Thủ Thuật

Hướng dẫn leo núi núi phú sĩ: phương tiện di chuyển, lộ trình leo, vật dụng mang theo,…

Bạn đang xem: Hướng dẫn leo núi núi phú sĩ: phương tiện di chuyển, lộ trình leo, vật dụng mang theo,… Tại Website saigonmetromall.com.vn

Vài nét về núi Phú Sĩ

Núi Phú Sĩ là một ngọn núi lửa đang hoạt động nằm giữa hai tỉnh Shizuoka và Yamanashi, với chiều cao so với mực nước biển là 3,776m. Đây chính là ngọn núi cao nhất Nhật Bản và được biết đến như là biểu tượng của đất nước mặt trời mọc. Vào ngày 22/6/2013, cùng với các di sản văn hóa khác, núi Phú Sĩ được công nhận là Di sản văn hóa thế giới với tên gọi “Núi Phú Sĩ – cội nguồn của nghệ thuật và đối tượng của tín ngưỡng”. Hằng năm có rất nhiều du khách đến đây để chiêm ngưỡng cũng như chinh phục ngọn núi nổi tiếng này.

Khí hậu

Là một ngọn núi nằm độc lập với độ cao hơn 3000m, thời tiết ở đây không ổn định thường biến đổi liên tục cùng với những trận gió lớn phức tạp. Ngoài ra, do sự chênh lệch về độ cao so với mực nước biển nên nhiệt độ ở chân núi và đỉnh núi có sự chênh lệch khá lớn (thông thường cứ lên cao 100m nhiệt độ sẽ giảm 0,6℃). Ở đỉnh núi, ngay cả vào mùa hè nhiệt độ cũng như ở giữa mùa đông. Thời điểm trước khi mặt trời mọc nhiệt độ giảm xuống gần 0 độ và thân nhiệt của bạn có nguy cơ bị tụt xuống nếu bạn chờ mặt trời mọc trong một thời gian dài.

Nhiệt độ và thời tiết ở đây biến đổi rất thất thường cho nên bạn cần phải trang bị thật kỹ và nhớ kiểm tra thời tiết trước khi leo núi nhé.

Mùa thích hợp để leo núi

Núi Phú Sĩ chỉ mở cho du khách leo lên trong khoảng thời gian từ đầu tháng 7 đến cuối tháng 9. Tuy nhiên, tùy vào từng lộ trình leo mà thời gian này có thể xê dịch, do đó, trước khi lập kế hoạch leo núi bạn cần phải kiểm tra kỹ thông tin này nhé (tham khảo đường link bên dưới). Ngoài ra, có một lưu ý nữa là khoảng thời điểm từ giữa tháng 7 trở đi, số lượng người leo núi gia tăng, đặc biệt là vào những ngày cuối tuần. Trong tình cảnh nhiều người cùng leo núi như vậy, sẽ có rất ít khoảng trống cho bạn đi lại cũng như nghỉ ngơi, khả năng xảy ra tai nạn do trượt chân và đá rơi là rất cao. Bạn nên tránh đi vào những ngày này nếu muốn có một chuyến đi thoải mái và an toàn.

Ngoài ra, vào những ngày mưa lớn, đường trơn và khá nguy hiểm nên khu vực leo núi có thể bị đóng cửa. Bạn có thể kiểm tra thông tin ở đường link bên dưới

Tiếng Nhật  :http://www.fujisan-climb.jp/season.html
Tiếng Anh :http://www.fujisan-climb.jp/en/season/index.html

Điểm tham quan

Tại ngọn núi cao nhất Nhật Bản này, bạn có thể chiêm ngưỡng được rất nhiều khung cảnh tuyệt đẹp tùy vào từng địa điểm và khung giờ khác nhau. Ngoài ra còn có rất nhiều khu vực linh thiêng ở trên đỉnh mà có thể bạn sẽ muốn ghé thăm. Hãy kiếm tra kỹ thời gian trước khi đi để không bỏ lỡ những cảnh đẹp này nhé!

