Giáo Dục

Tóm tắt lá cờ thêu sáu chữ vàng và ý nghĩa giáo dục

Thế giới nghệ thuật truyện lá cờ thêu sáu chữ vàng và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học (LV01273)

Bạn đang xem bản tóm tắt lá cờ thêu sáu chữ vàng của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 109 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2

TRẦN THỊ LAN

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRUYỆN
LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG VÀ Ý NGHĨA
GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH TIỂU HỌC

Chuyên ngành: Giáo dục học (bậc Tiểu học)
Mã số: 60 14 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Nhàn

HÀ NỘI, 2014

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Nhàn đã tận tình hƣớng
dẫn, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy (cô) trong khoa Giáo dục học (bậc tiểu
học) trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong
thời gian học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng Tiểu học Lômônôxốp (Hà
Nội), cùng các thầy cô trong cơ quan đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành
luận văn.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và
các bạn học viên cao học khóa 16 đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học
tập và nghiên cứu.
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả

Trần Thị Lan

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng, mọi
sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích
dẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, tháng 12 năm 2014
Tác giả

Trần Thị Lan

Tóm tắt lá cờ thêu sáu chữ vàng

MỞ ĐẦU 1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 2
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 5
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 6
5. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 7
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 7
7. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 7
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN 8
NỘI DUNG 9
CHƢƠNG 1. TRUYỆN LỊCH SỬ VIẾT CHO THIẾU NHI VÀ TÁC GIẢ
NGUYỄN HUY TƢỞNG 9
1.1. Truyện lịch sử viết cho thiếu nhi 9
1.1.1 Khái lược về truyện và truyện lịch sử 9
1.1.2. Truyện lịch sử viết cho thiếu nhi 14
1.1.3. Truyện lịch sử trong nền văn học thiếu nhi Việt Nam 16
1.2. Tác giả Nguyễn Huy Tƣởng 18
1.2.1. Cuộc đời và thân thế 18
1.2.2. Sự nghiệp văn học 20
1.3. Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng 22

1.3.1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm 22
1.3.2. Tóm tắt nội dung tác phẩm 23
Tiểu kết chƣơng 1 25
CHƢƠNG 2. THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TÁC PHẨM LÁ CỜ THÊU SÁU
CHỮ VÀNG 26
2.1. Những khái niệm cơ bản 26
2.1.1. Khái niệm thế giới nghệ thuật 26
2.1.2. Khái niệm nhân vật 27
2.1.3. Khái niệm không gian, thời gian nghệ thuật 28
2.2. Thế giới nhân vật 29
2.2.1. Hệ thống nhân vật 29
2.2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 33
2.2.2.1. Nghệ thuật sắp xếp và gắn kết các tuyến nhân vật 33
2.2.2.2. Nghệ thuật khắc họa nhân vật qua ngoại hình 42
2.2.2.3 . Nghệ thuật khắc họa nhân vật qua hành động 46
2.2.2.4. Nghệ thuật khắc họa nhân vật qua ngôn ngữ của nhân vật 52
2.3. Không/Thời gian nghệ thuật 57
2.3.1. Thời gian nghệ thuật 57
2.3.1.1. Thời gian tự nhiên 57
2.3.1.2. Thời gian sự kiện và thời gian chiến trận 63
2.3.2. Không gian nghệ thuật 66
2.3.2.1. Không gian xã hội thời loạn lạc 67
2.3.2.2. Không gian chiến trận 70
2.3.2.3. Biểu tượng lá cờ 73
Tiểu kết chƣơng 2 75
CHƢƠNG 3. TÁC PHẨM LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG VÀ Ý NGHĨA
GIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH 77
3.1. Trích đoạn của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng trong sách Tiếng Việt
Tiểu học 77
3.1.1. Thống kê 77

3.1.2. Nhận xét 77
3.2. Ý nghĩa giáo dục đối với học sinh Tiểu học từ tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ
vàng và qua việc dạy trích đoạn của tác phẩm trong sách Tiếng Việt 77
3.2.1. Bồi dưỡng tri thức lịch sử 77
3.2.2. Giáo dục ý thức công dân 79
3.2.3. Giáo dục và bồi dưỡng những tình cảm cao đẹp cho học sinh 81
3.2.3.1. Tình cảm gia đình 81
3.2.3.2. Mối quan hệ bạn bè, tướng sĩ 83
3.2.4. Bồi dưỡng năng lực văn – Tiếng Việt 85
3.2.4.1. Cở sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn 85
3.2.4.2. Soạn một số giáo án 86
Tiểu kết chƣơng 3 98
KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
PHỤ LỤC

1
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Nguyễn Huy Tƣởng là cây bút quen thuộc trong làng văn học Việt Nam
hiện đại. Những sáng tác của ông thuộc các thể loại khác nhau (truyện ngắn, tiểu
thuyết, kịch). Nhà văn cũng khai thác các đề tài khác nhau nhƣ đề tài kháng chiến,
đề tài lịch sử, đề tài xã hội). Tuy vậy, ông đƣợc nhớ đến nhiều chính là các sáng tác
thuộc đề tài lịch sử. Đáng kể nhất là các sáng tác: Vũ Như Tô (kịch), Lá cờ thêu sáu
chữ vàng (truyện dài), Sống mãi với thủ đô (tiểu thuyết),…
1.2. Trong cuộc đời cầm bút không dài nhƣng Nguyễn Huy Tƣởng dành sự
quan tâm đặc biệt cho độc giả nhỏ tuổi. Bạn đọc đã biết đến khá nhiều tác phẩm
Nguyễn Huy Tƣởng viết cho các em. Chúng thuộc các thể loại truyện ngắn, cổ tích,

kịch. Những tác phẩm đó có thể coi là mẫu mực trong văn học thiếu nhi nhƣ Tìm
mẹ, An Dương Vương xây thành ốc, Chiến sĩ ca nô, Hai bàn tay chiến sĩ, Kể chuyện
Quang Trung, Lá cờ thêu sáu chữ vàng,…
1.3. Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng là thiên truyện dài khai thác đề tài
lịch sử viết cho thiếu nhi. Nhân vật trung tâm của cuốn sách là nhân vật Trần Quốc Toản – một nhân vật lịch sử thời Trần. Tái hiện hình tƣợng ngƣời anh hùng nhỏ tuổi
giàu lòng yêu nƣớc, quả cảm vô song, Nguyễn Huy Tƣởng đã viết nên bài ca đẹp về
quá khứ cha ông trong trang sử chống giặc ngoại xâm. Tấm gƣơng ngƣời anh hùng
thiếu niên đó sống mãi với trẻ thơ hôm nay, giúp các em hiểu biết sâu sắc hơn lịch
sử, thêm tự hào về truyền thống dân tộc, ngƣỡng mộ và biết ơn những con ngƣời
làm rạng rỡ nền văn hiến nƣớc nhà.
1.4. Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng đƣợc trích học trong sách Tiếng Việt
Tiểu học với ba phân môn Tập đọc, Chính tả và Kể chuyện (Tiếng Việt 2, tập 2). Sự
có mặt của tác phẩm thông qua các phân môn cụ thể sẽ góp phần giáo dục nhân
cách, bồi dƣỡng năng lực văn – Tiếng Việt, nâng cao tri thức lịch sử cho các em
học sinh. Điều đó góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh
bậc Tiểu học.
2
1.5. Lâu nay, việc nghiên cứu tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng chƣa có công
trình toàn diện. Đặc biệt, việc tìm hiểu tác phẩm này trong sách Tiếng Việt Tiểu học
gắn với các phân môn cụ thể cũng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Với những lí do
trên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Thế giới nghệ thuật truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng
và ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học” làm đề tài cho luận văn của mình.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Nguyễn Huy Tƣởng là cây bút đam mê đề tài lịch sử. Ông để lại cho đời
sống nghệ thuật nƣớc nhà những sáng tác có giá trị sâu sắc. Cùng với Lá cờ thêu
sáu chữ vàng, độc giả còn biết đến ông qua hàng loạt tác phẩm viết về đề tài lịch sử
nhƣ An Dương Vương xây thành Ốc, An Tư, Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, Kể
chuyện Quang Trung.
Mảng sáng tác về đề tài lịch sử đƣa tên tuổi Nguyễn Huy Tƣởng đứng cạnh

các cây bút khác nhƣ Hà Ân, An Cƣơng, Lê Vân , góp phần làm nên bức tranh văn
học thiếu nhi phong phú giàu tính thẩm mỹ, tính giáo dục.
Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu, chúng tôi sẽ trình bày những ý kiến,
những tiểu luận có liên quan đến thế giới nghệ thuật Lá cờ thêu sáu chữ vàng và ý
nghĩa giáo dục của tác phẩm đối với trẻ thơ. Có thể kể đến các tiểu luận, các bài viết
của tác giả tiêu biểu nhƣ: Thiều Quang, Tô Hoài, Vân Thanh, Lã Thị Bắc Lý
Trƣớc hết là những ý kiến của giới nghiên cứu đánh giá về giá trị nội dung
của Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
Tác giả Thiều Quang trong bài viết “Đọc sách lá cờ thêu sáu chữ vàng” (Tạp
chí văn học 1/ 1961) đã khái quát: “Nội dung lịch sử của tác phẩm nói chung là
cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc Việt Nam chống quân Nguyên dƣới sự lãnh đạo
của vị anh hùng kiệt xuất Trần Hƣng Đạo nhƣng chủ đề tác phẩm hoàn toàn xoay
quanh nhân vật chính: Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản” [Theo 26, tr.417-422].
Nhà văn Tô Hoài trong bài viết: “Truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy
Tƣởng” (1966) khi nhận xét về các sáng tác Kể chuyện Quang Trung, Lá cờ thêu
sáu chữ vàng, Hai bàn tay chiến sĩ đã có cái nhìn đích đáng về chủ đề các tác phẩm
của Nguyễn Huy Tƣởng nhƣ sau: “ mỗi truyện là một trang anh hùng đời đời của
3
dân tộc ta từ ngàn xƣa hoặc mới đây” [Theo 26, tr.441]. Nhà văn cũng đặc biệt nhấn
mạnh trong tiểu luận này là: “Truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tƣởng
mang đậm màu sắc anh hùng ca. Ông thiên về khai thác những trang lịch sử vẻ
vang của dân tộc, những sự tích anh hùng của nhân dân trong đấu tranh thiên nhiên
và đấu tranh xã hội” [Theo 26, tr. 469].
Đồng thuận với đánh giá của nhà văn Tô Hoài, nhà nghiên cứu Vân Thanh
cũng nhấn mạnh đến màu sắc anh hùng ca trong các truyện lịch sử của Nguyễn Huy
Tƣởng. Ở bài viết gần nhƣ nhìn lại toàn bộ sáng tác của Nguyễn Huy Tƣởng với
nhan đề: “Cuối thế kỷ nhìn lại Nguyễn Huy Tƣởng với các tác phẩm viết cho thiếu
nhi” (Báo văn nghệ số 6.1999), bà cũng vẫn bày tỏ quan điểm đó. Nhà nghiên cứu
chia những sáng tác của Nguyễn Huy Tƣởng cho thiếu nhi thành ba mảng lớn:
“Truyện viết về ngƣời thực việc thực”, “Truyện cổ tích lạ lùng, xanh biếc” và

“Truyện lịch sử đậm màu sắc anh hùng ca”. Dĩ nhiên, để minh chứng cho chất anh
hùng ca, chất sử thi của truyện lịch sử , tác giả Vân Thanh đã dẫn dụ chủ yếu từ Lá
cờ thêu sáu chữ vàng và Kể chuyện Quang Trung. Cảm hứng anh hùng ca của
Nguyễn Huy Tƣởng tập trung qua hai hình tƣợng Trần Quốc Toản và vua Quang
Trung. Tác giả Vân Thanh nhận xét: “Truyện lịch sử viết cho các em của Nguyễn
Huy Tƣởng thƣờng đậm màu sắc anh hùng ca” [Theo 26, tr.835].
Nhà nghiên cứu Lã Thị Bắc Lý trong Giáo trình văn học hiện đại (tập 2,
NXB Đại học Sƣ phạm – 2008), chƣơng XIV “Văn học thiếu nhi từ sau cách mạng
tháng Tám năm 1945” mục viết về “Nguyễn Huy Tƣởng” cũng nêu những nhận xét
về truyện lịch sử của nhà văn khá xác đáng. Tác giả nhận định: “Truyện Lá cờ thêu
sáu chữ vàng với phong cách hoành tráng sử thi đã làm sống dậy hào khí hừng hực
của một giai đoạn lịch sử đời Trần Trong không khí hào hùng đó nổi lên là hình
ảnh ngƣời anh hùng Trần Quốc Toản, tuổi nhỏ mà chí cao ” [16, tr.344].
Cùng với ý kiến nhận xét về phƣơng diện giá trị nội dung của tác phẩm, giới
phê bình, nghiên cứu còn lƣu ý nhiều tới phương diện nghệ thuật của thiên truyện
Lá cờ thêu sáu chữ vàng. Đó là cách kể chuyện vấn đề hư cấu nghệ thuật và đặc
biệt là thành công khắc họa nhân vật của Nguyễn Huy Tƣởng.
4
Tác giả Thiều Quang đánh giá: “Nguyễn Huy Tƣởng có rất nhiều sáng tạo về
hình tƣợng Cả về tình cảm, về nhân vật, về cá tính cũng nhƣ về chi tiết hành động
mà không vi phạm đến những nét lớn của sử liệu” [Theo 26, tr 419].
Nhà nghiên cứu Vân Thanh trong một tiểu luận có tên “Nguyễn Huy Tƣởng”
cho rằng: “Trong Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Nguyễn Huy Tƣởng đã thành công trong
việc mở mang cốt truyện, phát triển các chi tiết và xây dựng hình ảnh nhân vật” [26,
tr 462 – 463]. Xem xét sự hƣ cấu trong mối quan hệ với lịch sử của tác phẩm, nhà
nghiên cứu cũng nhận xét: “Nguyễn Huy Tƣởng có nhiều chi tiết hƣ cấu nhƣng vẫn
không xa lạ với hiện thực” [26, tr. 466]. Trong tiểu luận của mình, bà cũng nhận xét
về cách trần thuật, về ngôn ngữ nhân vật của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng .
Chẳng hạn, tác giả viết: “Nguyễn Huy Tƣởng có lối kể chuyện tự nhiên, ông ít khi
dùng lý thuyết khô khan. Cốt truyện không rƣờm rà. Ông cũng không quá đi sâu

