Thủ Thuật

Quan âm bồ tát có thật hay không? ngài có phải là phật không?

Bạn đang xem: quan âm bồ tát có thật hay không? ngài có phải là phật không? Tại Website saigonmetromall.com.vn

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát là một trong những hình tượng gần gũi nhất với đa số các tín đồ Phật Giáo dù ở bất cứ nơi đâu, thuộc tầng lớp nào. Ngài chính là hiện thân của lòng từ bi, đại hạnh, là nền tảng của mọi công hạnh tu tập. Ngài còn là chỗ nương cậy, cầu cứu khổ cứu nạn của chúng sinh. Chính vì vậy, các bậc hành giả khi tu tập đều lấy Ngài như tấm gương để noi theo, quy hướng về Ngài. Cho nên, không lấy làm lạ khi từ kẻ quê mùa cho đến bậc trí thức, đều cung kính và tưởng niệm đến Đức Quán Thế Âm. 

Tuy nhiên, đối với hầu hết những người dân quê đều chỉ biết đến Ngài qua những câu chuyện kể lại hoặc sự hiển linh của Ngài trong đời sống mà họ được nghe hoặc chứng kiến. Họ thường chưa biết đến Ngài qua việc học tập, nghiên cứu kinh luận. Vậy Quán Âm Bồ Tát là ai? Và sự tích của đức Quán Thế Âm Bồ Tát như thế nào? Cùng hiểu rõ qua bài viết dưới đây.  

Quan Âm Bồ Tát là ai?

Quan Thế Âm (tiếng Phạn là Avalokitesvara), dịch sang tiếng Hán là Quan Thế Âm hay Quán Tự Tại, có nghĩa là quan sát tiếng kêu than của chúng sinh nơi trần gian để độ hóa cho họ thoát khổ, thoát nạn. Tên đầy đủ của Ngài là Quan Thế Âm, nhưng người đời Đường ở Trung Quốc kiêng húy chữ “Thế”, nên thường gọi là Quan Âm. Nên danh hiệu “Quan Âm Bồ Tát” được dùng phổ biến hiện nay. 

Quan Âm Bồ Tát là hiện thân của Từ Bi, Ngài phát đại nguyện thực hiện từ bi cùng tận cho đến khi chúng sinh không còn đau khổ. Vì chỉ có Từ Bi mới giải trừ được mọi khổ đau, cũng giống như chỉ có trí tuệ mới tiêu diệt được ngu si. Chính vì vậy, Quan Âm Bồ Tát thiết lập tâm đại từ, đại bì thực hiện đại thệ nguyện độ sanh của Ngài. 

Quan Thế Âm Bồ Tát không phải một vị Bồ Tát thông thường, chưa thành Phật. Trong quá khứ, Ngài đã thành Phật, hiệu “Chánh Pháp Minh Như Lai”. Ngài thị hiện làm Bồ Tát vì muốn cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh. Đức Bồ Tát thấy Phật và chúng sinh chung một bản thể, đồng chung một giác tính duy nhất, nhưng Phật đã giác ngộ còn chúng sinh thì si mê. 

 

Ngày vía Quan Âm hay còn gọi là ngày cúng Mẹ Quan Âm được lưu ý hơn cả đối với các ngày rằm. Ngày Vía Quan Âm bao gồm 3 ngày là 12/2 âm lịch (Ngày sinh của Quan Âm). 19/6 âm lịch (ngày quan âm xuất gia) và ngày 19/9 âm lịch (Ngày quan âm thành Phật).

 

Quan Thế Âm Bồ Tát là nam hay nữ?

