Kiến Thức Chung

Quy định về hệ thống phân chia các kiểu trạng thái rừng và đất không có rừng (Quy phạm 84) – Bản Đồ Lâm Nghiệp

PHỤ LỤC 3: QUY ĐỊNH VỀ HỆ THỐNG PHÂN CHIA CÁC KIỂU TRẠNG THÁI RỪNG VÀ ĐẤT KHÔNG CÓ RỪNG

(Trích trong Qui phạm Thiết kế Kinh doanh rừng, QPN 6 – 84 có sửa đổi)

  1. Đất không có rừng (Đất trống đồi núi trọc)

Đất không có rừng hoặc hiện tại chưa thành rừng, chỉ có cỏ, cây bụi hoặc gỗ, tre mọc rải rác có độ tàn che của cây gỗ, tre <0,1. Tuỳ theo hiện trạng thực bì và đặc điểm sinh thái được chia thành các loại sau:

(1) Đối với đất trống chưa có rừng trong vùng sinh thái rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh và nửa rụng lá:

  • Kiểu IA – Kiểu này được đặc trưng bởi lớp thực bì cỏ, lau lách hoặc chuối rừng.
  • Kiểu IB – Kiểu này được đặc trưng bởi lớp thực bì cây bụi, cũng có thể có một số cây gỗ, tre mọc rải rác.
  • Kiểu IC – Kiểu này được đặc trưng bởi cây gỗ tái sinh với số lượng đáng kể nằm trong hai kiểu trên. Chỉ được xếp vào kiểu IC khi số lượng cây gỗ tái sinh có chiều cao trên 1 mét đạt từ 1000 cây/ha trở lên.

(2) Đối với đất trống chưa có rừng trong vùng sinh thái rừng lá rộng rụng lá (rừng khộp) được kí hiệu là RI. Loại này bao gồm các đối tượng như: Đất trống trảng cỏ, đất trống cây bụi, hoặc có cây tái sinh, cây gỗ, tre nứa mọc rải rác nhưng chưa đủ tiêu chuẩn thành rừng.

(3) Đối với đất cát ven biển: Kí hiệu C.

(4) Đối với các loại đất chưa có rừng khác được quy hoạch cho lâm nghiệp (đất lầy thụt, ngập mặn,…): Kí hiệu IK.

  1. Đất có rừng

Theo Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004, rừng bao gồm những diện tích mà trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Trong khuôn khổ Chương trình ĐTĐG&TĐBTNR toàn quốc, giai đoạn 2006- 2010 (Chu kỳ IV), quy định diện tích tối thiểu đối với 1 lô rừng là 0,5 ha.

  1. Phân chia trạng thái rừng gỗ tự nhiên lá rộng thường xanh và nửa rụng lá

Toàn bộ rừng gỗ lá rộng thường xanh và nửa rụng lá được phân chia theo hệ thống sau đây:

  • Nhóm 2: Nhóm rừng phục hồi.
  • Nhóm 3: Nhóm rừng thứ sinh, rừng đã bị tác động.
  • Nhóm 4: Nhóm rừng nguyên sinh, rừng ổn định.

  • . Nhóm 2

Nhóm rừng phục hồi cây tiên phong có đường kính nhỏ. Tuỳ theo hiện trạng và nguồn gốc phân thành các kiểu sau:

(1) Kiểu IIA

Rừng phục hồi sau nương rẫy, đặc trưng bởi lớp cây tiên phong ưa sáng mọc nhanh đều tuổi, 1 tầng.

(2) Kiểu IIB

Rừng phục hồi sau khai thác kiệt, phần lớn kiểu này bao gồm những quần thụ non với những loài cây tương đối ưa sáng, thành phần loài phức tạp không đều tuổi, do tổ thành loài cây ưu thế không rõ ràng. Vượt lên khỏi tán rừng kiểu này có thể còn sót lại một số cây của quần thụ cũ nhưng trữ lượng không đáng kể. Chỉ được xếp vào kiểu này những quần thụ mà đường kính phổ biến không vượt quá 20cm.

