Kiến Thức Chung

Lộ trình học phát âm tiếng trung chuẩn cơ bản từ đầu

1.Vận mẫu :

  • Trong ngữ âm tiếng Trung có 36 vận mẫu, gồm 6 vận mẫu đơn, 13 vận mẫu kép, 16 vận mẫu mũi và 1 vận mẫu uốn lưỡi

a
o
e
i
u
ü

ai
ou
ei
ia
ua
üe

ao
ong
en
iao
uai
üan

an

eng
ian
uan
ün

ang

er
iang
uang

ie
ueng

iu
ui

in
un

ing
uo

iong

 

  • Phân loại vận mẫu :

a, vận mẫu đơn :

 

vận mẫu
cách phát âm
so sánh với Tiếng Việt

a
–      há miệng to, lưỡi đặt thấp, không tròn môi
–      đọc như “a”

o
–      lưỡi rút về phía sau, gốc lưỡi nâng cao ở vị trí giữa, hai môi tròn và nhô ra một tí, tròn môi
–      đọc như “ô”

e
–      lưỡi rút về phía sau, gốc lưỡi nâng cao ở vị trí giữa, mồm há vừa,không tròn môi
–      đọc như “ưa”

i
–      đầu lưỡi dính với răng dưới, hai môi bành ra,không tròn môi
–      đọc như “i”

u
–      gốc lưỡi nâng cao, lưỡi rút về phía sau, hai môi tròn, nhô ra trước, tròn môi.
–      đọc như “u”

ü
–      đầu lưỡi dính với răng dưới, hai môi tròn, nhô ra trước, tròn môi
–      đọc như “uy”

 

b, vận mẫu kép :

 

cách phát âm
so sánh với tiếng Việt

ai
–      phát âm nguyên âm “a” trước, sau đó dần dần chuyển sang phát nguyên âm “i”
–      đọc như “ai”

ei
–      phát âm nguyên âm “e” trước, sau đó lập tức chuyển sang phát nguyên âm “i”
–      đọc như “ây”

ao
–      phát âm nguyên âm “a” trước, sau đó dần dần chuyển sang phát nguyên âm “o”
–      đọc như “ao”

ou
–      phát âm nguyên âm “o” trước, sau đó lập tức chuyển sang phát nguyên âm “u”
–      đọc như “âu”

ia
–      phát âm nguyên âm “i” trước, sau đó lập tức chuyển sang phát nguyên âm “a”
–      đọc như “ia”

ie
–      phát âm nguyên âm “i” trước, sau đó lập tức chuyển sang phát nguyên âm “e”
–      đọc như “i+ê”

ua
–      phát âm nguyên âm “u” trước, sau đó lập tức chuyển sang phát nguyên âm “a”
–      đọc như “ua”

uo
–      phát âm nguyên âm “u” trước, sau đó lập tức chuyển sang phát nguyên âm “o”
–      đọc như “ua”

üe
–      phát âm nguyên âm “ü” trước, sau đó lập tức chuyển sang phát nguyên âm “e”
–      đọc như “uê”

iao
–      phát âm nguyên âm “i” trước, sau đó lập tức chuyển sang phát nguyên âm kép “ao”
–      đọc như “i+eo”

iou(iu)
–      phát âm nguyên âm “i” trước, sau đó lập tức chuyển sang phát nguyên âm kép “ou”
–      đọc như “i +âu”

uai
–      phát âm nguyên âm “u” trước, sau đó lập tức chuyển sang phát nguyên âm kép “ai”
–      đọc như “oai”

uei(ui)
–      phát âm nguyên âm “u” trước, sau đó lập tức chuyển sang phát nguyên âm kép “ei”
–      đọc như “uây”

 

c, vận mẫu mũi :

