Thủ Thuật

Qc là gì? qa là gì? những kỹ năng nhân viên qc, qa cần có!

Bạn đang xem: Qc là gì? qa là gì? những kỹ năng nhân viên qc, qa cần có! Tại Website saigonmetromall.com.vn

QC là gì ? QA là gì ? Làm sao để trở thành một nhân viên QA, QC giỏi? Những kỹ năng cần thiết đó là gì? Nếu bạn quan tâm có thể dành thời gian tham khảo và tìm hiểu thêm thông tin được chúng tôi cung cấp bên dưới đây!

1. TẤT TẦN TẬT NHỮNG THÔNG TIN CẦN BIẾT VỀ “QC LÀ GÌ?”

1.1. QC là gì? Tầm quan trọng của công việc QC

Để sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng và được yêu thích thì phải đạt yêu cầu cao như thỏa mãn nhu cầu khách hàng, có những ưu điểm vượt trội hơn mặt bằng chung và quan trọng nhất là chất lượng đảm bảo. Nhằm đáp ứng được những nhu cầu đó và thúc đẩy tiêu thụ, bộ phận QC thường xuyên kiểm tra, đánh giá chất lượng của sản phẩm. Đó chính là định nghĩa QC là gì hay quality control là gì mà bạn cần nắm bắt trước khi bắt đầu bước chân vào lĩnh vực này.

Như vậy có thể thấy đây là một trong những bước quan trọng nhất ở quy trình sản xuất của mỗi doanh nghiệp và không thể thiếu để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao đáp ứng đủ yêu cầu mà kế hoạch sản xuất đề ra.

>>> Thêm kỹ năng phỏng vấn xin việc bằng cách đọc các bộ câu hỏi phỏng vấn xin việc được sử dụng nhiều nhất.

1.1.1. Nhân viên QC là gì?

Nhân viên QC là gì? Nhân viên QC là gì?

Khi đi tim viec bạn có thể dễ dàng bắt gặp thuật ngữ này trong các bản tin tuyển dụng và QC là gì cũng là câu hỏi mà nhiều người đặt ra.

Bộ phận QC làm việc trực tiếp tại các nhà máy trong từng công đoạn sản xuất về những loại hình sản phẩm như kĩ thuật điện tử, thực phẩm, lập trình, may mặc… Bạn có thể dễ dàng tìm được một công việc QC phù hợp khi tìm kiếm các tin  tuyển dụng thực phẩm và các ngành nghề khác hiện nay. Nhờ có bộ phận này các sản phẩm được kiểm định chất lượng tìm ra lỗi và kịp thời khắc phục trước khi đưa ra thị trường để tránh những thiệt hại cho doanh nghiệp.

Để tránh rủi ro trong quá trình làm việc và tránh sản phẩm gặp các lỗi khi xuất hàng nhân viên QC phải kiểm tra và đánh giá chọn lọc nguyên liệu ngay từ khi mới nhập nguồn vào. Công việc của những người thuộc bộ phận kiểm soát chất lượng QC cần có đánh giá chính xác nhất về sản phẩm vậy nên một nhân viên QC cần có những kiến thức chuyên sâu về sản phẩm mà công ty đang làm về những quy trình sản xuất, và nghiên cứu cả những sản phẩm của đối thủ để phân tích thị trường thực tế từ đó tạo những bản kế hoạch cho việc hoàn thành sản phẩm cuối cùng của mình.

Hàng ngày nhân viên QC phải kiểm tra liên tục các khâu thực hiện để tránh công nhân làm sai sót cùng với đó là đánh giá sản phẩm tỉ mỉ từng chi tiết để có kết quả tối ưu nhất. Khi đã phát hiện những lỗi sai nhân viên QC phải tìm ra nguyên nhân, phân tích lý do xảy ra sai sót và trình bày báo cáo về hoạt động sản xuất sản phẩm mà mình điều tra được. Việc quan trọng nhất mà một nhân viên QC phải đạt được là hoàn thành sản phẩm với chất lượng tốt nhất nên việc kiểm tra thường xuyên kết quả của từng công đoạn và so sánh với các yêu cầu mà khách hàng đặt ra là điều phải thường xuyên ghi nhớ.

Vì phải làm việc trực tiếp với khách hàng và đàm phán nghiên cứu về sản phẩm nên nhân viên QC cần có kỹ năng giao tiếp tốt, hiểu biết về ngôn ngữ thứ 3 để dễ dàng trao đổi với đối tác nước ngoài. Bộ phận QC là đầu mối giúp doanh nghiệp đạt những kết quả tiêu thụ tốt trên thị trường vậy nên người làm QC cần có tinh thần trách nhiệm trước những quyết định và phân tích của mình.

