong khuôn khổ đề tài cấp Nhà nước thuộc Chương trình Tây

Nguyên 3 mà thầy trực tiếp chỉ đạo thực hiện: “Nghiên cứu, đánh giá tổng

hợp tài nguyên du lịch, hoạch định không gian và đề xuất các giải pháp phát

triển du lịch ở Tây Nguyên”, mã số TN3/T18. Đây thực sự là một vinh dự lớn

cho tôi và là một kỉ niệm đáng nhớ của thời học viên.

Đồng thời, trong quá trình triển khai và hoàn thành luận văn, tôi đã nhận

được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình và chuyên nghiệp của các thầy, cô cùng

các cán bộ đang công tác tại Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, Khoa

Địa lý – Đại học khoa học tự nhiên. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới quý thầy cô và

các anh chị.

Cuối cùng, tôi xin gửi tới Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Gia Lai, Uỷ

ban nhân dân thành phố Pleiku, Công ty cổ phần lữ hành Gia Lai Xanh và

một số cán bộ liên quan đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả thu thập số

liệu cũng như thực địa tại các cơ sở, địa điểm cần thiết cho việc thực hiện

luận văn tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu nghiêm túc của

cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS Trương

Quang Hải. Các số liệu và kết luận nghiên cứu được trình bày trong luận văn

hoàn toàn trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào.

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Học viên

Nguyễn Thị Vân Anh

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU……………………………………………………………………………………………………1

1.Tính cấp thiết của đề tài…………………………………………………………………………..1

2. Tình hình nghiên cứu……………………………………………………………………………..2

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu………………………………………………………………..4

5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………………………..4

6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn…………………………………………5

7. Kết cấu của luận văn………………………………………………………………………………5

CHƯƠNG 1: TIỀM NĂNG DU LỊCH THÀNH PHỒ PLEIKU…………………….6

1.1 Khái quát về thành phố Pleiku……………………………………………………………6

1.1.1. Vị trí địa lý…………………………………………………………………………………..6

1.1.2. Lịch sử hình thành và chuyển biến địa danh……………………………………..6

1.1.3 Điều kiện tự nhiên………………………………………………………………………….8

1.1.4 Điều kiện kinh tế – xã hội……………………………………………………………….12

1.2 Tài nguyên du lịch thành phố Pleiku………………………………………………….19

1.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên……………………………………………………………19

1.2.1.1 Cảnh quan thiên nhiên…………………………………………………………….19

1.2.1.2 Các điểm du lịch sinh thái……………………………………………………….20

1.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn………………………………………………………….24

1.2.2.1 Các di tích lịch sử – văn hóa…………………………………………………….24

1.2.2.2 Các công trình văn hóa……………………………………………………………32

1.2.2.3 Các công trình tôn giáo…………………………………………………………..39

1.2.2.4 Các làng nghề truyền thống……………………………………………………..42

1.2.2.5 Bản sắc văn hoá các dân tộc……………………………………………………43

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1………………………………………………………………………………58

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ PLEIKU….59

2.1 Hệ thống cơ sở dịch vụ………………………………………………………………………59

2.1.1 Cơ sở lưu trú……………………………………………………………………………….59

2.1.2 Cơ sở vui chơi giải trí kết hợp ăn uống……………………………………………62

2.1.3 Cơ sở vận tải……………………………………………………………………………….65

2.2 Thị trường du lịch và doanh thu du lịch…………………………………………….67

2.2.1 Thị trường du lịch…………………………………………………………………………67

2.2.2 Doanh thu du lịch…………………………………………………………………………72

2.3. Phân hệ quản lý du lịch……………………………………………………………………75

2.3.1 Quản lý Nhà nước về du lịch………………………………………………………….75

2.3.2 Các công ty du lịch……………………………………………………………………….79

2.3.3 Nguồn nhân lực du lịch…………………………………………………………………81

2.3.4 Hệ thống cụm, tuyến, điểm liên kết du lịch……………………………………….84

2.4. Sản phẩm du lịch và quảng bá du lịch……………………………………………….86

2.4.1 Sản phẩm du lịch………………………………………………………………………….86

2.4.2 Hoạt động đầu tư và đầu tư, quảng bá du lịch………………………………….91

2.5 Phát triển du lịch vì cộng đồng dân cư địa phương……………………………..96

2.6. Du lịch Pleiku trong tương quan du lịch tỉnh Gia Lai………………………..99

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2…………………………………………………………………………101

CHƯƠNG 3. BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ PLEIKU. . .102

3.1 Cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch thành phố Pleiku………102

3.1.1 Cơ hội……………………………………………………………………………………….102

3.1.2 Thách thức…………………………………………………………………………………105

3.2 Biện pháp phát triển du lịch thành phố Pleiku………………………………….108

3.2.1 Biện pháp đầu tư phát triển du lịch……………………………………………….108

3.2.2 Biện pháp quy họach phát triển du lịch………………………………………….110

3.2.3 Biện pháp tổ chức quản lý du lịch…………………………………………………112

3.2.4 Biện pháp xây dựng thương hiệu du lịch………………………………………..114

3.2.5 Biện pháp phát triển nguồn nhân lực du lịch………………………………….115

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3…………………………………………………………………………116