1.2. Nhóm 3

Bao gồm các quần thụ rừng đã chịu tác động khai phá của con người ở nhiều mức độ khác nhau. Tuỳ theo mức độ tác động và khả năng cung cấp sản phẩm mà nhóm này được chia làm 2 kiểu:

Xem Thêm :   Làm giỏ nhựa chậu hoa mười giờ đẹp – Make beautiful pots grow moss rose

Xem Thêm :  Cách nấu bún giò heo ngon nhất, cách nấu bún giò heo đơn giản ngon tại nhà

(1) Kiểu IIIA

Kiểu IIIA được đặc trưng bởi những quần thụ đã bị khai thác nhiều, khả năng khai thác hiện tại bị hạn chế. Cấu trúc ổn định của rừng bị phá vỡ hoàn toàn hoặc thay đổi về cơ bản. Kiểu này được chia làm kiểu phụ:

  • Kiểu phụ IIIA1: Rừng đã bị khai thác kiệt quệ, tán rừng bị phá vỡ từng mảng lớn. Tầng trên có thể còn sót lại một số cây cao, to nhưng phẩm chất xấu, nhiều dây leo bụi rậm, tre nứa xâm lấn.
  • Kiểu phụ IIIA2: Rừng đã bị khai thác quá mức nhưng đã có thời gian phục hồi tốt. Đặc trưng cho kiểu này đã hình thành tầng giữa vươn lên chiếm ưu thế sinh thái với lớp cây địa bộ phận có đường kính 20 – 30cm. Rừng có 2 tầng trở lên, tầng trên tán không liên tục được hình thành chủ yếu từ những cây của tầng giữa trước đây, rải rác còn có một số cây to khoẻ vượt tán của tầng rừng cũ để lại.
  • Kiểu rừng IIIA3: Rừng đã bị khai thác vừa phải hoặc phát triển từ IIIA2 lên. Quần thụ tương đối khép kín với 2 hoặc nhiều tầng. Đặc trưng của kiểu này khác với IIIA2 ở chỗ số lượng cây nhiều hơn và đã có một số cây có đường kính lớn (> 35cm) có thể khai thác sử dụng gỗ lớn.

(2) Kiểu IIIB

Kiểu IIIB được đặc trưng bởi những quần thụ đã bị chặt chọn lấy ra một ít gỗ quí, gỗ tốt nhưng chưa làm thay đổi đáng kể về kết cấu ổn định của rừng. Khả năng cung cấp của rừng còn nhiều, rừng giầu về trữ lượng với thành phần gỗ lớn cao.

1.3. Nhóm 4

Rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh thành thục cho chưa được khai thác sử dụng. Rừng có cấu trúc ổn định, nhiều tầng, nhiều cấp kính nhưng đôi khi thiếu nhiều tầng giữa và tầng dưới. Nhóm này có hai kiểu:

(1) Kiểu IVA: Kiểu nguyên sinh.

(2) Kiểu IVB: Rừng thứ sinh phục hồi.

Một số vấn đề cần lưu ý:

(1) Khi áp dụng bảng phân loại này vào từng vùng phải căn cứ vào đặc trưng của các trạng thái rừng mà xác định các chỉ tiêu định lượng về diện ngang hay trữ lượng, độ tàn che cho phù hợp với đặc điểm từng vùng.

(2) Đối với các tỉnh Tây Nguyên và một số vùng núi cao khác còn có một loại trạng thái rừng cây thấp (lùn) trên các đỉnh núi cao, đặc điểm của loại này là mật độ cây/ha rất nhiều, đường kính nhỏ và chiều cao rất thấp, trước đây tạm xếp vào trạng thái IVC, nay tạm thời vẫn giữ nguyên ký hiệu trạng thái này.

(3) Trong điều tra đánh giá và theo dõi diễn biến tài nguyên rừng toàn quốc để đánh giá chung cả nước, trong lúc phân chia các trạng thái rừng gỗ cần chú ý đến nhân tố định tính, không nên chú ý nhiều đến nhân tố định lượng của từng vùng sẽ dẫn đến sai lệch việc đánh giá chung (về sai số thống kê) trong khi tính toán cung cho cả nước.

  1. Phân chia kiểu trạng thái rừng rụng lá (rừng khộp)

Việc phân loại trạng thái rừng lá rộng rụng lá tạm thời dựa vào cấu trúc hiện tại, mức độ tác động và khả năng khai thác gỗ để chia ra các kiểu sau đây:

2.1. Kiểu RII

Rừng non mới tái sinh phục hồi chưa ổn định.

2.2. Kiểu RIII

Rừng đã bị tác động mạnh, cấu trúc ổn định của rừng đã bị phá vỡ, khả năng khai thác gỗ lớn không còn hoặc không đáng kể. Kiểu này được phân thành các kiểu phụ sau:

Xem Thêm :   Cách Làm Cá Hấp Bia Hấp Dẫn Thơm Ngon Dễ Làm Tại Nhà

Xem Thêm :  2011 mệnh gì, tuổi gì, hợp màu gì, hợp tuổi nào, hướng nào?