1.1.2. Tầm quan trọng của một nhân viên QC

Bộ phận QC có vai trò rất quan trọng trong một công ty sản xuất. Sứ mệnh của bộ phận này là sản xuất và cung cấp ra thị trường những sản phẩm hoàn hảo nhất với chất lượng tốt nhất:

Xem Thêm :  8 nơi ngắm hoàng hôn đẹp ở hà nội

– Bộ phận QC làm việc trực tiếp tại các phân xưởng, nhà máy và giám sát từng công đoạn của sản phẩm để tránh những rủi ro trong quá trình sản xuất.

– Nhân viên QC là người chịu trách nhiệm sản phẩm từ khi bắt đầu nhập nguồn nguyên liệu đầu vào cho tới khi sản xuất sản phẩm đầu ra tới tay người tiêu dùng cuối cùng.

Tầm quan trọng của nhân một nhân viên QC Tầm quan trọng của nhân một nhân viên QC

Công việc của nhân viên QC diễn ra thường xuyên, liên tục và đòi hỏi họ phải chịu áp lực công việc rất lớn. QC đóng vai trò xây dựng nên tên tuổi, thương hiệu cho sản phẩm, cho doanh nghiệp.

1.1.3. Những thông tin cần biết về vị trí việc làm QC

Khi làm việc tại vị trí nhân viên QC họ sẽ thực hiện những nhiệm vụ công việc cụ thể sau:

– Tìm hiểu hệ thống, phân tích mô tả hệ thống, thiết kế test key và thực hiện việc kiểm tra sản phẩm trước khi giao cho khách hàng.

– Lên kế hoạch kiểm thử, thực thi quy trình mà PQA đề ra.

– Nghiên cứu và thiết kế theo yêu cầu của khách hàng.

– Phối hợp với các bộ phận liên quan để đảm bảo chất lượng của sản phẩm

– Quản lý, phân tích, theo dõi và báo cáo kết quả test.

Hiểu được khái niệm QC là gì và nhân viên QC là gì sẽ giúp bạn nhanh chóng chọn được công việc phù hợp nhất trong quá trình tìm việc Hà Nội hay bất cứ nơi nào. 

1.2. Lịch sử hình thành việc làm QC

Ngành QC có lịch sử hình thành và phát triển như thế nào? Đây có lẽ là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Ngành quản lý chất lượng được biết đến khá lâu. Ngay từ khi có sự xuất hiện của loài người trên trái đất, con người đã biết đến quản lý chất lượng. Tuy nhiên, trong thời gian đầu, đó chỉ là những bước kiểm tra đơn giản như kiểm tra đồ ăn, uống khi đem đi trao đổi. Cùng với sự phát triển của loài người, quản lý chất lượng cũng được cải biến hơn, có trình tự và quy trình riêng.

Khi các công xưởng, nhà máy được thành lập, họ yêu cầu có một đội ngũ nhân viên là những người chịu trách nhiệm chính trong quá trình kiểm tra, kiểm soát chất lượng của các sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng. Lúc này, khái niệm QC là gì được hình thành. Từ năm 1950 – 1975, có rất nhiều phương pháp mới ra đời chẳng hạn như phương pháp thực nghiệm quản lý chất lượng. Trong đó, sự ra đời của hoạt động QC Circle đã mang lại ý nghĩa vô cùng lớn. Đây là một hoạt động cải tiến do các nhà khoa học Nhật Bản thành lập nhằm nâng cao chất lượng của các sản phẩm. Hoạt động này là một phân ngành nhỏ trong các hoạt động cải tiến với quy mô lớn ở hầu hết các tập đoàn đứng đầu Nhật Bản khi đó.

Lịch sử hình thành việc làm QC Lịch sử hình thành việc làm QC

Nếu bạn tìm hiểu QC là gì thì sẽ không xa lạ với những cụm từ như ISO 9001-2000. Tiêu chuẩn này bắt đầu được áp dụng năm 1990 và nhanh chóng trở thành một hiện tượng toàn ngành QC. Tiêu chuẩn ISO là một trong những tiêu chuẩn bắt buộc để đánh giá hệ thống quản lý chất lượng của một công ty, doanh nghiệp và vẫn được áp dụng đến tận bây giờ.