KẾT LUẬN…………………………………………………………………………………………….117

TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………………..121

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

UBND: Uỷ ban nhân dân

VHTT&DL: Văn hóa, thể thao và du lịch

CTC: Công ty cổ phần Gia Lai

VH – TT – TT: Văn hóa – Thông tin – Thể thao

HTX VT&DL: Hợp tác xã vận tải và du lịch

TNHH: Trách nhiệm hữu hạn

CSHT: Cơ sở hạ tầng

NXB: Nhà xuất bản

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Lượng mưa bình quân nhiều năm tại trạm quan trắc Pleiku (mm) (1976-2005)……9

Bảng 1.2: Độ ẩm không khí tương đối bình quân nhiều năm tại trạm quan trắc

Pleiku (%) (1976-2005)……………………………………………………………………………….10

Bảng 1.3: Nhiệt độ bình quân tháng, năm tại trạm quan trắc Pleiku (0C) (1976-2005)………10

Bảng 1.4: Kết quả phân tích vi sinh mẫu nước mặt Biển Hồ……………………………..12

Bảng 1.5: Giá trị sản xuất các ngành kinh tế theo giá hiện hành của thành phố………….13

Bảng 2.1: Các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Pleiku………………………………..59

Bảng 2.2: Các chỉ tiêu cơ bản trong hoạt động kinh doanh lưu trú của………………61

Nhà khách Công đoàn…………………………………………………………………………………61

Bảng 2.3: Doanh thu du lịch theo giá hiện hành phân theo thành phần kinh tế…….73

của thành phố pleiku giai đoạn 2009 – 2013 (Đơn vị tính: Triệu đồng)………………73

Bảng 2.4: Số liệu kinh doanh của Công ty lữ hành Gia Lai xanh……………………….80

Bảng 2.5: Thực trạng nguồn nhân lực du lịch thành phố Pleiku năm 2013………….82

Bảng 2.6: Các dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch thành phố Pleiku……91

giai đoạn 2006 – 2012 (Đơn vị tính: Triệu đồng)…………………………………………….91

Bảng 2.7: Thống kê vốn đầu tư các hạng mục công trình phục vụ du lịch của……..92

thành phố Pleiku giai đoạn 2008 – 2012…………………………………………………………92

Bảng 2.8: Vốn đầu tư phân theo lĩnh vực kinh tế của thành phố Pleiku………………93

giai đoạn 2009 – 2013 ( Đơn vị tính: Triệu đồng)……………………………………………93

Bảng 2.9: Lượng khách du lịch đến Gia Lai qua các năm 2008 – 2013……………..100

Bảng 3.1: Hiện trạng các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố Pleiku……………….144

Bảng 3.2: Thống kê dịch vụ tại các cơ sở vui chơi giải trí của thành phố Pleiku…154

Bảng 3.3: Danh sách các nhà hàng nổi tiếng của thành phố Pleiku…………………..155

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 2.1: Các hình thức lưu trú được du khách sử dụng khi đến thành phố Pleiku …60

Biểu đồ 2.2: Số ngày khách do các cơ sở lưu trú phục vụ giai đoạn 2009 -2013…..61

Biểu đồ 2.3: Nhận xét giá cả dịch vụ du lịch tại thành phố Pleiku của du khách…..64

Biểu đồ 2.4: Các loại phương tiện được khách nội địa sử dụng………………………….66

để đến thành phố Pleiku………………………………………………………………………………66

Biểu đồ 2.5: Lượng khách du lịch đến thành phố Pleiku giai đoạn 2008 – 2013…..68

Biểu đồ 2.6: Mục đích các chuyến du lịch của du khách đến thành phố Pleiku…….69

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu doanh thu du lịch phân theo loại hình dịch vụ……………………73

của thành phố Pleiku (%)……………………………………………………………………………..73

Biểu đồ 2.8: Mức độ chi tiêu của du khách tại thành phố Pleiku………………………..74

Biểu đồ 2.9: Các hình thức tổ chức du lịch của khách nội địa đến thành phố Pleiku……..81

Biểu đồ 2.11: Đánh giá của cộng đồng địa phương về điểm thu hút…………………..88

khách du lịch tại thành phố Pleiku ………………………………………………………………..88

Biểu đồ 2.12: Đánh giá chất lượng điểm tham quan du lịch………………………………90

tại thành phố Pleiku của du khách (%)………………………………………………………….90

Biểu đồ 2.13: Điểm du lịch ấn tượng của Pleiku do khách nội địa bình chọn………90

Biểu đồ 2.14: Các hoạt động quảng bá du lịch của thành phố Pleiku …………………94

Biểu đồ 2.15: Các nguồn cung cấp tin tức du lịch thành phố Pleiku cho du khách..95

Biểu đồ 2.16: Thu nhập bình quân đầu người/tháng của cộng đồng địa phương…..99

Biểu đồ 2.17: Đánh giá khó khăn trong hoạt động phát triển du lịch tại………………99

thành phố Pleiku của cộng đồng địa phương…………………………………………………..99

MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, cùng với xu hướng quốc tế hoá và toàn cầu hoá, du lịch đã và đang

trở thành một ngành dịch vụ quan trọng, chiếm tỉ trọng ngày càng lớn trong GDP

của mỗi quốc gia. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của du lịch đã thu hút một lực lượng lao

động đông đảo trên khắp thế giới; mang lại lợi ích to lớn về nhiều mặt: là đòn bẩy

Xem Thêm :  Thư kiếm ân cừu lục – kim dung

thúc đấy sự phát triển của tất cả các ngành kinh tế, tạo tích lũy ban đầu cho nền kinh

tế quốc dân và là phương tiện quan trọng để thực hiện giao lưu giữa các nền kinh tế

– văn hóa. Mặt khác, phát triển du lịch tạo ra sự tiến bộ xã hội, tình hữu nghị hòa

bình và sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc. Đối với nhiều quốc gia, du lịch thực

sự đã trở thành “con gà đẻ trứng vàng”.