・Mặt trời mọc

Những người tham gia leo núi Phú Sĩ hẳn đều mong muốn được nhìn thấy cảnh mặt trời mọc từ đỉnh ngọn núi này. Cảnh những tia sáng mặt trời dần dần ló rạng sau những đám mây và bầu trời đêm quả là một khung cảnh tuyệt đẹp.

・Kim cương Phú Sĩ

Thời điểm mặt trời mọc và lặn, mặt trời dường như đậu ngay trên đỉnh núi Phú Sĩ, nhìn từ xa trông giống như một viên kiêm cương đang tỏa sáng lấp lánh trên đỉnh núi, hiện tượng này được gọi là “Kim cương Phú Sĩ”. Đối với người Nhật đây là một cảnh tượng vô cùng đắt giá, vì không phải lúc nào nó cũng xảy ra, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như vị trí đứng của bạn là ở hướng đông hay hướng tây, phụ thuộc vào thời gian và điều kiện thời tiết lúc đó.

・Phú Sĩ đỏ

Đúng như tên gọi, bạn sẽ nhìn thấy ngọn núi có màu đỏ do ánh nắng chiếu vào lúc hoàng hôn hoặc bình mình trong suốt mùa leo núi, khi mà ngọn núi không bị bao phủ bởi tuyết. Ngoài ra, vào mùa đông khi tuyết bao phủ ngọn núi, núi Phú Sĩ trông như có màu đỏ đậm (ảnh trên).

・Bóng núi Phú Sĩ

Khi mặt trời chiếu nghiêng, bóng núi Phú Sĩ sẽ đổ dài xuống mặt đất. Nếu thời tiết tốt bạn có thể nhìn thấy hiện tượng này từ đường mòn trên núi.

・Hệ sinh thái động, thực vật

Là ngọn núi cao nhất Nhật Bản và cũng là một đỉnh núi độc lập hiếm hoi tồn tại trên thế giới, nơi đây có một hệ sinh thái riêng biệt được phân bố dọc theo sườn núi. Về động vật, có các loài như linh dương Nhật Bản (động vật hoang dã), Hoshigarasu (ảnh trên, là một loài chim trong họ Corvidae). Thực vật có Rhododendron brachycarpum. Bạn có thể nhận thấy sự biến đổi của hệ sinh thái dọc theo sườn núi và càng lên cao bạn sẽ quan sát được những loài động thực vật khác lạ mà ở dưới chân núi không hề có.

・Ohachimeguri

Sau khi leo lên đỉnh núi và chiêm ngưỡng cảnh mặt trời mọc, nếu bạn vẫn muốn tiếp tục khám phá những cảnh đẹp hoặc đến những khu vực linh thiêng, thì đừng bỏ qua Ohachimeguri – khu vực nơi miệng núi lửa đã phun trào. Bạn sẽ mất khoảng 1 tiếng đồng hồ để đi một vòng quanh khu đó. Trên đường đi bạn có thể nhìn ngắm toàn cảnh Kengamine (vết tích nơi núi lửa đã phun trào), vịnh Suruga, các dãy núi ở phía Nam Nhật Bản hay nhóm núi lửa đã ngưng hoạt động Yatsugatake. Nếu bạn có nhiều thời gian hơn nữa, hãy ghé thăm khu vực vòi phun nước Kinmeisui và Ginmeisui, Fujisan Hongu Sengen Taisha Okumiya, đền Kusushi, hoặc đi dạo quanh Bưu điện núi Phú Sĩ.

Điểm tham quan ở Ohachimeguri: #1 Fujisan Hongu Sengen Taisha Okumiya

Ngôi đền này tọa lạc trên đỉnh núi. Có một vì Thần thức ngự trị tại đây luôn che chở, bảo vệ cho sự bình an của đất nước, mang lại cuộc sống yên bình cho những người dân, những người đến thăm viếng. Ngoài ra, cũng có nhiều người đến đây để cầu xin may mắn, sức khỏe, tài lộc, thi cử đỗ đạt, cầu tình duyên,… Ở đây cũng phát thẻ và bùa hộ mệnh, mọi người cũng có thể xin ấn trước khi ra về.