Hiện nay, để tìm việc QC chúng ta có rất nhiều cách để tìm kiếm nhưng tìm việc ở đâu và tìm sao cho hiệu quả lại là điều không phải ai cũng biết. Tại Việt Nam những địa chỉ tuyển dụng nhân viên QC nhiều nhất chính là trong những khu công nghiệp và ở các nhà máy sản xuất. Khu vực miền Bắc, Khu công nghiệp Phố Nối – Hưng Yên được đánh giá là một trong các khu công nghiệp hàng đầu  có nhu cầu tuyển dụng QC nhiều nhất. Người lao động có thể dễ dàng tìm thấy một vị trí việc làm QC và nhiều việc làm hấp dẫn khác với thu nhập cao. Từ đó nâng tầm cho thị trường việc làm Hưng Yên trở thành một thị trường trù phú và đầy tiềm năng.

1.3. Những kỹ năng cần thiết của nhân viên QC

1.3.1. Kỹ năng giám sát

Trong doanh nghiệp, nhân viên QC có trách nhiệm kiểm tra trực tiếp từng giai đoạn của quá trình sản xuất: nguyên liệu, quy trình sản xuất, thành phẩm. Do công việc thường xuyên tại nhà máy, nếu bạn có kỹ năng giám sát tốt, nhân viên QC mới có thể nhanh chóng phát hiện lỗi và lỗi kỹ thuật trong quá trình được giao để đưa ra các phương pháp điều trị hiệu quả và hợp thời. Nếu không có kỹ năng giám sát tốt, nhân viên QC sẽ dễ dàng bỏ qua các lỗi, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sản phẩm. Trong trường hợp hàng hóa xuất khẩu sẽ làm hỏng uy tín của công ty/ doanh nghiệp. Đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của QC.

Xem Thêm :  Cách sử dụng medibang paint trên máy tính, medibang paint pro 26

1.3.2. Kỹ năng quản lý

Đây cũng là một trong những kỹ năng quan trọng mà nhân viên QC cần có. Kỹ năng này thể hiện cách quản lý năng suất lao động, quản lý thời gian ngừng hoạt động và các tiêu chuẩn trong quá trình quản lý sản xuất. Một nhân viên QC giỏi sẽ biết được năng suất của từng chuyền công nhân, phân phối, huy động lao động để đảm bảo tiến độ, chất lượng sản phẩm… Khi kỹ năng quản lý tốt, nhân viên QC luôn hoàn thành khối lượng công việc được giao và đảm bảo hiệu quả công việc luôn ở mức cao nhất.

Kỹ năng cần thiết của nhân viên QC Kỹ năng cần thiết của nhân viên QC

1.3.3. Kỹ năng xử lý sự cố nhanh

Trong quá trình sản xuất, rất khó để tránh bất kỳ sai sót hoặc sự cố nào vì có nhiều yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Trong các trường hợp như: nguyên liệu và vật liệu bị hỏng; quy trình sản xuất có lỗi kỹ thuật; Sản phẩm hoàn chỉnh không đáp ứng các yêu cầu về chuỗi… thì nhân viên QC phải có kỹ năng xử lý vấn đề một cách nhanh chóng.
Ngay sau khi phát hiện lỗi, nhân viên QC phải điều tra ngay lập tức nguyên nhân của vấn đề, báo cáo cho cấp trên, phối hợp với các giải pháp nhanh nhất, hiệu quả nhất để hạn chế tuyệt đối những thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp.

2. QA LÀ GÌ? (QUALITY ASSURANCE LÀ GÌ?) NHỮNG ĐIỀU QUAN TRỌNG NHẤT VỀ QA

Bạn thường nghe về thuật ngữ QA là gì hay quality assurance là gì ở các công ty, nhà máy nhưng bạn đã thực sự hiểu rõ về nó hay chưa? Nếu như bạn vẫn còn mơ hồ chưa nắm rõ khi có ý định theo đuổi ngành nghề này thì có thể dành thời gian tham khảo ngay nội dung được cung cấp ở phần này nhé!

2.1. Khái niệm QA là gì?

QA (quality assurance – Đảm bảo chất lượng) chịu trách nhiệm giám sát, quản lý và bảo đảm chất lượng của hệ thống và quy trình sản xuất của công ty theo tiêu chuẩn chất lượng. Quản lý chặt chẽ các tiêu chuẩn chất lượng ở mọi giai đoạn, từ nghiên cứu thị trường, thiết kế… đến sản xuất và bán sản phẩm cuối cùng, tiếp thị thị trường và dịch vụ chăm sóc khách hàng.
Nhiều người nhầm tưởng rằng QA và QC là một, tất cả đều là giám sát chất lượng. Nhưng bản chất công việc của hai vị trí này lại khá khác biệt.
Đảm bảo chất lượng nhằm mục đích nâng cao hiệu quả và chất lượng công việc, tạo ra lợi nhuận cho công ty và hạn chế chi phí tổn thất.