(1) Kiểu phụ RIIIA

Rừng bị phã vỡ mạnh, cấu trúc rừng bị phá vỡ hoàn toàn. Rừng có trữ lượng thấp, åG/ha dưới 10m2. Đại bộ phận cây có đường kính nhỏ (D< 24cm), rải rác còn một số cây to (D > 30cm) nhưng cong queo sâu bệnh. Tuỳ theo nguồn gốc mà mức độ tác động mà chia ra các loại sau:

  • RIIIA1: Rừng có trữ lượng thấp, phát triển trên lập địa xấu, trơ sỏi đá. Đại bộ phận cây có đường kính (D < 24cm) và chiều cao thấp (H < 10m). Tổ thành chủ yếu là những loài cây có khả năng chịu lửa cao, tái sinh chồi mạnh như: Cà chắc, Cẩm liên, Chiêu liêu đen. Lớp thực bì dưới rừng bị huỷ hoại bởi nhiều đợt lửa rừng thường xuyên.
  • RIIIA2: Gồm những lâm phần có trữ lượng cao hơn IIIA1 được hình thành do khai thác quá mức. Hầu hết cây mục đích có đường kính (D > 30cm) đã bị lấy đi để lại những cây cong queo sâu bệnh và tạo ra nhiều khoảng trống trong rừng.

(2) Kiểu phụ RIIIB

Rừng có trữ lượng trung bình, åG/ha lớn hơn 10m2, nhưng diện ngang của những cây có đường kính trên 30cm thường < 5m2. Cấu trúc tán rừng không liên tục, thiếu lớp cây tương lai (cây không có D từ 20 – 30cm), những cây còn lại hầu hết cong queo sâu bệnh.

2.3. Kiểu RIV

Rừng có cấu trúc tương đối ổn định, tán đều, được coi là rừng giầu trữ lượng åG/ha > 10m2 và åG/ha của những cây có D ³ 30cm đạt trên 5m2. Trữ lượng của những cây có diện tích D ³ 36cm chiếm > 20% tổng trữ lượng.

  1. Phân chia trạng thái rừng tre nứa (tạm thời)

3.1. Nứa

3.1.1. Rừng nứa thuần loại

Được chia thành các trạng thái sau đây:

(1) NI – Nứa tép D £ 2cm

(2) Trạng thái NII – Nứa vừa, D từ 3 ¸ 5cm

(3) Trạng thái NIII – Nứa to D > 5cm

3.1.2 Rừng nứa hỗn giao với gỗ

(1) Trạng thái nứa xen gỗ (nứa là chủ yếu). Tầng tre nứa được chia theo tiêu chuẩn phân chia của rừng tre nứa, tầng cây gỗ để nguyên.

(2) Ký hiệu trạng thái: Trạng thái nứa + Tên loài gỗ ưu thế.

Ví dụ: NIII + Re

3.1.3. Rừng gỗ xen nứa

– Tầng cây gỗ chia theo tiêu chuẩn rừng gỗ, tầng nứa để nguyên.

– Ký hiệu trạng thái: Trạng thái gỗ + nứa

Ví dụ: IIIA3 + N

3.2. Vầu

3.2.1 Kiểu trạng thái VI – Rừng vầu phục hồi D < 8cm.

3.2.2 Kiểu trạng thái VII – Rừng vầu đã bị tác động, D = 8 ¸ 10cm.

(1) VII: Vầu thuần loại.

(2) VIIG: Vầu xen gỗ. Khi phân chia trong từng vùng cụ thể phải xác định tên loài cây gỗ ưu thế (ký hiệu G được thay bằng tên loài cây gỗ ưu thế). Ví dụ: VIIRe (loài cây gỗ ưu thế: Re).

3.2.3 Kiểu trạng thái VIII – Trạng thái rừng vầu ổn định, đến nay chưa khai thác sử dụng. D > 10cm. Trạng thái này được chia làm 3 kiểu phụ sau đây:

(1) VIII: Vầu thuần loại

(2) VIIIG: Trạng thái vầu xen cây gỗ.

(3) GVIII: Trạng thái gỗ xen vầu.

Chú ý: Ký hiệu G (gỗ) sẽ được thay bằng tên viết tắt của loài cây ưu thế (xem quy định trong bản viết tắt tên cây), phải viết đúng vị trí gỗ và vầu trong kí hiệu trạng thái rừng hỗn giao (trước hoặc sau).

3.3. Tre, luồng

Cần phân biệt rừng tre thuần loại hoặc hỗn giao với gỗ.

(1) Rừng tre thuần loại được chia ra theo các yếu tố: Loài cây tre, cấp kính và cấp số cây. Ký hiệu trạng thái Tên loài + cấp kính theo hướng dẫn dưới đây:

  • Cấp I (3 ¸ 5 cm).
  • Cấp II (6 ¸ 9 cm).
  • Cấp III (> 9cm).

Xem Thêm :   Ý nghĩa phong thủy của cây cau vua

Xem Thêm :  Các dạng bài tập ancol và phương pháp giải bài tập

Ví dụ: TII (chữ T là ký hiệu của tre gai trong bảng ký hiệu viết tắt theo qui định chung, tre gai thuộc cấp kính II).

