Kiến Thức Chung

Thực đơn ăn dặm cho bé 5 tháng kiểu nhật

Cập nhật vào 16/01

Nhiều mẹ vẫn băn khoăn cho bé 5 tháng tuổi ăn dặm là sớm hay muộn và nên cho bé ăn dặm như thế nào là tốt nhất. Để trả lời câu hỏi này, các mẹ hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bé 5 tháng ăn dặm được chưa?

Theo các chuyên gia và các bác sĩ, thời điểm ăn dặm thích hợp nhất cho bé là khi bé đủ 6 tháng tuổi. Vào thời điểm này, hệ tiêu hóa của bé đã bắt đầu phát triển và có thể ăn được thức ăn dạng bột thay vì chỉ uống sữa mẹ như những tháng đầu tiên. Tuy nhiên, các bé vẫn có thể được mẹ cho ăn dặm sớm hơn nếu như có những biểu hiện đòi ăn dặm sau đây:

  • Bé thường xuyên đói với lượng bú bình thường. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy cơ thể bé đã cần được bổ sung thêm năng lượng và thức ăn mới.
  • Bỗng nhiên gần đây bé thường xuyên khóc về đêm dù trước đó rất ngoan. Bé sẽ khóc đòi bú thêm chứng tỏ bé đang cần bổ sung thêm thực phẩm để ngủ thẳng giấc.
  • Ánh mắt của bé luôn tập trung chú ý khi bạn nấu ăn hoặc dùng bữa.
  • Khi được đút muỗng đến gần miệng, bé sẽ cố gắng mở miệng chứ không đẩy muỗng ra như thời gian trước.
  • Mỗi khi có đồ ăn ở gần hoặc trước mắt, bé sẽ cố gắng chụp lấy thức ăn và bỏ vào miệng.

Do vậy, nếu bé có những biểu hiện kể trên thì mẹ hoàn toàn có thể cho bé ăn dặm khi bé được 5 tháng tuổi, mẹ nhé!

Hướng dẫn mẹ công thức nấu món ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi

Để chuẩn bị tốt cho quá trình ăn dặm của bé, các mẹ nên xây dựng thực đơn ăn dặm theo từng tuần là tốt nhất. Các món ăn có thể được thay đổi linh hoạt và đa dạng để giúp các bé hứng thú hơn khi bắt đầu tập làm quen với những món ăn mới. Sau đây là một số công thức chế biến món ăn dặm mà các mẹ có thể tham khảo:

Món cháo thịt bò bằm khoai tây

Nguyên liệu:

  • Khoai tây: 30g
  • Thịt bò: 30g
  • Gạo: 40g
  • Dầu ăn dặm cho bé

Cách chế biến:

  • Bước 1: Khoai tây gọt sạch vỏ, rửa sạch rồi cho vào hấp hoặc luộc chín rồi tán nhuyễn, bạn cũng có thể cho khoai tây sống vào máy xay sinh tố xay nhuyễn cũng được.
  • Bước 2: Thịt bò rửa sạch băm nhỏ hoặc xay nhuyễn tùy vào độ tuổi ăn dặm của trẻ.
  • Bước 3: Cho gạo vào nồi đun chín nhừ, khi gạo chín cho thịt bò và khoai tây vào cùng, đun sôi cháo với lửa nhỏ thêm khoảng 10 phút cho cháo chín đều thì có thể cho dầu ăn của trẻ vào và tắt bếp. Cháo múc ra bát và nên cho trẻ ăn khi cháo còn ấm.

Món cháo ếch bí đao

Nguyên liệu:

  • 50gr gạo tẻ
  • Một con ếch 200gr
  • Bí đao thái miếng nhỏ
  • Dầu mè, nước, hành ngò

Cách chế biến:

  •  Bước 1: Mẹ làm sạch ếch, lột da, sau đó rửa sạch lọc lấy phần thịt ếch. Phần xương cho vào nấu với cháo.
  • Bước 2: Thịt ếch đem băm nhuyễn. Phi thơm hành, cho ếch vào xào sơ qua, ếch chín rắc hành ngò vào cho thơm.
  • Bước 3: Nồi cháo trắng sau khi chín nhuyễn thì cho thịt ếch đã xào chín vào, đảo đều, nêm gia vị cho vừa miệng, tắt bếp.
  • Bước 4: Múc ra chén nhỏ và cho bé ăn nóng.

