Thủ Thuật

Tham sân si là gì

Bạn đang xem: Tham sân si là gì Tại Website saigonmetromall.com.vn
Bạn đang xem: Tham sân si là gì Tại Website saigonmetromall.com.vn

Sân si là ngọn nguồn của mọi đau khổ trong cuộc sống. Trong bài viết này, chúng ta cùng tìm hiểu sân si là gì? Cách để đưa bản thân thoát khỏi sự sân si. Mời bạn đọc bài viết để biết thêm về ý nghĩa của sân si, tham sân si, tham sân si hận.

1. Sân si là gì?

Sân si là một từ ngữ có nguồn gốc từ đạo Phật, đầy đủ hơn chính là tham – sân – si. Để hiểu được tường tận sân si nghĩa là gì, chúng ta phải hiểu được ý nghĩa của từng từ tạo nên nó.

“Sân” có nghĩa là sự tức giận, không hài lòng về một điều gì, việc gì đó. Tuy nhiên, những sự việc đang xảy ra đó lại không ảnh hưởng gì đến họ cả. Họ luôn cảm thấy ganh ghét, đố kị vì người khác có thành công, thành tựu cao hơn họ. Họ không công nhận sự cố gắng của mọi người mà chỉ coi đó là sự may mắn. Sau cơn tức giận, họ nảy sinh thù hằn và tìm cách để trả đũa, hãm hại người khác và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.

“Si” là sự si mê, ngu muội, không suy xét đúng sai, dựa nhiều vào cảm tính. Những người này không phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai, dễ dàng bị người khác xúi giục làm ra những hành động nguy hại cho bản thân và người khác. Đối tượng này luôn là công cụ để nhóm người hay mưu đồ nào đó đạt được mục đích. Họ ngu muội không hề hay biết mình đang bị đụ dỗ, lợi dụng và chỉ tin vào những hào nhoáng bên ngoài. Những người này có tư duy chậm, bảo thủ, khó để thuyết phục.

Sân si là một từ có nguồn gốc từ đạo Phật

Vậy có thể hiểu sân si là gì? Hiểu một cách khái quát sân si là những người nóng tính, hay ganh tị, dễ thù hận và cảm thấy khó chịu với thành công của người khác. Người có tính sân si trong xã hội không hề hiếm. Chính sự sân si này đã tạo nên nhiều đau khổ, bi kịch cho cuộc sống.

2. Sân si tiếng Anh là gì?

Không chỉ trong tiếng Việt sử dụng từ “sân si”, tiếng Anh cũng có từ ngữ nói về những người có tính cách san si. Trong tiếng Anh, sân si là “Angrily”. Nghĩa đen của Angrily là cáu kỉnh, tức giận. Vậy nên, khi sử dụng từ này cho ai đó thì có thể hiểu đó là một người nóng tính, dễ tức giận. 

Tuy nhiên, nếu đặt “Angrily” cạnh ý nghĩa thuần Việt của từ “sân si” thì từ ngữ này không thể biểu đạt hết được. Sân si không đơn giản chỉ là nóng giận, bực tức mà nó còn thể hiện sự cảm tính, gây ra nhiều hậu quả xấu. Người sân si còn hội tụ cả tính cách bảo thủ, khó thuyết phục.

3. Sân si là gì trên Facebook?

Không chỉ ngoài đời thực mà ngay trong thế giới ảo như mạng xã hội cũng có không ít người có tính cách sân si. Giới trẻ sử dụng từ “sân si” không đúng hoàn toàn với nghĩa gốc. 

“Sân si” là từ ngữ mà giới trẻ trên Facebook sử dụng với ý nghĩa trêu đùa hoặc phê phán những người thích quan tâm, để ý đến chuyện của người khác, hay nói nhăng nói cuội về một vấn đề mà bản thân không hiểu rõ. Nói một cách dễ hiểu và thẳng thắn hơn, những người sân si trên Facebook là những người “thích chõ mõm vào chuyện của người khác”. 