vào phân tích tâm lí. Ông thƣờng kể lại sự việc, nhƣng không dừng lâu ở một sự
việc, mà trình bày nhiều việc, sự việc này tiếp sự việc khác bằng những chuyển tiếp
hợp lý, tự nhiên. Qua phƣơng pháp so sánh, câu chuyện kể của ông thêm sinh động”
[26, tr. 470]. “Về tài sử dụng ngôn ngữ. Ông rất chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý các
em nên thƣờng viết những câu ngắn gọn rõ ràng Ông không hề hiện đại hóa ngôn
ngữ, nhƣng cũng không phải vì thế mà lời văn của ông trở thành khó hiểu [ ].
Ngôn ngữ nhân vật của ông thƣờng phù hợp với tính cách” [26, tr.471].
Tác giả Bùi Thanh Ninh trong bài “Đọc một số truyện lịch sử viết cho các
em” cũng nhận thấy ở nhân vật Trần Quốc Toản trong Lá cờ thêu sáu chữ vàng
đƣợc Nguyễn Huy Tƣởng xây dựng khá sinh động và thành công. Đó là nhân vật
có “Tính hồn nhiên ngây thơ và tính cách anh hùng của nhân vật không mâu thuẫn
nhau, trái lại quyện lấy nhau, bổ sung cho nhau rất sinh động’ [Theo 26, tr.101].
Về ý nghĩa giáo dục của tác phẩm đối với tuổi thơ cũng là vấn đề đƣợc các
nhà phê bình, nghiên cứu quan tâm. Tác giả Thiều Quang trong bài viết “Đọc sách
Lá cờ thêu sáu vàng” đã ý thức rất rõ ràng, những tác phẩm “Lịch sử tiểu thuyết” có
vai trò quan trọng: “Thiếu chúng nền văn học chƣa thể gọi là đầy đủ, là vì thiếu nó,
tức là công tác xây dựng con ngƣời của chúng ta thiếu hẳn đi một nền giáo dục sâu
sắc về tinh thần yêu dân tộc và lịch sử” [Theo 26, tr. 417].
5
Cùng với tác giả Thiều Quang là các ý kiến khác của Vân Thanh, Tô Hoài,
Lã Thị Bắc Lý, Bùi Thanh Ninh, Hà Ân đều là các tác giả đánh giá cao ý nghĩa giáo
dục thế hệ trẻ của mảng sáng tác về đề tài lịch sử, trong đó có thiên truyện Lá cờ
thêu sáu chữ vàng.
Nguyễn Huy Tƣởng là cây bút vừa đam mê đề tài lịch sử, vừa là nghệ sĩ có
trách nhiệm với những trang văn viết cho các em. Hoàn thành Lá cờ thêu sáu chữ
vàng và Kể chuyện Quang Trung, ông đã vĩnh biệt chúng ta. Đƣơng thời, “Ông
thèm có những tài năng nào đem đƣợc cả nghìn năm lịch sử dựng nƣớc biến thành
bộ truyện chói lọi hàng trăm, hàng trăm nhân vật anh hùng” [26, tr 461]. “Nguyễn
Huy Tƣởng là một nhà văn rất có ý thức trách nhiệm đối với các em. Niềm mong
muốn của ông là làm sao bồi dƣỡng cho thế hệ trẻ lòng yêu nƣớc và lòng tự hào dân

tộc”. Đấy là ý kiến của nhà nghiên cứu Vân Thanh khi viết về Nguyễn Huy Tƣởng.
Bà cũng nhấn mạnh nhiều lần rằng: “Ông (Nguyễn Huy Tƣởng) làm cho các em
vừa hiểu đƣợc lịch sử một cách đúng đắn, vừa có thể nâng cao đƣợc lòng yêu nƣớc
và tinh thần tự hào dân tộc” [26, tr 465].
Tìm về lịch sử cha ông là tìm về quá khứ đau thƣơng và bất khuất anh hùng,
đọc tác phẩm đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Tƣởng, nhà văn Phạm Hổ khái quát
“ điều nổi lên rõ nhất trong các tác phẩm viết cho các em (và cả cho ngƣời lớn) của
Nguyễn Huy Tƣởng là lòng yêu đất nƣớc, yêu dân tộc, niềm tự hào về đất nƣớc, về
dân tộc hết sức sâu sắc và lắng đọng” [Theo 26, tr. 544].
Qua lịch sử vấn đề, chúng tôi đã đƣợc tiếp thu những ý kiến gợi mở quý giá
từ giới nghiên cứu. Tuy nhiên từ những thành tựu đó, chúng tôi nhận thấy, thế giới
nghệ thuật của truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng chƣa đƣợc nhìn nhận toàn diện, sâu
sắc. Điều đó khuyến khích ngƣời viết theo đuổi ý tƣởng khoa học để thực hiện đề
tài. Luận văn của chúng tôi muốn góp một tiếng nói, khẳng định thêm giá trị của tác
phẩm trong đời sống nghệ thuật nƣớc nhà. Đặc biệt là ý nghĩa giáo dục to lớn của
thiên truyện đối với độc giả nhỏ tuổi.
3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
– Qua thế giới nghệ thuật, luận văn khẳng định giá trị nội dung, giá trị nghệ
thuật của truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng.
6
– Từ những đặc sắc giá trị nội dung, nghệ thuật trên, luận văn nhằm hƣớng
tới việc giáo dục nhân cách và năng lực văn cho học sinh Tiểu học: Giáo dục về
nhận thức, về ý thức con ngƣời công dân trƣớc đất nƣớc, nâng cao hiểu biết về lịch
sử dân tộc, tinh thần tự hào về truyền thống, trân trọng quá khứ cha ông.
– Giáo dục về tình cảm cao đẹp nhƣ tình mẫu tử, tình cảm bạn bè, tinh thần
đoàn kết tập thể
– Thông qua đoạn trích của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng trong sách
Tiếng Việt 2 (Tập 2), gắn với ba phân môn, Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, luận văn
góp phần nâng cao năng lực văn – Tiếng Việt cho học sinh.
– Thực hiện đề tài, luận văn nhằm giúp bản thân ngƣời viết nâng cao năng

lực văn chƣơng. Điều đó rất hữu ích cho công việc của ngƣời giáo viên sau này.
4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
– Luận văn tìm hiểu những kiến thức về cở sở lý luận nhƣ: Khái niệm thế
giới nghệ thuật, khái niệm nhân vật, thời gian, không gian nghệ thuật,… Trên cơ sở
lý luận đó, ngƣời viết triển khai đề tài đƣợc tốt.
– Luận văn tìm hiểu những kiến thức về tâm lí giáo dục của lứa tuổi học sinh
tiểu học, những nguyên tắc lựa chọn văn bản trong sách Tiếng Việt cho các em.
– Luận văn khảo sát tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng, tìm hiểu, nghiên cứu
về thế giới nghệ thuật của tác phẩm trên những phƣơng diện cơ bản nhƣ: Thế giới
nhân vật, thời gian, không gian nghệ thuật.
– Luận văn khảo sát những trích đoạn trong tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ
vàng đƣợc giảng dạy trong sách Tiếng Việt Tiểu học (Tiếng Việt 2, tập 2) gắn với
ba phân môn Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện.
– Luận văn rút ra những bài học giáo dục hữu ích đối với học sinh Tiểu học
thông qua tác phẩm và việc dạy những trích đoạn của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ
vàng trong các phân môn nói trên.
– Luận văn tiến hành soạn một số giáo án của các phân môn Tập đọc, Chính
tả, Kể chuyện với trích đoạn “Bóp nát quả cam” thuộc tác phẩm Lá cờ thêu sáu
chữ vàng (Tiếng Việt 2, Tập 2)
7
5. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1. Về tài liệu
– Luận văn khảo sát tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy
Tƣởng (Nxb Kim Đồng, 2013).
– Luận văn khảo sát đoạn trích “Bóp nát quả cảm” trong sách Tiếng Việt 2,
Tập 2 (Nxb giáo dục Việt Nam, 2010) gắn với các phân môn: Tập đọc, Chính tả, Kể
chuyện; luận văn cũng tham khảo câu chuyện “Trần Quốc Toản kịch chiến với Ô
Mã Nhi” trong sách Truyện đọc lớp 4 (Hoàng Hòa Bình tuyển chọn và biên soạn,
Nxb Giáo dục, 2009).
5.2. Phạm vi nghiên cứu

– Luận văn khảo sát thế giới nghệ thuật trong tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ
vàng trên một số phƣơng diện tiêu biểu: Chủ đề, Thế giới nhân vật, thời gian, không
gian nghệ thuật).
– Luận văn khảo sát trích đoạn Lá cờ thêu sáu chữ vàng trong sách Tiếng
Việt Tiểu học gắn với các phân môn cụ thể.
– Luận văn rút ra ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học qua việc tìm hiểu
thế giới nghệ thuật tác phẩm và các đoạn trích trong sách Tiếng Việt.
6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
– Phƣơng pháp thống kê
– Phƣơng pháp nghiên cứu tác phẩm theo thể loại
– Phƣơng pháp thi pháp học
– Một số thao tác khoa học khác nhƣ phân tích, miêu tả
7. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
– Luận văn nghiên cứu một cách tƣơng đối hệ thống, toàn diện về thế giới
nghệ thuật trong tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng, trên sự tiếp nhận những thành
tựu của giới nghiên cứu đi trƣớc.
– Trên cơ sở tìm hiểu thế giới nghệ thuật của tác phẩm, những trích đoạn
trong sách Tiếng Việt, rút ra những bài học giáo dục nhân cách và bồi dƣỡng, nâng
cao năng lực văn đối với học sinh Tiểu học.
8
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của luận
văn có cấu trúc ba chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1. Truyện lịch sử viết cho thiếu nhi và tác giả Nguyễn Huy Tƣởng
Chƣơng 2. Thế giới nghệ thuật tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng
Chƣơng 3. Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng và ý nghĩa giáo dục đối với
học sinh Tiểu học.

9
NỘI DUNG

CHƢƠNG 1
TRUYỆN LỊCH SỬ VIẾT CHO THIẾU NHI
VÀ TÁC GIẢ NGUYỄN HUY TƢỞNG
1.1. Truyện lịch sử viết cho thiếu nhi
1.1.1 Khái lược về truyện và truyện lịch sử
a) Trƣớc hết là khái niệm truyện. Trong các bộ Từ điển Văn học hay Từ điển
thuật ngữ văn học và các công trình lý luận, một định nghĩa về từ “truyện” một cách
ngắn gọn hầu nhƣ không có. Thậm chí, mục từ “Truyện” không đƣợc cắt nghĩa
riêng biệt. Trong đa số các công trình, nó đƣợc hiểu đồng nhất với mục từ “Tự sự”.
Chẳng hạn công trình Từ điển thuật ngữ văn học do các tác giả Lê Bá Hán, Trần
Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên – Nxb ĐHQGHN, 1999), mục từ “Truyện”
đƣợc gắn với mục từ “Tự sự” (tr. 328 – 329). Các tác giả cho rằng, dƣới hình thức là
một sáng tác nghệ thuật, truyện thuộc loại hình thức tự sự. Nó đƣợc cắt nghĩa nhƣ
sau: “Tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt truyện gắn liền với cốt truyện là một hệ
thống nhân vật” [9, tr .329].
Nhà nghiên cứu Nguyễn Thái Hòa trong công trình Những vấn đề thi pháp

của truyện (NXB giáo dục 2000) cũng cho rằng: “Từ lâu, truyện đã đƣợc xem là
một thể loại văn học lớn thuộc loại tự sự có hai thành phần chủ yếu là cốt truyện và
nhân vật” [10, tr.11].
Có lẽ, ngƣời quan tâm tới thể loại truyện và trong các công trình nghiên cứu
của ông đều nhất quán đƣa ra mục từ truyện thành một phần riêng biệt là tác giả Lại
Nguyên Ân. Ở cuốn 150 thuật ngữ văn học (Nxb ĐHQGHN 2003), và trong công
trình Từ điển văn học (Bộ mới, Nxb Thế giới, 2004), tác giả cũng dành riêng cho
mục “truyện” từ trang 1837 – 1838. Tác giả đã cắt nghĩa khá dài về thể loại này: Từ
nguồn gốc thuật ngữ tới cách hiểu truyện theo quan niệm truyền thống và theo quan
niệm hiện đại. Tuy vậy, ông cũng không đƣa ra một định nghĩa rõ ràng và thật khái
quát ngắn gọn nhất về thể loại truyện.
10
Trong sự tri nhận hạn hẹp, ở luận văn này, ngƣời viết hiểu khái niệm truyện
theo quan niệm truyền thống. Vì thế dù có cách diễn giải dài ngắn khác nhau của
giới lý luận, song có thể hiểu về truyện nhƣ sau:
Thứ nhất, truyện là sáng tác thuộc loại hình văn học tự sự
Thứ hai, truyện là sáng tác có cốt truyện
Thứ ba, cùng với cốt truyện là nhân vật (Tùy theo các sáng tác mà nhân vật
có thể là con ngƣời, là thế giới loài vật, hay thần tiên ).
Thứ tư, về hình thức cơ bản, truyện đƣợc thể hiện dƣới hình thức kể (trần
thuật). Theo quan niệm truyền thống, mạch truyện thƣờng đƣợc kể nƣơng theo hành
trình, cuộc đời nhân vật chính.
Chẳng hạn ở truyện Tấm Cám, cốt truyện xoay quanh cuộc đời, thân phận, số
phận của cô Tấm từ khi còn nhỏ tới khi thành thiếu nữ rồi gặp tai họa đến khi đƣợc
tái sinh để sống cuộc đời hạnh phúc bên hoàng tử.
b) Đối với Truyện lịch sử (hay truyện đề tài lịch sử) có đặc điểm gì?
Thứ nhất, truyện lịch sử có chung đặc điểm nhƣ sáng tác truyện thuộc các đề
tài khác. Nghĩa là cũng có cốt truyện, có hệ thống nhân vật và hình thức diễn đạt cơ
bản là kể (trần thuật).
Thứ hai, vì hƣớng vào đề tài lịch sử nên loại truyện này có đặc điểm riêng