 

vận Mẫu
cách phát âm
so sánh với tiếng Việt

an
–      Phát nguyên âm “a” trước, sau đó, chuyển sang phát phụ âm “n”
–      đọc như “an”

en
–      Phát nguyên âm “e” trước, sau đó, chuyển sang phát phụ âm “n”
–      đọc như “ân”

in
–      Phát nguyên âm “i” trước, sau đó, chuyển sang phát phụ âm “n”
–      đọc như “in”

ün
–      Phát nguyên âm “ü” trước, sau đó, chuyển sang phát phụ âm “n”
–      đọc như “uyn”

ian
–      Phát nguyên âm “i” trước, sau đó, chuyển sang phát phụ âm “an”
–      đọc như “iên”

uan
–      Phát nguyên âm “u” trước, sau đó, chuyển sang phát phụ âm “an”
–      đọc như “oan”

üan
–      Phát nguyên âm “ü” trước, sau đó, chuyển sang phát phụ âm “an’’
–      đọc như “oen”

uen(un)
–      Phát nguyên âm “u” trước, sau đó, chuyển sang phát phụ âm “en”
–      đọc như “uân”

ang
–      Phát nguyên âm “a” trước, sau đó, chuyển sang phát phụ âm “ng”
–      đọc như “ang”

eng
–      Phát nguyên âm “e” trước, sau đó, chuyển sang phát phụ âm “ng”
–      đọc như “âng”

ing
–      Phát nguyên âm “i” trước, sau đó, chuyển sang phát phụ âm “ng”
–      đọc như “inh”

ong
–      Phát nguyên âm “o” trước, sau đó, chuyển sang phát phụ âm “ng”
–      đọc như “ung”

iong
–      Phát nguyên âm “i” trước, sau đó, chuyển sang phát phụ âm “ong”
–      đọc như “i+ung”

Xem Thêm :  Hướng dẫn kỹ thuật nuôi rắn mối hiệu quả

iang
–      Phát nguyên âm “i” trước, sau đó, chuyển sang phát phụ âm “ng”
–      đọc như “i+ang”

uang
–      Phát nguyên âm “u” trước, sau đó, chuyển sang phát phụ âm “ang”
–      đọc như “ oang”

ueng
–      Phát nguyên âm “u” trước, sau đó, chuyển sang phát phụ âm “eng”
–      đọc như “ uâng”

 

d, vận mẫu uốn lưỡi :

  • er – Phát nguyên âm “e” trước, sau đó, lưỡi dần dần cuốn lên. “er” Là một vận mẫu đặc biệt, là một âm tiết riêng, không thể ghép với bất cứ vận mẫu và thanh mẫu nào.Chữ này tương đương với chữ “ai” trong tiếng Việt

2.Thanh mẫu :

  • Trong ngữ âm tiếng Trung có 21 thanh mẫu, trong đó có 18 thanh mẫu đơn, 3 thanh mẫu kép, trong thanh mẫu đơn có một thanh mẫu uốn lưỡi

b
g
s

p
k
r

m
h
zh

f
j
ch

d
q
sh

t
x

n
z

l
c

 

  • Phân loại thanh mẫu :

a, Thanh mẫu đơn :

 

Nhóm
Thanh mẫu
Cách phát âm
So sánh với tiếng Việt

Nhóm âm răng môi và hai môi
b
– Là âm hai môi.

– Hai môi dính tự nhiên, sau đó tách ra, là một âm tắc, vô thanh, không bật hơi.
–      đọc như “p”

p
– Là âm hai môi.

– Hai môi dính tự nhiên, sau đó tách ra, là một âm tắc, vô thanh, có bật hơi. Trong tiếng Việt không có âm tương tự.
–      đọc nhẹ hơn âm “p” nhưng nặng hơn âm “b”

m
– Là âm hai môi.

– Hai môi dính tự nhiên,là một âm mũi, hữu thanh.
–      đọc như “m”

f
– Là âm răng môi.