Càng ngày mạng xã hội càng phát triển mạnh, đây như là “mảnh đất” lý tưởng để những người sân si bộc lộ tính cách. Càng sân si với những điều nhỏ nhặt trên thế giới ảo càng sẽ khiến tính sân si của họ càng trở nên tồi tệ hơn. Dù là sân si trên Facebook hay sân si ngoài đời thực thì sân si là một tính cách không hề tốt.

4. Tham sân si là gì?

Trong Phật giáo, sự “sân si” thường đi cùng với “tham”. Phật dạy: “Nguồn cội của mọi đau khổ trên đời đều từ 3 việc: tham, sân, si”. Trong 3 việc đó, tham đứng đầu, là con người ai cũng có lòng tham. Từ lòng tham mới nổi lên sân hận, sinh ra si mê u tối và sẽ gây nên nhiều nghiệp ác. 

Tham - sân - si là nguồn cội của mọi đau khổ trên đời

Có 5 lòng tham lớn của con người là tham tài vật, tham sắc dục, tham danh vọng, tham thực (ăn uống) và tham thùy (ngủ nghỉ) . Lòng tham chính là ngọn nguồn tạo ra sự ganh tị, cứng đầu, luôn cho mình là nhất, khó thuyết phục. Khi đã nổi lòng tham thì nó sẽ không có điểm dừng, bất chấp và đánh đổi tất cả để đạt được mục đích. 

Tham sân si theo lời Phật Pháp là ba cái hại nhất luôn tồn tại trong mỗi con người. Nó bộc phát nhưng mức độ ảnh hưởng sẽ tùy thuộc vào khả năng tiết chế của mỗi người. Bất kể ai sống trên đời cũng đều có lòng tham, chỉ khác nhau về mức độ mà thôi.

Chúng ta được Phật dạy không nên tham sân si, nhắc con người tránh xa nó để có cuộc sống tích cực hơn. Vậy hiểu đầy đủ tham sân si nghĩa là gì?. Chúng ta sẽ tìm hiểu cụ thể và đầy đủ hơn về từ “tham” là gì trong “tham sân si”. 

  • “Tham” là nhu cầu, là sự mong muốn không đáy khiến cho họ muốn có được và chiếm hữu thứ mình muốn bằng mọi cách.  

  • Tham tài vật: đó là lòng tham về tiền bạc và vật chất, những thứ có thể nhìn thấy, hiện hữu như vàng, nhà, xe, tiền,…

  • Tham danh vọng: đó là lòng tham về những thứ vô hình như quyền lực, sự nổi tiếng,…

  • Tham sắc dục: đó là lòng tham, sự u mê sắc đẹp và dục vọng.

Khi ham muốn về một trong những thứ này dâng cao lên hơn bình thường, con người sẽ nảy sinh lòng tham thể hiện qua hành động, lời nói. Dù nói phàm là con người ai cũng có lòng tham nhưng đạo Phật khẳng định rằng “nhân chi sơ, tính bổn thiện”, tham lam không phải là bản chất của con người. 

Con người sinh ra ai cũng như một tờ giấy trắng và có trái tim thiên thần. Lòng tham dần lớn lên lên theo thời gian, theo những biến cố, bể dâu con người gặp phải. Kinh Phật dạy rằng: lòng tham của con người là không giới hạn. Ví dụ như trước đây chỉ cần ăn no mặc ấm, nhưng hiện nay nhu cầu cao lên thành ăn ngon mặc đẹp, rồi những nhu cầu được thể hiện bản thân, nhu cầu được xã hội trọng vọng,… Nhu cầu càng cao bao nhiêu thì lòng tham lại lớn bấy nhiêu. Những người không chế ngự được nó thì lòng tham sẽ ngày càng bành trướng, dẫn lối đến những hành động sai trái. 

Ý nghĩa của từ “sân si” đã được bài viết phân tích ở phần đầu. Chúng ta cùng tiền hiểu thêm một chút về “sân si” để hiểu một cách hệ thống tham sân si là gì?

