Kiến Thức Chung

20 phim truyền hình việt nam hay nhất từ xưa đến nay

Thật đáng tiếc là phim Lý Công Uẩn lại không giao cho hãng phim truyện việt nam làm. Chỉ vì tranh luận mà nhà quản lý sợ không giao dự án nữa, nên mới có chuyện việc làm phim của công ty Trường Thành đầy chất nghiệp dư chăng?
> Không chiếu phim truyền hình về Lý Công Uẩn dịp Đại lễ

Bộ phim “Thái tổ Lý Công Uẩn – Đường tới Thăng Long” của công ty Trường Thành vừa ra đời, lập tức đã có nhiều tranh cãi gay gắt. Là một nhà làm phim, tôi đã xem xét rất kỹ nhiều ý kiến đăng tải trên các báo, website, blog về vấn đề này, quả thật buồn nhiều hơn vui. Chê hay khen, ủng hộ hay công kích, không bằng chia sẻ chân thực những ý nghĩ và việc làm của chính mình, của đơn vị tôi phụ trách là Hãng phim Hội Nhà văn, một hãng phim có kinh nghiệm hợp tác làm phim với Trung Quốc.

1. Có lẽ, đa số người lên tiếng chê phim là có màu sắc Trung Quốc đều chưa xem phim. Nên chăng, nhà sản xuất nên tổ chức chiếu giới thiệu cho một bộ phận nhỏ đối tượng, như các học giả, các nhà báo, nhà văn, nhà chuyên môn làm phim và nhà quản lý văn hoá. Gọi là chiếu nghiên cứu, chưa phổ biến, cũng được. Sau khi xem phim rồi, mới nên căn cứ vào đó mà khen chê nhau. Tôi không có ý bênh công ty Trường Thành, nhưng có như vậy khen chê mới thấu tình đạt lý.

Thực tế đã xảy ra việc một tiến sĩ sử học có trong tay chỉ là bản kịch bản phim, nhưng vẫn cứ đi kiện nội dung bộ phim mà hãng chúng tôi làm ra. Vì khi sản xuất phim, chính tác giả kịch bản và đạo diễn đã sửa thoại rồi, sau đó vì ông ta chót kiện rồi, thì cố bới ra lỗi khác để tiếp tục kiện. Lại có một tờ báo đăng bức ảnh một cảnh quay trong phim chúng tôi làm ở trường quay, nhưng thực ra đó chỉ là cảnh ở trường quay, còn trên phim thì đã qua khâu kỹ xảo, những râu ria bị tẩy hết rồi, và bị cắt cúp cảnh, vì đạo diễn hình ảnh không ngớ ngẩn như vậy. Những bức ảnh lưu hành trên mạng về phim Trần Thủ Độ và phim của công ty Trường Thành là rất đậm mầu sắc Trung Quốc, nhưng tôi vẫn nghĩ, lẽ nào nhà sản xuất lại để như vậy. Cái mái lầu kia là ngói ống Trung Quốc, biết đâu khi lên phim các nhà làm phim đã tẩy nó đi, thay vào đó là ngói vảy âm dương của Việt Nam rồi thì sao? Nếu thế các nhà khen chê chẳng phải là bị một phen “việt vị” ư? Mà câu chuyện phim cũng chưa ai biết nó như thế nào, tôi tin rằng, kịch bản có lẽ là vấn đề nặng nề hơn, so với việc cảnh phim “trông giống phim Trung Quốc”.

2. Ông Phan Cẩm Thượng có trả lời phỏng vấn về việc làm phim của công ty Trường Thành rồi kết luận “Việt Nam chưa thể làm phim lịch sử”, là do ông có những trải nghiệm, quan sát người Trung Quốc làm phim. Nhưng sau đó ông lại nói “điện ảnh là nghệ thuật”. Đúng, không ai phủ nhận điện ảnh là một nghệ thuật, nhưng ông Thượng chưa diễn đạt được ý tiếp theo: Điện ảnh là một nền công nghiệp. Vì có quá nhiều người không hiểu nổi điện ảnh là một ngành công nghiệp, nên không hiểu vì sao Việt Nam chưa làm được phim hay.

