Kiến Thức Chung

Soạn bài tiếng gà trưa – xuân quỳnh – ngữ văn 7

1. Tóm tắt nội dung bài học

1.1. Nội dung

  • Kỉ niệm tuổi thơ trong sáng
  • Tình bà cháu tha thiết và nồng ấm.

1.2. Nghệ thuật

  • Thể thơ ngũ ngôn đặc sắc.
  • Hình ảnh thơ gần gũi và bình dị.

2. soạn bài tiếng gà trưa

2.1. Soạn bài tóm tắt

2.2. Soạn bài chi tiết

Câu 1. Cảm hứng của tác giả trong bài thơ được khơi gợi từ sự việc gì? Mạch cảm xúc trong bài thơ được diễn biến như thế nào?

  • Cảm hứng của bài thơ được khơi gợi từ tiếng gà gáy ban trưa mà người lính nghe được trên đường hành quân.
  • Diễn biến của mạch cảm xúc
    • Hiện tại → quá khứ → hiện tại, tương lai – theo dòng hồi tưởng.
      • Khổ thơ đầu: Âm thanh tiếng gà gáy bên xóm nhỏ trên đường hành quân hiện tại.
      • 5 khổ thơ tiếp theo: Tuổi thơ đầy ắp kỉ niệm được gọi về trong tâm hồn người chiến sĩ ⇒ quá khứ.
      • Khổ còn lại: Tiếng gà gáy trưa là khát vọng của hạnh phúc để người chiến sĩ chiến đấu vì bà, vì quê hương

        hiện tại,  tương la

Câu 2. Những hình ảnh và kỉ niệm gì trong tuổi thơ đã được gợi lại từ tiếng gà gáy trưa? Qua đó bài thơ đã biểu hiện những tình cảm gì của tác giả.

  • Những hình ảnh và kỉ niệm của tuổi thơ
    • Hình ảnh đàn gà: hiện lên rất đẹp rất sinh động từ những quả trứng nằm trong ổ rơm hồng, đến con gà mái mơ đốm trắng, mái vàng màu nắng.
    • Tiếng bà mắng cháu: Tiếng mắng đầy yêu thương, qua tiếng mắng ấy là cuộc sống sinh hoạt của làng quê bình dị.
    • Hình ảnh người bà: chắt chiu, tảo tần, lo lắng từng quả trứng con gà để mua cho cháu quần áo mới.
  • Tình cảm của tác giả
    • Tha thiết gắn bó với tuổi thơ, với người bà yêu quý của mình.

Câu 3. Em cảm nhận được gì về hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ?

  • Hình ảnh người bà gợi lên trong kỉ niệm:
    • Lo lắng, chắt chiu, tần tảo trong cảnh nghèo.
    • Tay bà khum soi trứng
    • Dành từng quả chắt chiu
    • Bà lo dàn gà toi
    • Mong trời đừng sương muối
    • Chăm sóc, yêu thương cháu hết mực
      • Lo cháu bị lang mặt: “Gà đẻ mà mày nhìn/ Rồi sau này lang mặt”
      • Mua cho cháu quần áo mới: “Ôi cái quần chéo go”/…”Cái áo cánh trúc bâu”

→ Đó là người bà bình dị, gần gũi, nhân từ, giàu yêu thương, suốt đời tần tảo vì con, vì cháu, mang bản sắc nông dân, bản sắc người phụ nữ Việt Nam.

  • Tình cảm bà cháu
    • Bà: chắt chiu từng quả trứng để mua áo quần mới cho cháu.
    • Cháu: cháu mặc bộ quần áo bà mua tặng tràn đầy sung sướng, hạnh phúc và sự hồn nhiên của trẻ thơ.

→ Bà thương cháu hết mực – Cháu quý mến bà vô hạn, trân trọng biết ơn những tình cảm bà dành cho mình.

Câu 4. Bài thơ làm theo thể 5 tiếng nhưng có những chỗ biến đổi khá linh hoạt. Em có nhận xét gì về cách gieo về số câu (dòng) thơ trong mỗi khổ thơ.