“Sân” là sự căm ghét, thù hận, nóng nảy,… của con người. Đó có thể là sự “sân” về sắc đẹp, dục vọng, quyền lợi,…của con người; cũng có thể là “sân” về tiền tài, danh vọng, vật chất,… là những thứ mà người có tính “sân” không có; hoặc là “sân” những với những thứ người khác đạt được. 

“Si” ám chỉ những người ngu muội, không làm chủ được bản thân mình, bị những si mê che mắt, không giữ vững được lý trí. “Si” dễ khiến con người rơi vào những hoàn cảnh trớ trêu như mất đi khả năng nhận biết đạo lý làm người, không nhìn nhận được bản chất của mọi chuyện, không nhìn nhận được bản thân.

Người có “si” chắc chắn sẽ có “sân” và có “tham”. Những người này sẽ mất tự chủ, khống chế, sẽ hại mình, hại người, luôn có sự đau khổ trong tâm. Chính vì thế, Phật mới dạy con người không tham sân si. Rời bỏ “tham sân si” sẽ khiêm tâm hồn được an lạc, đau khổ tan biến.

5. Tham sân si tác động xấu đến nhường nào?

Đọc định nghĩa tham sân si là gì chắc chắn bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi tham, sân, si có tốt không? Đây là thứ vô cùng độc hại nếu tồn tại trong con người. Không ai có thể chắc chắn hoàn toàn bản thân mình không tồn tại tính cách này. Bất kể ai đều có, chỉ là người có ít và người có nhiều, người biểu hiện ra bên ngoài và người giấu kín nó vào trong, người biết tiết chế và người cố tình đưa nó trở thành bản năng. 

Tham sân si được coi là tam độc sâu thẳm trong mỗi con người. Nó có thể hủy hoại một cá nhân và những người xung quanh cá nhân đó. Sân si là điều chúng ta không nên làm, bởi trước khi hại người ta đã tự hại chính mình. Sân si là ngọn nguồn của bản tính đố kỵ, nóng nảy, khi gặp chuyện gì không vừa ý và thất bại sẽ làm bản thân tự xa lánh những người xung quanh. Tâm lí luôn tính toán thiệt hơn sẽ khiến các mối quan hệ xã hội bị rạn vỡ.

Tham sân si trên Facebook hay ngoài cuộc sống đều sẽ kìm hãm sự phát triển của con người và cả sự nghiệp của con người. Sự cạnh tranh, ganh ghét sẽ khiến chúng ta không dung nạp được những thứ tốt đẹp, nên sẽ không có kiến thức để có cái nhìn toàn diện về cuộc sống tốt đẹp. Lòng tham khiến con người có thể bất chấp tất cả để đạt được điều mình mong muốn. Vì thế, người tham sân si chỉ toàn thấy những điều tiêu cực, dễ bốc đồng, nóng giận, ảnh hưởng sức khỏe. 

Lòng tham dễ dẫn lối con người đến những hành động dại dột

6. Biểu hiện của những người tham sân si là gì?

Tham, sân và si đều là những tính cách không nên tồn tại ở mỗi người. Vậy làm sao để nhận biết ai đó có đang sở hữu những tính xấu này. Người tham, sân, si sẽ có các biểu hiện sau:

Ghen tỵ, không công nhận thành công của người khác

Những người này luôn trong trạng thái đố kỵ, ganh ghét với người khác. Họ dường như dành cả đời mình để so sánh, hơn thua, nhòm ngó người khác, mà không hề biết tận hưởng, hưởng thụ cuộc sống của chính mình. 

Bên cạnh đó, họ luôn phủ định thành công và sự nỗ lực của người khác. Đối với họ, công nhận ai đó như thể chấp nhận việc mình đã thua. Những người này sẽ viện lý do rằng người khác thành công là do may mắn, vận hên. 

Trạng thái u uất, muốn được công nhận 

Bởi vì ghen tị, hơn thua cùng người khác nên họ luôn muốn thể hiện bản thân để được công nhận. Họ luôn muốn vượt qua người khác, sống trên người khác. Bởi vậy, cuộc sống của họ luôn ở trong tình trạng u buồn, uất ức. Những người này luôn để bản thân phải rơi vào trạng thái mệt mỏi, quá sức. 