Xem Thêm :  Biểu cảm về món quà tuổi thơ - ngữ văn lớp 7 - bài tập ngữ văn lớp 7 - giải bài tập ngữ văn lớp 7

của nó. Lịch sử vốn là cái đã qua, không phải cái thuộc về hiện tại. Truyện lịch sử
phải kể về quá khứ. Nó tái hiện quá khứ – lịch sử. Bởi vậy nó chịu sự “quy định” rất
lớn từ phía đề tài: lịch sử.
Lịch sử đƣợc tái hiện trong tác phẩm có thể là sự kiện lịch sử hay nhân vật
lịch sử nào đó.
Những “nguyên mẫu”, lịch sử đƣợc nhà văn “tìm kiếm” chủ yếu từ nguồn dã
sử/ truyền thuyết dân gian hoặc từ các ghi chép của sử gia.
Ví nhƣ, những truyện lịch sử viết về thời ngàn năm dân tộc ta chống phong
kiến phƣơng Bắc thì chủ yếu nhờ cậy vào lời kể của dân gian, lƣu truyền, gìn giữ
qua truyền thuyết (vì lúc đó chúng ta chƣa có lịch sử ghi chép bằng văn tự). Chẳng
hạn, các thiên truyện đẹp về Hai Bà Trƣng, về Bà Triệu, về Phùng Hƣng
11
Thời trung đại, chúng ta đã giành đƣợc độc lập, đã có lịch sử đƣợc ghi chép,
nhà văn vừa khai thác các giai thoại/ dã sử lại vừa kết hợp các tài liệu trong sử sách
để tái dựng lại truyện trong quá khứ. Đó có thể là những truyện về công cuộc vệ
quốc chống giặc Nguyên thời Trần gắn với các chiến công, với các nhân vật nhƣ
Trần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Bình Trọng, Trần Nhật Duật đó còn là
những truyện khắc họa các danh nhân lịch sử thời trung đại rất phong phú nhƣ
truyện về Chu Văn An, về Lƣơng Thế Vinh, về Nguyễn Trãi, về Cao Bá Quát
Thứ ba, vấn đề hư cấu và lịch sử trong truyện lịch sử ra sao?
Đã là sáng tác văn học, hƣ cấu nghệ thuật là một đặc trƣng. Chỉ có điều, đối
với truyện lịch sử, hƣ cấu sẽ không đƣợc “tự do” nhƣ các đề tài khác. Nó bị “quy
định” bởi yếu tố lịch sử. Sự hƣ cấu không cho phép làm sai lệch hay thay đổi bản
chất lịch sử. Nhà văn không thể bịa đặt các sự kiện lịch sử trọng đại hay tự nghĩ ra
các nhân vật chính trong các sáng tác của mình. Nhà văn Hà Ân – cây bút tiêu biểu
cho truyện đề tài lịch sử có ý kiến khá xác đáng. Ông viết: “Đã gọi là truyện lịch sử
thì nhất thiết nhân vật chính phải là nhân vật có thật trong lịch sử. Sự kiện chính
phải là sự kiện có thật trong lịch sử”[Theo 26, tr. 83]. Nhƣ vậy, trong tƣ duy nghệ
thuật, ngƣời cầm bút cần tôn trọng lịch sử để đem lại tính chân thực cho tác phẩm
của mình. Chính vì vậy, nghệ thuật hư cấu và yếu tố lịch sử được thể hiện hài hòa,

chân thực mà không khô khan, không làm xê dịch lịch sử. Có thể lấy vài dẫn dụ
minh chứng cho điều này.
Vào mùa xuân năm 40, Hai Bà Trƣng “phất cờ nƣơng tử” chống ách đô hộ
nhà Hán, truyện Tiếng trống Mê Linh của An Cƣơng đã viết về câu chuyện các nữ
tƣớng thời đó; Bà Triệu khởi nghĩa chống lại giặc Ngô tàn bạo năm 248. Tên gọi
Nhụy Kiều tƣớng quân chính là cách vinh danh mà dân gian ngƣỡng mộ ngƣời nữ
tƣớng oai hùng kiều lệ của mình trong lời kể truyền thuyết. Nhà văn Yến Hồng và
Hoài Ban đã viết truyện về Bà Triệu với nhan đề Nhụy Kiều tướng quân nhƣ chính
dân gian đã lƣu truyền về ngƣời con gái Xứ Thanh. Thời nhà Trần, trong bối cảnh
cả dân tộc đứng trƣớc thế giặc rất mạnh, nhiều trận huyết chiến và nhiều chiến công
nhƣ dấu son lƣu truyền sử sách, nhiều tên tuổi anh hùng thời đó sống mãi đã là
12
nguồn cảm hứng cho các thiên truyện của Nguyễn Huy Tƣởng, Hà Ân, Lê Vân
Truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng dựa vào những ghi chép trong sử sách mà Nguyễn
Huy Tƣởng đã xây dựng thành công hình tƣợng ngƣời thiếu niên Trần Quốc Toản
giàu giá trị thẩm mĩ.
Bộ ba tác phẩm: Trên sông truyền hịch, Bên bờ Thiên Mạc, Trăng nước
Chương Dương do Hà Ân sáng tác đều là những sự kiện, những trận đánh khốc liệt
hoặc lừng danh đƣợc lƣu danh trong sử sách Việt. Đó còn là sự kiện Trần Quốc
Tuấn viết Hịch tướng sĩ để uốn nắn và khích lệ tƣớng sĩ trƣớc cuộc kháng Nguyên
1285. Bài hịch của vị võ tƣớng đã trở thành áng “Thiên cổ hùng văn” mà lớp lớp
học trò thời nay tự hào về cha ông. Trận đánh bên bờ sông Thiên Mạc 1285 và tấm
gƣơng kiên trung của Trần Bình Trọng khi bị giặc bắt với câu nói nổi tiếng: “Ta thà
làm ma nƣớc Nam chứ không thèm làm vƣơng đất Bắc” đã đƣợc Hà Ân tái hiện
chân thực trong Bên bờ Thiên Mạc. Trận Chƣơng Dƣơng lại gắn với các tên tuổi
Trần Quang Khải, Trần Quốc Tuấn, Yết Kiêu, Dã Tƣợng. Xuyên suốt trong những
truyện lịch sử về các trang sử hào hùng thời Trần là vị tƣớng tài danh Trần Quốc
Tuấn. Ông là linh hồn của cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại thế kỷ XIII.
Mặc dù vậy, tác phẩm văn học không đòi hỏi ngƣời viết truyện phải bê
nguyên xi “nguyên mẫu” lịch sử vào tác phẩm. Bởi vì, ngƣời chép sử thì cần chính

xác, còn ngƣời làm văn chƣơng có quyền hƣ cấu để đem lại những xúc cảm thẩm
mĩ cho độc giả.
Lại nữa, lịch sử đƣợc tái dựng trong tác phẩm văn chƣơng thƣờng bao gồm
bối cảnh lịch sử và nhân vật trong bối cảnh đó. Nhà văn Hà Ân cũng lƣu ý rằng :
“Ngƣời sáng tác xây dựng nhân vật lịch sử thành nhân vật truyền thuyết trong
khung cảnh lịch sử với mục đích là đem tới cho các em một triết lý mà mình ứng
tâm chứ không nhằm mục đích trình bày đầy đủ bối cảnh lịch sử” [Theo 26, tr.52].
Vai trò hƣ cấu là vô cùng quan trọng. Đối với các sự kiện lịch sử hay nhân
vật lịch sử, nhiều khi những ghi chép khá sơ lƣợc hay quá ngắn, ở những trƣờng
hợp đó, lịch sử cần đƣợc nghệ thuật “bồi đắp” bằng hƣ cấu tƣởng tƣợng để lịch sử
đƣợc nhận thức tràn đầy hơn.
13
Chẳng hạn, trƣờng hợp nhân vật Trần Quốc Toản, sách Đại Việt sử ký toàn
thư chỉ chép khá sơ lƣợc: “ Vua thấy Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, Hoài Nhân
Vƣơng Kiện còn trẻ tuổi không cho dự bàn (hội nghị Bình Than). Quốc Toản trong
lòng hổ thẹn, phẫn khích, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết. Sau đó,
Quốc Toản lại về huy động hơn nghìn gia nô và thân thuộc sắm vũ khí đóng chiến
thuyền, viết lên cờ sáu chữ “Phá cƣờng địch, báo hoàng ân” (Phá giặc mạnh, báo ơn
vua). Sau này, khi đối trận với giặc, tự mình xông lên trƣớc quân sĩ, giặc trông thấy
phải lui tránh, không dám đối địch. Đến khi mất, vua rất thƣơng tiếc, thân làm văn
tế, lại gia phong tƣớc vƣơng” [14, tr.49].
Tuy vậy, bƣớc vào trang sách của Nguyễn Huy Tƣởng, ngƣời thiếu niên ấy
đƣợc khắc họa có một đời sống gia đình, bè bạn, đồng đội, có tính cách đầy đặn.
Đó là một hình tƣợng lý tƣởng. Dƣới ngòi bút của Nguyễn Huy Tƣởng, Trần Quốc
Toản đẹp từ ngoại hình tới tính cách, có đời sống tâm hồn sâu sắc. Đó là hình tƣợng
nam nhi điển hình khi đất nƣớc lâm nguy. Trần Quốc Toản luôn cháy bỏng ý chí
quyết đánh và quyết thắng giặc.
Nhân vật Trần Bình Trọng cũng là trƣờng hợp đƣợc chép trong sử sách
không nhiều câu chữ. Đại Việt sử ký toàn thư chép mấy dòng nhƣ sau: “Bảo Nghĩa
Vƣơng Trần Bình Trọng Vƣơng là dòng dõi Lê Đại Hành (chồng sau của công chúa

Thụy Bảo), ông cha làm quan đời Thái Tông, đƣợc ban quốc tính, đánh nhau với
giặc ở bãi Đà Mạc (tức Thiên Mạc nay là bãi Mạn Trù) bị chết. Khi bị bắt, vƣơng
không chịu ăn, giặc hỏi việc nƣớc, vƣơng không trả lời, giặc hỏi vƣơng: “Có muốn
làm vƣơng đất Bắc hay? Vƣơng thét to: “Ta thà làm ma nƣớc Nam chứ không thèm
làm vƣơng đất Bắc”, rồi bị giết” [14, tr.54].
Thế kỷ thứ XVIII, nhà sử học Phan Huy Chú chép về nhân vật này trong
Lịch triều hiến chương loại chí, quyển XVII, vào mục “Bề tôi tiết nghĩa” thuộc
phần “Nhân vật chí” (ở trang 477) cũng hết sức vắn tắt. Họ Phan chủ yếu ghi theo
tinh thần của sử gia đời trƣớc. Ông chép về Trần Bình Trọng nhƣ sau: “dòng dõi Lê
Đại Hành – Ông Nội của ông xƣa ở triều Trần đƣợc ban họ Vua. Thời Trần Nhân
Tông, ông đƣợc phong Bảo Nghĩa Vƣơng. Khi đánh với quân Nguyên, ông bị bắt,
14
chỉ một chết chứ không chịu khuất. Ngƣời Nguyên dỗ ông là sẽ phong tƣớc vƣơng
ở Trung Quốc, ông thét lớn: “Thà làm ma nƣớc Nam, không thèm làm vƣơng đất
Bắc rồi bị giết”.
Sử sách chỉ ghi chép khá ngắn gọn nhƣ thế. Vậy mà, trong Bên bờ Thiên Mạc,
Hà Ân đã tái tạo nhân vật tài ba, tuổi trẻ ấy với một cuộc sống đầy đặn. Trần Bình
Trọng là con ngƣời ấm áp thủy chung nồng hậu với bạn bè, với quân sĩ, gan dạ, kiên
trung trƣớc kẻ thù. Đó là những nét đẹp ở tính cách ngƣời võ tƣớng kiên trung.
Xuyên suốt chiều dài mạch truyện Bên bờ Thiên Mạc 90 trang sách là hình
tƣợng mỹ lệ của vị tƣớng trẻ nhà Trần xuất hiện giữa mọi ngƣời, giữa trận mạc, trƣớc
kẻ thù. Ấn tƣợng sâu sắc về ngƣời anh hùng không phai mờ trong lòng độc giả.
Tóm lại, truyện lịch sử là sáng tác tự sự lấy cảm hứng từ những sự kiện lịch
sử hay nhân vật lịch sử. Thông qua hư cấu nghệ thuật, nhà văn tổ chức những cốt
truyện và hệ thống nhân vật nhằm tái hiện quá khứ một cách chân thực và sinh
động. Truyện đem lại những giá trị sâu sắc về nhận thức, về giáo dục và thẩm mĩ
cho độc giả.
1.1.2. Truyện lịch sử viết cho thiếu nhi
Theo quan niệm của giới lý luận gần đây thì tác phẩm văn học đã có sự tham
gia của độc giả ngay từ khâu nhà văn “thai nghén” tác phẩm. Nhà văn sẽ hình dung

và hƣớng tới độc giả của mình là ai. Họ thuộc lứa tuổi nào, giai tầng nào trong xã hội.
Cầm bút viết cho thiếu nhi, dĩ nhiên nhà văn hƣớng tới bạn đọc nhỏ tuổi. Lớp
công chúng văn học này có đời sống tâm hồn khác ngƣời đã trƣởng thành, lại càng
khác những ngƣời đã từng chiêm nghiệm cuộc sống
Trẻ thơ vừa trong sáng nhƣng cũng có những nhạy cảm, có sự nhận thức khá
nhanh trƣớc các vấn đề xã hội và cuộc sống. Trẻ thơ cũng yêu cái thiện, cái đẹp, tôn
trọng sự thật, ghét giả dối
Lứa tuổi thiếu nhi cũng cần được hướng đạo theo những tình cảm đẹp,
những việc làm hướng thiện. Chúng ta muốn các em đến với nhiều điều chân, thiện,
mĩ. Tính giáo dục là một trong những mục đích của ngƣời làm nghệ thuật muốn gửi
tới độc giả nhỏ tuổi yêu quý. Truyện lịch sử cũng nhƣ các sáng tác thơ ca hay
15
truyện, kịch thuộc các đề tài khác là giúp các em tìm thấy niềm vui và những bài
học phía sau trang sách. Văn chƣơng cần tham gia vào quá trình giáo dục nhân cách
cho học trò.
Thứ nữa, lịch sử dân tộc ta có chiều dài dựng nƣớc, giữ nƣớc, đấu tranh giai
cấp, đấu tranh chống thiên nhiên , ngƣời viết truyện lịch sử cho các em cần lựa
chọn những sự kiện và nhân vật lịch sử hào hùng hơn là những sự kiện lịch sử bi
lụy. Lịch sử có những bài học chiến thắng và chiến bại, có những sự kiện sáng đẹp,
nhƣng cũng có những sai lầm hay khoảng tối, ngƣời viết truyện cho các em nên
khai thác những khoảng sáng đẹp của lịch sử và những tấm gƣơng nhân vật lịch sử
hiện thân cho lẽ phải, cho chính nghĩa, cho dân tộc. “Nhân vật chính cần ƣu tiên cho
các bộ mặt chính diện” [26, tr.44]. Viết truyện lịch sử cho các em “do yêu cầu giáo
dục, chúng ta cần khai thác sâu hơn nữa những mặt tích cực tiến bộ trong nhân vật
để các em học tập” [26, tr.99]. Những sự kiện lịch sử phức tạp, những nhân vật lịch
sử gây nhiều “tranh cãi” giữa cái đƣợc và chƣa đƣợc, tốt, hoặc không tốt, không nên
lựa chọn vào những trang văn cho các em.
Bởi vì trẻ thơ chƣa đủ sự chín chắn hoặc chƣa đến độ tuổi để “phán xét”, để
nhận thức các vấn đề phức tạp nhƣ ngƣời trƣởng thành đã vững vàng
Có lẽ vì vậy, truyện lịch sử viết cho các em nhƣ chúng ta biết, thƣờng viết về