– Môi dưới dính nhẹ với răng trên, luồng không khí từ khe giữa răng và môi thoát ra. Là một âm xát, vô thanh.
–      đọc như “ph”

Nhóm âm đầu lưỡi
d
– Đầu lưỡi dính vào lợi trên, sao đó hạ thấp, là một âm tắc, vô thanh, không bật hơi.
–      Đọc giống “t”

t
– Đầu lưỡi dính vào lợi trên, sao đó hạ thấp, là một âm tắc, vô thanh, có bật hơi.
–      Đọc giống “th”

n
– Đầu lưỡi dính vào lợi trên, luồng không khí từ hang mũi thoát ra,là một âm mũi, hữu thanh.
–      Đọc giống “n”

l
– Đầu lưỡi dính vào lợi trên, luồng không khí từ hai mép lưỡi thoát ra,là một âm biên, hữu thanh.
–      Đọc giống “l”

Nhóm âm đầu lưỡi trước
z
– Đầu lưỡi áp vào lợi trên, sau đó tách ra một tí, luồng không khí từ giữa thoát ra,là một âm bán tắc, vô thanh, không bật hơi
–      Đọc giống “ch” nhưng không bật hơi

c
– Đầu lưỡi áp vào lợi trên, sau đó tách ra một tí, luồng không khí từ giữa thoát ra,là một âm bán tắc, vô thanh, có bật hơi
–      Đọc giống “x” ở một số vùng miền nhưng bật hơi

s
– Đầu lưỡi nâng sát lợi trên, luồng không khí từ giữa thoát ra,là một âm xát, vô thanh
–      Đọc giống “x” nhưng không bật hơi

r
– Đầu lưỡi nâng sát ngạc cứng trước, luồng không khí thoát ra miệng theo một đường nhỏ và hẹp. Là một âm xát, hữu thanh, lúc phát âm phải uốn lưỡi
–      Đọc giống “r”

Nhóm âm mặt lưỡi
j
– Mặt lưỡi áp nhẹ vào ngạc cứng, sau đó tách ra, luồng không khí từ giữa thoát ra. Là một âm bán tắc, vô thanh, không bật hơi
–      Đọc giống “ch” nhưng không bật hơi

q
– Mặt lưỡi áp nhẹ vào ngạc cứng, sau đó tách ra, luồng không khí từ giữa thoát ra. Là một âm bán tắc, vô thanh, có bật hơi
–      Đọc giống âm “sch” trong tiếng Đức hoặc đọc như “sờ chờ” trong tiếng Việt

x
– Mặt lưỡi nâng cao sát ngạc cứng, luồng không khí từ giữa thoát ra. Là một âm xát, vô thanh
–      Đọc giống “x”

Nhóm âm cuống lưỡi
g
– Gốc lưỡi áp vào ngạc mềm, hình thành trở ngại, sau đó bỗng tách ra, luồng không khí từ hang mồm thoát ra. Là một âm tắc, vô thanh, không bật hơi
–      Đọc giống “c” “k”

k
– Gốc lưỡi áp vào ngạc mềm, hình thành trở ngại, sau đó bỗng tách ra, luồng không khí từ hang mồm thoát ra. Là một âm tắc, vô thanh, có bật hơi
–      Đọc giống “kh” nhưng bật hơi mạnh ở cuống họng

h
– Gốc lưỡi nâng cao, nhưng không áp vào ngạc mềm, hình thành trở ngại, luồng không khí từ giữa thoát ra. Là một âm xát, vô thanh
–      Đọc như “h”, sát ở cuống họng, giống như âm giữa “h” và “kh

b, Thanh mẫu kép :

 

Nhóm
Thanh mẫu
Cách phát âm
So sánh với tiếng Việt

Nhóm âm đầu lưỡi sau
zh
– Đầu lưỡi áp vào ngạc cứng trước, sau đó tách ra một tí, luồng không khí thoát ra hang mồm. Là một âm bán tắc, vô thanh, không bật hơi, lúc phát âm phải tròn môi,uốn lưỡi
–      Đọc như “tr”