Nói xấu người khác

Người sân si thường xuyên nói xấu người khác. Đây cũng là bắt nguồn từ việc ghen ăn tức ở với điểm tốt nào đó của người khác. Kể cả không quen thân, chưa hiểu rõ về nhau, họ cũng sẵn sàng dùng những lời lẽ, hành vi tiêu cực để hạ bệ đối phương.

Bất chấp thủ đoạn để đạt mục đích

Những tiêu cực trong suy nghĩ sẽ thúc đẩy người có tính cách này có những hành động dại dột. Họ bất chấp mọi thủ đoạn để đạt được mục đích hoặc điều mình mong muốn. Điều này sẽ thể hiện rõ rệt nhất trong học tập, công việc và tình cảm.

Dễ nổi nóng, tức giận

Đây là biểu hiện dễ nhìn thấy nhất ở những người sân si. Họ dễ dàng tức giận bởi điều gì đó không đúng ý mình. Đây sẽ là cản trở lớn trong quá trình trưởng thành và đi tìm thành công của họ.

Người có tính tham sân si thường dễ nổi nóng, tức giận

Hành động cảm tính, bảo thủ

Những người có tính cách tham sân si đều sẽ không nhận rõ được đúng sai, không nhìn nhận được hành động của mình có đúng đắn hay không. Họ cũng không lắng nghe lời góp ý, lời khuyên từ người khác mà chỉ chăm chăm làm theo ý mình. Bởi lẽ, họ luôn cho rằng mọi điều họ suy nghĩ, họ làm đều đúng. chính vì tính bảo thủ khiến họ không thể tiến bộ và thành công trong cuộc sống.

Lòng tham vô hạn

Tham, sân và si có mối liên hệ với nhau. Thông thường ai sở hữu tính cách này sẽ sở hữu cả tính cách kia. Sự sân si, đố kỵ sẽ nảy sinh cả lòng tham. Đối với họ không biết bao nhiêu là đủ, bao nhiêu cho vừa, không biết cách dừng lại để cuộc sống trọn vẹn, hạnh phúc. 

Chỉ thấy cái lợi cho mình 

Những người tham lam, sân si chỉ nhìn thấy được những cái lợi cho mình, bỏ qua tất cả, không quan tâm đến người khác. Thậm chí, họ sẵn sàng quay lưng lại với những người đã từng giúp đỡ mình. Chính vì thế, dù có cố gắng đến thế nào họ vẫn chỉ là những kẻ thất bại, đi sau lưng người khác.

Tham – sân – si chỉ khiến chúng ta bị thụt lùi lại phía sau, bị tách biệt ra khỏi xã hội. Họ đều là những người chậm tiến bộ, chậm tiếp thu, bảo thủ, không bao giờ hiểu được lẽ phải.

7. Cách nào để bớt sân si là gì?

“Oan khiên trút bỏ chữ Sân

Mê chi một chút bần thần chữ Si

Chữ Tham khéo dụ người đi

Con đường tà đạo xá gì tử sanh”

Đây là một đoạn thơ về sân si của tác giả James Jee nhắc nhở chúng ta về việc nên tránh xa thâm sân si để không lâm vào con đường “tà đạo”. Khi đã biết tham sân si có nghĩa là gì thì hẳn bạn cũng nhận thức được rằng chúng ta cần phải tìm cách để kiểm soát, khống chế được tham, sân, si. Vậy làm sao để buông bỏ được điều đó? Đây chắc chắn là điều được mọi người quan tâm nhất. 

Hiểu được tác hại của tham sân si

Phải hiểu được sân si có tác động xấu đến mức nào thì chúng ta mới ghi nhớ được việc nên loại bỏ nó. Hãy luôn ghi nhớ rằng “tham sân si” chỉ làm hại bản thân cùng những người xung quanh và tạo ra cảm xúc tiêu cực. 