(2) Trạng thái hỗn giao giữa các loài tre với cây gỗ cũng sẽ được phân chia trạng thái theo cách như rừng tre nứa.

3.4. Phân chia trạng thái rừng Lồ ô

(1) Kiểu trạng thái L.I: Rừng Lồ ô thoái hoá hay phục hồi. D < 4 cm

(2) Kiểu trạng thái LII: Rừng Lồ ô đã bị tác động thuần loại hay mọc xen trong rừng gỗ. D = 4 ¸ 5cm.

  • Kiểu trạng thái LIIa: Rừng Lồ ô thuần loại.
  • Kiểu trạng thái LIIb: Rừng Lồ ô mọc xen gỗ.

(3) Kiểu trạng thái LIII: Rừng Lồ ô nguyên sinh hoặc đã bị tác động, hiện tại đã ở tình trạng ổn định. D > 5 cm.

  • Kiểu trạng thái LIIIa: Rừng Lồ ô thuần loại.
  • Kiểu trạng thái LIIIb: Rừng Lồ ô mọc xen gỗ.
  1. Phân chia trạng thái rừng trồng

Việc phân chia trạng thái rừng trồng được căn cứ theo loài cây trồng và cấp tuổi.

– Về loài cây trồng: Mỗi loài cây chia riêng 1 trạng thái. Trường hợp hỗn giao nhiều loài cây thì mỗi một phương thức hỗn giao chia riêng 1 trạng thái.

– Tuổi rừng trồng chia làm 5 cấp tương ứng với các giai đoạn sinh trưởng:

  • Cấp I: Non
  • Cấp II: Trung niên (rừng sào)
  • Cấp III: Gần thành thục
  • Cấp IV: Thành thục
  • Cấp V: Qúa thành thục (già), rừng trồng từ những năm sau cấp tuổi IV đều được xếp cấp vào cấp tuổi V.

– Quy định tạm thời về xác định cấp tuổi cho một số loài cây trồng rừng theo mức độ sinh trưởng như sau:

  • Các loài cây sinh trưởng nhanh, 3 năm 1 cấp tuổi (Bồ đề, Bạch đàn các loại, Keo lai, Keo tai tượng, Mỡ…).
  • Các loài cây sinh trưởng trung bình, 5 năm 1 cấp tuổi (Thông, Sa mộc, Phi lao,…).
  • Các loài cây sinh trưởng chậm, thông thường là các loài cây gỗ cứng, gỗ tốt, 10 năm 1 cấp tuổi (Sao, Gụ, Giáng hương, Chò…).

– Ký hiệu trạng thái: Tên cây + cấp tuổi

Ví dụ: Rừng trồng Bạch đàn năm thứ 5 – Viết tắt (Bđ.II)

Rừng trồng Thông năm thứ 35 – Viết tắt (Th.V)

  1. Phân chia trạng thái rừng Tràm, rừng ngập mặn

5.1. Rừng Tràm

TT
Tổ tuổi
Nhóm D (cm)
Ký hiệu trạng thái

1
Non
< 6
T.I

2
Trung niên
6 ¸ 10
T.II

3
Gần thành thục
11 ¸ 14
T.III

4
Thành thục
> 14
T.IV

5.2. Rừng ngập mặn

5.2.1. Rừng Đước thuần loại

TT
Tổ tuổi
Nhóm D (cm)
Ký hiệu trạng thái

1
Non
< 12
D.I

2
Trung niên
12 ¸ 18
D.II

3
Gần thành thục
19 ¸ 24
D.III

4
Thành thục
> 24
D.IV

5.2.2. Rừng hỗn giao

Khi tổ thành cây mọc xen trong rừng sát chiếm từ 20% (tính theo tổng số cây) trở lên thì chia riêng một kiểu trạng thái.

Tên trạng thái: Tên loài cây ưu thế + tên loài thứ yếu có tổ thành cao nhất.

Ví dụ: Đước + Mắm; Đước + Vẹt

  1. Rừng lá kim tự nhiên

TT
Trạng thái rừng thông
Nhóm D (cm)
Ký hiệu trạng thái

1
Rừng thông non
D < 10
Th1

2
Thông sào

2.1
Thông sào nhỏ
D = 10 ¸ 14
Th21

2.2
Thông sào lớn
D = 15 ¸ 19
Th22

3
Trung niên

3.1
Trung niên nhỏ
D = 20 ¸ 24
Th31

3.2
Trung niên lớn
D = 25 ¸ 29
Th32

4
Gần thành thục
D = 30 ¸ 39
Th4

5
Thành thục
D ³ 40
Th5

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Cây Xanh

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Related Articles

Back to top button