Hiện nay, một bộ phim là kết quả của một dây chuyền công nghệ hiện đại, thâu nạp trong nó cả những ngành khoa học kỹ thuật hiện đại nhất. Điện ảnh hiện đại có cơ sở hạ tầng riêng cho nó, có hệ thống các ngành phụ trợ cho nó. Nôm na có thể ví dụ như nền công nghiệp ôtô. Ai cũng hiểu để làm ra một cái ô tô, phải có nền công nghiệp phụ trợ, rồi có tiến trình nội địa hoá dần dần. Nhưng lại rất ít người, đặc biệt là nhà quản lý văn hoá, chịu hiểu rằng, để làm ra một phim truyện tử tế như Hollywood hay chí ít Trung Hoa lục địa đã làm, thì cũng cần một nền công nghiệp điện ảnh có hạ tầng không kém nền công nghiệp ôtô, thậm chí mức độ công nghệ còn hơn vì kỹ thuật quang học, kỹ thuật vi tính có lẽ áp dụng tất cả thành tựu mới nhất trong điện ảnh. Tại Hoành Điếm, có hàng trăm hécta với 11 trường quay, có một khu công nghiệp với hơn 100 công ty điện ảnh, chuyên cho thuê từ ống kính hàng chục triệu đồng một ngày, đến việc cho thuê cái chổi cùn thế kỷ 19. Có công ty làm kỹ xảo mà giá trị một phút phim có thể tính bằng tiền triệu đôla, có các công ty làm bối cảnh sao cho giống thật nhất để rồi… đốt đi.

Có lẽ nên biên tập lại ý của ông Phan Cẩm Thượng là: Việt Nam hiện nay chưa có ngành công nghiệp điện ảnh đủ làm một bộ phim cạnh tranh được trên thị trường phim ảnh thế giới. Nếu cách đây 10 năm, nhà quản lý văn hóa khôn ngoan chuẩn bị một trường quay và một số cơ sở thiết yếu cho điện ảnh, thì có thể năm 2009 có thể bắt tay làm được một phim lịch sử có thể xem được chào mừng 1000 năm Thăng Long. Còn nói như một số người, chỉ nên làm phim tại Việt Nam hiện nay, thì hoặc là nói để mà nói, hoặc là không hiểu gì về việc làm phim. Nếu làm phim như ở Việt Nam, thì cố gắng lắm cũng như Tây Sơn hào kiệt, hoặc nói một cách ví von thì, giống như bảo làm cái ôtô “made in Vietnam”, có lẽ chỉ làm ra cái xe công nông mà thôi. Lại có người bảo, cứ đi quay ở Bái Đính là ra Hoa Lư, quay ở Huế là ra Thăng Long, thì thật là hồ đồ, không hiểu làm phim thế nào.

3. Trong điều kiện như Việt Nam, hoàn toàn thiếu thốn như vậy, thì những nhà sản xuất phim muốn nhanh chóng làm ra một bộ phim lịch sử, tất yếu phải nghĩ đến việc tận dụng cơ sở hạ tầng của điện ảnh Trung Quốc. Vấn đề là làm như thế nào mà thôi. Có lẽ, cần 2 yếu tố, một là việc làm phim phải được trao vào tay các nhà chuyên môn có kinh nghiệm, hai là việc làm phim với Trung Quốc cũng cần phải hiểu đối tác, lựa chọn một phương thức hợp tác thích hợp để đạt mục tiêu của mình là làm ra một phim Việt Nam. Có thể lấy Hàn Quốc làm kinh nghiệm tốt. Họ cũng quay phim tại Trung Quốc, nhưng lại làm ra bộ phim Hàn Quốc. Cũng như Nhật Bản có do dự gì khi lắp ráp ôtô ở nước ngoài, và vẫn lắp ra ôtô nhãn hiệu Nhật Bản. Vậy thì nhà làm phim có bản lĩnh, thế giới chính là trường quay của ông ấy, nội dung phim sẽ nói ông ấy là thế nào. Vấn đề là sở hữu trí tuệ trong một tác phẩm. Theo dõi các tranh luận về phim của công ty Trường Thành, tôi thấy không phải lỗi là “làm phim ở Trung Quốc”, mà là lỗi ở những người Việt Nam đi làm việc với Trung Quốc. Công ty Trường Thành đã cố gắng mời các chuyên gia văn hoá nhưng đó cũng chưa phải chuyên gia về lĩnh vực làm phim. Có thể là họ không thổi được cái bản lĩnh sáng tạo vào tác phẩm điện ảnh nên mới ra nông nỗi ấy.