 

Trong kinh Pháp – Hoa phẩm Phổ – Môn có viết: “ Cần thích hợp một Phật thân để tế độ, Quán Thế Âm Bồ Tát liền hiện Phật thân để nói Pháp và tế độ. Theo đó, trong kinh Đại Phật và kinh Bi Hoa, đức Bổn Sư Thích Ca đã dạy rằng “ Đức Quán Thế Âm Bồ Tát đời quá khứ đã thành Phật, hiệu của Ngài là Chánh Pháp Như Lao vào thuở lâu xa vô lượng kiếp trước. Vị thương xót chúng sinh, bi nguyện độ sanh mà Ngài thị hiện làm thân Bồ Tát. Cũng trong kinh Bi Hoa, Đức Phật gọi Bồ Tát Quán Thế Âm là “Thiện – nam – tử” tốt. Vậy, Ngài đã thành Phật, nhưng mười phương chư Phật không hề có nữ thân. Chính vì vậy, Quán Thế Âm Bồ Tát không thể là nữ nhân được. 

 

Ta đều thường thấy, tượng và ảnh của Quán Thế Âm Bồ Tát có tướng nữ mạo ở một số quốc gia Châu Á, trong đó có Việt Nam. Nên nhiều người mặc định vị Bồ Tát này là nữ, coi Ngài như mẹ hiền che chở chúng sinh, thấu suốt những nỗi oán khổ và hóa độ điều ác, kết thêm duyên lành. Phần khác, trong Phật Giáo, Quan Âm Bồ Tát bảo hộ cho phụ nữ và trẻ nhỏ, lại thường được coi là vị Bồ Tát hóa độ nhân duyên cho nữ giới, hiếm muộn con cái.

“Quán Âm chính là một Đại Bồ Tát trong Phật Giáo Đại Thừa. Vì lòng từ bi cứu khổ cứu nạn cho chúng sinh cũng là sự tuyên truyền Phật Pháp, mà Ngài tùy tiện hiện thân, khi làm Phật, khi làm Bồ Tát, khi làm tiên, khi làm quỷ, thần, khi làm Duyên – giác, khi làm Thinh – Văn, khi làm quốc vương hoặc đại thần, và Ngài cũng mang thân nữ nhi mà cứu độ nhân loại. 

Xem Thêm :  Tăng tốc windows 10: +32 mẹo tối ưu hóa hiệu năng (mới 2022)

Chính vì vậy, Quan Thế Âm Bồ Tát có thể thị hiện thành nữ nhi nên mới có tạo tác là Phật Bà Quan Âm. Thường được tạc, đúc thành tượng thờ phổ biến trong Phật Giáo Đại Thừa ở Viễn Đông, trong đó có Việt Nam. Tạo tác này xuất hiện trước tiên tại Trung Quốc vào thời Nam Bắc Triều (420 – 589) rồi đến đời Đường (618 -907) mới thịnh hành. 

Phật Quan Âm Bồ Tát? hay còn gọi là phật bà quan âm là ai? Gọi như thế nào mới đúng

Quan Thế Âm Bồ Tát trong tiếng Phạn là Avalokitesvara. Trong tiếng Hán, Ngài thường được gọi là Quán Tự Tại, Quán thế Tự Tại, Quán Thế Âm Tự Tại, Quán Thế Tự, Khuy Âm, Hiện Âm Thanh, Quán Âm.. Ngoài ra còn được gọi là Cứu Thế Bồ Tát, Cứu Thế Tinh Thánh, Thí Vô Uý Giả, Phổ Môn, Đai Bài Thánh Giả. 

Các phật tử Việt Nam thường gọi Ngài là Phật Quan Âm Bồ Tát hay Phật Bà Quan Âm hoặc Mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát. Gọi theo cách nào cũng đúng vì trong Phật Giáo Thượng Thừa tại Viễn Đông, Quan Âm Bồ Tát được tạo tác có tướng mạo là nữ, nhân hậu, bao dung. Đây chính là một thị hiện của Ngài khí tùy tiện hiện thân xuống trần gian để cứu khổ cứu nạn. Nên gọi Ngài là Phật Bà Quan Âm hay Phật Quan Âm Bồ Tát. 

Quan Thế Âm Bồ Tát có thật không?

 

Theo kinh điển Nguyên Thủy, không thừa nhận sự tồn tại của những vị Quan Thế Âm Bồ Tát mà chỉ có sự tồn tại theo hệ thống giáo lý kinh điển Đại Thừa. Vậy Quan Thế Âm Bồ Tát có thật hay không? Câu trả lời là có. 