Trong bối cảnh chung của thế giới, du lịch Việt Nam đã có những bước

chuyển mình rõ rệt, đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc công nghiệp hóa

– hiện đại hoá đất nước. Việt Nam – đất nước con người với vẻ đẹp tiềm ẩn, sở hữu

nhiều tài nguyên thiên nhiên và nhân văn độc đáo, song du lịch Việt Nam hiện nay

chưa phát triển tương xứng với tiềm năng, cần thiết phải khai thác hiệu quả tiềm

năng kết hợp đánh giá thực trạng phát triển du lịch của các tỉnh thành trong cả nước,

từ đó đưa ra các giải pháp tăng trưởng và phát triển du lịch bền vững.

Gia Lai là tỉnh miền núi nằm ở phía bắc cao nguyên Trung Bộ vùng Tây

Nguyên của Việt Nam. Trong đó, thành phố Pleiku là trung tâm kinh tế – chính trị văn hóa, đóng vai trò hạt nhân trong sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Trước xu

hướng của thời đại, tỉnh Gia Lai nói chung và thành phố Pleiku nói riêng đang trong

quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, ưu tiên phát triển các ngành dịch vụ mà trọng

điểm là du lịch. Thành phố Pleiku được thiên nhiên ưu đãi với phong cảnh núi rừng

hùng vĩ và những đặc sản đậm đà hương vị phố núi. Bên cạnh đó, Pleiku còn nổi

tiếng với văn hóa cồng chiêng, văn hóa bản làng của các dân tộc Tây Nguyên cùng

các lễ hội và nghệ thuật dân gian đặc sắc… Những năm gần đây, Pleiku ngày càng

thay da đổi thịt: nhiều khu vui chơi giải trí được đầu tư xây dựng cùng những công

viên cây xanh, những nhà hàng khách sạn, những điểm thắng cảnh nổi tiếng.. Có thể

Xem Thêm :   Du lịch Phú Quốc 2021 – Cẩm nang chi tiết cho người mới đi lần đầu

1

nói, tiềm năng tự nhiên và nhân văn cho phát triển “ngành công nghiệp không khói”

của Pleiku là rất lớn, tuy nhiên trên thực tế chưa được phát huy tương xứng, tốc độ

tăng trưởng du lịch chưa cao, do các công trình phục vụ du lịch còn hạn chế, người

dân chưa quen các loại hình phục vụ du lịch… Không những thế, sự vươn lên của

các tỉnh thành khác trong phát triển du lịch đã đặt ra thách thức và cạnh tranh cho

thành phố Pleiku, đòi hỏi “Phố núi” phải nhanh chóng quy hoạch đầu tư, phát huy

thế mạnh và khắc phục những hạn chế để thu hút khách du lịch.

Từ những lí do trên, có thể thấy việc nghiên cứu phát triển du lịch thành phố

Pleiku trong thời gian tới là vấn đề cấp bách nhằm đưa ngành kinh tế du lịch Pleiku

tăng trưởng và phát triển theo hướng chuyên nghiệp và bền vững. Do vậy, tác giả đã

chọn vấn đề “Tiềm năng và thực trạng phát triển du lịch thành phố Pleiku, tỉnh Gia

Lai” làm đề tài luận văn Thạc sĩ.

2. Tình hình nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu du lịch: Từ lâu, du lịch đã được các nhà khoa

học trên thế giới và Việt Nam quan tâm. Các công trình du lịch học rất phong phú

bởi đối tượng nghiên cứu của du lịch rất đa dạng. Có thể kể đến công trình khoa học

của E.N. Pertxik (1973)– chỉ ra những nguyên tắc, phương pháp điều tra, đánh giá

tài nguyên trong quy hoạch vùng kinh tế nói chung và quy hoạch vùng du lịch nói

riêng; hay N.Likhanov (1973) – xác định tài nguyên nghỉ ngơi giải trí theo lãnh thổ

phục vụ khai thác cho du lịch. Tiếp đó, hai nhà kinh tế học R. Lanquar và R. Hollie

(1992) đã đưa ra những phương pháp marketing thu hút khách du lịch… Bên cạnh

đó, ở Việt Nam, các công trình dẫn luận về du lịch đã được xuất bản, như: Nhập

môn khoa học du lịch (Trần Đức Thanh – 2003) và Tổng quan du lịch (Vũ Đức

Minh – 1999) đã chỉ ra đối tượng, nội dung, phương pháp nghiên cứu và lịch sử

phát triển của ngành du lịch. Hay Giáo trình kinh tế du lịch của Nguyễn Văn Đính –

Trần Thị Minh Hòa (2004) đã chỉ ra xu hướng phát triển, ý nghĩa kinh tế xã hội

cùng điều kiện phát triển và tính thời vụ của du lịch. Dưới giác độ thị trường, trong

nghiên cứu Thị trường du lịch (1998) tác giả Nguyễn Văn Lưu đã đề cập đến khái

niệm, bản chất, đặc điểm, chức năng và phân loại thị trường du lịch. Dưới giác độ

2

địa lý học, tác giả Nguyễn Minh Tuệ với công trình Địa lý du lịch (1999) đã luận

giải những vấn đề lí luận về địa lý du lịch Việt Nam, các nhân tố ảnh hưởng đến sự

hình thành và phát triển du lịch của một số vùng địa lí du lịch… Có thể nói, các

công trình nghiên cứu du lịch nêu trên đã cung cấp những tiền đề lí luận cần thiết

cho luận văn và là những tư liệu tham khảo hết sức hữu ích trong quá trình nghiên

cứu tài nguyên, thực trạng và định hướng phát triển du lịch thành phố Pleiku.