Hãng phim Hội Nhà văn Việt Nam đã hợp tác với các đơn vị Trung Quốc làm 2 phim Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông Hà Nội – Hà Nội, hiện nay lại đang thuê Trung Quốc làm dịch vụ kỹ thuật phim Vượt qua bến Thượng Hải, và các phim này đều được đánh giá tốt. Một là, vì những đề tài phim chúng tôi chọn phù hợp với việc hợp tác với Trung Quốc, không có yếu tố bối cảnh và con người Trung Quốc là không được, không ảnh hưởng đến việc suy diễn có thể có hại đến hợp tác. Hai là, chúng tôi huy động được 2 yếu tố thành công như đã nói ở trên: đoàn làm phim và các tác giả có chuyên môn cao, hợp tác với Trung Quốc có nguyên tắc và hiểu biết lẫn nhau, mục tiêu là làm phim Việt Nam, nói về con người Việt Nam. Tuy vậy, cũng khá nhiều vấn đề mà nếu buông ra, có thể làm cho bộ phim hỏng, mà chỉ có người làm chuyên môn mới hiểu và xử lý được. Công ty Trường Thành đã mời được đạo diễn Trung Quốc không tầm thường đâu, nhưng lại để cho một đạo diễn Việt Nam mới toe làm đối tác, thì khó có thể có kết quả tốt được.

Xem Thêm :  Tất tần tật các loại giày cho cô nàng mê giày dép

Cảnh trong phim “Lý Công Uẩn – Đường tới thành Thăng Long” của công ty Trường Thành.

Điện ảnh Trung Quốc là một nền công nghiệp, có thị trường, Nhà nước không hỗ trợ tiền để làm phim như ở Việt Nam, các dịch vụ điện ảnh là thuần tuý thương mại. Họ có trường quay, có công ty làm bối cảnh, may trang phục, anh đến đặt hàng thì vấn đề là anh đặt hàng thế nào lại để họ ép anh, tôi thực sự không hiểu? Có thể nhà sản xuất Trường Thành quan niệm về việc làm phim tương đối đơn giản, dẫn đến chủ quan. Hoặc nhà sản xuất quan niệm chỉ có phim là chiếu được, rồi thu tiền về chăng? Nếu vậy, cú thất bại này sẽ là bài học cho nhà sản xuất.

4. Cách đây 3 năm, hãng phim Hội Nhà văn có khởi động một dự án làm phim về Vua Đinh và kinh đô Hoa Lư. Chúng tôi quan niệm, những đề tài lịch sử chính yếu, nòng cốt cho đại lễ 1.000 năm Thăng Long có thể chỉ nên dành cho các hãng phim lớn, có nhà nước đầu tư lớn. Do vậy nên chúng tôi chọn đề tài Hoa Lư và Vua Đinh (và có lý do như sẽ nói sau đây). Hãng phim đã đầu tư làm kịch bản trong 2 năm. Để chuẩn bị cho việc làm phim, chúng tôi có gửi thư mời đến các cơ quan Trường, Viện nghiên cứu, đến nhà nghiên cứu lịch sử, khảo cổ, văn hoá đề nghị hợp tác về tư liệu và tư vấn. (Trong đó có tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, Tống Trung Tín… và các chuyên gia khác quan tâm đến Hoa Lư).

Gửi thư đi các nơi, sau đó có khoảng mươi nhà nghiên cứu hồi âm, chúng tôi có trả nhuận bút tuy không lớn, nhưng cũng là một sự cố gắng của Hãng phim. Chúng tôi có cảm giác mình rất cô độc trong lĩnh vực làm phim lịch sử, và rất ít người quan tâm đến chủ đề đưa Vua Đinh lên màn ảnh. Toàn bộ khối tư liệu đó, tuy rất ít ỏi nhưng được xử lý và chuẩn bị bối cảnh. UBND tỉnh Ninh Bình có hỗ trợ 200 triệu đồng để chuẩn bị làm phim.

Sau khi thực sự bắt tay vào chuẩn bị làm phim, chúng tôi thấy mình đã húc vào một vấn đề quá lớn và ý thức được rằng, nếu làm phim ra, chắc chắn sẽ là đề tài tranh luận gay gắt. Ai biết kinh đô Hoa Lư khi đó thế nào? Ai biết vua Đinh mặc gì, nói gì? Ai biết các sứ quân mặc quần áo thế nào? Lê Hoàn khi làm tướng mặc gì? Dương thị trang phục thế nào? Hay triều đình Ngô Nam Tấn Vương, Ngô Thiên Sách Vương ăn mặc và thiết triều ra sao? Chúng tôi có trao đổi với một số nhà chuyên môn, và sơ bộ thống nhất là trang phục của nhà Đinh, nhà Lê, cho đến đầu Lý là trang phục ảnh hưởng của thời Đường.

Việc nghe tin các đoàn làm phim của ta đi làm phim về Lý Công Uẩn mà làm trang phục thời Tống, là chệch hoàn toàn. Nhưng thiết kế cụ thể trang phục thế nào? Quả là một núi khó khăn. Toàn bộ cơ sở hạ tầng của Trung Quốc có thể sử dụng được, vấn đề là anh vẽ cái gì trên đó.