 

Quan Thế Âm Bồ Tát là biểu tượng cho sự Từ Bi, cứu khổ cứu nạn. Khi một người tin tưởng tuyệt đối vào sự gia trì của chư Phật thì 1 vị Phật có thể hóa thân thành hàng hà sa số vị Phật khác để giải cứu chúng sinh. Nói cách khác, khi một người lúc gặp hiểm nguy, tin tưởng và gọi tên “Nam Mô Quan Thế ÂM Bồ Tát Cứu Khổ, Cứu Nạn”, thì trong hư không tạng thế giới có hằng hà sa các chư vị A La Hán nghe được và xuất hiện Quan Thế Âm Bồ Tát để giúp họ. Vì vậy, không nên quá chú trọng đến việc Quan Thế Âm Bồ Tát có thật hay không, mọi vị Phật, chư Phật Mười Phương, chư vị La Hán, A La Hán đều có thể chính là Quan Thế Âm.

 

Những truyền thuyết về mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát

 

Những truyền thuyết về mẹ Quan Thế Âm lần đầu tiên xuất hiện ở Trung Nguyên, khoảng hơn 2000 năm trước và nổi tiếng dưới thời nhà Tống (960-1279), từ đó Quan Thế Âm Bồ Tát được ca ngợi như một vị thần của lòng từ bi cho đến ngày nay. 

 

Truyền thuyết đầu tiên về mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát là về công chúa Miêu Sơn, cô con gái út của một chư hầu Trung Quốc. Nguyện vọng của cô là muốn xuất gia tu hành nên nhà vua đã đồng ý từ bỏ tước hiệu của công chúa và để cô ra đi. Sau khi về già, nhà vua mắc trọng bệnh do nghiệp báo từ những việc làm tội lỗi trước đây của nhà vua, cần một loại thuốc được chưng cất từ cánh tay và đôi mắt của người với điều kiện là phải hoàn toàn tự nguyện. Công chúa Miêu Sơn khi đó đã là một vị Bồ Tát sau nhiều năm tu hành, tự nguyện dâng hiến cánh tay và mắt để cứu vua cha. Sau đó, đôi mắt và cánh tay của cô đã khôi phục, nhưng lúc này thân thể cô không còn là thân thể phàm nhân mà đã biến thành một vị Bồ Tát. 

 

Một truyền thuyết khác về mẹ Quan Thế Âm Bồ Tát là bà thường hóa thành những người giản dị để có thể cứu giúp và cảm hóa con người. Ở một số nơi, tượng Quan Âm thường có mang theo một cái giỏ được đan bằng liễu và một cành liễu. Bà được coi như là một vị thần bảo hộ cho thủy thử và các ngư dân ven biển. 

tuong-go-phat-ba-quan-am

Mẹ Bồ Tát Quan Âm còn là một nhân vật nổi tiếng trong tác phẩm Tây Du Ký. Ngài đã hiển linh và giao cho Pháp sư Tam Tạng sứ mệnh sang Ấn Độ thỉnh kinh về Trung Hoa để hồng dương Phật Pháp. Bà cũng an bài cho Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Ngộ tĩnh trở thành đồ đệ của Đường Tăng. Bà cũng là người nhiều lần hóa giải mâu thuẫn phát sinh giữa các thầy trò, giúp họ thông qua khổ nạn mà trừ bỏ nghiệp lực và tà tâm, tu thành chín quả. 

 

Trong một số truyền thuyết khác, Quan Thế Âm Bồ Tát xuất hiện với hình tượng nghìn mắt nghìn tay, cứu độ hơn nữa cho chúng sinh trong cảnh lầm than. 

Xem thêm : Tượng Phật Bà Quan Âm có ý nghĩa như thế nào?