Các công trình nghiên cứu du lịch tỉnh Gia Lai: Những năm gần đây, việc

nghiên cứu tài nguyên và thực trạng du lịch của các tỉnh thành trong cả nước đã trở

thành việc làm cấp thiết, góp phần phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của

đất nước nói chung và các tỉnh thành nói riêng. Khi nghiên cứu phát triển du lịch

tỉnh Gia Lai, không thể không kể đến “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh

Gia Lai đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020” do Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia

Lai hoạch định năm 2011. Quy hoạch này đã chỉ rõ quan điểm phát triển, mục tiêu

phát triển và phương hướng phát triển du lịch tỉnh trên cơ sở phát triển hài hòa,

đồng bộ, thống nhất với phát triển kinh tế du lịch vùng Tây Nguyên và cả nước.

Hay “Chương trình hành động nâng cao chất lượng, hiệu quả các loại hình dịch vụ

và du lịch trên địa bàn tỉnh” do Tỉnh ủy Gia Lai triển khai nhằm kiện toàn bộ máy

quản lý du lịch, phát huy tối đa tiềm năng du lịch và mở rộng thị trường du lịch.

Ngoài ra, cũng cần phải kể đến các công trình nghiên cứu như: Thư mục địa chí

Gia Lai do Thư viện tỉnh Gia Lai biên soạn; Địa danh và di tích Gia Lai từ góc nhìn

lịch sử – văn hóa của tác giả Nguyễn Thị Kim Vân (2010); Những lễ hội liên quan

đến sản xuất nông nghiệp của tộc người Bahnar ở Gia Lai của tác giả Nguyễn Thị

Thu Loan (2002)… Các công trình nghiên cứu này đã phản ánh được tiềm năng du

lịch tỉnh Gia Lai nhìn từ các góc độ lịch sử, địa lý, văn hóa… tuy nhiên chưa thể

hiện được cái nhìn toàn diện về tài nguyên, thực trạng cũng như chưa định hướng

phát triển du lịch tỉnh trong thời gian tới.

Các công trình nghiên cứu du lịch thành phố Pleiku: Pleiku là thành phố có

điều kiện và tiền đề lớn để phát triển du lịch. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, chưa có

một công trình nghiên cứu cụ thể nào về phát triển du lịch thành phố này, chỉ là sơ

3

lược hoặc nhắc đến trong các tài liệu nghiên cứu và Quy hoạch tổng thể về phát

triển du lịch Tây Nguyên, Gia Lai. Có thể khẳng định, nghiên cứu phát triển du lịch

thành phố Pleiku là đề tài mới, chứa đựng nhiều góc cạnh chưa được khai phá.

3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích: Trên cơ sở đánh giá tiềm năng và phân tích thực trạng du lịch thành

phố Pleiku, tác giả luận văn đề xuất một số giải pháp thúc đẩy du lịch Pleiku phát

triển nhanh chóng và mạnh mẽ hơn, xứng đáng với tiềm năng vốn có của thành phố.

Nhiệm vụ: Để thực hiện mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết các

nhiệm vụ: Tìm hiểu các vấn đề phương pháp luận về phát triển du lịch, áp dụng vào

nghiên cứu du lịch thành phố Pleiku. Đánh giá tiềm năng, phân tích thực trạng du

lịch thành phố Pleiku. Đề xuất giải pháp phát triển du lịch thành phố Pleiku.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng: Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn cùng

các hoạt động du lịch của thành phố Pleiku.

Phạm vi: Phạm vi không gian: Địa bàn thành phố Pleiku. Phạm vi thời gian:

Số liệu hoạt động du lịch chủ yếu trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến 2014.

5. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây:

Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu: Trong quá trình thực hiện đề tài,

tác giả đã thu thập các số liệu, tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: Sở VHTT&DL

tỉnh Gia Lai, Phòng VHTTTT thành phố Pleiku, Phòng Thống kê thành phố Pleiku,

Xem Thêm :  Triệt sản mèo cái an toàn, giá tốt tại phòng khám dogily vet tphcm hà nội

Thư viện tỉnh Gia Lai, Bảo tàng tỉnh Gia Lai, Công ty lữ hành Gia Lai xanh… từ đó

tiến hành tổng hợp, phân tích các thông tin phục vụ cho mục đích của đề tài.

Phương pháp so sánh: Từ các tài liệu thu được kết hợp kinh nghiệm thực địa

tác giả đã thực hiện so sánh tiềm năng tài nguyên cùng thực trạng phát triển du lịch

thành phố Pleiku đặt trong tương quan du lịch tỉnh Gia Lai.