Xem Thêm :  [Hướng dẫn] Cách vẽ biểu đồ miền môn Địa lý nhanh và chính xác

ch
– Đầu lưỡi áp vào ngạc cứng trước, sau đó tách ra một tí, luồng không khí thoát ra hang mồm. Là một âm bán tắc, vô thanh, có bật hơi, lúc phát âm phải tròn môi,uốn lưỡi
–      Đọc như “ xờ chờ”

sh
– Đầu lưỡi áp vào ngạc cứng trước, luồng không khí thoát ra mồm theo một đường nhỏ và hẹp. Là một âm xát, vô thanh, lúc phát âm phải tròn môi,uốn lưỡi
–      Đọc như “s”

 

3. Thanh Điệu :

  • Trong phát âm tiếng trung có 4 thanh điệu cơ bản
  • Thanh 1 ghi thành “ ˉ ” : Đọc cao và bình bình. Gần như đọc các từ không dấu trong tiếng Việt. VD: /bā/
  • Thanh 2 ghi thành “ ˊ ”: Đọc giống thanh hỏi trong tiếng Việt, đọc từ trung bình lên cao. VD: /bá/
  • Thanh 3 ghi thành “ ˇ ”: Đọc gần giống thanh huyền và thanh nặng nhưng kéo dài. Đọc từ thấp và xuống thấp nhất rồi lên cao vừa. VD: /bǎ/
  • Thanh 4 ghi thành “ ˋ ”: Đọc giống thanh sắc trong tiếng Việt. Đọc từ cao nhất xuống thấp nhất. VD: /bà/

4.Các quy tắc phát âm tiếng Trung :

a, Quy tắc 1:

  • Vận mẫu i, u, ü khi đứng một mình trở thành âm tiết độc lập thì ta phiên âm như sau:

i => yi

u => wu

ü => yu

Ví dụ: Trong tiếng Trung số một là : “一”, ta có phiên âm latinh là “yī”; số 5 là “五”, phiên âm latinh là “wǔ”.

b, Quy tắc 2:

– Hai âm tiết cùng mang thanh 3 đi liền nhau, thì âm tiết đầu đọc thành thanh 2, ( lưu ý chú âm vẫn giữ nguyên hai thanh 3)

Ví dụ: 你好 nǐ hǎo,  sẽ đọc thành “ní hǎo”

– Với ba âm tiết cùng mang thanh 3 đi liền nhau thì hai âm tiêt đầu đọc thành thanh 2, hoặc ta biến điệu ngắt theo từng cặp từ có nghĩa.

Ví dụ:

我很好 Wǒ hěn hǎo sẽ đọc thành “Wǒ hén hǎo” hoặc “wó hén hǎo”

– Với 4 âm tiết cùng mang thanh thứ 3 thì âm tiết đầu và âm tiết thứ 3 đọc thành thanh 2

Ví dụ:

我也很好 /Wǒ yě hěn hǎo/ sẽ đọc thành /Wó yě hén hǎo/

c, Quy tắc 3:

– Nửa thanh thứ 3:

Nếu sau âm tiết thanh 3 là âm tiết mang thanh 1, thanh 2, thanh 4 thì ta chỉ đọc nửa thanh 3, đọc gần giống dấu hỏi trong tiếng Việt.

Ví dụ:

很高Hěn gāo sẽ đọc thành “hẻn gāo”

d, Quy tắc 4:

– Vận mẫu bắt đầu bằng  nguyên âm “i” , “ü” và “u” thì ta cần phiên âm i => y; u => w; ü => yu và cộng với nguyên âm còn lại phía sau.

Ví dụ :

ia => ya

iou => you

iang => yang

Üe => yue

Üan => yuan

Uo => wo

Uan => wan

  • Lưu ý, vận mẫu “ in => yin”; “ ing => ying”

e, Quy tắc 5:

– Vận mẫu “ iou, uei, uen” khi kết hợp với thanh mẫu thì ta bỏ nguyên âm “o,e” ở giữa đi, cách đọc không thay đổi.

