Kiến Thức Chung

Cả thế giới đều biết áo dài là quốc phục việt nam

Việt Nam là một nước đang phát triển, nhưng các nghi thức lễ hội truyền thống vật thể và phi vật thể vẫn phải giữ gìn, phát huy tác dụng, đó là sắc thái riêng có của người Việt, trong đó có trang phục. Vì thế bài viết này chỉ đề cập đến trạng phục nam, nữ mang tính chung nhất của người Việt Nam đã sử dụng lâu đời và bền vững mang tính phổ biến của cộng đồng dân cư từ Bắc, Trung, Nam. Để bàn về vấn đề quốc phục, không thể không nói đến một nguyên lý triết học “Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội”. Đúng vậy, phương thức sản xuất xã hội và nhất là nền văn hóa lúa nước, nó không những quy định mà còn tác động liên tục đến sản phẩm lao động của con người trong đó có văn hóa mặc.

Trang phục là một sản phẩm văn hóa vừa có tính vật thể, vừa có tính phi vật thể do con người sáng tạo ra để phục vụ con người và nó phải thích ứng với cách thức lao động sản xuất mà trước hết nó bị tác động bởi cách thức thao tác sản xuất nông nghiệp cùng người Việt từ thế hệ này sang thế hệ khác. Do đó những trang phục ấy có thuộc tính đơn giản mềm mại, thanh lịch dễ sử dụng và mang sắc thái thẩm mỹ cao. Hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau, về phương pháp luận như là “trang phục truyền thống”, “trang phục dân tộc” và có ý kiến về tà áo dài nữ, áo the, khăn xếp, tứ thân, hai vạt của nam giới để nói là chưa có đủ điều kiện để làm quốc phục. Theo tôi, quốc phục trước hết phải là sản phẩm trang phục cho con người sử dụng trong xã hội, được thể hiện mấy tiêu chí sau:

Áo dài cho nữ và áo the, khăn xếp cho nam.

Một là, trang phục được tuyển chọn làm quốc phục đã được phổ biến rộng rãi trên ba miền Nam Bắc Việt Nam và không giống về hình dáng, chất liệu bất kỳ một nước nào trên thế giới.

Hai là, trang phục đó phải được nhân dân ta tôn vinh yêu quý sử dụng lâu đời và nhất là trong nghi thức lễ hội truyền thống từ Trung ương đến địa phương.

Ba là, chất liệu để làm quốc phục phải là bằng chất liệu lụa tơ tằm truyền thống và có thể là chất liệu mới tương tự.

Bốn là, trang phục truyền thống đó phải có màu sắc, kiểu dáng, cấu trúc mỹ thuật tạo hình hợp lý, phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt, màu sắc trang nhã, họa tiết lịch sự văn minh.

Nếu trang phục truyền thống mà bao hàm các yếu tố trên thì có thể tìm ra được “quốc phục”. Không thể hoàn mỹ vì mọi sự vật và hiện tượng đều phản ánh tính tương đối có khuyết, có ưu, có tính ít phổ biến và có tính phổ biến, ta có thể tìm được tính phổ biến để ứng dụng.

Xem Thêm :  [chia sẻ] xin key avast secureline vpn 2019 - 2021 license full crack

Vấn đề này được cụ thể như thế nào cho việc định hướng quốc phục nam và nữ đi vào cuộc sống, khi mà đã loại trừ những trang phục không tiêu biểu theo tiêu chí trên. Vì vậy chỉ còn áo the nam, áo dài nữ hiện nay xã hội ta đang sử dụng rộng rãi.

Như đã phân tích các tiêu chí, nam giới có thể sử dụng áo the, chất liệu lụa truyền thống, màu đen hoặc thâm đen, xanh thẫm,… tùy theo người sử dụng mà có trang trí họa tiết, hoa văn cách điệu, hình tròn, hình vuông trong có chữ “Thọ”, “Tâm”, “Đức”,… Đối với nữ nên sử dụng áo dài truyền thống có nhiều màu khác nhau, tùy theo sở thích của người sử dụng, chất liệu tơ tằm hoặc chất liệu bền đẹp khác, có họa tiết hoa văn, nếu người sử dụng áo thích dùng loại hoa gì, kể cả bông lúa, chùm nho, hoa hồng, hoa cúc, hoa sen cách điệu, áo dài mang tính quốc phục, tránh hở hang phản cảm, phù hợp với thuần phong mỹ tục.

Trang phục áo the, khăn xếp dành cho nam có tông màu trầm.