Hình tượng Quan Thế Âm Bồ Tát

 

Xem Thêm :  Top +100 mẫu bảng menu quán cafe đẹp đơn giản & độc 2021

Trong Hoa Nghiêm Kinh, Quan Thế Âm Bồ Tát ở tại Nam Hải Phổ Đà Sơn, nơi có vô lượng chư vị Bồ Tát vây quanh. Trong Đại A Di Đà kinh, thì cho rằng, Bồ Tát Quan Âm là thị giả của Đức Phật A Di Đà, ở tại thế giới Tây phương cực lạc, tùy duyên giáo hóa chúng sinh. Quán vô lượng thọ kinh còn nhấn mạnh rằng, Quan Âm Bồ Tát bên Tây Phương Cực Lạc có sắc thân cực kỳ trang nghiêm. 

 

Trong kinh Mật Giáo cũng chỉ ra rằng, Phật Quan Thế Âm Bồ Tát là thị giả của Đức Phật A Di Đà. Nhưng Ngài là Vô Lượng Thọ Phật, do bổn nguyện mà thị hiện thành Bồ Tát đại từ đại bi. Kinh ghi “Bên phải họa tượng Bồ Tát Quan Âm, ngự trên tòa sen, đắp y màu trắng, quỳ gối chắp tay, mặt hướng nhìn Phật, nghe Phật thuyết Pháp. Ngài có 6 cánh tay. Bên trái có 3 cánh tay, một tay cầm tỉnh bình, một tay cầm cuốn kinh, một tay cầm hoa. Bên phải có ba cánh tay, một tay bắt ấn vô úy thúy, một tay cầm dây tơ, một tay cầm quả châu. 

Ngoài ra, ở nhiều quyển kinh khác, Quan Âm Bồ Tát được miêu trả có tám tay, mười tay, thậm chí có 40 tay, 108 tay, cho đến ngàn tay. Tựu chung lại, hình tượng của Quán Thế Âm Bồ Tát chỉ có hai tay. Tất cả những hình tượng còn lại là lực dụng thị hiện sự thần biến tự tại của Ngài mà thôi. Các hóa thân của Bồ Tát Quan Thế Âm gồm có: Thập nhất diện Quán Âm, Thiên thủ thiên nhãn Quán Âm, Chuẩn Đề Quán Âm, Như ý luân Quan Âm, Bất không quyến tác Quán Âm, Hương vương Quán Âm,..

 

Tại sao nên thờ mẹ Quan Thế Âm trong nhà?

 

Đức Quán Thế Âm Bồ Tát là hiện thân của sự nhân từ, lòng từ bi và sự cứu rỗi nhân loại khỏi những đau khổ, bệnh tật. Ngài luôn phù hộ cho nhân loại có cuộc sống bình an, hạnh phúc. Chính vì vậy, trong các gia đình ở Việt Nam, thờ Mẹ Quan Thế Âm trong nhà là cực kỳ phổ biến. 

 

Mọi người thờ Phật Quan Âm Bồ Tát là mong muốn có được sự thiện trong âm, từ bi như Ngài, an nhiên, tự tại. Thờ Quan Âm Bồ Tát còn mang ý nghĩa là cầu mong may mắn, sức khỏe, gia đình luôn ấm no, hạnh phúc. Việc thờ cúng này đã trở thành nét đẹp của truyền thống văn hóa dân gian Việt Nam, thể hiện những đức tính tốt đẹp của con người. Đó là tính hướng thiện, hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống và lòng tin vào thần linh. Cậy nhờ các Ngài thành tâm, các Ngài sẽ phù hộ cho gia đình.

 

Xem thêm một số Mẫu TƯỢNG PHẬT QUAN ÂM TRẤN TRẠCH TẠI ĐÂY

Nên đặt tượng mẹ Quan Thế Âm ở đâu?

Vị trí đặt tượng Mẹ Quan Thế Âm tốt nhất là hướng ra cửa chính, hướng ra cửa sổ lớn hoặc hướng ra ban công của gia đình. Phải đảm bảo rằng, hướng nhìn của Phật Bà Quan Âm là không bị che chắn, không bị “chướng mắt” trước cuộc sống sinh hoạt của gia đình. Việc đặt bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát cũng nên phù hợp với phong thủy để mọi thứ được hài hòa, thuận tiện cho việc thờ cúng thường xuyên. 