Tìm hiểu khái niệm QA Tìm hiểu khái niệm QA

 

QA là một trong những công việc Hot được nhiều bạn trẻ săn đón khi tìm việc làm tại Ninh Thuận và rất nhiều tỉnh thành khác bởi cơ hội việc làm của ngành nghề này là rất lớn trong thời gian gần đây và có tiềm năng phát triển trong tương lai.

>> Bạn đang có nhu cầu tìm việc truy cập ngay tại tìm việc làm tại Lào Cai để tìm kiếm cho mình 1 công việc phù hợp và hiệu quả nhất.

2.2. Những kỹ năng nào cần thiết cho QA?

2.2.1. Thường xuyên chú ý đến từng chi tiết

Kỹ năng quan trọng nhất của nhân viên QA là khả năng quan sát, chú ý đến ngay cả những chi tiết nhỏ nhất. Điều này đòi hỏi sự tỉ mỉ và thấu đáo của người quản lý đảm bảo chất lượng, bởi vì đôi khi lỗi xuất phát từ một chi tiết rất nhỏ nhưng có thể ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình sản xuất. Do đó, ngoài việc nhìn vào mọi thứ từ bên ngoài, họ cũng phải tập trung cho cả những chi tiết nhỏ nhất để không bỏ qua bất cứ sai sót nào.

2.2.2. Kiên nhẫn

Như đã đề cập trước đó, QA bắt buộc cần phải cẩn thận và tỉ mỉ, đòi hỏi sự kiên nhẫn. Để tạo ra một QA tốt, bạn phải kiên nhẫn trong mọi tình huống. Sự vội vàng bạn thực hiện trong các thử nghiệm ngăn bạn kiểm tra cẩn thận, dẫn đến lỗi và kết quả thường không chính xác.

2.2.3. Kỹ năng giao tiếp tốt

Là một người giám sát chất lượng, bạn phải có kỹ năng giao tiếp tốt. Cần đảm bảo rằng bạn hiểu vấn đề, nắm rõ các yêu cầu của dự án, có thể mô tả các tiêu chí kiểm tra và giải thích các bước mô tả vấn đề.

2.2.4. Luôn học hỏi

Tất cả các phần mềm kiểm tra đều là công nghệ, trong khi đó ngành công nghệ lại không ngừng phát triển hàng ngày. Là một nhân viên QA, bạn phải sẵn sàng tuân theo các xu hướng công nghệ mới nhất để tránh sự chậm trễ. Nếu biết nhiều thì bạn sẽ ngày càng trở nên tiến bộ hơn, khi đó giá trị trong công ty của bạn cũng sẽ ngày càng cao hơn. Tất nhiên, sự thăng tiến trong công việc sẽ rất nhanh đến với bạn.

Xem Thêm :  Sqrt là gì – square root

Kỹ năng cần thiết của nhân viên QA Kỹ năng cần thiết của nhân viên QA

2.2.5. Quản lý thời gian

Bạn có bao giờ cảm thấy rằng: Bạn làm việc không mệt mỏi, nhưng không có đủ thời gian để hoàn thành kế hoạch / dự án bạn đang theo đuổi?
Công việc của QA là thực hiện tất cả các kiểm tra ở mọi công đoạn. Nhưng không phải tất cả các trường hợp kiểm tra đều mất thời gian bằng nhau. Bạn phải ưu tiên các nhiệm vụ được thực hiện trong một ngày.

2.2.6. Biết cách thừa nhận sai lầm của chính mình

Mỗi chúng ta đều không phải là thánh nhân, vì vậy rất bình thường nếu bạn mắc những sai lầm. Bất cứ ai cũng có thể phạm sai lầm, dù nhỏ đến mức nào. Trong quá trình kiểm tra chất lượng, đôi khi bạn có thể vô tình bỏ qua các lỗi quan trọng hoặc xác định được sự cố, lỗi trong các bước xấu ảnh hưởng nghiêm trọng, v.v. dẫn tới việc tranh luận, cãi nhau so đo hơn thua, thay vào đó bạn hãy biết thừa nhận lỗi lầm về mình và cố gắp không lặp lại chúng nữa. 
Có thể ví rằng một nhân viên QA  khá giống với một nhân viên cảnh sát có trách nhiệm đảm bảo mọi người tuân thủ luật pháp. Công việc của nhân viên QA là giám sát, đảm bảo mọi người sẽ tôn trọng quy trình, tiêu chuẩn chất lượng, để giảm thiểu rủi ro và mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho công ty. QA thực sự là một công việc rất quan trọng!
Với những thông tin trên, mong rằng sẽ giúp bạn khám phá và tìm hiểu kỹ càng về công việc này để có có thể phát triển nhanh chóng được tuyển dụng và phát triển rong con đường sự nghiệp của bản thân.