Phương pháp thực địa: Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã tiến hành

khảo sát và điền dã kết hợp điều tra xã hội học (phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý

du lịch – văn hóa, các công ty lữ hành, dân làng và phỏng vấn bảng hỏi: 50 phiếu du

Xem Thêm :   Những món ăn phú quốc nên thử khi đi du lịch

4

khách nội địa, 30 phiếu cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch, 20

phiếu du khách quốc tế) trên địa bàn thành phố để khai thác các thông tin cần thiết,

nâng cao tính thực tiễn của đề tài (Phụ lục 2: Nhật kí thực địa).

Phương pháp phân tích SWOT: Tác giả đã phân tích điểm mạnh, điểm yếu

trong phát triển du lịch thành phố Pleiku.

Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Khác với nghiên cứu chuyên ngành lấy

riêng một lĩnh vực hoạt động nào đó của con người làm đối tượng nghiên cứu,

phương pháp nghiên cứu liên ngành lấy không gian văn hóa làm đối tượng tìm hiểu,

chú trọng tới mối liên hệ mật thiết giữa các lĩnh vực hoạt động của con người và

quan hệ tương tác giữa con người với điều kiện tự nhiên hay hoàn cảnh xã hội. Áp

dụng phương pháp liên ngành vào nghiên cứu du lịch thành phố Pleiku có nghĩa là

đặt nó dưới góc độ nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau nhằm đạt được

nhận thức toàn diện, tổng thể; từ đó đưa ra các kết luận, đánh giá khách quan.

6. Những đóng góp mới về khoa học của luận văn

Kết quả nghiên cứu chủ yếu của luận văn là đánh giá tiềm năng và phân tích

thực trạng du lịch trên địa bàn thành phố Pleiku, từ đó đề xuất phát triển du lịch

theo hướng bền vững. Đồng thời, luận văn là kết quả nghiên cứu theo hướng liên

ngành, sử dụng kiến thức của nhiều ngành khoa học: du lịch, địa lý, lịch sử, kinh tế,

văn học… Vì vậy, những đánh giá, phân tích về tiềm năng và thực trạng du lịch của

thành phố được nhìn nhận một cách toàn diện, không đơn thuần là số liệu kinh tế

mà còn dựa trên cơ sở phân tích những giá trị nhân văn và biến đổi xã hội, biến đổi

thiên nhiên trước ảnh hưởng của hoạt động du lịch.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận cùng tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn

được cấu trúc thành 3 chương như sau:

Chương 1: Tiềm năng du lịch thành phố Pleiku

Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch thành phố Pleiku

Chương 3: Một số biện pháp phát triển du lịch thành phố Pleiku

5

CHƯƠNG 1: TIỀM NĂNG DU LỊCH THÀNH PHỒ PLEIKU

1.1 Khái quát về thành phố Pleiku

1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Pleiku là tỉnh lị của tỉnh Gia Lai và cũng là đô thị trung tâm của

Bắc Tây Nguyên, với tổng diện tích hơn 261,99 km², dân số 222.050 người1. Tọa độ

địa lý được xác định từ 107º50’30’’ đến 108º06’10’’ kinh độ Đông và 13º50’10’’

đến 14º05’15’’ vĩ độ Bắc. Phía Đông giáp huyện Đak Đoa; phía Tây giáp huyện Ia

Grai và huyện Chư Păh; phía Nam giáp huyện Chư Prông; phía Bắc giáp huyện Chư

Păh và huyện Đak Đoa. Thành phố nằm trên cao nguyên Pleiku, có vị trí địa lý quan

trọng về kinh tế, văn hóa, xã hội và quốc phòng.

1.1.2. Lịch sử hình thành và chuyển biến địa danh

Địa danh “Pleiku” có nguồn gốc từ tên của 1 làng Jrai là “Aku”. Trong tiếng

Jrai, “Aku” có nghĩa là “cái đuôi”. Vì nguyên âm “a” đứng trước một phụ âm là âm

câm, nên khi ghi âm nó đã bị rớt mất. Đến nay, mặc dù viết là “Pleiku” nhưng địa

danh này vẫn được hiểu là có nguồn gốc từ “plơi aku = làng đuôi”. Trong dân gian,

lưu truyền phổ biến hai truyền thuyết sau đây:

Truyền thuyết thứ nhất do Rơmah Del sưu tầm và dịch, đại ý như sau: Ngày

xưa, ở làng Brel có hai gia đình gả con cho nhau. Theo đúng tục lệ của người Jrai,

người vợ phải lo mọi lễ vật đám cưới và người chồng phải ở rể suốt đời. Cưới được

vài hôm, cô dâu mới làm lễ tạ ơn cha mẹ chồng, lễ vật gồm một con lợn to và một

con trâu đực. Tháng sau, chú rể cũng làm lễ tạ ơn cha mẹ vợ tại làng mình. Vì chú

rể là con trai của một gia đình giàu có lại rất uy tín nên họ hàng và dân làng kéo đến

chia vui rất đông. Rượu ghè nhiều không đếm xuể. Già làng phân công những người

có kinh nghiệm giết bò, còn việc mổ heo thì giao cho đám thanh niên. Chúng vừa

đùa giỡn, vừa xẻ thịt nướng ăn và ăn luôn cả cái đuôi lợn. Khi mọi việc chuẩn bị

xong xuôi, chủ nhà đem thịt lên đặt tại ghè rượu cúng và mời thầy cúng vào làm lễ.

Nhìn quanh không thấy đuôi lợn đâu, thầy cúng rất tức giận, nhất định yêu cầu phải

có đuôi lợn mới. Người nhà lật đật gọi đám thanh niên giết lợn khác, nhưng lần này

1

Niên giám Thống kê thành phố Pleiku, năm 2013.