Điểm tham quan ở Ohachimeguri: #2 Đền Kusushi

Đây là đền phụ của đền Fujisan Hongu Sengen Taisha Okumiya, nằm gần đỉnh của tuyến đường Yoshida và Subashiri. Bạn có thể xin ấn và lấy Kinmeisui (nước chảy ra từ lòng núi Phú Sĩ) với mức phí 500 yên tại đây.

Điểm tham quan ở Ohachimeguri: #3 Bưu điện núi Phú Sĩ

Bưu điện nằm trên ngọn núi Phú Sĩ và chỉ mở cửa vào mùa leo núi từ 6:00~14:00. Bạn có thể gửi những tấm bưu thiếp cho người thân từ vị trí cao nhất Nhật Bản. Những tấm bưu thiếp và tem có in hình phong cảnh riêng đều là những sản phẩm riêng do Bưu điện phát hành. Hàng năm bưu điện thường mở cửa từ ngày 10/7 đến ngày 20/8, tuy nhiên có thể thay đổi tùy theo từng năm. Ngoài ra Bưu điện này không có cây ATM như các bưu điện ở dưới mặt đất.

・Các cửa hàng tạp hóa dọc đường leo núi và trên đỉnh núi

Ở các trạm dừng chân dọc đường và trên đỉnh núi có rất nhiều cửa hàng. Tại đây có bán mì ramen, udon, cà ri, súp thịt lợn cùng rất nhiều quầy rượu tha hồ cho bạn lựa chọn để nạp lại năng lượng trước khi tiếp tục cuộc hành trình. Ngoài ra cũng có các mặt hàng được sản xuất riêng tại núi Phú Sĩ, gậy leo núi, bánh kẹo và đồ uống.

・Fuji Subaru Line – Trạm dừng chân thứ 5

Xem Thêm :  Kí tự đặc biệt ff 2022 ❤️ tạo chữ kiểu đẹp số 1️⃣ vn

“Trạm dừng chân thứ 5 Fuji-Subaru Line” là cửa ngõ leo núi của tuyến đường Yoshida – một trong những tuyến đường được nhiều người lựa chọn nhất để leo lên đỉnh núi. Tại đây có rất nhiều các cửa hàng, quầy hàng ăn, nhà trọ và là một địa điểm nghỉ ngơi quen thuộc với những người leo núi cũng như những người muốn dừng lại để ngắm nhìn núi Phú Sĩ.

Các cửa hàng tại đây có bán bánh kẹo, đồ lưu niệm in hình núi Phú Sĩ, trên tầng 2 có một căng tin lớn cho bạn thoải mái thưởng thức những đặc sản ở đây.

Bắt đầu hành trình leo núi

Núi Phú Sĩ khá rộng lớn, do đó có rất nhiều con đường cũng như phương thức để leo lên đỉnh. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn 4 tuyến đường chính xuất phát từ 2 thành phố lớn là Tokyo và Osaka dành cho những người lần đầu leo núi.

Có 4 con đường chính để leo núi Phú Sĩ và tất cả đều xuất phát từ Trạm dừng chân thứ 5. Bạn có thể đi xe bus, taxi, ô tô* trước khi đến trạm này.

*Từ ngày 10/7 đến ngày 10/9, các trạm Fuji Subaru Line (tuyến Yoshida), Fuji Azami Line (tuyến Subashiri), Fujisan Sky Line (tuyến Fujinomiya) sẽ hạn chế ô tô qua lại. Trong thời gian này, ngoại trừ tuyến Gotemba, còn lại bạn không thể đi đến các trạm này bằng ô tô riêng.