Từ nguyên lý của triết học duy vật lịch sử nói trên, suy cho cùng cách thức sản xuất nông nghiệp Việt nó phản ánh sinh hoạt, lao động xã hội trong đó có trang phục của con người. Vì vậy về mặt cấu trúc tạo hình phục trang bao giờ cũng thích ứng với một nền văn hóa hình thái kinh tế chung mà ở Việt Nam là văn hóa lúa nước, do đó, cấu trúc hình dáng trang phục rất gọn nhẹ, đơn giản, mềm mại, thẩm mỹ thích hợp dễ sử dụng nhưng nghệ thuật tạo hình lại rất khoa học và mang sắc thái văn hóa Việt. Bằng những chất liệu lụa tơ tằm, bản thân nó đã vốn có hơi thở máu thịt của nền nông nghiệp Việt và được các nghệ nhân làng nghề khoác cho nó nhiều màu sắc dung dị, uyển chuyển. Với những màu trắng, ngà, màu vàng rơm hay là màu xanh, tím, đỏ, đen than,… khi con người đã tạo cho nó những tà áo, nam, nữ bay trong gió, âm thanh phát ra rất thanh nhã, thướt tha nhẹ nhàng như những làn gió nhẹ lướt qua cánh đồng lúa. Cách thức tạo hình của chiếc áo dài cho nữ, áo the cho nam, không những thể hiện những sắc thái riêng cho con người mà còn riêng của văn hóa trang phục Việt. Ở nước ta có nhiều dân tộc anh em sinh sống và mỗi dân tộc đều có riêng trang phục truyền thống của mình nên việc lựa chọn trang phục có ý nghĩa tiêu biểu để làm quốc phục là rất cần thiết. Có nhiều ý kiến khác nhau của các nhà nghiên cứu xã hội, sử học, văn hóa, mỹ thuật, âm nhạc dân tộc học và cả những nhà tạo mẫu quần áo đều đưa ra những khái niệm không đồng nhất về trang phục lễ hội, trang phục dân tộc, trang phục truyền thống và họ cho rằng hiện nay chưa có loại trang phục nào tiêu biểu để chọn làm quốc phục. Lại có ý kiến có thể tạo ra một trang phục mới trên cơ sở trang phục truyền thống để làm quốc phục song đó là không thể, nếu vậy thì phải qua hằng thập kỷ trải nghiệm, tuy vậy chưa chắc là chọn được quốc phục.

Xem Thêm :  Cách in phao thi

Từ bốn tiêu chí nói trên, ta có thể hình dung ra được vóc dáng cơ bản bộ trang phục để làm quốc phục.

Trong thực tế những ngày lễ hội, kể cả tập thể, cộng đồng, dòng họ, gia đình, tiệc cưới,… người ta thường thấy nữ mặc bộ quần áo dài, đầu đội mũ tân thời, chân đi guốc, nam giới mặc áo the, quần trắng, đầu đội khăn xếp, chân đi giày,… hình thức này đã đi vào nghi thức lâu lắm rồi cho đến ngày nay như một di sản văn hóa truyền thống Việt không thể thiếu được!

Để tìm một mẫu hình, một biểu tượng, biểu trưng rồi thỏa mãn cho nhiều người, nhiều tầng lớp thật là khó vì như quốc hoa ta mới chọn, đâu có đạt được tính bao trùm về đặc trưng riêng có ở Việt Nam.

Ở nhiều nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, họ có nhiều hoa sen và trong số đó nhiều nước cũng đã sử dụng hoa sen để làm biểu tượng riêng cho chính đất nước họ. Vì thế chúng ta không chọn quá đơn giản nhưng cũng không cầu toàn để chọn một trang phục truyền thống làm quốc phục. Mỗi một sự vật hay một hiện tượng (vật thể và phi vật thể) để chọn làm biểu tượng, biểu trưng cho quốc gia đều có ưu và có khiếm khuyết song trong đó yếu tố nào là chủ đạo, bao trùm, phổ biến, lâu bền, nhân văn được con người trong xã hội quý trọng và tôn vinh thì có thể bảo tồn sử dụng một cách tự giác tích cực. Chỉ nói về áo dài nữ Việt Nam, người ta cảm nhận được cấu trúc tạo hình không ở nơi nào có được kể cả các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản,… Mỗi khi thiếu nữ mặc chiếc áo dài lại tăng thêm sức hấp dẫn đến lạ kỳ. Những đường cong, đường lượn của nếp may cộng với màu sắc rực rỡ, êm dịu đã tạo thêm giá trị thẩm mỹ duyên dáng của người thiếu nữ trong ngày hội, ngày vui của dòng họ, gia đình. Cách tạo hình cổ áo dài nữ giống như cánh hoa hồng cách điệu gắn liền với bộ ngực mà tà áo dài góp phần trang nhã hài hòa trong tổng thể cấu trúc nghệ thuật tạo hình của người thiếu nữ Việt Nam. Và vì vậy trong các tác phẩm mỹ thuật thiếu nữ của Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Trần Văn Cẩn,… đã phản ánh một cách rất sinh động, thẩm mỹ của thiếu nữ trong bộ áo dài truyền thống.

Áo dài ngày nay.

Mấy thập kỷ nay, nhà nước đã cho phép tổ chức nhiều cuộc hội thảo bàn về quốc phục nhưng chưa có tiếng nói chung và cũng chưa có hồi kết, còn bỏ ngỏ theo năm tháng. Vấn đề mà công chúng đặt ra là nhiều nước trên thế giới họ đã có quốc phục sao một nước như Việt Nam ta đã có bề dày lịch sử hằng nhiều thiên niên kỷ, một nước được gọi là văn vật, văn hiến mà sao không chọn ra được quốc phục để trình làng với thiên hạ?