những sự kiện đấu tranh vệ quốc, các anh hùng xả thân vì nghĩa lớn, những nhân
cách cao đẹp trong mọi lĩnh vực. Đó là một Bà Triệu oai hùng cƣỡi voi một ngà
dũng mãnh trƣớc kẻ thù; đó là một vị võ tƣớng tài ba thao lƣợc mà giàu tình cảm
anh em, giàu tình cảm với quân sĩ, với tƣớng lĩnh dƣới quyền, lại biết dẹp thù riêng
vì nghĩa lớn. Ông là Trần Quốc Tuấn; đó là cậu thiếu niên giàu lòng yêu nƣớc, căm
thù giặc, lập công cứu nƣớc nhƣ Trần Quốc Toản; đó là một ngƣời thầy cƣơng trực,
khí tiết để bảo vệ lẽ phải, không khuất phục trƣớc vƣơng quyền nhƣ thầy Chu Văn
An; đó là chuyện về một ngƣời Việt, giỏi giang đi sứ làm vẻ vang đất nƣớc nhƣ
Mạc Đĩnh Chi v.v. Trong muôn vàn gƣơng mặt tiền nhân, những ngƣời viết truyện
lịch sử đã lựa chọn những con ngƣời nhƣ những viên ngọc sáng để hậu thế soi vào.
16
Truyện lịch sử viết cho các em cũng cần khai thác, lựa chọn những nhân vật
chính là người trẻ tuổi, là thiếu nhi để độc giả nhỏ tuổi hôm nay tìm thấy sự gần gũi
và mến mộ. Trong các thiên truyện quen thuộc, ngoài Trần Quốc Toản, chúng ta còn
thấy những nhân vật bè bạn khác xuất hiện trong những trang văn. Đó là những ngƣời
bạn trong quân ngũ của Trần Quốc Toản (Lá cờ thêu sáu chữ vàng); đó là Nông Văn
Dền (Kim Đồng) dũng cảm mƣu trí rồi hy sinh để bảo vệ cán bộ (Kim Đồng – Tô
Hoài); đó là Vừ A Dính (Vừ A Dính – Tô Hoài). Cậu thiếu niên dân tộc Hơ mông Vừ
A Dính gan dạ bất khuất hy sinh không chịu chỉ đƣờng cho bọn giặc Pháp lùng bắt
cán bộ; đó là Nguyễn Bá Ngọc (Em bé sông Yên) dũng cảm lấy thân mình che bom
đạn cho các em bé khác khỏi bom đạn làm hại, còn em nhận về mình cái chết.
Về hình thức biểu hiện, truyện lịch sử viết cho độc giả nhỏ tuổi nên có dung
lượng vừa phải. Có thể là truyện vừa hay truyện ngắn. Điều đó phù hợp với sức
đọc, với tâm sinh lý của các em. Những tiểu thuyết lịch sử quá dài hơi, quá đồ sộ có
lẽ là món quà dành cho ngƣời lớn sẽ thích hợp hơn cho các em nhỏ.
Truyện lịch sử viết cho các em nhỏ tuổi cần có hình thức kể chuyện sao cho
“cốt truyện gọn gàng và khá sinh động. Bên cạnh việc khắc họa tính cách các nhân
vật, việc bố cục sắp xếp tình tiết trong một cuốn truyện cho các em hết sức quan
trọng. Tình tiết trong một cuốn truyện nói chung không nên quá rườm rà và rắc rối.
Nó phải đơn giản và mạch lạc, lại phải biết sắp xếp tình tiết sao cho đƣợc một cốt

truyện hấp dẫn (nhƣng hợp lý) gợi trí tò mò cho các em” [26, tr.100].
Điều cần nhấn mạnh nữa là, viết truyện lịch sử cho các em, nhà văn vừa tôn
trọng lịch sử vừa yêu quý trân trọng bạn đọc nhỏ tuổi. Truyện lịch sử nhƣ một
ngƣời bạn đồng hành để giúp các em nhận thức đầy đủ sâu sắc hơn những truyền
thống tốt đẹp của cha ông trong quá khứ. Những trang sách còn tham gia vào cuộc
sống hôm nay, bồi dƣỡng trẻ thơ lòng yêu đất nƣớc, niềm tự hào dân tộc và nhen
nhóm trong mỗi các em ý thức công dân từ khi còn là những học trò nhỏ.
1.1.3. Truyện lịch sử trong nền văn học thiếu nhi Việt Nam
Nhìn vào văn học thiếu nhi nƣớc nhà trong khoảng bảy thập kỷ qua (từ 1945
đến nay), chúng ta thấy đã có những bƣớc phát triển và những thành tựu đáng ghi
17
nhận trên nhiều phƣơng diện: Từ đội ngũ sáng tác, đến các thể loại văn học, số
lƣợng tác phẩm, việc ấn hành,
Trong khuôn khổ luận văn và phạm vi đề tài này, ngƣời viết xin có cái nhìn
chung nhất về dòng truyện lịch sử dành cho thiếu nhi.
Trƣớc hết về đội ngũ sáng tác. Một số cây bút ƣu tiên cho đề tài lịch sử đã
xuất hiện từ những năm đầu khi nhà xuất bản Kim Đồng thành lập. Đó là những tên
tuổi nhƣ Hoàng Đạo Thúy, Nguyễn Huy Tƣởng, Hoài Ban, Tô Hoài
Sau này, bên cạnh những cây bút tiên phong vừa kể trên vẫn luôn viết về
những truyện lịch sử, ta còn thấy những tác giả khác nhƣ Hà Ân Nguyễn Anh, Hoài
Anh, Nguyễn Đức Hiền,
Thứ nữa là những thành tựu của truyện đề tài lịch sử. Bằng sự có mặt của
những tác phẩm cũng nhƣ theo giới nghiên cứu đánh giá, truyện lịch sử viết cho
thiếu nhi gặt hái bội thu nhất ở thời đoạn từ 1960 đến 1975. Những thập kỷ này,
nhiều tác phẩm thành công và trở nên quen thuộc trong lớp độc giả thời ấy cũng
nhƣ mãi hôm nay.
Những sáng tác giai đoạn này hầu hết khai thác đề tài lịch sử chống giặc
ngoại xâm, ca ngợi những anh hùng dân tộc: Kể chuyện Quang Trung, Là cờ thêu
sáu chữ vàng (1960) (Nguyễn Huy Tƣởng), Bố Cái Đại Vương (1962) (An Cƣơng),
Nhụy Kiều Tướng Quân (1963) của Yến Hồng, Tướng quân Nguyễn Chích của Hà

Ân, Kim Đồng (1961), Vừ A Dính (1963), của Tô Hoài, Đội du kích thiếu niên Đình
Bảng (1966) của Xuân Sách, Bên bờ Thiên Mạc (1967), Trên sông Truyền hịch
(1973), Trăng nước Chương Dương (1975) của Hà Ân
Từ sau 1975 đến nay, nhìn chung truyện đề tài lịch sử “hầu nhƣ chững lại”
một số cây bút viết về lịch sử nhƣng hƣớng khai thác có sự thay đổi. Tiêu biểu là Tô
Hoài. “Tô Hoài mở ra một hƣớng khai thác mới, hƣớng khai thác lịch sử gắn với
huyền thoại, phong tục và văn hóa” [Theo 26, tr.292]. Đó là các tác phẩm Đảo
hoang, Chuyện nỏ thần, Nhà Chử của Tô Hoài đã đƣa bạn đọc nhỏ tuổi về thời xa
xƣa của dân tộc ta khi mở nƣớc, xây dựng nền văn hóa bản địa và cuộc đấu tranh
giữ nƣớc.
18
Có thể nói, truyện lịch sử giai đoạn này đã mở rộng phạm vi tái hiện, đem lại
cho văn học thiếu nhi những màu sắc đa dạng hơn.
Nhƣ vậy, cùng với các đề tài khác nhƣ cuộc sống mới, cuộc sống học tập,
cuộc sống lao động và các lĩnh vực khác nhau , mảng truyện đề tài lịch sử góp
phần tạo nên diện mạo phong phú cho đời sống nghệ thuật thiếu nhi Việt Nam hơn
bảy thập kỷ qua.
1.2. Tác giả Nguyễn Huy Tƣởng
1.2.1. Cuộc đời và thân thế
Lịch sử luôn luôn đồng hành với mỗi quốc gia, mỗi vùng miền, mỗi dân tộc
và với mỗi con ngƣời. Thay vì các trang sử khô khan, dƣới sự sáng tạo của nghệ sĩ,
những tác phẩm văn học nghệ thuật có tác dụng đánh thức lịch sử, tạo nên sức cuốn
hút, lay động lòng ngƣời, góp phần truyền bá kiến thức lịch sử, giáo dục và đào tạo
thế hệ trẻ. Bên cạnh các cây bút viết về lịch sử có những thành công và đóng góp
nhƣ Hà Ân, Lê Vân, Nguyễn Hiền, An Cƣơng chúng ta không thể không nhắc đến
nhà văn Nguyễn Huy Tƣởng.
Nguyễn Huy Tƣởng sinh ngày 6/5/1912 tại Dục Tú, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc
Ninh. Nay thuộc huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội.
Chính bầu không khí của làng quê Dục Tú, thuộc vùng Đông Ngàn, Kinh
Bắc xƣa đã thổi vào Nguyễn Huy Tƣởng luồng cảm hứng lịch sử ngay từ nhỏ.

Mảnh đất Đông Ngàn là vùng quê văn hiến của tỉnh Kinh Bắc, đây là cái nôi của
nhiều ông Cống, ông Nghè, là quê hƣơng của nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng. Sinh
ra và lớn lên trên mảnh đất ấy, có thể nói, Nguyễn Huy Tƣởng đƣợc “tắm mình
trong bầu không khí khí lịch sử, văn hóa truyền thống” .Cùng với đó, bối cảnh lịch
sử văn hóa của đất nƣớc (dƣới ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhật
những năm 1940 – 1945) đã nuôi dƣỡng tinh thần yêu nƣớc trong con ngƣời cậu
thanh niên Nguyễn Huy Tƣởng, đồng thời đẩy những suy tƣ về lịch sử trở thành
cảm quan sống và hứng thú viết các tác phẩm của ông.
Khi là học sinh trƣờng Bonnal – Hải Phòng, giữa những ngã rẽ của cuộc đời,
Nguyễn Huy Tƣởng đã xác định rõ con đƣờng đi của mình bằng một tuyên ngôn dứt
19
khoát: “Phận sự một người tầm thường như tôi muốn tỏ lòng yêu nước thì chỉ có
việc viết văn quốc ngữ thôi” (Nhật ký ngày 19-12-1930). Năm 1932, ông đậu bằng
Thành chung và cũng bắt đầu học chữ Hán. Sau ba năm vất vả tìm việc, đến 1935
thi đậu vào ngạch thƣ ký nhà đoan. Nguyễn Huy Tƣởng có một sinh hoạt nội tâm
phong phú, rất giàu cung bậc của ngƣời trí thức: chăm đọc sách, chịu khó tìm ý
tƣởng, hàng ngày viết nhật ký.
Từ năm 1938, Nguyễn Huy Tƣởng đã hoạt động cho hội Truyền bá quốc
ngữ. Cuối năm 1944, bắt đầu tham dự các buổi họp bí mật của hội Văn hoá cứu
quốc. Tháng 4/1944, ông chuyển từ Hải Phòng lên Hà Nội công tác và đƣợc gặp các
trí thức Hà Thành nhƣ Nguyễn Xuân Huy, Nhƣ Phong, Nguyên Hồng, Nam Cao,
Trần Huyền Trân Tháng 6/1945, Nguyễn Huy Tƣởng tham gia ban biên tập tạp
chí Tiền Phong của Văn hóa cứu quốc. Ông còn là đại biểu Văn hóa cứu quốc, giúp
biên tập các tờ báo Cờ giải phóng, Tiền Phong. Tiếp đó, ông giữ chức vụ Tổng thƣ
ký Ban Trung Ƣơng Vận động đời sống mới. Cách mạng tháng Tám thành công,
Nguyễn Huy Tƣởng trở thành một trong những ngƣời lãnh đạo chủ chốt của Hội
văn hóa cứu quốc. Ông qua đời ngày 25/7/1960 tại Hà Nội, ở tuổi 48.
Có thể nói rằng, nhớ về nhà văn Nguyễn Huy Tƣởng là nhớ về con ngƣời tha
thiết với lịch sử dân tộc, một con ngƣời nặng lòng đối với sử dân tộc. Chính sự
vững vàng về lịch sử, về gốc cội làm nên cảm quan sáng tác trong suốt sự nghiệp