6

vì quá đói chúng lại ăn mất cái đuôi. Cứ như thế, lục đục mãi đến tối buổi lễ tạ ơn

mới bắt đầu. Để trừng phạt đám thanh niên đã ăn vụng đuôi lợn, già làng đặt tên

làng này là “plei Ku” nghĩa là “làng cái đuôi”, để mỗi khi gọi đến tên làng thì chúng

phải xấu hổ vì hành động của mình. Từ làng gốc đó, sau này plei Ku còn tách ra

nhiều làng nhỏ: plơi Ku Roh, plơi Ku Tong, plơi Ku Blang….

Truyền thuyết thứ hai lại kể có phần khác đi. Đã lâu lắm rồi, không còn nhớ

thời gian nào, nhân ngày hội lớn người Jrai quần tụ quanh nhà Rông làm lễ đâm trâu

để cúng Yang. Giữa lúc dân làng đang ăn uống, chuyện trò vui vẻ thì xảy ra cuộc xô

xát giữa hai người con trai của tù trưởng. Họ tranh nhau cái đuôi trâu để cúng Yang

mà theo phong tục của người Jrai – nếu ai chiếm được sẽ là một vinh dự lớn. Cuối

cùng, phe chiếm được đuôi trâu lưu lại vùng đất này và đặt tên làng là Aku (cái

đuôi) với dụng ý đề cao chiến thắng của mình.

Trong tài liệu thư tịch, trong Nghị định Toàn quyền Đông Dương ngày

4/7/1905, “Plei – Kou” xuất hiện lần đầu tiên trong văn bản, với nội dung: ‘Đem

vùng miền núi phía Tây tỉnh Bình Định thành lập một tỉnh tự trị, lấy tên là Plei –

Kou – Derr tỉnh lỵ đặt tại làng Jrai Plei – Kou”. Gần hai năm sau, Nghị định Toàn

quyền Đông Dương ngày 25/4/1907 đã xóa tỉnh Plei – Kou – Derr. Đất đai của tình

này được chia thành hai phần, một phần nhập vào tỉnh Bình Định, một phần nhập

vào tỉnh Phú Yên. Theo Nghị định Toàn quyền ngày 24/5/1925, đại lí hành chính

Pleiku thuộc tỉnh Kon Tum được thành lập. Từ đây, “Pleiku” với ý nghĩa một địa

danh cả về cách đọc, cách viết đã ra đời và tồn tại đến ngày nay. Ngày 3/12/1929,

theo Nghị định Khâm sứ Trung Kỳ, thị xã Pleiku đã được thành lập. Gần 3 năm sau

đó, ngày 24/5/1932 và ngày 4/3/1933, Nghị định Toàn quyền tiếp tục tách phần đất

thuộc đại lý Pleiku cũ (trước thuộc tỉnh Kon Tum) để thành lập tỉnh Pleiku. Ngày

27/7/1953, Nghị định số 495 – Cab/Ml của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đặt

trung tâm các tỉnh thuộc Hoàng triều cương thổ phía Nam (Tây Nguyên hiện nay)

thành thị trấn – trong đó có thị trấn Pleiku. Sau Hiệp định Genève 1954, chính

quyền Sài Gòn vẫn lấy Pleiku làm tỉnh lỵ của tỉnh cùng tên. Ngày 26/1/1957, Nghị

định số 27 – BNV/HC/NĐ của Bộ Nội Vụ Việt Nam Cộng hòa bãi bỏ Nghị định số

7

495 – Cab/Ml, các thị trấn được đổi thành xã. Theo văn bản này, thị trấn Pleiku trở

thành xã Pleiku. Dưới thời Ngô Đình Diệm, Pleiku vẫn gọi là thị xã nằm trong xã

Hội Thương – Hội Phú. Từ năm 1962, chính quyền Sài Gòn mới quy hoạch mở

rộng thị xã Pleiku. Như vậy: Từ năm 1932 – 1975, dưới thời thuộc Pháp cũng như

chính quyền Sài Gòn, Pleiku là tên tỉnh, đồng thời có giai đoạn là tên thị trấn – thị

xã nhưng trực thuộc xã (chứ không phải là cấp hành chính thị xã tương đương cấp

quận, huyện hiện nay) và luôn là tỉnh lỵ của tỉnh Pleiku.

Sau Giải phóng (3/1975), Pleiku là tên thị xã tỉnh lỵ của tỉnh Gia Lai (trước và

sau khi sáp nhập hai tỉnh Gia Lai, Kon Tum) và tỉnh Gia Lai – Kon Tum (trong thời

gian nhập tỉnh 1976 – 1991). Ngày 24/6/1999 theo Nghị định số 29/NĐ của Chính

phủ, thị xã Pleiku được nâng lên thành phố (đô thị loại III) thuộc tỉnh Gia Lai. Theo