Đối tác Trung Quốc nói với tôi: Bất kỳ cái gì ở Việt Nam chưa có, thì Trung Quốc có, đó là kỹ thuật, kỹ xảo, là kinh nghiệm quay đại cảnh, quay ngựa, quay cung đình, là âm thanh hiện đại, là hóa trang, là đạo diễn hiện trường… Cái gì Trung Quốc không có thì các anh phải mang đến: đạo diễn, kịch bản, diễn viên, trang phục, bối cảnh, lời thoại… Chúng tôi suy nghĩ: Khâu dễ nhất có thể xử lý được là ngôn ngữ, nhưng nếu Việt Nam chưa chủ động được may trang phục, chưa chủ động được xử lý bối cảnh, sẽ rất dễ dẫn đến việc làm ra phim giống Trung Quốc. Vậy thì chúng tôi phải hỏi ai? Ai cũng giới thiệu bà Tình, tôi cũng đọc sách của bà Tình, rồi giới thiệu hoạ sĩ này họa sĩ kia… Nhưng tôi có một linh cảm, người nghiên cứu trang phục ở Việt Nam chưa phải là người làm trang phục cho phim, họa sĩ nổi tiếng cũng chưa phải hoạ sĩ mỹ thuật phim, kiến trúc sư danh tiếng cũng chưa phải nhà làm bối cảnh phim. Còn những người có chức danh đó vốn đã làm phim ở Việt Nam thì lại hoàn toàn mới khi làm phim lịch sử. Thậm chí, nhà phê bình của ta cũng chưa phải nhà phê bình phim. Người ta hay nhầm, người làm gì ngoài đời thì cũng thuê người đó làm trên phim. Có lẽ nghĩ thế thì ông Lý Huỳnh mới thuê võ sĩ đánh võ trên phim, nhưng sau đó thì cảnh đánh võ của ta lại không giống thật, mà những người đánh võ kinh hồn bạt vía ở phim Tàu, thì hóa ra lại chả phải võ sĩ giỏi giang gì. Hãy đến xem những cái nhà dùng làm bối cảnh quay phim ở phim trường Hoành Điếm, mới hiểu tại sao phải làm phim trường. Hiện nay, ở Việt Nam vác máy quay đi thuê quán cà phê để quay quán cà phê, thuê nhà dân để quay căn hộ, sao lên phim cứ giả giả? Đó là vì nhà dân hay quán cà phê không phải chỗ để anh có thể đặt máy quay, đặt ray trượt, chiều cao không cho phép anh đặt máy đúng góc, tường nhà không cho anh đặt đèn chiếu sáng đúng chỗ. Đó chỉ là một trong vô vàn lý do tại sao phải có trường quay.

Vâng, nếu thế, ai đi đầu làm phim lịch sử Việt Nam cũng sẽ là vật thí nghiệm và phải rất cẩn thận. Kỹ thuật thì không phải nghĩ nữa, nhưng cái khó là đặt ra mục tiêu nó phải Việt Nam thì nó như thế nào, chắc gì đã giải quyết được? Chúng tôi và đối tác ngày đêm tìm câu hỏi: Thế nào là Việt Nam, cuối cùng tạm gác lại với chủ đề tâm huyết này. Dù cho có đủ tiền của các đối tác, nhưng không dám làm ngay, trong khi tại Ninh Bình và ở Hội Nhà văn, liên tục có ý kiến là Hãng phim lấy 200 triệu đồng của Ninh Bình mà không làm phim. Cuối cùng, mặc dù tiêu gấp mấy lần số tiền đó, chúng tôi vẫn trả 200 triệu đồng cho Ninh Bình, để tiếp tục chuẩn bị tiếp.

Xin thưa, nếu làm phim tử tế, 2-3 tỷ đồng một tập chưa chắc đã xong, 20 tập của công ty Trường Thành, bảo là làm hết 100 tỷ đồng, tôi không tin, nhưng có lẽ cũng phải hơn 60 tỷ đồng. Tôi công nhận Hãng phim Hội Nhà văn nhát và hèn, không dám làm phim Vua Đinh, bởi vì nếu có bộ phim Vua Đinh, chắc gì đã có phim thỏa mãn tất cả mọi người. Khó lắm thay. Bây giờ, xem phim Pháp, phim Ba Lan hay phim Anh làm về thời kỳ Trung cổ, thậm chí chúng ta không phân biệt nổi đó là nước nào làm phim, họ đều giống nhau cả một loạt. Liệu trang phục của Việt Nam thời xưa có khác mấy so với Trung Quốc không? Trang phục dân dã có thể làm khác được, nhưng cung đình thì khó mà nói nó khác nhiều. Đến như các nhà mang tiếng là chuyên môn, chỉ mới cãi nhau con rồng trên áo vua Lý uốn khúc chữ U hay chữ C mà thôi. Tiểu tiết này, tiếc thay lại không làm thay đổi trang phục của phim.