Quán Thế Âm Bồ Tát là hiện thân của Đức Từ Bi, muốn nói lên tình yêu thương chúng sinh, cứu khổ cứu nạn cho trần gian, nhân loại được thoát đau khổ ở cõi ta bà. Vậy nên, Ngài được người người sùng kính, tôn thờ.


Nghe Nhạc Niệm Phật Mẹ Quán Âm Bồ Tát- Giúp tai qua nạn khỏi- Mọi chuyện suôn sẻ, gặp nhiều may mắn!


Những lợi ích khi niệm Quán Thế Âm Bồ Tát
♥ Bạn thường niệm Quán Thế Âm Bồtát: Bạn sẽ không còn tánh tham. Vì Bồtát sẽ giúp cho bạn nuôi lớn lòng từ, hành pháp bố thí, khiến cho bạn lúc nào cũng muốn dâng tặng cho người khác chớ không có ý tước đoạt tài vật của người.
♥ Bạn thường niệm Quán Thế Âm Bồtát: Bạn sẽ không còn sân giận. Vì Bồtát sẽ giúp cho bạn có lòng từ bi và trí tuệ rộng lớn. Có từ bi bạn sẽ thông cảm và hiểu cho hoàn cảnh của người mà không sân. Có Trí tuệ bạn sẽ hiểu được thế gian là vô thường, vạn vật là do duyên sanh, nên nó có đến hay mất đi bạn cũng không giận.
♥ Bạn thường niệm Quán Thế Âm Bồtát: Bạn sẽ không còn si mê. Vì Bồtát sẽ giúp bạn khai mở trí tuệ thanh tịnh. Có trí tuệ bạn sẽ hiểu được lý duyên sanh, có hợp có tan, bạn sẽ không chấp trước hay luyến ái một người hay sự vật nào đó.
♥ Bạn thường niệm Quán Thế Âm Bồtát: Bạn sẽ không sợ mình bị đọa vào ba đường ác nữa. Vì bạn đã đoạn trừ ba độc tham sân si.
♥ Bạn thường niệm Quán Thế Âm Bồtát: Bạn sẽ không còn bị những bệnh nan y, hay dù có mắc chứng bệnh nan y cùng vô số bệnh khác đi nữa, bạn cũng sẽ được khỏi. Vì trong Ngũ Bách Danh có tán thán đức hiệu ngài: “Không bị chết vì bệnh ác triền thân”
♥ Bạn thường niệm Quán Thế Âm Bồtát: Bạn sẽ không còn bất cứ sự đau khổ nào nữa. Vì trong kinh Phổ Môn đức Phật Thích Ca có dạy “Nếu có vô lượng trăm ngàn muôn ức chúng sanh chịu các khổ não, nghe đến danh hiệu Quán Thế Âm Bồtát đây, dốc lòng xưng niệm danh hiệu, thì tức thời Quán Thế Âm Bồtát sẽ tìm theo tiếng kêu cứu đó mà cứu thoát.”
♥ Bạn thường niệm Quán Thế Âm Bồtát: Bạn có muốn cầu con trai hay con gái chi cũng đều được toại ý; lại sanh con trai có phước đức trí tuệ, con gái thì đoan chánh xinh đẹp. Vì trong kinh Phổ Môn ngài đã phát thệ nguyện đó.
♥ Bạn thường niệm Quán Thế Âm Bồtát: Dù bạn ở trong bất cứ hoàn cảnh nguy nạn nào, bạn cũng sẽ cảm thấy yên tâm không còn chút sợ hãi nào. Vì năng lực của Bồtát sẽ che chở làm cho bạn cảm thấy vững lòng, do được năng lực này nên trong kinh Phổ môn có khen tặng đức hiệu ngài là “Thí Vô Úy”
♥ Bạn thường niệm Quán Thế Âm Bồtát: Giả sử như trong đời này bạn bị nghèo thiếu, cửa nhà bất hạnh, sống trong khổ sở, bị người khinh bỉ cười chê…do các nghiệp ác đời trước chiêu cảm lấy quả báo hiện tại, nhờ vào bi nguyện độ sanh và năng lực tự tại rộng lớn của ngài, bạn sẽ không còn bị các khổ đó nữa. Vì ngài có năng lực “Phá trừ các nghiệp chướng trọng tội”