Xem Thêm :  Thơ hài hước ngắn hay nhất ❤️ thơ chế bựa ngắn bá đạo

văn chƣơng của ông. Nhà phê bình nghiên cứu Nguyên An đặt ra câu hỏi: “Nếu
không có Nguyễn Huy Tưởng thì văn đàn Việt Nam hiện đại sẽ ra sao?”. Và ông
đƣa ra nhận định: “Nếu không có Nguyễn Huy Tưởng thì văn đàn hiện đại Việt
Nam, nhất là ở mảng lịch sử – truyền thống sẽ vơi đi sự bề thế, vẻ kỳ vĩ, tráng lệ và
chất bi thương hào hùng, mặc dù cạnh ông đã có Tô Hoài và sau ông cũng đã có
các tác giả đáng nể như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Xuân Khánh, Hoàng Quốc
Hải, Nguyễn Mộng Giác, Bút Ngữ, Hà Ân, Nguyễn Quang Thân…”. Nguyễn Huy
Tƣởng là một nhà văn đã dành cả cuộc đời sáng tác về đề tài lịch sử, những sáng tác
của ông góp phần tái hiện lịch sử dân tộc, làm giàu có thêm đời sống tinh thần
ngƣời dân Việt.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Nhàn đã tận tình hƣớngdẫn, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy (cô) trong khoa Giáo dục học (bậc tiểuhọc) trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội 2 đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trongthời gian học tập và thực hiện đề tài.Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trƣờng Tiểu học Lômônôxốp (HàNội), cùng các thầy cô trong cơ quan đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thànhluận văn.Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp vàcác bạn học viên cao học khóa 16 đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian họctập và nghiên cứu.Hà Nội, tháng 12 năm 2014Tác giảTrần Thị LanLỜI CAM ĐOANTôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này làtrung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng, mọisự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin tríchdẫn trong luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.Hà Nội, tháng 12 năm 2014Tác giảTrần Thị LanMỤC LỤCMỞ ĐẦU 11. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 12. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 23. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 54. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 65. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 76. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 77. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 78. CẤU TRÚC LUẬN VĂN 8NỘI DUNG 9CHƢƠNG 1. TRUYỆN LỊCH SỬ VIẾT CHO THIẾU NHI VÀ TÁC GIẢNGUYỄN HUY TƢỞNG 91.1. Truyện lịch sử viết cho thiếu nhi 91.1.1 Khái lược về truyện và truyện lịch sử 91.1.2. Truyện lịch sử viết cho thiếu nhi 141.1.3. Truyện lịch sử trong nền văn học thiếu nhi Việt Nam 161.2. Tác giả Nguyễn Huy Tƣởng 181.2.1. Cuộc đời và thân thế 181.2.2. Sự nghiệp văn học 201.3. Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng 221.3.1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm 221.3.2. Tóm tắt nội dung tác phẩm 23Tiểu kết chƣơng 1 25CHƢƠNG 2. THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TÁC PHẨM LÁ CỜ THÊU SÁUCHỮ VÀNG 262.1. Những khái niệm cơ bản 262.1.1. Khái niệm thế giới nghệ thuật 262.1.2. Khái niệm nhân vật 272.1.3. Khái niệm không gian, thời gian nghệ thuật 282.2. Thế giới nhân vật 292.2.1. Hệ thống nhân vật 292.2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 332.2.2.1. Nghệ thuật sắp xếp và gắn kết các tuyến nhân vật 332.2.2.2. Nghệ thuật khắc họa nhân vật qua ngoại hình 422.2.2.3 . Nghệ thuật khắc họa nhân vật qua hành động 462.2.2.4. Nghệ thuật khắc họa nhân vật qua ngôn ngữ của nhân vật 522.3. Không/Thời gian nghệ thuật 572.3.1. Thời gian nghệ thuật 572.3.1.1. Thời gian tự nhiên 572.3.1.2. Thời gian sự kiện và thời gian chiến trận 632.3.2. Không gian nghệ thuật 662.3.2.1. Không gian xã hội thời loạn lạc 672.3.2.2. Không gian chiến trận 702.3.2.3. Biểu tượng lá cờ 73Tiểu kết chƣơng 2 75CHƢƠNG 3. TÁC PHẨM LÁ CỜ THÊU SÁU CHỮ VÀNG VÀ Ý NGHĨAGIÁO DỤC ĐỐI VỚI HỌC SINH 773.1. Trích đoạn của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng trong sách Tiếng ViệtTiểu học 773.1.1. Thống kê 773.1.2. Nhận xét 773.2. Ý nghĩa giáo dục đối với học sinh Tiểu học từ tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữvàng và qua việc dạy trích đoạn của tác phẩm trong sách Tiếng Việt 773.2.1. Bồi dưỡng tri thức lịch sử 773.2.2. Giáo dục ý thức công dân 793.2.3. Giáo dục và bồi dưỡng những tình cảm cao đẹp cho học sinh 813.2.3.1. Tình cảm gia đình 813.2.3.2. Mối quan hệ bạn bè, tướng sĩ 833.2.4. Bồi dưỡng năng lực văn – Tiếng Việt 853.2.4.1. Cở sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn 853.2.4.2. Soạn một số giáo án 86Tiểu kết chƣơng 3 98KẾT LUẬN 99TÀI LIỆU THAM KHẢO 101PHỤ LỤCMỞ ĐẦU1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI1.1. Nguyễn Huy Tƣởng là cây bút quen thuộc trong làng văn học Việt Namhiện đại. Những sáng tác của ông thuộc các thể loại khác nhau (truyện ngắn, tiểuthuyết, kịch). Nhà văn cũng khai thác các đề tài khác nhau nhƣ đề tài kháng chiến,đề tài lịch sử, đề tài xã hội). Tuy vậy, ông đƣợc nhớ đến nhiều chính là các sáng tácthuộc đề tài lịch sử. Đáng kể nhất là các sáng tác: Vũ Như Tô (kịch), Lá cờ thêu sáuchữ vàng (truyện dài), Sống mãi với thủ đô (tiểu thuyết),…1.2. Trong cuộc đời cầm bút không dài nhƣng Nguyễn Huy Tƣởng dành sựquan tâm đặc biệt cho độc giả nhỏ tuổi. Bạn đọc đã biết đến khá nhiều tác phẩmNguyễn Huy Tƣởng viết cho các em. Chúng thuộc các thể loại truyện ngắn, cổ tích,kịch. Những tác phẩm đó có thể coi là mẫu mực trong văn học thiếu nhi nhƣ Tìmmẹ, An Dương Vương xây thành ốc, Chiến sĩ ca nô, Hai bàn tay chiến sĩ, Kể chuyệnQuang Trung, Lá cờ thêu sáu chữ vàng,…1.3. Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng là thiên truyện dài khai thác đề tàilịch sử viết cho thiếu nhi. Nhân vật trung tâm của cuốn sách là nhân vật Trần QuốcToản – một nhân vật lịch sử thời Trần. Tái hiện hình tƣợng ngƣời anh hùng nhỏ tuổigiàu lòng yêu nƣớc, quả cảm vô song, Nguyễn Huy Tƣởng đã viết nên bài ca đẹp vềquá khứ cha ông trong trang sử chống giặc ngoại xâm. Tấm gƣơng ngƣời anh hùngthiếu niên đó sống mãi với trẻ thơ hôm nay, giúp các em hiểu biết sâu sắc hơn lịchsử, thêm tự hào về truyền thống dân tộc, ngƣỡng mộ và biết ơn những con ngƣờilàm rạng rỡ nền văn hiến nƣớc nhà.1.4. Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng đƣợc trích học trong sách Tiếng ViệtTiểu học với ba phân môn Tập đọc, Chính tả và Kể chuyện (Tiếng Việt 2, tập 2). Sựcó mặt của tác phẩm thông qua các phân môn cụ thể sẽ góp phần giáo dục nhâncách, bồi dƣỡng năng lực văn – Tiếng Việt, nâng cao tri thức lịch sử cho các emhọc sinh. Điều đó góp phần hoàn thành mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinhbậc Tiểu học.1.5. Lâu nay, việc nghiên cứu tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng chƣa có côngtrình toàn diện. Đặc biệt, việc tìm hiểu tác phẩm này trong sách Tiếng Việt Tiểu họcgắn với các phân môn cụ thể cũng chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Với những lí dotrên, chúng tôi lựa chọn đề tài: “Thế giới nghệ thuật truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàngvà ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học” làm đề tài cho luận văn của mình.2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀNguyễn Huy Tƣởng là cây bút đam mê đề tài lịch sử. Ông để lại cho đờisống nghệ thuật nƣớc nhà những sáng tác có giá trị sâu sắc. Cùng với Lá cờ thêusáu chữ vàng, độc giả còn biết đến ông qua hàng loạt tác phẩm viết về đề tài lịch sửnhƣ An Dương Vương xây thành Ốc, An Tư, Vũ Như Tô, Đêm hội Long Trì, Kểchuyện Quang Trung.Mảng sáng tác về đề tài lịch sử đƣa tên tuổi Nguyễn Huy Tƣởng đứng cạnhcác cây bút khác nhƣ Hà Ân, An Cƣơng, Lê Vân , góp phần làm nên bức tranh vănhọc thiếu nhi phong phú giàu tính thẩm mỹ, tính giáo dục.Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu, chúng tôi sẽ trình bày những ý kiến,những tiểu luận có liên quan đến thế giới nghệ thuật Lá cờ thêu sáu chữ vàng và ýnghĩa giáo dục của tác phẩm đối với trẻ thơ. Có thể kể đến các tiểu luận, các bài viếtcủa tác giả tiêu biểu nhƣ: Thiều Quang, Tô Hoài, Vân Thanh, Lã Thị Bắc LýTrƣớc hết là những ý kiến của giới nghiên cứu đánh giá về giá trị nội dungcủa Lá cờ thêu sáu chữ vàng.Tác giả Thiều Quang trong bài viết “Đọc sách lá cờ thêu sáu chữ vàng” (Tạpchí văn học 1/ 1961) đã khái quát: “Nội dung lịch sử của tác phẩm nói chung làcuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc Việt Nam chống quân Nguyên dƣới sự lãnh đạocủa vị anh hùng kiệt xuất Trần Hƣng Đạo nhƣng chủ đề tác phẩm hoàn toàn xoayquanh nhân vật chính: Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản” [Theo 26, tr.417-422].Nhà văn Tô Hoài trong bài viết: “Truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn HuyTƣởng” (1966) khi nhận xét về các sáng tác Kể chuyện Quang Trung, Lá cờ thêusáu chữ vàng, Hai bàn tay chiến sĩ đã có cái nhìn đích đáng về chủ đề các tác phẩmcủa Nguyễn Huy Tƣởng nhƣ sau: “ mỗi truyện là một trang anh hùng đời đời củadân tộc ta từ ngàn xƣa hoặc mới đây” [Theo 26, tr.441]. Nhà văn cũng đặc biệt nhấnmạnh trong tiểu luận này là: “Truyện viết cho thiếu nhi của Nguyễn Huy Tƣởngmang đậm màu sắc anh hùng ca. Ông thiên về khai thác những trang lịch sử vẻvang của dân tộc, những sự tích anh hùng của nhân dân trong đấu tranh thiên nhiênvà đấu tranh xã hội” [Theo 26, tr. 469].