*Để đi đến các trạm này hãy sử dụng xe bus Fujikyuko ở gần ga

・Điểm xuất phát của tuyến đường Yoshida: Trạm dừng chân thứ 5 Fuji Subaru Line
   Nhà ga gần nhất: Ga Kawaguchiko và Fujisan tuyến Fujikyuko

・Điểm xuất phát của tuyến đường Subashiri: Trạm dừng chân thứ 5 Subashiri
 Nhà ga gần nhất: Ga Gotemba tuyến JR Gotemba và ga Shin-Matsuda tuyến Odakyu.
 *Có xe bus Fujikyuko xuất phát từ ga Shin-Matsuda hoạt động trong suốt mùa này.

・Điểm xuất phát của tuyến đường Gotemba: Trạm dừng chân thứ 5 Gotemba
   Nhà ga gần nhất: Ga Gotemba tuyến JR Gotemba

・Điểm xuất phát của tuyến đường Fujinomiya: Trạm dừng chân thứ 5 Fujinomiya
   Nhà ga gần nhất: Ga Shin-Fuji tuyến JR Tokaido Shinkansen, ga Fuji tuyến JR Tokaido Main, ga Fujinomiya tuyến JR Tokaido Minobu và ga Shizuoka tuyến JR Tokaido Shinkansen.
 *Có xe bus Fujikyuko xuất phát từ ga Shizuoka tuyến JR Tokaido Shinkansen hoạt động trong suốt mùa này.

▼Trang web chính thức của xe bus Fujikyuko Highway và Tozan
・Xe bus cao tốc: hướng đi  Yamanishi (ga Fuji Kawagichiko, ga Fujisan, Trạm dừng chân thứ 5 Subaru Line)
・Xe bus cao tốc: hướng đi Shizuoka (các ga Gotemba, Shin-Fuji, Fuji, Fujinomiya)
・Xe bus thường (chỉ hoạt động trong mùa hè): lộ trình đi đến trạm thứ 5 của mỗi tuyến đường leo núi.

Tiếng Nhật:http://bus.fujikyu.co.jp/highway/fujisan
             http://bus.fujikyu.co.jp/rosen/fujitozan
Tiếng Anh :http://bus-en.fujikyu.co.jp/

・Lộ trình leo núi xuất phát từ Tokyo và Osaka

Có rất nhiều lộ trình đi khác nhau cho mỗi tuyến đường. Tuy nhiên, trong bài viết này chúng tôi sẽ tập trung giới thiệu 2 tuyến đường phổ biến nhất là Yoshida và Fujinomiya xuất phát từ Tokyo và Osaka cho những người mới đi lần đầu. Đây cũng là những tuyến đường dễ đi và tiết kiệm thời gian nhất.

1) Từ Tokyo đến Trạm dừng chân thứ 5 Fuji-Subaru Line theo tuyến đường Yoshida


– Từ ga Tokyo hoặc ga Shinjuku lên tuyến JR Chuo và xuống tại ga Ostsuki (thời gian di chuyển: 1h~1h40ph)
– Đi tuyến Fujikyuko đến ga Fujisan hoặc Kawaguchiko (thời gian di chuyển: 30ph~1h)
– Đi xe bus Fujikyuko đến trạm dừng chân thứ 5 Fuji Subaru Line (thời gian di chuyển: 1h)


Từ trạm xe bus Shinjuku Expressway lên tuyến bus cao tốc Fujikyuko và xuống tại trạm dừng chân thứ 5 Fuji Subaru Line (thời gian di chuyển: 2h30ph)

2) Từ Tokyo đến Trạm dừng chân thứ 5 Fujinomiya theo tuyến đường Fujinomiya


– Từ ga Tokyo lên tuyến JR Tokaido Shinkansen và xuống ở ga Shin-Fuji (thời gian di chuyển: 1h10ph)
– Đi xe bus Fujikyuko đến trạm dừng chân thứ 5 Fujinomiya (thời gian di chuyển: 2h)