Quyết định số 249/QĐ – TTg, ngày 25/2/2009 của Thủ tướng Chính phủ, thành phố

Xem Thêm :  Ất dậu mệnh gì, tuổi gì và hợp màu gì? sinh năm 2005 là mệnh gì

Pleiku được công nhận là đô thị loại II. Về tổ chức hành chính, đến 31/12/2013,

thành phố Pleiku bao gồm 23 đơn vị trực thuộc – các phường: Hoa Lư, Tây Sơn,

Diên Hồng, Ia Kring, Yên Đỗ, Hội Thương, Yên Thế, Thắng Lợi, Trà Bá, Hội Phú,

Phù Đổng, Thống Nhất, Đống Đa, Chi Lăng và các xã: Trà Đa, Chư Á, Biển Hồ,

Tân Sơn, Gào, An Phú, Diên Phú, Chư Hdrông, Ia Kênh. 2

1.1.3 Điều kiện tự nhiên

Địa hình, địa mạo: Thành phố Pleiku nằm trọn vẹn trên cao nguyên Pleiku, ở

phía Tây dải Trường Sơn. Cao nguyên có diện tích khoảng 4.550 km 2, độ cao trung

bình từ 600m – 700m so với mặt nước biển, độ dốc trung bình từ 3 0 – 150. Địa hình

có dạng vòm bất đối xứng, sống đường phân thuỷ tương đối bằng, kéo dài dọc theo

quốc lộ 14, phân chia thành 02 sườn Đông và Tây. Sườn phía Tây hẹp, độ cao giảm

nhanh từ đường phân thuỷ 500m – 600m, đến rìa phía Tây Nam 250m – 350m, nên

độ chia cắt sâu trung bình 10m – 50m và độ chia cắt ngang trung bình 0,35km 0,45km/km2 đến lớn, hình thành nhiều khe suối hợp thuỷ. Sườn Đông của cao

nguyên phân bố trên diện rộng và chênh lệch nhau nhỏ, từ Tây (500m – 600m) sang

Đông (400m – 500m), gần như là vùng Bazan liền khối, chia cắt bởi miệng núi lửa

2

Xem Thêm :   CHÁO LÒNG GIA TRUYỀN GẦN 80 NĂM Ở SÀI GÒN | saigon travel Guide

Niên giám Thống kê thành phố Pleiku, năm 2013.

8

địa hình âm, mức độ chia cắt ít, do vậy khả năng xây dựng các công trình thuỷ lợi

cấp nước là khó khăn. Các thành tạo địa mạo ở đây gồm hai kiểu hình thái cơ bản:

bề mặt nằm ngang và hơi nghiêng xen kẽ các bề mặt dạng phun nổ. Các bề mặt này

bị lôi kéo vào các hoạt động đào xẻ, phân cắt cùng với quá trình ngoại sinh hoạt

động mạnh mẽ, dẫn đến rửa trôi, xâm thực xói mòn, phong hóa bạc màu và các quá

trình trọng lực xảy ra ở các sườn dốc và vách đứng mà thường là ranh giới giữa các

phân vi địa mạo.3 Đặc điểm địa hình như vậy đã tạo nên sự đa dạng và phong phú

về cảnh quan du lịch – nét hấp dẫn rất riêng của tự nhiên nơi đây.

Khí hậu: Pleiku có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, 01 năm 02 mùa rõ

rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô kéo dài từ tháng

11 đến tháng 4 năm sau (bảng 1.1). Đây là một trong những nguyên nhân chính ảnh

hưởng đến thời vụ du lịch. Sự phân hoá sâu sắc có liên quan đến tác dụng chắn gió

của dãy Trường Sơn. Mùa hạ trùng mùa mưa ẩm, quá trình hình thành mưa trong

luồng gió mùa Tây Nam đã bão hoà hơi nước lại được tăng cường thêm nhờ tác

dụng của dãy Trường Sơn chắn gió nên mưa rất lớn. Mùa đông trùng với mùa khô

hạn, những đợt gió mùa tràn về đã vấp phải núi và đem lại nhiều mưa ở trên vùng

thấp ven biển và sườn Đông Trường Sơn. Đặc biệt, đầu thời kỳ mùa đông là thời kỳ

có những xoáy thấp và những cơn bão muộn thường hoạt động ở những vĩ độ thấp

của biển Đông, sau khi vượt qua dãy Trường Sơn để lại một lượng ẩm đáng kể dưới

dạng mưa bên Đông Trường Sơn nên các khối khí trở nên khô hơn. Tình trạng khô

hạn rất gay gắt, hàng năm trong suốt 2-3 tháng chỉ có mưa rất ít, thậm chí có năm

không có mưa. Suốt 6 tháng mùa khô lượng mưa chỉ chiếm 10% lượng mưa năm.

Bảng 1.1: Lượng mưa bình quân nhiều năm tại trạm quan trắc Pleiku

(mm) (1976-2005)

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

Năm

3,9 5,6

29

80

238

366

375

490

383

208

70

11

2.260

Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên

3

Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai (1999), Địa chí Gia Lai, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

9

Độ ẩm không khí trung bình thấp nhất xảy ra vào tháng III (72%) và cao nhất

vào tháng VIII (93%). Độ ẩm lớn nhất thường xảy ra sau vài ba giờ lúc mặt trời

mọc và nhỏ nhất xảy ra vào lúc 13 giờ trong ngày. Quan sát thực tế ở trạm đo cho

thấy độ ẩm về ban đêm cao hơn so với ban ngày. Độ ẩm nhỏ nhất ngày quan sát

được vào tháng III ở Pleiku chỉ có 8%. Độ ẩm quá thấp như vậy đã làm cho mùa

khô trở nên gay gắt trong khu vực.