3. PHÂN BIỆT QC VÀ QA ĐỂ HIỂU RÕ QA/QC LÀ GÌ?

QA là Quality Assurance. Khi làm cho những công ty phần mềm lớn, có chứng chỉ tiêu chuẩn chất lượng CMMI, tức là công ty đó có quy trình làm phần mềm rõ ràng. Quy trình làm phần mềm ở đây ví dụ như là đến giai đoạn nào phải có những loại tài liệu và thông số kỹ thuật nào.

Ngoài ra còn nhiều tiêu chí khác khi làm phần mềm mà bạn phải thực hiện theo thứ tự rõ ràng thì phần mềm mới đạt chất lượng. Giả sử một công ty có chứng chỉ CMMI 5 thì người làm QA phải áp dụng quy trình làm phần mềm của chứng chỉ đó vào toàn bộ quá trình làm phần mềm của công ty, và đảm bảo mọi dự án đều phải thỏa mãn quy trình đó.

>>> Tham khảo thêm: Danh sách người tìm việc tại hà nội 2015 và liên tiếp các năm về sau được cập nhật nhanh nhất tại Timviec365.vn.

Phân biệt QC và QA Phân biệt QC và QA

Trong khi đó một công ty thì thông thường chỉ có 1-3 QA, nhưng lại có vô số QC để kiểm tra chất lượng phần mềm. QA là người làm về quy trình. QC là người làm việc với team Development để cho ra đời một sản phẩm tốt.

Trên đây là toàn bộ những thông tin chi tiết nhất về vị trí QC, QA chúc bạn nhận được nhiều thông tin hay từ bài viết này và có thể hiểu rõ QA là gì, QC là gì để tìm việc với những thông tin tuyển dụng quản lý chất lượng cũng như những vị trí việc làm khác trong ngành quản lý, đảm bảo chất lượng thành công!

Chia sẻ:

Từ khóa liên quan

Chuyên mục


10 SỰ KHÁC NHAU NÊN BIẾT GIỮA QA vs QC khi làm chất lượng – Lalaplus


⭐ Khóa học: Nhận thức ISO 9001 Dành cho người mới bắt đầu
Giá: ?.???.??? ??? (2̶.̶9̶0̶0̶.̶0̶0̶0̶ ̶V̶N̶Đ̶) (https://bit.ly/nhanthucISO9001)
⭐ Khóa học: ĐÁNH GIÁ VIÊN NỘI BỘ Dành cho người mới bắt đầu
Giá: ?.???.??? ??Đ (3̶̶.̶̶0̶̶0̶̶0̶̶.̶̶0̶̶0̶̶0̶ ̶V̶̶N̶̶Đ̶) (https://bit.ly/DanhgiavienLala)
? KHUYẾN MÃI ĐẶC BIỆT:
Tặng Coupon giảm giá 300k khi mua lẻ, 900k khi mua Combo
Combo 2 Khóa học: ?.???.??? ??Đ
(Đăng ký nhận Coupon tại: https://bit.ly/Couponlala)

?Và bạn chưa có tài liệu về tiêu chuẩn ISO 9001 : 2015 thì có thể tải miễn phí tại đây nhé:
TẢI Ở ĐÂY: http://bit.ly/dkytailieuISO

Mốc thời gian cho video thú vị này:
00:00 – Xin chào mọi người
00:41 – Sự khác nhau đầu Định nghĩa
01:13 – Điểm khác nhau thứ 2 Định hướng
01:47 – Điểm khác nhau thứ 3 Mục tiêu
02:15 – Điểm khác nhau thứ 4 Cách tiến hành
02:53 – Ví dụ cụ thể
03:20 – Chịu trách nhiệm
03:49 – Ví dụ cụ thể liên quan đến từ vựng
04:21 – Khả năng áp dụng thống kê
05:02 – Công cụ cho quản lý?
05:23 – Định hướng, cách tiếp cận
05:38 – Tổng kết

Video hay khác để THAM KHẢO và NÂNG CAO kiến thức:
? LÝ DO BẤT NGỜ \

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button