– Từ trạm Yaesu Minamiguchi ga Tokyo lên xe bus cao tốc Fujikyuko (Fuji/Fujinomiya~Tokyo Line (Kaguyahime Express, Yakisoba Express)) và xuống tại ga Shin-Fuji hoặc ga Fujinomiya (thời gian di chuyển: 2h20ph)
– Đi xe bus Fujikyuko đến trạm dừng chân thứ 5 Fujinomiya (thời gian di chuyển: 2h)

3) Từ Osaka đến trạm dừng chân thứ 5 Fuji-Subaru Line theo tuyến đường Yoshida


– Từ ga Shin-Osaka lên tuyến JR Tokaido Shinkansen và xuống ở ga Shin-Yokohama (thời gian di chuyển: 2h20ph)
– Lên tuyến JR Yokohama và xuống tại ga Hachioji (thời gian di chuyển: 30ph)
– Lên tuyến Fujikyuko và xuống tại ga Ostuki (thời gian di chuyển: 50ph)
– Đi xe bus Fujikyuko đến trạm dừng chân thứ 5 Fuji Subaru Line (thời gian di chuyển: 1h)


– Từ Osaka (cầu Abeno*) lên xe bus cao tốc Fujikyuko (Osaka/Kyoto~Fujikyu Highland/Ga Fujisan/Ga Kawaguchiko (Fuji Yama Liner)) và xuống ở ga Fujisan hoặc ga Kawaguchiko (thời gian di chuyển: 11h)
– Đi xe bus Fujikyuko đến trạm dừng chân thứ 5 Fuji Subaru Line (thời gian di chuyển: 1h)
*Bạn cũng thể bắt xe bus từ cửa tây ga Kintetsu Namba hoặc trước ga Osaka 

4) Từ Osaka đến trạm dừng chân thứ 5 Fujinomiya theo tuyến đường Fujinomiya


– Lên tuyến JR Tokaido Shinkansen ga Shin-Osaka và xuống tại ga Shin-Fuji (thời gian di chuyển: 1h40ph)
– Đi xe bus Fujikyuko đến trạm dừng chân thứ 5 Fujinomiya (thời gian di chuyển: 2h)


– Từ cửa Tây ga Kintetsu Namba* lên xe bus cao tốc Fujikyuko (Osaka/Kyoto~Shin-Fuji/Numazu/Gotemba/Matsuda/Odawara (Kintaro) và xuống ở ga Shin-Fuji (thời gian di chuyển: 8h)
– Đi xe bus Fujikyuko đến trạm dừng chân thứ 5 Fujinomiya (thời gian di chuyển: 2h)
*Có thể bắt xe bus ở trước ga Osaka

・Vé thông hành (Mt. Fuji Pass)

Vé thông hành đến núi Phú Sĩ (Mt. Fuji Pass) do công ty cổ phần Fujikyuko phát hành là tấm vé du lịch vòng quanh núi Phú Sĩ với nhiều ưu đãi giảm giá dành riêng cho người nước ngoài. Sử dụng tấm vé này bạn có thể thoải mái sử dụng các phương tiện đi lại quanh khu vực Yamanashi và Shizuoka như xe bus hay hệ thống giao thông của Fujikyuko.

Tùy thuộc vào thời gian lưu trú bạn có thể lựa chọn tấm vé với thời hạn sử dụng từ 1 đến 3 ngày. Ngoài ra, bạn còn có thể sử dụng chúng để nhận được đồ uống miễn phí và nhiều ưu đãi giảm giá tại 12 địa điểm trong khu vực núi Phú Sĩ. Tham khảo đường link bên dưới để biết các thông tin về giá vé, địa điểm mua vé cũng như các chương trình khuyến mãi đặc biệt.

