Kiến Thức Chung

Soạn bài sự tích hồ gươm (chân trời sáng tạo)

soạn bài sự tích hồ gươm sách Chân trời sáng tạo với hướng dẫn trả lời câu hỏi trang 22 – 25 SGK Ngữ Văn 6 tập 1 chương trình đổi mới của Bộ giáo dục.

Soạn bài Sự tích Hồ Gươm (Chân trời sáng tạo)

Hướng dẫn Soạn bài Sự tích Hồ Gươm (Bài 1: Lắng nghe lịch sử nước mình) trang 22 sgk Ngữ văn 6 tập 1 nằm trong bộ sách “Chân trời sáng tạo” được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục.

Cùng Đọc tài liệu đi vào chi tiết nội dung như sau:

Chuẩn bị đọc  – Soạn bài Sự tích Hồ Gươm (Chân trời sáng tạo)

Cùng tìm hiểu và giới thiệu về Hồ Gươm tới bạn bè:

– Hồ Hoàn Kiếm còn được gọi là Hồ Gươm là một hồ nước ngọt tự nhiên nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội.

– Hồ có diện tích khoảng 12 ha.

– Trước kia, hồ còn có các tên gọi là hồ Lục Thủy (vì nước có màu xanh quanh năm), hồ Thủy Quân (dùng để duyệt thủy binh), hồ Tả Vọng và Hữu Vọng (trong thời Lê mạt).

– Tên gọi Hoàn Kiếm xuất hiện vào đầu thế kỷ 15 gắn với truyền thuyết vua Lê Lợi trả gươm báu cho Rùa thần. Theo truyền thuyết, trong một lần vua Lê Lợi dạo chơi trên thuyền, bỗng một con rùa vàng nổi lên mặt nước đòi nhà vua trả thanh gươm mà Long Vương cho mượn để đánh đuổi quân Minh xâm lược. Nhà vua liền trả gươm cho rùa thần và rùa lặn xuống nước biến mất. Từ đó hồ được lấy tên là hồ Hoàn Kiếm. Tên hồ còn được lấy để đặt cho một quận trung tâm của Hà Nội (quận Hoàn Kiếm) và là hồ nước duy nhất của quận này cho đến ngày nay.

– Hồ Hoàn Kiếm có vị trí kết nối giữa khu phố cổ gồm các phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Cầu Gỗ, Lương Văn Can, Lò Sũ… với khu phố Tây do người Pháp quy hoạch cách đây hơn một thế kỷ là Bảo Khánh, Nhà thờ, Tràng Thi, Hàng Bài, Đinh Tiên Hoàng, Tràng Tiền, Hàng Khay, Bà Triệu.

Xem Thêm :  Quả sơ ri bao nhiêu calo? Quả sơ ri có tác dụng giảm cân không?

– Xung quanh Hồ Gươm có nhiều di tích nổi tiếng như Tháp Rùa, Đền Ngọc Sơn, Cầu Thê Húc, Tháp Bút, Đài Nghiên..

Trải nghiệm cùng văn bản – Soạn bài Sự tích Hồ Gươm (Chân trời sáng tạo)

Câu 1. Hãy đoán xem Long Quân cho nghĩa quân Lam Sơn mượn gươm theo cách nào?

Câu hỏi trang 23 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo

Hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ đang lâm nguy khi giặc Minh đặt ách đô hộ, chúng coi dân ta như cỏ rác, nghĩa quân Lam Sơn lúc đó thế lực còn non yếu nên nhièu lần bị thua. Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn gươm nhưng sẽ không phải theo cách dễ dàng, trao sẵn mà sẽ là quá trình thử thách để nghĩa quân hiểu và trân trọng ý nghĩa của thanh gươm thần.

Câu 2. Theo em, khi nghe Rùa Vàng đòi gươm, nhà vua đã “hiểu ra” điều gì?

Câu hỏi trang 24 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo

Khi nghe Rùa Vàng đòi gươm, nhà vua đã “hiểu ra”  rằng cuộc chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc đã kết thúc, đất nước đã được yên bình, thanh gươm đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình và cần phải hoàn trả; thanh gươm cũng tương trưng cho sự giúp sức của thế hệ cha ông, tổ tiên với đất nước ta để chiến thắng được kể thù xâm lược.

Suy ngẫm và phản hồi – Soạn bài Sự tích Hồ Gươm (Chân trời sáng tạo)

Câu 1. Theo em, vì sao thanh gươm trong truyện này được gọi là gươm thần? Điều này thể hiện đặc điểm gì của truyền thuyết?

Trả lời câu 1 trang 24 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo

– Thanh gươm trong truyện này được gọi là gươm thần vì có nguồn gốc kì lạ và sức mạnh phi thường: Lê Thận đi đánh cá, cả ba lần thả lưới đều vớt được lưỡi gươm. Khi Lê Lợi đến nhà của Lê Thận thì thanh gươm bỗng sáng rực và trên gươm có hai chữ “Thuận Thiên”. Khi bị giặc đuổi, đi qua khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy ánh sáng lạ trên ngọn cây đa thì đó là cái chươm nạm ngọc và tra vào lưỡi gươm thì vừa như in. Từ khi có thanh gươm, nghĩa quân dành được nhiều thắng lợi.

– Chi tiết này thể hiện đặc điểm đặc trưng của truyện truyền thuyết là  truyện thường có các chi tiết kì ảo, hoang đường.