Xem Thêm :  Ý nghĩa 78 lá bài tarot (final)

5. Bây giờ, đọc những nhận xét của các nhà báo, nhà sử học, nhà văn và bạn đọc đối với Trường Thành, chúng tôi có thể cảm thông phần nào với nhà sản xuất Trường Thành. Lỗi ở cách xử lý chuyên môn, và nếu bộ phim hỏng thì hãy chỉ ra nó hỏng chỗ nào, chỉ thẳng là nó giống phim Trung Quốc thế nào, chứ không nên vơ đũa cả nắm, lên án việc làm phim ở Trung Quốc để kỷ niệm 1000 năm Thăng Long.  

Nếu Trung Quốc có thể làm phim về cụ Lý, họ cứ việc làm, và mình cũng không cản được. Nước Mỹ làm phim về Piod đại đế, làm phim Chiến tranh và Hòa bình, làm phim về Nữ hoàng Cleopatre, người Nga và người Ai Cập thấy nhục chăng? Người Trung Quốc làm phim về Thành Cát Tư Hãn, người Mông Cổ thấy thế nào? Có ý kiến phản bác bà Tình làm con rồng uốn chữ U chứ không phải chữ C, cũng chỉ là võ đoán. Lại nói con rồng ngóc thẳng lên hay chéo lên là sai, thì cũng lại là cố tình trù dập nốt, vì chụp ở góc máy này thì con rồng nó ngóc thẳng, góc khác thì nó ngóc xiên. Khi phê bình đã mang sẵn trong đầu một thành kiến, thì phê bình cũng không có tác dụng gì. Nên nói nó không phải Việt Nam, nó là Trung Quốc, vậy nó thế nào mới là Việt Nam. Chắc là việc con rồng uốn hơi cong hơn hay nó ngóc thẳng, cũng không khác mấy so với bộ quần áo đã thiết kế cho phim. Vẫn chưa có câu trả lời thế nào mới thật Việt Nam. Tôi tin là các nhà làm phim đều cám ơn khi các nhà phê bình chỉ ra được điều này.

Tất yếu Việt Nam phải có một nền công nghiệp điện ảnh, thì mới có thể làm những phim về đời Trần, đời Lê được. Dĩ nhiên không thể sang Trung Quốc làm phim về việc đánh Trung Quốc. Lòng vả cũng như lòng sung, ta có cho người nước ngoài sang ta làm phim đánh bại Việt Nam không? Đó là danh dự có tính nguyên tắc khi chọn chủ đề hợp tác. Khi chúng tôi chọn chủ đề Hoa Lư để hợp tác với Trung Quốc cũng vì lý do này. Nhà Đinh không có trận nào đánh nhau chí tử với Trung Quốc. Câu chuyện phim là thời kỳ nội chiến. Còn nếu chọn nhà Ngô, nhà Tiền Lê, nhà Lý, nhà Lê, nhà Trần mà hợp tác với Trung Quốc là dù sao cũng có chuyện “canh cánh”.

Đối tác Trung Quốc nói “không có vấn đề gì, lịch sử mà”, họ dẫn chứng, Bắc Kinh làm phim về nhà Nguyên diệt nhà Tống, nhà Thanh đánh nhà Minh đấy thôi, có sao đâu, nếu cứ tránh né chuyện lịch sử thì không sao làm được phim lịch sử. Nhưng dù sao khi làm việc, cũng không tránh khỏi chuyện “cấn cá”. Các đoàn làm phim về Lý Công Uẩn và Trần Thủ Độ hợp tác với Trung Quốc, nguyên điểm xuất phát là đã chọn cửa dưới rồi, đã khó lại càng thêm khó. Có lẽ họ chọn phương thức hợp tác không phù hợp và không hiểu rõ đối tác, chứ không hẳn là không thể làm ra một bộ phim khác hay hơn thế. Còn nếu cứ tự làm, thì ta tạm bằng lòng với cảnh cưỡi ngựa như người Mông Việt Bắc cưỡi ngựa đi chợ thôi, chứ không phải dũng tướng ra trận. Hoặc bằng lòng với việc làm như sân khấu, dù cho có huy động hàng ngàn người, vẫn không ra đại cảnh hùng tráng cho phim. Đơn giản là Việt Nam chưa có đạo diễn trường quay khi xử lý đám đông đại cảnh, tôi tin là thế, chứ chưa nói đến đại cảnh chiến trường có binh khí, ngựa, xe. Ai nói có thể đảm đương được việc này, xin nói ra, để chúng tôi có thể xin được hợp tác ở các phim sắp tới và bái làm sư phụ.