Bảng 1.2: Độ ẩm không khí tương đối bình quân nhiều năm tại

trạm quan trắc Pleiku (%) (1976-2005)

I

II

III

IV

V

VI

VII

VIII

IX

X

XI

XII

77

74

72

75 84 90 92

93

91 87 82 79

Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên

Năm

83

Đặc điểm quan trọng của chế độ nhiệt tại Pleiku là sự hạ thấp nhiệt độ theo độ

cao, càng lên cao nhiệt độ càng giảm và làm cho nhiệt độ các tháng mùa hạ không

cao lắm trong khi đó nhiệt độ các tháng mùa đông xuống khá thấp. Nhiệt độ trung

bình năm đạt 21,70C. Nhiệt độ trung bình tháng I xuống thấp nhất trong năm, tháng

nóng nhất là tháng IV – V. Chênh lệch nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất với

tháng lạnh nhất chỉ khoảng từ 5 – 60C, nhưng dao động trong 01 ngày đêm của nhiệt

độ không khí thì lại đáng kể từ 9 – 100C, đặc biệt là các tháng trong mùa khô dao

động trong 01 ngày đêm của nhiệt độ không khí có thể lên đến 150C. Nhiệt độ tối

cao trung bình nhiều năm đạt cao nhất vào tháng IV – 310C, và nhiệt độ tối cao tuyệt

đối vào tháng IV – 360C. Nhiệt độ tối thấp trung bình nhiều năm đạt thấp nhất vào

tháng I – 12.80C, thấp nhất tuyệt đối vào tháng I – 5,60C.

Bảng 1.3: Nhiệt độ bình quân tháng, năm tại trạm quan trắc Pleiku

(0C) (1976-2005)

I

18,8

II

20,0

III

22,0

IV

24,0

V

24,0

VI

23,0

VII

22,0

VIII

22,0

IX

22,0

X

22,0

XI

20,0

XII

19,0

Năm

21,7

Nguồn: Đài khí tượng thủy văn khu vực Tây Nguyên

Số giờ nắng hàng năm khoảng 2.426 giờ/năm. Tháng có số giờ nắng nhiều

nhất rơi vào tháng III (cuối mùa khô) và đạt tới 278 giờ/tháng. Tháng có số giờ

nắng ít nhất rơi vào tháng VII (giữa mùa mưa) và chỉ đạt 125 giờ/tháng,

10

3,5giờ/ngày. Tốc độ gió trung bình ít thay đối theo tháng và mùa, nhưng do ảnh

hưởng của địa hình nên tốc độ gió và hướng gió cũng có sự thay đổi. Vào mùa đông

hướng gió thịnh hành trên lưu vực là gió Bắc hoặc Đông Bắc. Vào mùa hạ hướng

gió thịnh hành là gió Tây Nam và gió Tây ở thời kì đầu mùa hạ. Tốc độ gió trung

bình năm ở Pleiku là 2,6 m/s. Tốc độ gió mạnh nhất đạt từ 20-28m/s trong cơn

dông, mưa bão. Hướng gió thịnh hành là hướng Tây và hướng Đông với tần suất

xuất hiện khoảng 28-36% . Hướng Bắc và Nam xuất hiện ít khoảng 1-2%.

Bão thường xuất hiện ở biển Đông mà Pleiku nằm cách xa biển và có dãy

Trường Sơn án ngữ ở phía Đông nên bão không đổ bộ trực tiếp mà chỉ làm ảnh

hưởng đến lưu vực gây mưa lớn và ngập lụt kéo dài vài ba ngày trên diện rộng.

Đất: Thành phố Pleiku nằm trên cao nguyên Pleiku với đặc trưng cơ bản là

các vùng đất đỏ bazan màu mỡ chiếm phần lớn diện tích – loại đất có nguồn gốc là

sản phẩm phong hóa của đá macma phun trào. Đặc điểm địa chất của loại đất này là

tầng đất rất dày, kết cấu rộng, khả năng thấm nước cao. Nhóm đất này chiếm 90 %

diện tích đất của thành phố (trên tổng số 26.199 ha). Phần còn lại là nhóm đất thung

lũng dốc tụ, diện tích khoảng 3.896 ha. Nguồn gốc từ lắng đọng trầm tích gồm sét,

bột, cát, mảnh vụn đá bazan phong hóa dở dang; màu sắc xám nâu xen kẽ xám đen

do nhiễm các vật chất than mùn, hữu cơ; phân bố dọc các thung lũng suối, miệng

núi lửa địa hình âm, chủ yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, có diện tích

nhỏ nhóm đất xói mòn – sản phẩm còn lại của quá trình xói mòn, xâm thực và

phong hóa bạc màu và chia cắt mạnh, đây chủ yếu là diện tích đất chưa sử dụng.

Nước: Nước mặt: Thành phố Pleiku có 01 hồ tự nhiên (Biển Hồ, diện tích

250 ha – nguồn cung cấp nước chính cho hoạt động sản xuất, sinh hoạt và các dịch

vụ du lịch của thành phố) cùng nhiều hồ nhân tạo ở khu vực quanh Biển Hồ, Trà Đa

(tổng diện tích 120 ha). Ngoài ra, thành phố còn có hai hệ thống suối Tao bưng và

Takian cùng các nhánh nhỏ của chúng Iarơdung, Iakrôm… có chiều dài tổng cộng

45 km, lưu vực 149 km², chảy uốn lượn với độ dốc dòng chảy 5º – 15º, lưu lượng

thay đổi theo mùa – trung bình Qth = 45l/s. Nói riêng về chất lượng nguồn nước

mặt của Biển Hồ, kết quả phân tích như sau:

11

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Du Lịch

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Related Articles

Back to top button