Xem Thêm :  GIÁO ÁN NGỮ VĂN 8 NƯỚC đại VIỆT TA

Câu 2. Em hãy xác định không gian, thời gian Đức Long Quân cho Lê Lợi mượn gươm, đòi lại gươm trong Sự tích Hồ Gươm và điền vào các ô tương ứng theo bảng dưới đây?

Sự việcThời gianKhông gianCho mượn gươm thầnĐòi lại gươm thân

Trả lời câu 2 trang 24 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo:

Các em có thể tham khảo và hoàn thành câu hỏi theo mẫu bảng sau đây:

Sự việcThời gianKhông gianCho mượn gươm thầnKhi giặc Minh đặt ách đô hộ nước ta, chúng làm nhiều điều bạo ngược. Nghĩa quân Lan Sơn đã nổi dậy nhưng còn non yếu nên nhiều lần bị thuaTìm thấy luõi gươm ở vùng biển và chuôi gươm ở vùng rừng núiĐòi lại gươm thânSau khi đuổi sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi, Lê lợi lên ngôi vuaHồ Tả Vọng

Câu 3. Trong truyền thuyết cũng như truyện kể nói chung, các sự việc thường được sắp đặt nhằm thể hiện một ý nghia nào đó. Trong Sự tích Hồ Gươm, Long Quân để cho Lê Thận tình cờ tìm thấy lưỡi gươm ở một nơi, Lê Lợi tình cờ tìm thấy chuôi gươm ở một nơi khác. Thông qua cách cho mượn gươm như vậy, tác giả dân gian muốn thể hiện điều gì?

Trả lời câu 3 trang 25 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo:

Ý nghia của cách cho mượn gươm:

– Việc nhận gươm diễn ra ở nhiều thời điểm, nhiều địa điểm cho thấy việc cứu nước vô cùng khó khăn, gian khổ và dài lâu.

– Chuôi gươm tìm thấy ở miền rừng núi, lưỡi gươm thấy ở miền sông nước cho thấy cách để cứu nước có ở khắp nơi, từ miền ngược tới miền xuôi.

– Qua đó cũng cho thấy để cứu đất nước khỏi lâm nguy là sự đồng lòng của dân tộc ở khắp mọi miền đất nước.

Câu 4. Sau khi đọc Sự tích Hồ Gươm, một số bạn cho rằng truyện này chỉ đơn giản mượn chuyện Lê Lợi trả gươm thần để “giải thích địa danh Hồ Gươm”. Em  đồng  ý hay không đồng ý với ý kiến ấy? Vì sao?

Trả lời câu 4 trang 25 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo:

Theo em, ý kiến trên đúng nhưng chưa đủ. Thông qua việc  Lê Lợi trả gươm thần, còn thể hiện ý nghĩa:

– Thể hiện chiến thắng của nhân dân ta trong cuộc chiến đấu vì chính nghĩa với giặc Minh xâm lược. Sau khi giặc đã bị dẹp tan, đất nước được thanh bình, lịch sử dân tộc bước sang một trang mới. Lúc này, nhà vua cần trị vì đất nước bằng luật pháp, đạo đức chứ không phải bằng vũ lực. Do vậy, gươm thần là thứ vũ khí không cần thiết trong giai đoạn mới.

Xem Thêm :  Người Là Cuộc Tu Hành Đẹp Nhất Kiếp Này Của Tôi

– Hành động trả gươm của vua cũng thể hiện khát vọng hoà bình của nhân dân ta. Chiến tranh kết thúc, thanh gươm được trả lại và cả dân tộc xây dựng đất nước trong hoà bình, yên ấm.

Câu 5. Tìm trong văn bản Sự tích Hồ Gươm:

– Một số từ ngữ cho thấy cách xưng hô trân trọng của các nhân vật đối với Lê Lợi

– Một vài câu văn cho thấy cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả dân gian trong lời kể

Trả lời câu 5 trang 25 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo:

– Một số từ ngữ cho thấy cách xưng hô trân trọng của các nhân vật đối với Lê Lợi: minh công, bệ hạ

– Một vài câu văn cho thấy cách bộc lộ tình cảm, cảm xúc của tác giả dân gian trong lời kể:

“Chúng coi dân ta như cỏ rác, làm nhiều điều bạo ngược khiến cho thiên hạ căm giận chúng đến tận xương tuỷ”

Câu 6. Theo em, Sự tích Hồ Gươm thể hiện những đặc điểm nào của thể loại truyền thuyết?

Trả lời câu 3 trang 25 SGK Ngữ văn 6 tập 1 Chân trời sáng tạo:

Sự tích Hồ Gươm có đầy đủ 4 tiêu chí của thể loại truyền thuyết:

– Là tác phẩm tự sự dân gian (có nhân vật, bối cảnh, cốt truyện, ý nghĩa …)

– Nội dung đề cập đến những nhân vật lịch sử hoặc sự kiện lịch sử (Lê Lợi, cuộc kháng chiến chống quân Minh, Hồ Gươm …)

– Có sử dụng các yếu tố kì ảo (gươm thần, Rùa Vàng, đức Long Quân)

– Thể hiện tình cảm thái độ của nhân dân đối với nhân vật, sự kiện được đề cập tới.

-/-

Vậy là trên đây Đọc tài liệu đã hướng dẫn các em hoàn thiện phần soạn bài Sự tích Hồ Gươm sách Chân trời sáng tạo. Chúc các em học tốt.


Ngữ văn 6: Bộ cánh diều: SOẠN VĂN BÀI SỰ TÍCH HỒ GƯƠM


Cảm ơn các bạn và các em đã theo dõi kênh cô Chi. Các bạn và các em hãy like, comment, Share, và sub cho kênh của mình nhé,

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Related Articles

Back to top button