Ngưng so bì bản thân với người khác

Cách để bớt sân si hữu hiệu nhất chính là đừng mang bản thân ra so bì với bất kỳ ai. Bạn phải hiểu rằng, bất kể ai cũng có thành công, ưu điểm, khuyết điểm, kỹ năng riêng. Chúng ta là những cá thể hoàn toàn riêng biệt, mỗi người có thể mạnh ở một lĩnh vực khác nhau. 

Hãy tự tin, tự hào về bản thân và làm tốt phần việc của mình. Đừng lãng phí thời gian vào việc ghen tị, so sánh bản thân với ai khác. Đừng nhìn vào thành quả của người khác, hãy tôn trọng sự cố gắng của bản thân và tự hào về những gì mình đang có. Hãy so sánh bạn của ngày hôm qua với bạn của ngày hôm nay để biết bản thân mình đã tiến bộ hay chưa. Cuộc đời mỗi người vô cùng ngắn ngủi, cứ mãi sân si bạn sẽ chẳng bao giờ có được hạnh phúc. Hãy trân trọng những gì đang có và cố gắng để vươn đến những mục tiêu tốt đẹp hơn. 

Không nên quá tin tưởng vào ai

Để tránh bị mê muội, lợi dụng, chi phối bạn không nên tin tưởng ai tuyệt đối. Hãy tự mình nhận diện đúng sai, phải trái, đừng nghe lời ai hay tin vào những thứ hào nhoáng. Tin tưởng và nghe lời một ai đó quá mức sẽ khiến bạn dễ dàng biến thành công cụ để người khác lợi dụng.

Học cách tôn trọng người khác

Tôn trọng người khác cũng như thể bạn đang tôn trọng chính mình. Nếu cho đi sự tôn trọng bạn sẽ được nhận lại điều đó. Do đó, hãy luôn tôn trọng sự cố gắng, thành công, công nhận sự thành công của người khác. Bạn đừng đánh giá bất cứ việc gì chỉ thông qua vẻ bề ngoài. Tuyệt đối không cho rằng ai đó thành công là do họ may mắn, có quan hệ, có nhiều tiền,… khi bạn chưa thực sự hiểu rõ ràng về họ. Bạn hãy học cách nhìn vào điểm tốt của người khác chứ đừng chỉ chăm chăm bắt lỗi họ.

Xem thêm: 

Duy trì tâm lý tích cực

Người tham sân si thường sẽ luôn ở trong trạng thái tiêu cực, u uất. Hãy điều chỉnh cảm xúc của mình, sống tích cực suy nghĩ thông thoáng, tiếp thu và học hỏi những điều hay, mới mẻ, loại bỏ những suy nghĩ xấu xa, lạc hậu khỏi cuộc sống của mình. Để “thanh lọc” cuộc sống, hãy tìm đến những thứ vui vẻ giúp tâm trạng bạn thoải mái hơn. 

Ví dụ như là làm những điều bạn đam mê, ưa thích: đi du lịch, vẽ tranh, đọc sách,…hoặc bạn cũng có thể tìm đến những phương pháp giúp tâm trí tĩnh lặng, thoải mái hơn như ngồi thiền, yoga,…

Luôn giữ tinh thần tích cực, thoải mái, vui vẻ

Dành thời gian nghỉ ngơi, chăm chút sức khỏe 

Yêu thương bản thân chính là cách tốt nhất giúp bạn tránh xa tính sân si. Khi yêu thương, trân trọng bản thân bạn sẽ thôi phải mệt mỏi vì luôn cố gắng theo kịp người khác. Hãy cứ làm những công việc thuộc về mình. Đừng để bản thân tức giận, chăm sóc tốt cho sức khỏe, tìm đến các phương pháp thư giãn sau những giờ làm việc mệt mỏi.

Để tránh được tính tham sân si chúng ta phải biết cách tiết chế những ham muốn của bản thân, làm thế nào để đạt được mong muốn một cách quang minh chính đại, không dùng đến những thủ đoạn hèn mọn. Nhìn nhận mọi việc từ nhiều góc độ khác nhau và đặt mình vào vị trí của người khác. Để tránh bị lợi dụng, chúng ta không nên tin tưởng vào bất kỳ ai, biết phân biệt đúng sai, phải trái. Để cuộc sống luôn hạnh phúc hãy giữ cái tâm mình luôn trong sáng, an nhàn, tĩnh lặng.