Ví dụ:

j+ iou => jiu

d+ uei => dui

g+ uen => gun

f, Quy tắc 6:

– Vận mẫu chứa nguyên âm “ü” khi kết hợp với thanh mẫu “j,q,x” thì ta bỏ hai dấu chấm phía trên chữ “ u” đi, kết hợp với thanh mẫu “n,l” ta vẫn giữ nguyên. Ví dụ:

J + ün => jun

X + üe => xue

L +ü => lü

g, Quy tắc 7:

– Thanh mẫu z,c,s, zh, ch, sh,r khi kết hợp với vận mẫu “i” thì ta đọc i thành “ư”

Ví dụ:

Số 4四Sì đọc giống “xư”

Ăn là 吃Chī đọc giống  “ chư”

h, Quy tắc 8:

– Biến điệu của“不” bù: không, là phó từ dùng để phủ định

– Khi “不” /bù/ đứng trước âm tiết mang thanh 4 thì ta đọc và viết thành thanh 2 “bú”, các trường hợp còn lại sẽ không thay đổi.

Ví dụ:

Không yêu: “不爱”: /Bù ài/ sẽ đọc và viết thành /Bú ài/

Không đi: 不买Bù mǎi sẽ vẫn đọc là “Bù mǎi”

i, Quy tắc 9: Biến điệu của “一” / yī/: số 1

– Sau  “一” yī là âm tiết thanh 4 thì đọc và viết thành “ yí ”, sau “一” yī là thanh 1, thanh 2, thanh 3 thì đọc và viết thành “ yì”

Ví dụ:

一共Yīgòng: đọc và viết là “yí gòng”: tổng cộng

“一样” Yīyàng: sẽ đọc và viết thành “yíyàng”: Giống nhau

一天Yītiān: đọc và viết là “yì tiān” : Một ngày

k, Quy tắc 10:

– Vận mẫu “ o” đứng một mình thường đọc giống “ô” trong tiếng Việt, nhưng đứng sau thanh mẫu b, p, m, f, thì vận mẫu “o” được đọc gần  giống “ua” trong tiếng Việt.

Xem Thêm :  Những phần mềm quay video màn hình windows chất lượng

Ví dụ âm tiết “bo” đọc  gần giống tiếng Việt là “ pua”

5. Phương pháp luyện phát âm tiếng Trung :

  • Xác định chuẩn xác các thanh mẫu, vận mẫu, thanh điệu, các trường hợp đặc biệt, cách lắp ghép và cách đọc chúng để dễ hình dung trong quá trình phát âm.
  • Chăm chỉ, kiên trì luyện tập thông qua các tài liệu, phần mềm tiện ích và thực tế
  • Học theo hệ thống, tăng cường giao lưu và tham gia các khóa học phát âm cụ thể

fouder le khai

Founder Lê Khải (CEO, Marketing Manager) tại Tiếng Trung AvikaApp Học Tiếng Trung, là cựu sinh viên trường Beijing Union University tại Bắc Kinh, Trung Quốc. Đã có 7 năm kinh nghiệm đào tạo tiếng Trung Quốc, đam mê công việc giảng dạy tiếng Trung Quốc cho các bạn có nhu cầu phục vụ cho học tập và công việc.