Xem Thêm :  17 web xem phim online hd nhanh nhất ở việt nam

Khi đã chọn được quốc phục, cũng không có nghĩa là dùng nó thường ngày mà tùy theo tình hình cụ thể để ứng dụng cho hợp lý. Trang phục ấy phải vừa có tính tiên tiến, cách tân, đổi mới nhưng cơ bản vẫn giữ được tính truyền thống trang phục Việt được nhân dân ta đang dùng, coi đó là một di sản văn hóa vừa đậm nét văn hóa vật thể và vừa phi vật thể mà xã hội ta trân trọng, tôn vinh sử dụng từ lâu đời nay.

Hoàng Hoa Mai


Wolfoo và Lucy Bỏ Tù Sư Tử Bố Wolf – Trò Chơi Vui Nhộn Cho Bé | Phim Hoạt Hình Wolfoo Tiếng Việt


Wolfoo và Lucy Bỏ Tù Sư Tử Bố Wolf Trò Chơi Vui Nhộn Cho Bé | Phim Hoạt Hình Wolfoo Tiếng Việt
Sói con Wolfoo và Lucy cùng với bố Wolf chơi những trò chơi vui nhộn tại nhà. Cùng đón xem tập phin vui nhộn này cùng Wolfoo nhé!
WolfooTiengViet Wolfoo Hoathinh thieunhi Kids Cartoon
00:08 Wolfoo và Lucy Bỏ Tù Sư Tử Bố Wolf
03:14 Wolfoo Giả Vờ Chơi Giải Cứu Xe Đồ Chơi
05:51 Wolfoo Xây Dựng Ngọn Hải đăng Lego đồ Chơi và Giải Cứu Mẹ Wolf
? Các tập mới nhất của Wolfoo Tiếng Việt:
Sói Con Wolfoo Giúp Những Chú Kiến Làm Nhà Chơi Lego đầy Màu Sắc
Đội Bác Sĩ Cấp Cứu Wolfoo: https://www.youtube.com/watch?v=NzEzNdEy2GM
Câu Chuyện HàI Hước Của Wolfoo về Bản Thiết Kế Hoàn Hảo: https://www.youtube.com/watch?v=Wb_Sw8mbBEs
WolfooTiengViet Wolfoo Hoathinh thieunhi Kids Cartoon
? Click ngay để xem các tập phim hoạt hình Wolfoo mỗi ngày:
Wolfoo Channel: https://bit.ly/2zJiot5
Video hoạt hình của WOA Kid 2D: https://bit.ly/36QVb4d
Tất cả các video WOA Wolfoo: https://bit.ly/2Xq9BoY
Sói con Wolfoo đã đến với các bạn nhỏ Việt Nam rồi đây! ???
Với Wolfoo Tiếng Việt, chúng tôi sẽ mang đến những trải nghiệm thú vị cho các bé thiếu nhi từ 2 đến 8 tuổi bằng những tập phim hoạt hình vui nhộn, bổ ích, sống động phù hợp với lứa tuổi của bé: kích thích sự sáng tạo của trẻ, truyền cảm hứng cho trẻ em phát triển kỹ năng sống và theo đuổi đam mê; thiết lập thói quen lành mạnh và chăm sóc bản thân; tăng sự hiểu biết của trẻ về văn hóa và sự đa dạng. Chúng tôi mong muốn đem lại giá trị để xây dựng một thế hệ trẻ Việt Nam phát triển toàn diện về mặt tri thức và đạo đức.
? Các nội dung hoạt hình khác đề xuất cho bé:
Babybus Nhạc thiếu nhi: https://bit.ly/3eTa7Sj
Heo Peppa Tiếng Việt Chính Thức: https://bit.ly/3gKPYzr
Oddbods Tiếng Việt: https://bit.ly/2XnFLB9
Tất cả nội dung âm thanh và hình ảnh trong kênh này thuộc sở hữu của SCONNECT CO., LTD.,
Giấy chứng nhận Giấy phép Âm nhạc: audiojungle.net; epidemic.zendesk.com

Về chúng tôi:
► Email: info@woanetwork.com
► Facebook: https://goo.gl/xBxEhB
► Twitter: https://goo.gl/ZXm6xU
► Woanetwork: https://goo.gl/WyWN5w
► TopShare: https://goo.gl/K1YSsV
CẢM ƠN SỰ ĐÓN NHẬN CỦA CÁC BÉ, ĐỪNG QUÊN LIKE VÀ ĐĂNG KÝ KÊNH NHÉ!
ĐỘI NGŨ SẢN XUẤT:
Nhà sản xuất Thu Đỗ, Ly Trần
Giám đốc An Nguyễn
Biên kịch Bích Nguyễn
Hoạ sĩ Đức Nguyên, Tân Phạm
Diễn hoạt Khang Lê, Linh Phạm, Thương Nguyễn, Hiếu Đinh, Hợp Nguyễn, Tuấn Nguyễn, Ngọc Nguyễn
Âm nhạc Linh Nguyễn

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Related Articles

Back to top button