Đồng thuận với đánh giá của nhà văn Tô Hoài, nhà nghiên cứu Vân Thanhcũng nhấn mạnh đến màu sắc anh hùng ca trong các truyện lịch sử của Nguyễn HuyTƣởng. Ở bài viết gần nhƣ nhìn lại toàn bộ sáng tác của Nguyễn Huy Tƣởng vớinhan đề: “Cuối thế kỷ nhìn lại Nguyễn Huy Tƣởng với các tác phẩm viết cho thiếunhi” (Báo văn nghệ số 6.1999), bà cũng vẫn bày tỏ quan điểm đó. Nhà nghiên cứuchia những sáng tác của Nguyễn Huy Tƣởng cho thiếu nhi thành ba mảng lớn:“Truyện viết về ngƣời thực việc thực”, “Truyện cổ tích lạ lùng, xanh biếc” và“Truyện lịch sử đậm màu sắc anh hùng ca”. Dĩ nhiên, để minh chứng cho chất anhhùng ca, chất sử thi của truyện lịch sử , tác giả Vân Thanh đã dẫn dụ chủ yếu từ Lácờ thêu sáu chữ vàng và Kể chuyện Quang Trung. Cảm hứng anh hùng ca củaNguyễn Huy Tƣởng tập trung qua hai hình tƣợng Trần Quốc Toản và vua QuangTrung. Tác giả Vân Thanh nhận xét: “Truyện lịch sử viết cho các em của NguyễnHuy Tƣởng thƣờng đậm màu sắc anh hùng ca” [Theo 26, tr.835].Nhà nghiên cứu Lã Thị Bắc Lý trong Giáo trình văn học hiện đại (tập 2,NXB Đại học Sƣ phạm – 2008), chƣơng XIV “Văn học thiếu nhi từ sau cách mạngtháng Tám năm 1945” mục viết về “Nguyễn Huy Tƣởng” cũng nêu những nhận xétvề truyện lịch sử của nhà văn khá xác đáng. Tác giả nhận định: “Truyện Lá cờ thêusáu chữ vàng với phong cách hoành tráng sử thi đã làm sống dậy hào khí hừng hựccủa một giai đoạn lịch sử đời Trần Trong không khí hào hùng đó nổi lên là hìnhảnh ngƣời anh hùng Trần Quốc Toản, tuổi nhỏ mà chí cao ” [16, tr.344].Cùng với ý kiến nhận xét về phƣơng diện giá trị nội dung của tác phẩm, giớiphê bình, nghiên cứu còn lƣu ý nhiều tới phương diện nghệ thuật của thiên truyệnLá cờ thêu sáu chữ vàng. Đó là cách kể chuyện vấn đề hư cấu nghệ thuật và đặcbiệt là thành công khắc họa nhân vật của Nguyễn Huy Tƣởng.Tác giả Thiều Quang đánh giá: “Nguyễn Huy Tƣởng có rất nhiều sáng tạo vềhình tƣợng Cả về tình cảm, về nhân vật, về cá tính cũng nhƣ về chi tiết hành độngmà không vi phạm đến những nét lớn của sử liệu” [Theo 26, tr 419].Nhà nghiên cứu Vân Thanh trong một tiểu luận có tên “Nguyễn Huy Tƣởng”cho rằng: “Trong Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Nguyễn Huy Tƣởng đã thành công trongviệc mở mang cốt truyện, phát triển các chi tiết và xây dựng hình ảnh nhân vật” [26,tr 462 – 463]. Xem xét sự hƣ cấu trong mối quan hệ với lịch sử của tác phẩm, nhànghiên cứu cũng nhận xét: “Nguyễn Huy Tƣởng có nhiều chi tiết hƣ cấu nhƣng vẫnkhông xa lạ với hiện thực” [26, tr. 466]. Trong tiểu luận của mình, bà cũng nhận xétvề cách trần thuật, về ngôn ngữ nhân vật của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng .Chẳng hạn, tác giả viết: “Nguyễn Huy Tƣởng có lối kể chuyện tự nhiên, ông ít khidùng lý thuyết khô khan. Cốt truyện không rƣờm rà. Ông cũng không quá đi sâuvào phân tích tâm lí. Ông thƣờng kể lại sự việc, nhƣng không dừng lâu ở một sựviệc, mà trình bày nhiều việc, sự việc này tiếp sự việc khác bằng những chuyển tiếphợp lý, tự nhiên. Qua phƣơng pháp so sánh, câu chuyện kể của ông thêm sinh động”[26, tr. 470]. “Về tài sử dụng ngôn ngữ. Ông rất chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý cácem nên thƣờng viết những câu ngắn gọn rõ ràng Ông không hề hiện đại hóa ngônngữ, nhƣng cũng không phải vì thế mà lời văn của ông trở thành khó hiểu [ ].Ngôn ngữ nhân vật của ông thƣờng phù hợp với tính cách” [26, tr.471].Tác giả Bùi Thanh Ninh trong bài “Đọc một số truyện lịch sử viết cho cácem” cũng nhận thấy ở nhân vật Trần Quốc Toản trong Lá cờ thêu sáu chữ vàngđƣợc Nguyễn Huy Tƣởng xây dựng khá sinh động và thành công. Đó là nhân vậtcó “Tính hồn nhiên ngây thơ và tính cách anh hùng của nhân vật không mâu thuẫnnhau, trái lại quyện lấy nhau, bổ sung cho nhau rất sinh động’ [Theo 26, tr.101].Về ý nghĩa giáo dục của tác phẩm đối với tuổi thơ cũng là vấn đề đƣợc cácnhà phê bình, nghiên cứu quan tâm. Tác giả Thiều Quang trong bài viết “Đọc sáchLá cờ thêu sáu vàng” đã ý thức rất rõ ràng, những tác phẩm “Lịch sử tiểu thuyết” cóvai trò quan trọng: “Thiếu chúng nền văn học chƣa thể gọi là đầy đủ, là vì thiếu nó,tức là công tác xây dựng con ngƣời của chúng ta thiếu hẳn đi một nền giáo dục sâusắc về tinh thần yêu dân tộc và lịch sử” [Theo 26, tr. 417].Cùng với tác giả Thiều Quang là các ý kiến khác của Vân Thanh, Tô Hoài,Lã Thị Bắc Lý, Bùi Thanh Ninh, Hà Ân đều là các tác giả đánh giá cao ý nghĩa giáodục thế hệ trẻ của mảng sáng tác về đề tài lịch sử, trong đó có thiên truyện Lá cờthêu sáu chữ vàng.Nguyễn Huy Tƣởng là cây bút vừa đam mê đề tài lịch sử, vừa là nghệ sĩ cótrách nhiệm với những trang văn viết cho các em. Hoàn thành Lá cờ thêu sáu chữvàng và Kể chuyện Quang Trung, ông đã vĩnh biệt chúng ta. Đƣơng thời, “Ôngthèm có những tài năng nào đem đƣợc cả nghìn năm lịch sử dựng nƣớc biến thànhbộ truyện chói lọi hàng trăm, hàng trăm nhân vật anh hùng” [26, tr 461]. “NguyễnHuy Tƣởng là một nhà văn rất có ý thức trách nhiệm đối với các em. Niềm mongmuốn của ông là làm sao bồi dƣỡng cho thế hệ trẻ lòng yêu nƣớc và lòng tự hào dântộc”. Đấy là ý kiến của nhà nghiên cứu Vân Thanh khi viết về Nguyễn Huy Tƣởng.Bà cũng nhấn mạnh nhiều lần rằng: “Ông (Nguyễn Huy Tƣởng) làm cho các emvừa hiểu đƣợc lịch sử một cách đúng đắn, vừa có thể nâng cao đƣợc lòng yêu nƣớcvà tinh thần tự hào dân tộc” [26, tr 465].Tìm về lịch sử cha ông là tìm về quá khứ đau thƣơng và bất khuất anh hùng,đọc tác phẩm đề tài lịch sử của Nguyễn Huy Tƣởng, nhà văn Phạm Hổ khái quát“ điều nổi lên rõ nhất trong các tác phẩm viết cho các em (và cả cho ngƣời lớn) củaNguyễn Huy Tƣởng là lòng yêu đất nƣớc, yêu dân tộc, niềm tự hào về đất nƣớc, vềdân tộc hết sức sâu sắc và lắng đọng” [Theo 26, tr. 544].Qua lịch sử vấn đề, chúng tôi đã đƣợc tiếp thu những ý kiến gợi mở quý giátừ giới nghiên cứu. Tuy nhiên từ những thành tựu đó, chúng tôi nhận thấy, thế giớinghệ thuật của truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng chƣa đƣợc nhìn nhận toàn diện, sâusắc. Điều đó khuyến khích ngƣời viết theo đuổi ý tƣởng khoa học để thực hiện đềtài. Luận văn của chúng tôi muốn góp một tiếng nói, khẳng định thêm giá trị của tácphẩm trong đời sống nghệ thuật nƣớc nhà. Đặc biệt là ý nghĩa giáo dục to lớn củathiên truyện đối với độc giả nhỏ tuổi.3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU- Qua thế giới nghệ thuật, luận văn khẳng định giá trị nội dung, giá trị nghệthuật của truyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng.- Từ những đặc sắc giá trị nội dung, nghệ thuật trên, luận văn nhằm hƣớngtới việc giáo dục nhân cách và năng lực văn cho học sinh Tiểu học: Giáo dục vềnhận thức, về ý thức con ngƣời công dân trƣớc đất nƣớc, nâng cao hiểu biết về lịchsử dân tộc, tinh thần tự hào về truyền thống, trân trọng quá khứ cha ông.- Giáo dục về tình cảm cao đẹp nhƣ tình mẫu tử, tình cảm bạn bè, tinh thầnđoàn kết tập thể- Thông qua đoạn trích của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng trong sáchTiếng Việt 2 (Tập 2), gắn với ba phân môn, Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện, luận văngóp phần nâng cao năng lực văn – Tiếng Việt cho học sinh.- Thực hiện đề tài, luận văn nhằm giúp bản thân ngƣời viết nâng cao nănglực văn chƣơng. Điều đó rất hữu ích cho công việc của ngƣời giáo viên sau này.4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU- Luận văn tìm hiểu những kiến thức về cở sở lý luận nhƣ: Khái niệm thếgiới nghệ thuật, khái niệm nhân vật, thời gian, không gian nghệ thuật,… Trên cơ sởlý luận đó, ngƣời viết triển khai đề tài đƣợc tốt.- Luận văn tìm hiểu những kiến thức về tâm lí giáo dục của lứa tuổi học sinhtiểu học, những nguyên tắc lựa chọn văn bản trong sách Tiếng Việt cho các em.- Luận văn khảo sát tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng, tìm hiểu, nghiên cứuvề thế giới nghệ thuật của tác phẩm trên những phƣơng diện cơ bản nhƣ: Thế giớinhân vật, thời gian, không gian nghệ thuật.- Luận văn khảo sát những trích đoạn trong tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữvàng đƣợc giảng dạy trong sách Tiếng Việt Tiểu học (Tiếng Việt 2, tập 2) gắn vớiba phân môn Tập đọc, Chính tả, Kể chuyện.- Luận văn rút ra những bài học giáo dục hữu ích đối với học sinh Tiểu họcthông qua tác phẩm và việc dạy những trích đoạn của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữvàng trong các phân môn nói trên.- Luận văn tiến hành soạn một số giáo án của các phân môn Tập đọc, Chínhtả, Kể chuyện với trích đoạn “Bóp nát quả cam” thuộc tác phẩm Lá cờ thêu sáuchữ vàng (Tiếng Việt 2, Tập 2)5. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU5.1. Về tài liệu- Luận văn khảo sát tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn HuyTƣởng (Nxb Kim Đồng, 2013).- Luận văn khảo sát đoạn trích “Bóp nát quả cảm” trong sách Tiếng Việt 2,Tập 2 (Nxb giáo dục Việt Nam, 2010) gắn với các phân môn: Tập đọc, Chính tả, Kểchuyện; luận văn cũng tham khảo câu chuyện “Trần Quốc Toản kịch chiến với ÔMã Nhi” trong sách Truyện đọc lớp 4 (Hoàng Hòa Bình tuyển chọn và biên soạn,Nxb Giáo dục, 2009).5.2. Phạm vi nghiên cứu- Luận văn khảo sát thế giới nghệ thuật trong tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữvàng trên một số phƣơng diện tiêu biểu: Chủ đề, Thế giới nhân vật, thời gian, khônggian nghệ thuật).- Luận văn khảo sát trích đoạn Lá cờ thêu sáu chữ vàng trong sách TiếngViệt Tiểu học gắn với các phân môn cụ thể.- Luận văn rút ra ý nghĩa giáo dục đối với học sinh tiểu học qua việc tìm hiểuthế giới nghệ thuật tác phẩm và các đoạn trích trong sách Tiếng Việt.6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU- Phƣơng pháp thống kê- Phƣơng pháp nghiên cứu tác phẩm theo thể loại- Phƣơng pháp thi pháp học- Một số thao tác khoa học khác nhƣ phân tích, miêu tả7. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC- Luận văn nghiên cứu một cách tƣơng đối hệ thống, toàn diện về thế giớinghệ thuật trong tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng, trên sự tiếp nhận những thànhtựu của giới nghiên cứu đi trƣớc.- Trên cơ sở tìm hiểu thế giới nghệ thuật của tác phẩm, những trích đoạntrong sách Tiếng Việt, rút ra những bài học giáo dục nhân cách và bồi dƣỡng, nângcao năng lực văn đối với học sinh Tiểu học.8. CẤU TRÚC LUẬN VĂNNgoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của luậnvăn có cấu trúc ba chƣơng nhƣ sau:Chƣơng 1. Truyện lịch sử viết cho thiếu nhi và tác giả Nguyễn Huy TƣởngChƣơng 2. Thế giới nghệ thuật tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàngChƣơng 3. Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng và ý nghĩa giáo dục đối vớihọc sinh Tiểu học.NỘI DUNGCHƢƠNG 1TRUYỆN LỊCH SỬ VIẾT CHO THIẾU NHIVÀ TÁC GIẢ NGUYỄN HUY TƢỞNG1.1. Truyện lịch sử viết cho thiếu nhi1.1.1 Khái lược về truyện và truyện lịch sửa) Trƣớc hết là khái niệm truyện. Trong các bộ Từ điển Văn học hay Từ điểnthuật ngữ văn học và các công trình lý luận, một định nghĩa về từ “truyện” một cáchngắn gọn hầu nhƣ không có. Thậm chí, mục từ “Truyện” không đƣợc cắt nghĩariêng biệt. Trong đa số các công trình, nó đƣợc hiểu đồng nhất với mục từ “Tự sự”.Chẳng hạn công trình Từ điển thuật ngữ văn học do các tác giả Lê Bá Hán, TrầnĐình Sử, Nguyễn Khắc Phi (chủ biên – Nxb ĐHQGHN, 1999), mục từ “Truyện”đƣợc gắn với mục từ “Tự sự” (tr. 328 – 329). Các tác giả cho rằng, dƣới hình thức làmột sáng tác nghệ thuật, truyện thuộc loại hình thức tự sự. Nó đƣợc cắt nghĩa nhƣsau: “Tác phẩm tự sự bao giờ cũng có cốt truyện gắn liền với cốt truyện là một hệthống nhân vật” [9, tr .329].Nhà nghiên cứu Nguyễn Thái Hòa trong công trình Những vấn đề thi phápcủa truyện (NXB giáo dục 2000) cũng cho rằng: “Từ lâu, truyện đã đƣợc xem làmột thể loại văn học lớn thuộc loại tự sự có hai thành phần chủ yếu là cốt truyện vànhân vật” [10, tr.11].Có lẽ, ngƣời quan tâm tới thể loại truyện và trong các công trình nghiên cứucủa ông đều nhất quán đƣa ra mục từ truyện thành một phần riêng biệt là tác giả LạiNguyên Ân. Ở cuốn 150 thuật ngữ văn học (Nxb ĐHQGHN 2003), và trong côngtrình Từ điển văn học (Bộ mới, Nxb Thế giới, 2004), tác giả cũng dành riêng chomục “truyện” từ trang 1837 – 1838. Tác giả đã cắt nghĩa khá dài về thể loại này: Từnguồn gốc thuật ngữ tới cách hiểu truyện theo quan niệm truyền thống và theo quanniệm hiện đại. Tuy vậy, ông cũng không đƣa ra một định nghĩa rõ ràng và thật kháiquát ngắn gọn nhất về thể loại truyện.10Trong sự tri nhận hạn hẹp, ở luận văn này, ngƣời viết hiểu khái niệm truyệntheo quan niệm truyền thống. Vì thế dù có cách diễn giải dài ngắn khác nhau củagiới lý luận, song có thể hiểu về truyện nhƣ sau:Thứ nhất, truyện là sáng tác thuộc loại hình văn học tự sựThứ hai, truyện là sáng tác có cốt truyệnThứ ba, cùng với cốt truyện là nhân vật (Tùy theo các sáng tác mà nhân vậtcó thể là con ngƣời, là thế giới loài vật, hay thần tiên ).Thứ tư, về hình thức cơ bản, truyện đƣợc thể hiện dƣới hình thức kể (trầnthuật). Theo quan niệm truyền thống, mạch truyện thƣờng đƣợc kể nƣơng theo hànhtrình, cuộc đời nhân vật chính.Chẳng hạn ở truyện Tấm Cám, cốt truyện xoay quanh cuộc đời, thân phận, sốphận của cô Tấm từ khi còn nhỏ tới khi thành thiếu nữ rồi gặp tai họa đến khi đƣợctái sinh để sống cuộc đời hạnh phúc bên hoàng tử.b) Đối với Truyện lịch sử (hay truyện đề tài lịch sử) có đặc điểm gì?Thứ nhất, truyện lịch sử có chung đặc điểm nhƣ sáng tác truyện thuộc các đềtài khác. Nghĩa là cũng có cốt truyện, có hệ thống nhân vật và hình thức diễn đạt cơbản là kể (trần thuật).Thứ hai, vì hƣớng vào đề tài lịch sử nên loại truyện này có đặc điểm riêngcủa nó. Lịch sử vốn là cái đã qua, không phải cái thuộc về hiện tại. Truyện lịch sửphải kể về quá khứ. Nó tái hiện quá khứ – lịch sử. Bởi vậy nó chịu sự “quy định” rấtlớn từ phía đề tài: lịch sử.Lịch sử đƣợc tái hiện trong tác phẩm có thể là sự kiện lịch sử hay nhân vậtlịch sử nào đó.Những “nguyên mẫu”, lịch sử đƣợc nhà văn “tìm kiếm” chủ yếu từ nguồn dãsử/ truyền thuyết dân gian hoặc từ các ghi chép của sử gia.Ví nhƣ, những truyện lịch sử viết về thời ngàn năm dân tộc ta chống phongkiến phƣơng Bắc thì chủ yếu nhờ cậy vào lời kể của dân gian, lƣu truyền, gìn giữqua truyền thuyết (vì lúc đó chúng ta chƣa có lịch sử ghi chép bằng văn tự). Chẳnghạn, các thiên truyện đẹp về Hai Bà Trƣng, về Bà Triệu, về Phùng Hƣng11Thời trung đại, chúng ta đã giành đƣợc độc lập, đã có lịch sử đƣợc ghi chép,nhà văn vừa khai thác các giai thoại/ dã sử lại vừa kết hợp các tài liệu trong sử sáchđể tái dựng lại truyện trong quá khứ. Đó có thể là những truyện về công cuộc vệquốc chống giặc Nguyên thời Trần gắn với các chiến công, với các nhân vật nhƣTrần Quốc Tuấn, Trần Quang Khải, Trần Bình Trọng, Trần Nhật Duật đó còn lànhững truyện khắc họa các danh nhân lịch sử thời trung đại rất phong phú nhƣtruyện về Chu Văn An, về Lƣơng Thế Vinh, về Nguyễn Trãi, về Cao Bá QuátThứ ba, vấn đề hư cấu và lịch sử trong truyện lịch sử ra sao?Đã là sáng tác văn học, hƣ cấu nghệ thuật là một đặc trƣng. Chỉ có điều, đốivới truyện lịch sử, hƣ cấu sẽ không đƣợc “tự do” nhƣ các đề tài khác. Nó bị “quyđịnh” bởi yếu tố lịch sử. Sự hƣ cấu không cho phép làm sai lệch hay thay đổi bảnchất lịch sử. Nhà văn không thể bịa đặt các sự kiện lịch sử trọng đại hay tự nghĩ racác nhân vật chính trong các sáng tác của mình. Nhà văn Hà Ân – cây bút tiêu biểucho truyện đề tài lịch sử có ý kiến khá xác đáng. Ông viết: “Đã gọi là truyện lịch sửthì nhất thiết nhân vật chính phải là nhân vật có thật trong lịch sử. Sự kiện chínhphải là sự kiện có thật trong lịch sử”[Theo 26, tr. 83]. Nhƣ vậy, trong tƣ duy nghệthuật, ngƣời cầm bút cần tôn trọng lịch sử để đem lại tính chân thực cho tác phẩmcủa mình. Chính vì vậy, nghệ thuật hư cấu và yếu tố lịch sử được thể hiện hài hòa,chân thực mà không khô khan, không làm xê dịch lịch sử. Có thể lấy vài dẫn dụminh chứng cho điều này.Vào mùa xuân năm 40, Hai Bà Trƣng “phất cờ nƣơng tử” chống ách đô hộnhà Hán, truyện Tiếng trống Mê Linh của An Cƣơng đã viết về câu chuyện các nữtƣớng thời đó; Bà Triệu khởi nghĩa chống lại giặc Ngô tàn bạo năm 248. Tên gọiNhụy Kiều tƣớng quân chính là cách vinh danh mà dân gian ngƣỡng mộ ngƣời nữtƣớng oai hùng kiều lệ của mình trong lời kể truyền thuyết. Nhà văn Yến Hồng vàHoài Ban đã viết truyện về Bà Triệu với nhan đề Nhụy Kiều tướng quân nhƣ chínhdân gian đã lƣu truyền về ngƣời con gái Xứ Thanh. Thời nhà Trần, trong bối cảnhcả dân tộc đứng trƣớc thế giặc rất mạnh, nhiều trận huyết chiến và nhiều chiến côngnhƣ dấu son lƣu truyền sử sách, nhiều tên tuổi anh hùng thời đó sống mãi đã là12nguồn cảm hứng cho các thiên truyện của Nguyễn Huy Tƣởng, Hà Ân, Lê VânTruyện Lá cờ thêu sáu chữ vàng dựa vào những ghi chép trong sử sách mà NguyễnHuy Tƣởng đã xây dựng thành công hình tƣợng ngƣời thiếu niên Trần Quốc Toảngiàu giá trị thẩm mĩ.Bộ ba tác phẩm: Trên sông truyền hịch, Bên bờ Thiên Mạc, Trăng nướcChương Dương do Hà Ân sáng tác đều là những sự kiện, những trận đánh khốc liệthoặc lừng danh đƣợc lƣu danh trong sử sách Việt. Đó còn là sự kiện Trần QuốcTuấn viết Hịch tướng sĩ để uốn nắn và khích lệ tƣớng sĩ trƣớc cuộc kháng Nguyên1285. Bài hịch của vị võ tƣớng đã trở thành áng “Thiên cổ hùng văn” mà lớp lớphọc trò thời nay tự hào về cha ông. Trận đánh bên bờ sông Thiên Mạc 1285 và tấmgƣơng kiên trung của Trần Bình Trọng khi bị giặc bắt với câu nói nổi tiếng: “Ta thàlàm ma nƣớc Nam chứ không thèm làm vƣơng đất Bắc” đã đƣợc Hà Ân tái hiệnchân thực trong Bên bờ Thiên Mạc. Trận Chƣơng Dƣơng lại gắn với các tên tuổiTrần Quang Khải, Trần Quốc Tuấn, Yết Kiêu, Dã Tƣợng. Xuyên suốt trong nhữngtruyện lịch sử về các trang sử hào hùng thời Trần là vị tƣớng tài danh Trần QuốcTuấn. Ông là linh hồn của cuộc kháng chiến vệ quốc vĩ đại thế kỷ XIII.Mặc dù vậy, tác phẩm văn học không đòi hỏi ngƣời viết truyện phải bênguyên xi “nguyên mẫu” lịch sử vào tác phẩm. Bởi vì, ngƣời chép sử thì cần chínhxác, còn ngƣời làm văn chƣơng có quyền hƣ cấu để đem lại những xúc cảm thẩmmĩ cho độc giả.Lại nữa, lịch sử đƣợc tái dựng trong tác phẩm văn chƣơng thƣờng bao gồmbối cảnh lịch sử và nhân vật trong bối cảnh đó. Nhà văn Hà Ân cũng lƣu ý rằng :“Ngƣời sáng tác xây dựng nhân vật lịch sử thành nhân vật truyền thuyết trongkhung cảnh lịch sử với mục đích là đem tới cho các em một triết lý mà mình ứngtâm chứ không nhằm mục đích trình bày đầy đủ bối cảnh lịch sử” [Theo 26, tr.52].Vai trò hƣ cấu là vô cùng quan trọng. Đối với các sự kiện lịch sử hay nhânvật lịch sử, nhiều khi những ghi chép khá sơ lƣợc hay quá ngắn, ở những trƣờnghợp đó, lịch sử cần đƣợc nghệ thuật “bồi đắp” bằng hƣ cấu tƣởng tƣợng để lịch sửđƣợc nhận thức tràn đầy hơn.13Chẳng hạn, trƣờng hợp nhân vật Trần Quốc Toản, sách Đại Việt sử ký toànthư chỉ chép khá sơ lƣợc: “ Vua thấy Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản, Hoài NhânVƣơng Kiện còn trẻ tuổi không cho dự bàn (hội nghị Bình Than). Quốc Toản tronglòng hổ thẹn, phẫn khích, tay cầm quả cam, bóp nát lúc nào không biết. Sau đó,Quốc Toản lại về huy động hơn nghìn gia nô và thân thuộc sắm vũ khí đóng chiếnthuyền, viết lên cờ sáu chữ “Phá cƣờng địch, báo hoàng ân” (Phá giặc mạnh, báo ơnvua). Sau này, khi đối trận với giặc, tự mình xông lên trƣớc quân sĩ, giặc trông thấyphải lui tránh, không dám đối địch. Đến khi mất, vua rất thƣơng tiếc, thân làm văntế, lại gia phong tƣớc vƣơng” [14, tr.49].Tuy vậy, bƣớc vào trang sách của Nguyễn Huy Tƣởng, ngƣời thiếu niên ấyđƣợc khắc họa có một đời sống gia đình, bè bạn, đồng đội, có tính cách đầy đặn.Đó là một hình tƣợng lý tƣởng. Dƣới ngòi bút của Nguyễn Huy Tƣởng, Trần QuốcToản đẹp từ ngoại hình tới tính cách, có đời sống tâm hồn sâu sắc. Đó là hình tƣợngnam nhi điển hình khi đất nƣớc lâm nguy. Trần Quốc Toản luôn cháy bỏng ý chíquyết đánh và quyết thắng giặc.Nhân vật Trần Bình Trọng cũng là trƣờng hợp đƣợc chép trong sử sáchkhông nhiều câu chữ. Đại Việt sử ký toàn thư chép mấy dòng nhƣ sau: “Bảo NghĩaVƣơng Trần Bình Trọng Vƣơng là dòng dõi Lê Đại Hành (chồng sau của công chúaThụy Bảo), ông cha làm quan đời Thái Tông, đƣợc ban quốc tính, đánh nhau vớigiặc ở bãi Đà Mạc (tức Thiên Mạc nay là bãi Mạn Trù) bị chết. Khi bị bắt, vƣơngkhông chịu ăn, giặc hỏi việc nƣớc, vƣơng không trả lời, giặc hỏi vƣơng: “Có muốnlàm vƣơng đất Bắc hay? Vƣơng thét to: “Ta thà làm ma nƣớc Nam chứ không thèmlàm vƣơng đất Bắc”, rồi bị giết” [14, tr.54].Thế kỷ thứ XVIII, nhà sử học Phan Huy Chú chép về nhân vật này trongLịch triều hiến chương loại chí, quyển XVII, vào mục “Bề tôi tiết nghĩa” thuộcphần “Nhân vật chí” (ở trang 477) cũng hết sức vắn tắt. Họ Phan chủ yếu ghi theotinh thần của sử gia đời trƣớc. Ông chép về Trần Bình Trọng nhƣ sau: “dòng dõi LêĐại Hành – Ông Nội của ông xƣa ở triều Trần đƣợc ban họ Vua. Thời Trần NhânTông, ông đƣợc phong Bảo Nghĩa Vƣơng. Khi đánh với quân Nguyên, ông bị bắt,14chỉ một chết chứ không chịu khuất. Ngƣời Nguyên dỗ ông là sẽ phong tƣớc vƣơngở Trung Quốc, ông thét lớn: “Thà làm ma nƣớc Nam, không thèm làm vƣơng đấtBắc rồi bị giết”.Sử sách chỉ ghi chép khá ngắn gọn nhƣ thế. Vậy mà, trong Bên bờ Thiên Mạc,Hà Ân đã tái tạo nhân vật tài ba, tuổi trẻ ấy với một cuộc sống đầy đặn. Trần BìnhTrọng là con ngƣời ấm áp thủy chung nồng hậu với bạn bè, với quân sĩ, gan dạ, kiêntrung trƣớc kẻ thù. Đó là những nét đẹp ở tính cách ngƣời võ tƣớng kiên trung.Xuyên suốt chiều dài mạch truyện Bên bờ Thiên Mạc 90 trang sách là hìnhtƣợng mỹ lệ của vị tƣớng trẻ nhà Trần xuất hiện giữa mọi ngƣời, giữa trận mạc, trƣớckẻ thù. Ấn tƣợng sâu sắc về ngƣời anh hùng không phai mờ trong lòng độc giả.Tóm lại, truyện lịch sử là sáng tác tự sự lấy cảm hứng từ những sự kiện lịchsử hay nhân vật lịch sử. Thông qua hư cấu nghệ thuật, nhà văn tổ chức những cốttruyện và hệ thống nhân vật nhằm tái hiện quá khứ một cách chân thực và sinhđộng. Truyện đem lại những giá trị sâu sắc về nhận thức, về giáo dục và thẩm mĩcho độc giả.1.1.2. Truyện lịch sử viết cho thiếu nhiTheo quan niệm của giới lý luận gần đây thì tác phẩm văn học đã có sự thamgia của độc giả ngay từ khâu nhà văn “thai nghén” tác phẩm. Nhà văn sẽ hình dungvà hƣớng tới độc giả của mình là ai. Họ thuộc lứa tuổi nào, giai tầng nào trong xã hội.Cầm bút viết cho thiếu nhi, dĩ nhiên nhà văn hƣớng tới bạn đọc nhỏ tuổi. Lớpcông chúng văn học này có đời sống tâm hồn khác ngƣời đã trƣởng thành, lại càngkhác những ngƣời đã từng chiêm nghiệm cuộc sốngTrẻ thơ vừa trong sáng nhƣng cũng có những nhạy cảm, có sự nhận thức khánhanh trƣớc các vấn đề xã hội và cuộc sống. Trẻ thơ cũng yêu cái thiện, cái đẹp, tôntrọng sự thật, ghét giả dốiLứa tuổi thiếu nhi cũng cần được hướng đạo theo những tình cảm đẹp,những việc làm hướng thiện. Chúng ta muốn các em đến với nhiều điều chân, thiện,mĩ. Tính giáo dục là một trong những mục đích của ngƣời làm nghệ thuật muốn