6. Hiện nay, có người nói, lấy tiểu thuyết lịch sử của nhà văn A, nhà văn B để làm phim. Đúng rồi. Nhà văn mà. Nhưng mà đó không phải kịch bản điện ảnh. Điều này thì ít ai hiểu cho nhà làm phim. Có khối tiểu thuyết lịch sử hay, ví dụ cách viết của ông Nguyễn Xuân Khánh hay chứ, của Hoàng Quốc Hải là hay chứ, nhưng nếu lấy đó mà làm phim thì đố ai làm phim hấp dẫn được. Nhưng những tiểu thuyết của Nguyễn Huy Tưởng, Hà Ân có thể không hay theo kiểu thẩm định tiểu thuyết, nhưng đó lại là những tác phẩm chuyển thể kịch bản điện ảnh rất được. Vấn đề là bộ phim là một tác phẩm điện ảnh, con chữ trong kịch bản nhất định phải trực quan, nhà văn có thể tả buồn vui hàng chục trang trong tiểu thuyết, nhưng nhà làm phim không làm nổi một giây phim cũng là thường.

Phim truyện không phải là điện ảnh minh họa cho văn chương, hay minh hoạ cho tư liệu lịch sử. Lấy đền đài cung điện ở đâu, sông núi thuyền bè xe ngựa ở đâu? Riêng về trang phục, Võ Tắc Thiên trang phục đẹp và sexy hơn cả người mẫu thời trang ngày nay. Người Trung Quốc cũng tranh luận, liệu thời Tần cung điện có rực rỡ thế không? Người Hàn Quốc làm phim về Ju mong, lịch sử triều vua tương đương nhà Hán ở Trung Quốc, cung điện cũng sáng chói và hiện đại, công chúa đi buôn mà như đi dự lễ hội thời trang. Rõ ràng thời đó, Hàn Quốc không thể có những cung điện và phố xá đẹp như vậy. Vì điện ảnh là một nền công nghiệp, bộ phim là một sản phẩm nền công nghiệp ấy nhưng lại là một tác phẩm nghệ thuật, nên Trung Quốc mới có hơn 30 phim nói về Tào Tháo, 20 phim Hồng Lâu Mộng, gần 50 phim dựng chỉ về Tần Thủy Hoàng, Tây Du ký rồi Tam Quốc, Hồng Lâu Mộng cứ làm đi làm lại.… Nếu quan niệm như một số người Việt Nam, nhất nhất phim ảnh phải đúng như thật thời đó, thì không có sản phẩm điện ảnh, vì đơn giản là không ai biết thời đó thật sự thế nào.

Có lẽ, nên học tập cách xử lý tư liệu và từ tư liệu đến tác phẩm của các nước Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản là thích hợp nhất. Cho nên, mới nói là Việt Nam ta chưa có đội ngũ chuyên môn điện ảnh từng lĩnh vực để cho phim lịch sử. Kiến trúc trên phim thế nào, trang phục trên phim ra sao, bối cảnh trên phim thế nào? Ngay cả lý luận về phim lịch sử cũng không có nốt. Khi đã không có cơ sở lý luận, thì hành động cũng mù mờ, nhà quản lý văn hoá không có bản lĩnh thì chọn, tốt nhất là không làm để không chịu trách nhiệm. Người phê bình thì nghe ngóng, đôi khi có hiệu ứng đánh hội đồng một vấn đề. Một khi sáng tạo nghệ thuật hoặc khoa học bị sức ép của đám đông, thì không còn gì là sáng tạo nữa. Điện ảnh nước ta hiện nay, riêng với lĩnh vực phim lịch sử, từ dự án của Hãng phim truyện Việt Nam của ông Lê Đức Tiến, đến dự án của Công ty Trường Thành, đang là như vậy chăng?