Món cháo lươn đậu xanh bí đỏ

Nguyên liệu:

  • Lươn 200g, Gạo 100g
  • Đậu xanh 50g, Bí đỏ 100g
  • Hành ngò
  • Các loại gia vị: Nước mắm, đường, dầu, muối

Cách chế biến:

  •  Bước 1: Với lươn khi mua ở chợ về cho vào túi ni lông, cho vào đó một chút muối để lươn quẫy ra hết nhớt. Khi lươn đã sạch nhớt thì đổ lươn ra rửa sạch.
  • Bước 2: Đun sôi nước cho chút muối cùng giấm vào, để lươn sạch hoàn toàn rồi cho vào luộc chín. Chờ đến khi lươn chín vớt lươn ra gỡ lấy thịt, bỏ phần ruột đi. Phần xương bạn xay rồi lọc lấy nước cốt, bỏ bã.
  • Bước 3: Đậu xanh ngâm nước ấm trong 30 phút, gạo vo thật sạch. Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch rồi cắt thành từng miếng nhỏ hạt lựu. Hành ngò rửa sạch, thái nhỏ.
  • Bước 4: Nước vừa lọc ở xương ninh cùng đậu xanh và gạo. Khi cháo sôi khoảng 3 phút cho bí đỏ vào ninh đến khi cháo nở, bí chín mềm nhừ là được.
  • Bước 5: Phi thơm hành khô với chút dầu ăn, cho lươn đảo đều săn thì cho bí ngòi vào đảo chín. Cho những nguyên liệu trên vào nồi cháo, thêm chút hành vào nêm vị cho vừa miệng bé.

Món cháo cá lóc với đậu xanh nấm rơm

Nguyên liệu:

  • 1 chén cháo trắng, 1/2 chén đậu xanh còn vỏ nấu nở bung
  • 10 tai nấm rơm, 2 miếng philê cá lóc
  • tỏi, hành phi, tiêu, hạt nêm, ngò.

Cách chế biến:

  • Bước 1: Nấm rơm ngâm muối rửa sạch cắt chân. Cho tỏi phi thơm, cho nấm vào xào, nêm nếm, cho nước tí cho gia vị rút vào nấm. xong, cho đậu xanh, cháo vào hầm nhừ.
  • Bước 2: Cá phi lê lạng miếng mỏng, ướp hạt nêm tiêu, đầu hành trắng. Chờ thấm. Bắc chảo phi tỏi thơm cho cả vào xào chín.
  • Bước 3: Múc cháo ra chén, cho cá đã xào chín lên mặt, cho hành phi, tiêu, và trang trí ngò.

Món cháo thịt gà băm với củ cải ngô ngọt

Nguyên liệu:

  • Thịt gà cắt miếng vừa đủ
  • Hành tây 1/4 củ
  • Ngô ngọt cắt khúc vừa đủ
  • Củ cải cắt khúc vừa đủ
  • Cháo trữ đông

Cách chế biến:

  • Bước 1: Cháo rã đông hâm nóng
  • Bước 2: Thịt gà chọn miếng lườn nhiều thịt, sau đó thì rửa sạch, băm nhỏ
  • Bước 3: Hành tây gọt vỏ, rửa sạch, băm nhỏ. Phi thơm hành khô với chút dầu oliu, sau đó thì cho hành tây vào, tiếp đó thì cho thịt gà vào xào đến khi chín
  • Bước 4: Ngô ngọt tách lấy hạt. Củ cải gọt vỏ, sau đó thì rửa sạch ngô ngọt và củ cải. Cho ngô với củ cải vào luộc đến khi chín. Củ cải thì băm hoặc nghiền nhỏ, ngô ngọt thì cho vào xay nhuyễn rồi rây qua lưới để bỏ vẩy.
  • Bước 5: Bắc nồi cháo lên, cho thịt gà xào vào đảo đều. Tiếp đó thì cho ngô ngọt, củ cải vào quấy cùng, nêm chút mắm dành riêng cho bé, tắt bếp, cho 1 viên phomai vào.