▼Mt. Fuji Pass
Tiếng Anh:http://bus-en.fujikyu.co.jp/mtpass/
Tiếng Nhật:http://www.fujikyu.co.jp/data/news_pdf/pdf_file2_1496404217.pdf

Lộ trình leo núi

Có 4 tuyến đường chính để leo lên đỉnh núi Phú Sĩ. Mỗi tuyến đường có những điểm khó riêng, nên bạn hãy lựa chọn tuyến đường phù hợp với khả năng của mình nhé. Ngoài ra, các tuyến đường đều có thống nhất chung về màu sắc, thiết kế và cách hiển thị của các biển báo. Mỗi tuyến đường đều có quy định riêng về điều này, do đó bạn cần phải nhớ màu sắc của tuyến đường mình đang đi, chú ý để không nhầm lẫn với các tuyến đường khác đặc biệt là ở những lối rẽ.

▼Lộ trình leo núi
Tiếng Nhật:http://www.fujisan-climb.jp/trails/index.html
Tiếng Anh :http://www.fujisan-climb.jp/en/trails/index.html

・Dành cho những người leo núi lần đầu: Tuyến đường Yoshida

Lối lên: Trạm dừng chân thứ 5 Fuji-Subaru Line
Màu sắc của biển báo: vàng

Tuyến đường Yoshida xuất phát từ Trạm dừng chân thứ 5 Fuji-Subaru Line và giao với Trạm thứ 6 ở đường Yoshida-guchi. Tuyến đường này dẫn lên phía Bắc của đỉnh núi thuộc tỉnh Yamanashi. Đặc trưng của tuyến đường này là có 2 đường lên và xuống riêng biệt. Dọc đường leo núi có rất nhiều những căn nhà nhỏ trong khi ở chân núi thì hoàn toàn không có. Đi qua trạm thứ 5 một chút là bạn có thể nhìn thấy cảnh mặt trời bắt đầu ló rạng. Đối với những người lần đầu leo núi thì nên dừng lại và nghỉ ngơi qua đêm ở trạm thứ 8. Vì là tuyến đường dễ đi dành cho những người lần đầu leo núi và cũng rất thuận tiện khi xuất phát từ các tỉnh lân cận khác nên đây là tuyến đường hơn một nửa số người leo núi lựa chọn, chính vì thế nó thường trở nên đông hơn vào mùa leo núi. Tuy nhiên nếu lần đầu leo núi bạn nên lựa chọn con đường này. Hiện nay cũng đã có bản đồ leo núi với rất nhiều ngôn ngữ khác nhau, bạn không cần phải lo mình không biết tiếng Nhật nữa nhé!

Độ cao từ chân núi đến lối lên: 2,305m
Thời gian di chuyển: lên: khoảng 6 tiếng, xuống: khoảng 4 tiếng
Khoảng cách: lên: 6.8km, xuống: đang xác nhận 

▼Bản đồ lộ trình (tiếng Anh, tiếng Trung phồn thể, tiếng Hàn, tiếng Thái)
http://www.fujisan-climb.jp/en/trails/yoshida.html

・Dành cho những người đã có kinh nghiệm leo núi: Tuyến đường Subashiri

Lối lên: Trạm dừng chân thứ 5 Subashiri
Màu sắc của biển báo: đỏ

Tuyến đường Subashiri xuất phát từ Trạm dừng chân thứ 5 Subashiri, dẫn đến hướng phía Đông của đỉnh núi thuộc tỉnh Shizuoka (thành phố Oyama). Đặc trưng của tuyến đường này là có các cánh rừng bao quanh chạy dọc lên đỉnh núi, có thể bảo vệ bạn khỏi ánh nắng mặt trời trong lúc leo. Đường lên và đường xuống tách biệt với nhau, ngoài ra tuyến đường này cũng nổi tiếng với “Sunabashiri” – con đường rải sỏi núi lửa chạy dọc từ chân núi. Có một đoạn đường từ trạm thứ 8 cũ lên đến đỉnh núi giao với tuyến đường Yoshida, đây cũng chính là điểm mà bạn sẽ gặp những người leo núi khác và tuyến đường trở nên đông đúc hơn. 