Xem Thêm :  21 ứng dụng xem phim Anime Online trên điện thoại Android/iPhone Không bị Giật

7. Để tiến tới xây dựng được một nền công nghiệp điện ảnh, cho ra đời sản phẩm của nền công nghiệp ấy có chất lượng, thì Nhà nước cần phải có định hướng rõ ràng. Nhà nước nên buông cái gì, quản cái gì? Cơ sở hạ tầng điện ảnh không chỉ là máy quay, là in tráng phim. Hiện nay, cơ sở in tráng phim của Việt Nam chắc chắn là lạc hậu so với khu vực. Chỉ có máy quay là hiện đại vì nhập dễ dàng. Chúng tôi đã nghiên cứu cái ảnh có cái máy quay của Trương Nghệ Mưu, thật ra, nó còn lạc hậu hơn máy quay của Hãng phim truyện 1. Ngoài ra, Việt Nam không hề có trường quay, không có công nghiệp phụ trợ, không có công nghiệp kỹ xảo và âm thanh, không có kinh nghiệm về dịch vụ phim ảnh. Đó mới là đồng bộ để làm phim, chứ không chỉ có cái máy quay. Khi có nền công nghiệp điện ảnh phù hợp rồi, thì sẽ sản sinh ra một thế hệ đạo diễn, quay phim, hoạ sĩ… khác. Có thể vẫn là những con người hiện nay, nhưng chắc chắn cách làm và tư duy sẽ khác, mới có thể tạo ra sản phẩm điện ảnh khác được. Nhà nước ta nên đầu tư vào cơ sở hạ tầng điện ảnh, chứ không nên chi mỗi năm hơn 10 tỷ đồng cho các Hãng phim làm 1-2 bộ phim.

Để đến ngày có thể làm những phim về đánh quân Nguyên, đánh quân Minh, dựng các phim về lịch sử hùng tráng của dân tộc, thì ngay bây giờ, nên chọn những chủ đề vừa phải, hợp lý có thể tận dụng được kỹ thuật hợp tác với Trung Quốc, rồi từ đó xây dựng nhân lực, xây dựng cơ sở vật chất mà tự làm. Vấn đề quan trọng là phải có bản lĩnh và có tâm thực sự vì nền điện ảnh. Thật đáng tiếc là phim Lý Công Uẩn lại không giao cho hãng phim truyện Việt Nam làm. Chỉ vì tranh luận mà nhà quản lý sợ không giao dự án nữa, nên mới có chuyện việc làm phim của công ty Trường Thành đầy chất nghiệp dư chăng? Khởi đầu một con đường, nếu không phải Nhà nước hỗ trợ, thì tư nhân tự làm, rồi truyền hình của Nhà nước mua phim của tư nhân, cuối cùng Nhà nước vẫn tốn tiền, mà lại không thể chủ động sử dụng đồng tiền ấy, không gửi gắm đồng tiền vào các nhà chuyên môn? Nhưng ai là nhà chuyên môn? Đến như bà Đoàn Thị Tình hàng chục năm nghiên cứu trang phục cổ, còn bị coi là không biết gì, thì ai biết đây? Tóm lại, vẫn cứ phải bắt tay vào làm mới biết được, mà làm thì có thể có sai. Chỉ có người không làm gì mới không sai sót gì cả. Nên, các vị phê bình cũng nên bình tĩnh mà đánh giá, xem xét thấu đáo, nếu muốn phán xử, nên điều tra cho kỹ càng.

Một lần nữa tôi cho rằng, Công ty Trường Thành không làm ra phim Việt Nam, lỗi ấy không thể hoan hô được, phải sửa phim, nhưng không vì thế mà gọi người làm phim với những lời lẽ thóa mạ nâng quan điểm nặng nề.

Hiện nay, có nhiều người cố tình làm lẫn lộn tâm lý không ưa Trung Quốc với việc làm phim với Trung Quốc là xấu. Thậm chí nâng quan điểm lên là “nô dịch văn hoá” để chỉ những người làm phim. Trước khi chúng ta tranh luận, phỉ báng nhau, thì con em ta vẫn cứ xem phim Trung Quốc, xem phim Hàn Quốc ngày ngày. Liệu những người đi tiên phong làm phim lịch sử có xứng đáng bị phỉ báng như vậy không? Có người nói, thà không có phim còn hơn có phim làm giống Trung Quốc. Nhưng tôi tin rằng, có phim làm hơi giống Trung Quốc, rồi mới sẽ có phim làm khác Trung Quốc được. Thực tế đang xảy ra rồi. Cứ “thà không có”, thì vĩnh viễn không có gì cả. Và chúng ta vẫn cứ phải xem phim Trung Quốc chứ không bao giờ có phim lịch sử Việt để xem. Nói bao giờ cũng dễ hơn làm. Bây giờ hãy xem lại phim Đêm hội Long Trì, áo chúa Trịnh mặc, đúng là cái áo sân khấu, dĩ nhiên nếu như bây giờ làm thế, lại không bị la ó ầm lên ấy chứ.