8. Tham sân si mạn nghi là gì?

Bên cạnh 3 tính độc tham – sân – si thì trong đạo phật còn thường nhắc tham sân si với “mạn – nghi”. Nếu tham sân si là “tam độc phiền não” thì “Tham, sân, si, mạn, nghi” có thể được xem là “ngũ độc phiền não”. 

Chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về “tham sân si” và biết nó có ý nghĩa gì rồi. Ở phần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về mạn – nghi để biết đây là gì? Tại sao nó lại được xếp vào 5 tính khiến con người luôn vướng phải những phiền não.

Tham - sân - si - mạn - nghi là “ngũ độc phiền não”

Mạn

“Mạn” có nghĩa là ngạo mạn, tự mãn, kiêu căng. Những người này luôn cho mình là nhất, hơn người. Con người khi có một điểm gì đó vượt trội hơn người khác thường sẽ sinh ra tâm lý tự kiêu, so sánh hơn thua. Họ luôn tỏ ra khinh thường người khác, coi bản thân là trung tâm của vũ trụ. “Mạn” là yếu tố gây ra những sự đố kỵ, ghét bỏ, hãm hại lẫn nhau. Chính vì thế mới nó “mạn” cũng là ngọn nguồn gây ra những phiền não, đau khổ.

Nghi 

“Nghi” là một từ nằm trong chữ hoài nghi, ngờ vực. Những người có tính nghi ngờ thường sẽ sống trong sự nơm nớp, lo sợ, tự biên tự diễn những điều không có thật. Vì thế, người ta hay nói “nghi” như là kẻ thù trong tâm của mỗi người. Phải xóa bỏ nó mới có được hạnh phúc, thoải mái. Nghi ngờ người khác đã tạo ra đau khổ cho chính mình và những người xung quanh, nhưng đáng sợ hơn đó là nghi ngờ chính mình. Nghi ngờ khả năng của bản thân, nghi ngờ trực giác của bản thân là thứ kìm hãm, giam cầm sự phát triển của bản thân.

Tìm hiểu xong ý nghĩa của “mạn – nghi”, chắc chắn bạn đã biết vì sao Phật lại cho rằng “tham – sân – si – mạn – nghi” là ngọn nguồn của phiền não và đau khổ của con người rồi đúng không. Giống như “tham sân si”, “mạn nghi” cũng không phải tính cách mà con người sinh ra đã có. Con người cũng phải học cách vứt bỏ, kìm hãm cả “tham sân si mạn nghi” thì mới sống vui vẻ, hạnh phúc, thoải mái được. 

Để xóa bỏ được “tham, sân, si, mạn, nghi” thì phải bắt đầu từ tâm. Phải ý thức được tác hại của nó thì mới từ từ tu tâm dưỡng tính và buông bỏ dần dần, không phải ngày một ngày hai mà thành. Chúng ta phải nuôi dưỡng sự thiện lương, biết bằng lòng, biết đủ thì mới tạo ra hạnh phúc. Phật dạy: Đời người hữu hạn, ngắn không ngắn, dài không dài. Vì vậy, hà cớ gì phải nuôi dưỡng “tham, sân, si, mạn, nghi” như tự uống thuốc độc, tạo đau khổ cho mình?

Qua bài viết trên của mayruaxemini.vn, hy vọng bạn đã hiểu sân si là gì? Tham sân si mạn nghi có nghĩa là gì? Hãy học cách kiềm chế, kiểm soát và loại bỏ những tính cách này để cuộc sống luôn vui vẻ, hạnh phúc bạn nhé!


Tham, Sân, Si, là gì? (vấn đáp) – Thầy Thích Pháp Hòa


Tham, Sân, Si, là gì? (vấn đáp) Thầy Thích Pháp Hòa
Đại chúng nhớ ấn vào nút \

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật
Xem Thêm :  Cách sử dùng hàm lấy ký tự trong excel mới nhất 2022

Related Articles

Back to top button