Trẻ 5 tháng tuổi ăn dặm như thế nào?

Để cho trẻ ăn dặm đúng cách, mẹ cần tuân thủ theo những nguyên tắc sau:

  • Cho trẻ tập ăn dặm thức ăn mềm gần giống với sữa mẹ hoặc giống với sữa công thức để giúp cho trẻ dần thích nghi với việc ăn dặm. Nên tuân thủ nguyên tắc “ngọt – mặn” khi bắt đầu giai đoạn cho trẻ ăn dặm. Mẹ nên cho trẻ ăn bột ngọt trước vì mùi vị tương tự với sữa khoảng 1 – 2 hộp rồi chuyển dần sang bột mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng như thịt bò, rau củ….thường thì bột ngọt sẽ là lựa chọn đầu tiên khi tập cho trẻ ăn dặm vì mùi vị “tương tự” với sữa mẹ, trẻ được cho ăn dặm bằng bột ngọt trước rồi sẽ dần thay thế bằng bột mặn với nhiều thành phần dinh dưỡng hơn.
  • Nguyên tắc “ít – nhiều” để giúp luyện tập cho hệ tiêu hóa của trẻ dần thích ứng với lượng và thành phần thức ăn. Cho trẻ ăn với lượng ít rồi tăng dần: Tuần đầu nên cho ăn 1 – 2 muỗng bột mỗi lần rồi khoảng 2 tuần sau tăng lên 1/3 chén, rồi nửa chén… để đảm bảo sự tiêu hóa và cung cấp đầy đủ năng lượng cần thiết cho nhu cầu tăng trưởng và phát triển của trẻ.
  • Nguyên tắc “loãng – đặc” để giúp trẻ không bị “phản ứng” khi tiếp xúc với thức ăn lạ và hệ tiêu hóa của trẻ dần bắt nhịp kịp với quá trình tiêu hóa những thức ăn phức tạp hơn.
  • Nguyên tắc “tô màu chén bột” nghĩa là thức ăn của trẻ phải đảm bảo đủ 4 nhóm. Nhóm bột đường bao gồm gạo, bột mỳ, ngô, khoai… Nhóm đạm bao gồm thịt, cá, trứng, sữa, tôm và các loại đậu/đỗ khác… Nhóm chất béo bao gồm dầu oliu, dầu mè,… Nhóm vitamin và khoáng chất có trong rau củ. Đối với trẻ nhỏ, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo mẹ không nên cho thêm mắm muối vào thức ăn của trẻ, vì thận của trẻ vẫn còn yếu.
  • Nguyên tắc “không ép trẻ ăn” nếu trẻ không thích ăn hoặc ăn ít món đó thì mẹ nên ngừng rồi từ từ luyện lại cho trẻ.

Những lưu ý khi chọn đồ ăn dặm cho bé 5 tháng tuổi

Để đảm bảo sức khỏe của bé được tốt nhất, bạn nên chọn những thực phẩm tươi sống ở các cửa hàng thực phẩm sạch và uy tín.

  • Lượng thức ăn mua cho bé nên dùng hết trong ngày.
  • Chế biến rau khi vừa mua về
  • Hấp rau củ hoặc nấu chín với ít nước giúp bạn giữ được vitamin trong quá trình đun nấu
  • Nấu chín và vệ sinh sạch sẽ những món như thịt, cá, cua..
  • Không nên cho bé ăn những thức ăn dư thừa.
  • Đun nấu quá lâu rau củ sẽ làm mất đi vitamin
  • Không nên dùng nhiều muối, đường vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến thận của bé

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp được những thông tin hữu ích cho các mẹ trong quá trình cho con tập ăn dặm nhé!

Có thể bạn muốn biết:

 

5/5 – (1 bình chọn)


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung
Xem Thêm :  Tìm hiểu về cây lúa và nghề trồng lúa xưa ở Việt Nam

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button