  • Nhận xét thể thơ:
    • Bài thơ làm thể thơ 5 tiếng (ngũ ngôn) có nguồn gốc từ hát dặm Nghệ Tĩnh và vè dân gian (Nguồn gốc từ Việt Nam).
    • Thể thơ 5 tiếng rất phù hợp với giọng điệu kể chuyện tâm tình, nhẹ nhàng, thủ thỉ, có thể kết hợp được nhiều phương thức thể hiện
      • Tự sự,
      • Miêu tả
      • Biểu cảm.
  • Nhận xét về cách gieo vần, về số câu:
    • Thông thường bài thơ theo thể thơ 5 tiếng được chia thành nhiều khổ và mỗi khổ có 4 câu.
    • Ở bài thơ này số lượng dòng thơ trong mỗi khổ rất đa dạng
      • 4 dòng (khổ 6)
      • 6 dòng (khổ 5)
      • 7 dòng (khổ 1)
      • 10 dòng (khố cuối).
    • Gieo vần
      • Rất linh hoạt, không cố định như trong thơ ngũ ngôn của thơ Đường.
        • Ví dụ : xa – nhỏ – ở – ta – trưa – mỏi – thơ.

Câu 5. Câu thơ “Tiếng gà trưa” trưa được lặp nhiều lần trong bài ở những vị trí nào và có tác dụng ra sao?

  • Câu thơ “Tiếng gà trưa” được lặp lại 4 lần và có vị trí đứng đầu trong mỗi khổ (2, 3, 4, 7).
  • Tác dụng của điệp ngữ “tiếng gà trưa”
    • Là mạch chủ đạo kết nối các dòng thơ, “điểm nhịp cho từng cung bậc cảm xúc của tác giả”, neo giữ trong lòng độc giả ấn tượng về tác phẩm.
    • Gợi lên hình ảnh về cuộc sống êm đềm của làng quê yêu dấu.
    • Tiếng gà trưa là tiếng gọi về tuổi thơ, gọi dậy những kỉ niệm trong lòng người.
    • Mở ra cho trong lòng người chiến sĩ tình cảm mới mẻ về nhiệm vụ chiến đấu.

Bên cạnh hệ thống bài soạn, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Tiếng gà trưa do Học247 biên soạn và tổng hợp để nắm được những nội dung cần đạt khi học tiết văn này.

3. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1. Chọn học thuộc một đoạn của bài thơ, khoảng 10 dòng.

  • Em có thể chọn bất cứ đoạn nào mà mình yêu thích.

Câu 2. Cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ .

  • Chú ý: Em nên viết thành một đoạn văn khoảng 10 dòng.

Tình bà cháu trong bài thơ Tiếng gà trưa thật ngọt ngào, nồng ấm, tác giả thật hạnh phúc có người bà tuyệt vời như vậy. Người bà hiền từ nhân hậu như bà tiên trong cổ tích. Bà yêu thương chăm chút cho cháu hết mực từ làn da trên khuôn mặt đến chiếc áo mới. Cháu cũng vô cùng thương yêu, trân trọng, biết ơn những gì bà đã dành cho mình, điều đó thề hiện qua những hình ảnh của bà đã trở thành kí ức thiêng liêng về tuổi thơ của cháu và bằng bài thơ cháu viết dâng tặng bà khi cháu đi chiến đấu xa quê.

4. Một số bài văn mẫu về bài thơ Tiếng gà trưa

 Một số bài văn mẫu dưới đây sẽ giúp các em thấy được dòng cảm xúc từ hiện tại man mác và bâng khuâng trôi về những năm tháng tuổi thơ với bao kỉ niệm cảm động về đàn gà và ổ trứng hồng, về người bà đôn hậu, đã làm sâu nặng tình yêu đất nước quê hương. Chi tiết các em tham khảo dưới đây:


Soạn bài Tiếng gà trưa trang 148 SGK ngữ văn 7 tập 1


Soạn bài Tiếng gà trưa Xuân Quỳnh ngắn nhất ngữ văn lớp 7 với đầy đủ các nội dung cần thiết và bám sát nội dung SGK đảm bảo hay và siêu ngắn.
Xem chi tiết bài soạn tại đây: http://loigiaihay.com/soanbaitienggatruasieunganc442a71838.html

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung
Xem Thêm :  Cách bảo quản bánh bông lan trứng muối đúng chuẩn để được lâu

Related Articles

Back to top button