Bài học đầu tiên và cũng là bài học quan trọng nhất đối với bất cứ ai tiếp cận và làm quen với tiếng Trung chính là học cách phát âm. Tiếng Trung có nhiều nét tương đồng với tiếng Việt nên về cơ bản học tiếng Trung không hề khó. Tuy nhiên để có thể nói tiếng Trung như người bản xứ thì cần phải có sự kiên trì luyện tập để nói chuẩn xác, đặc biệt là đối với các trường hợp phát âm đặc biệt. Tiếng Trung được cấu tạo bởi ba bộ phận là Vận Mẫu , Thanh Mẫu (hay còn gọi là Nguyên Âm, Phụ Âm) và Thanh Điệu, chúng đều được thể hiện trong bảng chữ cái Bính Âm.a, vận mẫu đơn :b, vận mẫu kép :c, vận mẫu mũi :d, vận mẫu uốn lưỡi :a, Thanh mẫu đơn :b, Thanh mẫu kép :i => yi u => wu ü => yuTrong tiếng Trung số một là : “一”, ta có phiên âm latinh là “yī”; số 5 là “五”, phiên âm latinh là “wǔ”.– Hai âm tiết cùng mang thanh 3 đi liền nhau, thì âm tiết đầu đọc thành thanh 2, ( lưu ý chú âm vẫn giữ nguyên hai thanh 3)你好 nǐ hǎo, sẽ đọc thành “ní hǎo” – Với ba âm tiết cùng mang thanh 3 đi liền nhau thì hai âm tiêt đầu đọc thành thanh 2, hoặc ta biến điệu ngắt theo từng cặp từ có nghĩa.我很好 Wǒ hěn hǎo sẽ đọc thành “Wǒ hén hǎo” hoặc “wó hén hǎo” – Với 4 âm tiết cùng mang thanh thứ 3 thì âm tiết đầu và âm tiết thứ 3 đọc thành thanh 2我也很好 /Wǒ yě hěn hǎo/ sẽ đọc thành /Wó yě hén hǎo/– Nửa thanh thứ 3: Nếu sau âm tiết thanh 3 là âm tiết mang thanh 1, thanh 2, thanh 4 thì ta chỉ đọc nửa thanh 3, đọc gần giống dấu hỏi trong tiếng Việt.很高Hěn gāo sẽ đọc thành “hẻn gāo”– Vận mẫu bắt đầu bằng nguyên âm “i” , “ü” và “u” thì ta cần phiên âm i => y; u => w; ü => yu và cộng với nguyên âm còn lại phía sau.ia => ya iou => you iang => yang Üe => yue Üan => yuan Uo => wo Uan => wan– Vận mẫu “ iou, uei, uen” khi kết hợp với thanh mẫu thì ta bỏ nguyên âm “o,e” ở giữa đi, cách đọc không thay đổi.j+ iou => jiu d+ uei => dui g+ uen => gun– Vận mẫu chứa nguyên âm “ü” khi kết hợp với thanh mẫu “j,q,x” thì ta bỏ hai dấu chấm phía trên chữ “ u” đi, kết hợp với thanh mẫu “n,l” ta vẫn giữ nguyên.J + ün => jun X + üe => xue L +ü => lü– Thanh mẫu z,c,s, zh, ch, sh,r khi kết hợp với vận mẫu “i” thì ta đọc i thành “ư”Số 4四Sì đọc giống “xư” Ăn là 吃Chī đọc giống “ chư”– Biến điệu của“不” bù: không, là phó từ dùng để phủ định – Khi “不” /bù/ đứng trước âm tiết mang thanh 4 thì ta đọc và viết thành thanh 2 “bú”, các trường hợp còn lại sẽ không thay đổi.Không yêu: “不爱”: /Bù ài/ sẽ đọc và viết thành /Bú ài/ Không đi: 不买Bù mǎi sẽ vẫn đọc là “Bù mǎi”– Sau “一” yī là âm tiết thanh 4 thì đọc và viết thành “ yí ”, sau “一” yī là thanh 1, thanh 2, thanh 3 thì đọc và viết thành “ yì”一共Yīgòng: đọc và viết là “yí gòng”: tổng cộng “一样” Yīyàng: sẽ đọc và viết thành “yíyàng”: Giống nhau 一天Yītiān: đọc và viết là “yì tiān” : Một ngày– Vận mẫu “ o” đứng một mình thường đọc giống “ô” trong tiếng Việt, nhưng đứng sau thanh mẫu b, p, m, f, thì vận mẫu “o” được đọc gần giống “ua” trong tiếng Việt.âm tiết “bo” đọc gần giống tiếng Việt là “ pua”


Học phát âm tiếng Trung Quốc bài 1 – Học tiếng Trung online


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Related Articles

Back to top button