♥ Bạn thường niệm Quán Thế Âm Bồtát: Giả sử như trong đời này, vì nhu cầu sống, bạn cần cầu tiền của, nhà cửa, lợi lộc, công danh sự nghiệp v.v…bạn cũng sẽ được toại ý, vì ngài có năng lực “Làm thỏa mãn các điều mong cầu” chẳng những thỏa mãn về giàu sang, danh lợi mà ngài còn phương tiện dẫn dắt bạn tu phước, tu tuệ. Vì bổn nguyện của ngài rốt ráo là muốn cho chúng sanh được “Đại an lạc giải thoát”
♥ Bạn thường niệm Quán Thế Âm Bồtát: Bạn sẽ không còn phải chịu quả báo đau khổ trong các đường ác như địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh cùng các khổ sanh già bệnh chết. Vì trong kinh Phổ Môn ngài có lập thệ nguyện “Các loài trong đường dữ: Địa ngục, quỷ, súc sanh; Sanh, già bệnh chết khổ, Lần đều khiến dứt hết.”
♥ Bạn thường niệm Quán Thế Âm Bồtát: Bạn sẽ không lo sợ bị các ác quỷ, tà thần cùng các loại tà thuật li mị võng lưỡng làm hại; những bùa chú, độc dược cũng không thể làm thương tổn đến bạn. Vì Bồtát có năng lực hàng phục các thiên ma, chế ngự các ngoại đạo.
♥ Bạn thường niệm Quán Thế Âm Bồtát: Bạn sẽ được chư thiên cùng các vị thiện thần thường ngày đêm bảo vệ bạn không cho những điều ác xâm tổn đến. Vì Bồtát có uy đức rất lớn, có nhiều quyến thuộc là chư thiên, thiện thần, họ sẽ vì kính phục uy đức của Bồtát mà đến bảo vệ bạn.
♥ Bạn thường niệm Quán Thế Âm Bồtát: Nếu bạn muốn sanh về bất cứ cõi Phật nào trong mười phương, bạn cũng sẽ được toại ý. Vì ngài có năng lực thần thông tự tại, bi nguyện rộng khắp, phát thệ nguyện tiếp độ tất cả chúng sanh.
♥ Bạn thường niệm Quán Thế Âm Bồtát: Bạn sẽ giải trừ được những oán kết từ nhiều đời trước, oán gia trái chủ kết nghiệp sẽ không còn theo báo thù bạn nữa. Vì ngài có đức hiệu “Chúng oán tất thoái tán” nghĩa là các oán thù thảy đều lui tan.
♥ Bạn thường niệm Quán Thế Âm Bồtát: Hoặc giả là bạn nghe đến danh hiệu ngài, thấy được thân tướng của ngài, lòng nghĩ tưởng đến ngài, công đức sẽ không luống mất, sau này nhờ đó mà bạn sẽ không bị khổ não nơi các cõi. Vì trong kinh Phổ Môn có nói: “Văn danh cập kiến thân, tâm niệm bất không quá, năng diệt chư hữu khổ”.
♥ Bởi vì: Đức Quán Thế Âm Bồtát đã thành Phật từ kiếp lâu xa hiệu là Chánh Pháp Minh Như Lai, từ lâu đã thành tựu được tâm đại từ đại bi, đã chứng đắt hết thảy các tam muội đàlani, có năng lực thần thông và sức tự tại không thể nghĩ bàn. Ngài khởi lòng từ bi rộng khắp, thương tưởng đến tất cả các chúng sanh đang bị thọ khổ trong sáu đường, nên thường dùng sức thần thông tự tại du hóa khắp mười phương cõi nước, khéo hiện các thân hình, ứng hợp với tâm niệm của chúng sanh để độ họ.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật
Xem Thêm :  Homies là gì ?

Related Articles

Back to top button