gửitới độc giả nhỏ tuổi yêu quý. Truyện lịch sử cũng nhƣ các sáng tác thơ ca hay15truyện, kịch thuộc các đề tài khác là giúp các em tìm thấy niềm vui và những bàihọc phía sau trang sách. Văn chƣơng cần tham gia vào quá trình giáo dục nhân cáchcho học trò.Thứ nữa, lịch sử dân tộc ta có chiều dài dựng nƣớc, giữ nƣớc, đấu tranh giaicấp, đấu tranh chống thiên nhiên , ngƣời viết truyện lịch sử cho các em cần lựachọn những sự kiện và nhân vật lịch sử hào hùng hơn là những sự kiện lịch sử bilụy. Lịch sử có những bài học chiến thắng và chiến bại, có những sự kiện sáng đẹp,nhƣng cũng có những sai lầm hay khoảng tối, ngƣời viết truyện cho các em nênkhai thác những khoảng sáng đẹp của lịch sử và những tấm gƣơng nhân vật lịch sửhiện thân cho lẽ phải, cho chính nghĩa, cho dân tộc. “Nhân vật chính cần ƣu tiên chocác bộ mặt chính diện” [26, tr.44]. Viết truyện lịch sử cho các em “do yêu cầu giáodục, chúng ta cần khai thác sâu hơn nữa những mặt tích cực tiến bộ trong nhân vậtđể các em học tập” [26, tr.99]. Những sự kiện lịch sử phức tạp, những nhân vật lịchsử gây nhiều “tranh cãi” giữa cái đƣợc và chƣa đƣợc, tốt, hoặc không tốt, không nênlựa chọn vào những trang văn cho các em.Bởi vì trẻ thơ chƣa đủ sự chín chắn hoặc chƣa đến độ tuổi để “phán xét”, đểnhận thức các vấn đề phức tạp nhƣ ngƣời trƣởng thành đã vững vàngCó lẽ vì vậy, truyện lịch sử viết cho các em nhƣ chúng ta biết, thƣờng viết vềnhững sự kiện đấu tranh vệ quốc, các anh hùng xả thân vì nghĩa lớn, những nhâncách cao đẹp trong mọi lĩnh vực. Đó là một Bà Triệu oai hùng cƣỡi voi một ngàdũng mãnh trƣớc kẻ thù; đó là một vị võ tƣớng tài ba thao lƣợc mà giàu tình cảmanh em, giàu tình cảm với quân sĩ, với tƣớng lĩnh dƣới quyền, lại biết dẹp thù riêngvì nghĩa lớn. Ông là Trần Quốc Tuấn; đó là cậu thiếu niên giàu lòng yêu nƣớc, cămthù giặc, lập công cứu nƣớc nhƣ Trần Quốc Toản; đó là một ngƣời thầy cƣơng trực,khí tiết để bảo vệ lẽ phải, không khuất phục trƣớc vƣơng quyền nhƣ thầy Chu VănAn; đó là chuyện về một ngƣời Việt, giỏi giang đi sứ làm vẻ vang đất nƣớc nhƣMạc Đĩnh Chi v.v. Trong muôn vàn gƣơng mặt tiền nhân, những ngƣời viết truyệnlịch sử đã lựa chọn những con ngƣời nhƣ những viên ngọc sáng để hậu thế soi vào.16Truyện lịch sử viết cho các em cũng cần khai thác, lựa chọn những nhân vậtchính là người trẻ tuổi, là thiếu nhi để độc giả nhỏ tuổi hôm nay tìm thấy sự gần gũivà mến mộ. Trong các thiên truyện quen thuộc, ngoài Trần Quốc Toản, chúng ta cònthấy những nhân vật bè bạn khác xuất hiện trong những trang văn. Đó là những ngƣờibạn trong quân ngũ của Trần Quốc Toản (Lá cờ thêu sáu chữ vàng); đó là Nông VănDền (Kim Đồng) dũng cảm mƣu trí rồi hy sinh để bảo vệ cán bộ (Kim Đồng – TôHoài); đó là Vừ A Dính (Vừ A Dính – Tô Hoài). Cậu thiếu niên dân tộc Hơ mông VừA Dính gan dạ bất khuất hy sinh không chịu chỉ đƣờng cho bọn giặc Pháp lùng bắtcán bộ; đó là Nguyễn Bá Ngọc (Em bé sông Yên) dũng cảm lấy thân mình che bomđạn cho các em bé khác khỏi bom đạn làm hại, còn em nhận về mình cái chết.Về hình thức biểu hiện, truyện lịch sử viết cho độc giả nhỏ tuổi nên có dunglượng vừa phải. Có thể là truyện vừa hay truyện ngắn. Điều đó phù hợp với sứcđọc, với tâm sinh lý của các em. Những tiểu thuyết lịch sử quá dài hơi, quá đồ sộ cólẽ là món quà dành cho ngƣời lớn sẽ thích hợp hơn cho các em nhỏ.Truyện lịch sử viết cho các em nhỏ tuổi cần có hình thức kể chuyện sao cho“cốt truyện gọn gàng và khá sinh động. Bên cạnh việc khắc họa tính cách các nhânvật, việc bố cục sắp xếp tình tiết trong một cuốn truyện cho các em hết sức quantrọng. Tình tiết trong một cuốn truyện nói chung không nên quá rườm rà và rắc rối.Nó phải đơn giản và mạch lạc, lại phải biết sắp xếp tình tiết sao cho đƣợc một cốttruyện hấp dẫn (nhƣng hợp lý) gợi trí tò mò cho các em” [26, tr.100].Điều cần nhấn mạnh nữa là, viết truyện lịch sử cho các em, nhà văn vừa tôntrọng lịch sử vừa yêu quý trân trọng bạn đọc nhỏ tuổi. Truyện lịch sử nhƣ mộtngƣời bạn đồng hành để giúp các em nhận thức đầy đủ sâu sắc hơn những truyềnthống tốt đẹp của cha ông trong quá khứ. Những trang sách còn tham gia vào cuộcsống hôm nay, bồi dƣỡng trẻ thơ lòng yêu đất nƣớc, niềm tự hào dân tộc và nhennhóm trong mỗi các em ý thức công dân từ khi còn là những học trò nhỏ.1.1.3. Truyện lịch sử trong nền văn học thiếu nhi Việt NamNhìn vào văn học thiếu nhi nƣớc nhà trong khoảng bảy thập kỷ qua (từ 1945đến nay), chúng ta thấy đã có những bƣớc phát triển và những thành tựu đáng ghi17nhận trên nhiều phƣơng diện: Từ đội ngũ sáng tác, đến các thể loại văn học, sốlƣợng tác phẩm, việc ấn hành,Trong khuôn khổ luận văn và phạm vi đề tài này, ngƣời viết xin có cái nhìnchung nhất về dòng truyện lịch sử dành cho thiếu nhi.Trƣớc hết về đội ngũ sáng tác. Một số cây bút ƣu tiên cho đề tài lịch sử đãxuất hiện từ những năm đầu khi nhà xuất bản Kim Đồng thành lập. Đó là những têntuổi nhƣ Hoàng Đạo Thúy, Nguyễn Huy Tƣởng, Hoài Ban, Tô HoàiSau này, bên cạnh những cây bút tiên phong vừa kể trên vẫn luôn viết vềnhững truyện lịch sử, ta còn thấy những tác giả khác nhƣ Hà Ân Nguyễn Anh, HoàiAnh, Nguyễn Đức Hiền,Thứ nữa là những thành tựu của truyện đề tài lịch sử. Bằng sự có mặt củanhững tác phẩm cũng nhƣ theo giới nghiên cứu đánh giá, truyện lịch sử viết chothiếu nhi gặt hái bội thu nhất ở thời đoạn từ 1960 đến 1975. Những thập kỷ này,nhiều tác phẩm thành công và trở nên quen thuộc trong lớp độc giả thời ấy cũngnhƣ mãi hôm nay.Những sáng tác giai đoạn này hầu hết khai thác đề tài lịch sử chống giặcngoại xâm, ca ngợi những anh hùng dân tộc: Kể chuyện Quang Trung, Là cờ thêusáu chữ vàng (1960) (Nguyễn Huy Tƣởng), Bố Cái Đại Vương (1962) (An Cƣơng),Nhụy Kiều Tướng Quân (1963) của Yến Hồng, Tướng quân Nguyễn Chích của HàÂn, Kim Đồng (1961), Vừ A Dính (1963), của Tô Hoài, Đội du kích thiếu niên ĐìnhBảng (1966) của Xuân Sách, Bên bờ Thiên Mạc (1967), Trên sông Truyền hịch(1973), Trăng nước Chương Dương (1975) của Hà ÂnTừ sau 1975 đến nay, nhìn chung truyện đề tài lịch sử “hầu nhƣ chững lại”một số cây bút viết về lịch sử nhƣng hƣớng khai thác có sự thay đổi. Tiêu biểu là TôHoài. “Tô Hoài mở ra một hƣớng khai thác mới, hƣớng khai thác lịch sử gắn vớihuyền thoại, phong tục và văn hóa” [Theo 26, tr.292]. Đó là các tác phẩm Đảohoang, Chuyện nỏ thần, Nhà Chử của Tô Hoài đã đƣa bạn đọc nhỏ tuổi về thời xaxƣa của dân tộc ta khi mở nƣớc, xây dựng nền văn hóa bản địa và cuộc đấu tranhgiữ nƣớc.18Có thể nói, truyện lịch sử giai đoạn này đã mở rộng phạm vi tái hiện, đem lạicho văn học thiếu nhi những màu sắc đa dạng hơn.Nhƣ vậy, cùng với các đề tài khác nhƣ cuộc sống mới, cuộc sống học tập,cuộc sống lao động và các lĩnh vực khác nhau , mảng truyện đề tài lịch sử gópphần tạo nên diện mạo phong phú cho đời sống nghệ thuật thiếu nhi Việt Nam hơnbảy thập kỷ qua.1.2. Tác giả Nguyễn Huy Tƣởng1.2.1. Cuộc đời và thân thếLịch sử luôn luôn đồng hành với mỗi quốc gia, mỗi vùng miền, mỗi dân tộcvà với mỗi con ngƣời. Thay vì các trang sử khô khan, dƣới sự sáng tạo của nghệ sĩ,những tác phẩm văn học nghệ thuật có tác dụng đánh thức lịch sử, tạo nên sức cuốnhút, lay động lòng ngƣời, góp phần truyền bá kiến thức lịch sử, giáo dục và đào tạothế hệ trẻ. Bên cạnh các cây bút viết về lịch sử có những thành công và đóng gópnhƣ Hà Ân, Lê Vân, Nguyễn Hiền, An Cƣơng chúng ta không thể không nhắc đếnnhà văn Nguyễn Huy Tƣởng.Nguyễn Huy Tƣởng sinh ngày 6/5/1912 tại Dục Tú, phủ Từ Sơn, tỉnh BắcNinh. Nay thuộc huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội.Chính bầu không khí của làng quê Dục Tú, thuộc vùng Đông Ngàn, KinhBắc xƣa đã thổi vào Nguyễn Huy Tƣởng luồng cảm hứng lịch sử ngay từ nhỏ.Mảnh đất Đông Ngàn là vùng quê văn hiến của tỉnh Kinh Bắc, đây là cái nôi củanhiều ông Cống, ông Nghè, là quê hƣơng của nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng. Sinhra và lớn lên trên mảnh đất ấy, có thể nói, Nguyễn Huy Tƣởng đƣợc “tắm mìnhtrong bầu không khí khí lịch sử, văn hóa truyền thống” .Cùng với đó, bối cảnh lịchsử văn hóa của đất nƣớc (dƣới ách thống trị của thực dân Pháp và phát xít Nhậtnhững năm 1940 – 1945) đã nuôi dƣỡng tinh thần yêu nƣớc trong con ngƣời cậuthanh niên Nguyễn Huy Tƣởng, đồng thời đẩy những suy tƣ về lịch sử trở thànhcảm quan sống và hứng thú viết các tác phẩm của ông.Khi là học sinh trƣờng Bonnal – Hải Phòng, giữa những ngã rẽ của cuộc đời,Nguyễn Huy Tƣởng đã xác định rõ con đƣờng đi của mình bằng một tuyên ngôn dứt19khoát: “Phận sự một người tầm thường như tôi muốn tỏ lòng yêu nước thì chỉ cóviệc viết văn quốc ngữ thôi” (Nhật ký ngày 19-12-1930). Năm 1932, ông đậu bằngThành chung và cũng bắt đầu học chữ Hán. Sau ba năm vất vả tìm việc, đến 1935thi đậu vào ngạch thƣ ký nhà đoan. Nguyễn Huy Tƣởng có một sinh hoạt nội tâmphong phú, rất giàu cung bậc của ngƣời trí thức: chăm đọc sách, chịu khó tìm ýtƣởng, hàng ngày viết nhật ký.Từ năm 1938, Nguyễn Huy Tƣởng đã hoạt động cho hội Truyền bá quốcngữ. Cuối năm 1944, bắt đầu tham dự các buổi họp bí mật của hội Văn hoá cứuquốc. Tháng 4/1944, ông chuyển từ Hải Phòng lên Hà Nội công tác và đƣợc gặp cáctrí thức Hà Thành nhƣ Nguyễn Xuân Huy, Nhƣ Phong, Nguyên Hồng, Nam Cao,Trần Huyền Trân Tháng 6/1945, Nguyễn Huy Tƣởng tham gia ban biên tập tạpchí Tiền Phong của Văn hóa cứu quốc. Ông còn là đại biểu Văn hóa cứu quốc, giúpbiên tập các tờ báo Cờ giải phóng, Tiền Phong. Tiếp đó, ông giữ chức vụ Tổng thƣký Ban Trung Ƣơng Vận động đời sống mới. Cách mạng tháng Tám thành công,Nguyễn Huy Tƣởng trở thành một trong những ngƣời lãnh đạo chủ chốt của Hộivăn hóa cứu quốc. Ông qua đời ngày 25/7/1960 tại Hà Nội, ở tuổi 48.Có thể nói rằng, nhớ về nhà văn Nguyễn Huy Tƣởng là nhớ về con ngƣời thathiết với lịch sử dân tộc, một con ngƣời nặng lòng đối với sử dân tộc. Chính sựvững vàng về lịch sử, về gốc cội làm nên cảm quan sáng tác trong suốt sự nghiệpvăn chƣơng của ông. Nhà phê bình nghiên cứu Nguyên An đặt ra câu hỏi: “Nếukhông có Nguyễn Huy Tưởng thì văn đàn Việt Nam hiện đại sẽ ra sao?”. Và ôngđƣa ra nhận định: “Nếu không có Nguyễn Huy Tưởng thì văn đàn hiện đại ViệtNam, nhất là ở mảng lịch sử – truyền thống sẽ vơi đi sự bề thế, vẻ kỳ vĩ, tráng lệ vàchất bi thương hào hùng, mặc dù cạnh ông đã có Tô Hoài và sau ông cũng đã cócác tác giả đáng nể như Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Xuân Khánh, Hoàng QuốcHải, Nguyễn Mộng Giác, Bút Ngữ, Hà Ân, Nguyễn Quang Thân…”. Nguyễn HuyTƣởng là một nhà văn đã dành cả cuộc đời sáng tác về đề tài lịch sử, những sáng táccủa ông góp phần tái hiện lịch sử dân tộc, làm giàu có thêm đời sống tinh thầnngƣời dân Việt.

Bài viết thuộc chuyên mục: Giáo dục
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button