Trước kia, chúng ta đánh Mỹ, chúng ta có kỹ thuật của các nước anh em để chống Mỹ, nên không có ai mang tiếng thân Mỹ vì chúng ta không sang Mỹ học kỹ thuật tên lửa, hay học lái máy bay. Ngày nay, chúng ta làm phim chỉ có cơ sở tương tự như xưa làm chiến tranh du kích, còn không biết học lái máy bay, học bắn tên lửa ở đâu? Học Hollywood? hay học Bollywood? Hay học Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc? Nếu làm phim chủ đề hiện đại thì khỏi bàn, nhưng phim lịch sử thì liệu có thể có tiền học Mỹ, học Ấn Độ, Nhật Bản không? Hay là chúng ta khoanh tay múa ngôn từ trông chờ một cá nhân xuất chúng, bỗng dưng làm ra một bộ phim lịch sử Việt Nam ngang tầm với khu vực?

Nếu đủ tiền, nhà nước hoặc các doanh nghiệp nên tham gia làm phim và học tập luôn cách làm phim của Hollywood. Nhưng liệu nhà nước Việt Nam hay có doanh nghiệp Việt Nam nào chịu chơi thế không?

Hiệu quả nhất vẫn là học tập cách làm của chính Trung Quốc, dĩ nhiên hợp tác văn hóa thì cũng có nguyên tắc của nó, có cái khéo riêng. Năm 1985, điện ảnh Trung Hoa lục địa cũng như chúng ta ngày nay, không có trường quay nào, không có bộ phim lịch sử hoành tráng nào. Vậy mà hiện nay họ như vậy, vậy họ làm thế nào? Sao có thể làm ngơ mà lại đẩy lùi được phim Trung Quốc?

Hiện nay ta đang có một thành tựu về toán lý thuyết ngang tầm thế giới, nhưng đó là ngành khoa học thuần tuý trí tuệ, chỉ cần mẩu bút chì với tờ giấy là xong, mà cũng phải qua cái lò Pháp, Mỹ cơ đấy. Còn điện ảnh, khó chịu thay, lại cần cả một nền công nghiệp, chứ không chỉ trí tuệ của một cá nhân với một cái bút chì.

Tôi không ngại trình bày quan điểm khác với số đông, tôi tin rằng, với những gì tôi viết ra trên đây, người có tâm sẽ hiểu nỗi khổ của một nhà văn, một nhà sản xuất phim Việt Nam. Tôi tin rằng, tôi cũng yêu nước như bất cứ ai, lòng tự tôn dân tộc cũng chất ngất như ai. Nhưng việc làm ra một bộ phim lịch sử thì không phải là tránh Trung Quốc mới là yêu nước, khác nào như con đà điểu rúc đầu vào cát khi nhìn thấy người thợ săn xuất hiện ở chân trời?

Nguyễn Xuân Hưng
Giám đốc hãng phim Hội Nhà văn Việt Nam


Phim Bộ Tình Cảm Việt Nam Mới Nhất 2022 | Âm Mưu và Tình Yêu – Tập 1 | Phim Tâm Lý Việt Nam


Phim Bộ Tình Cảm Việt Nam Mới Nhất 2022 | Âm Mưu và Tình Yêu Tập 1 | Phim Tâm Lý Việt Nam
Âm Mưu và Tình Yêu Full Bộ : https://bit.ly/3EAdACu
Phim Hay 2022 Thuyet Minh : https://goo.gl/f5LDo5
Lọ Lem Của Anh Full Bộ :https://bit.ly/3iVozfY
Phim Hay 2021 : https://goo.gl/f5LDo5
Tình Yêu Phai Màu Full Bộ : https://bit.ly/2Uu3qRL
Tình Yêu và Đam Mê : https://bit.ly/2RTUy6U
Tình Yêu Ràng Buộc Full : https://bit.ly/3gkSQDL
Tình Yêu Dối Trá Trọn Bộ : https://bit.ly/3v4C7tS
Phim Hài Việt Nam Chiếu Rạp : https://goo.gl/f5LDo5
phim hành động :https://goo.gl/f5LDo5
phim kiếm hiệp mới nhất : https://goo.gl/pG2tqD
►Phim Việt Nam Chiếu Rạp :https://goo.gl/R7Whs5
►►Đăng Ký Phim Hay Việt Nam : https://goo.gl/f5LDo5
►►► Truy cập các Fanpages Xem các trích đoạn hay :
BH Phim hay: https://www.facebook.com/phimhay.bh
Công Lý: https://www.facebook.com/PhimVie
Quang Lập: https://www.facebook.com/BHMedia.Quanglap
Cuồng Phim Hàn: https://www.facebook.com/cuongphimhantrung.bh

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Related Articles

Back to top button