Sau khi vượt qua cung đường có những cánh rừng bao phủ, bạn sẽ nhìn thấy những tia nắng mặt trời cũng như bóng của núi Phú Sĩ. Tuy nhiên, nếu chưa qua đoạn đường này hãy chú ý để không bị lạc đường đặc biệt là vào lúc đêm tối hoặc những hôm trời nhiều sương mù nhé.

Xem Thêm :  Malware là gì? dấu hiệu nhận biết & cách ngăn chặn malware

Độ cao từ chân núi đến lối lên: 1,970m
Thời gian di chuyển: lên: khoảng 6 tiếng, xuống: khoảng 3 tiếng
Khoảng cách: lên: 6,9km, xuống: 6,2km

・Dành cho những chuyên gia leo núi: Tuyến đường Gotemba

Lối lên: Trạm dừng chân thứ 5 mới Gotemba
Màu sắc của biển báo: xanh lá

Tuyến đường Gotemba xuất phát từ Trạm dừng chân thứ 5 mới Gotemba, dẫn lên hướng Đông Nam của đỉnh núi thuộc tỉnh Shizuoka (thành phố Gotemba). Đặc trưng của tuyến đường là độ cao từ điểm xuất phát và độ dốc tương đối thấp. Tuy nhiên càng lên tới đỉnh thì độ cao này càng lớn và khoảng cách trở nên dài hơn nên nó đòi hỏi những người leo núi phải có đôi chân chắc khỏe (có thể mang vác được đồ nặng và có những bước đi dài). Đặc biệt, đây là tuyến đường vô cùng gập ghềnh với nhiều sỏi núi lửa, ngoài ra người leo núi cũng có thể dễ dàng ngắm mặt trời mọc từ vị trí cao.

Trong 4 tuyến đường, đây là tuyến đường có ít người leo nhất cho nên khá yên tĩnh. Tuy nhiên, có ít các mục tiêu xung quanh nên bạn cần phải lưu ý để không bị lạc đường đặc biệt vào đêm tối hoặc những ngày nhiều sương mù. Tuyến đường này cũng có ít nhà vệ sinh, khu vực nghỉ giải lao hơn so với các tuyến đường khác, đặc biệt là khó có thể hỗ trợ kịp thời trong những trường hợp khẩn cấp, cho nên với những ai chưa quen với việc leo núi tốt nhất không nên lựa chọn tuyến đường này.

Độ cao từ chân núi đến lối lên: 1,440m
Thời gian di chuyển: lên: khoảng 7 tiếng, xuống: khoảng 3 tiếng
Khoảng cách: lên: 10,5km, xuống: 8,4km

・Dành cho những người leo núi lần đầu: Tuyến đường Fujinomiya

Lối lên: Trạm dừng chân thứ 5 Fujinomiya
Màu sắc của biển báo: xanh nước biển

Tuyến đường Fujinomiya xuất phát từ Trạm dừng chân thứ 5 Fujinomiya, dẫn lên hướng phía Nam của đỉnh núi thuộc tỉnh Shizuoka (thành phố Fujinomiya). Đặc trưng của tuyến đường này là so với 3 tuyến đường còn lại điểm xuất phát nằm ở vị trí cao nhất so với mực nước biển, do đó quãng đường bạn phải leo lên đến đỉnh cũng được rút ngắn xuống. Đây là tuyến đường nhiều người leo thứ 2 sau tuyến Yoshida. Nhìn tổng thể cũng có nhiều đoạn dốc hiểm và nhiều sỏi đá. Những người lần đầu leo nên dừng lại nghỉ qua đêm ở trạm thứ 8. Tùy vào từng vị trí bạn cũng có thể nhìn thấy cảnh mặt trời lên từ sườn núi, hoặc nếu may mắn bạn có thể chiêm ngưỡng được vịnh Suruga nếu trời nắng.

Tuyến đường này chỉ có một lối để lên và xuống do đó bạn không cần phải lo bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, những khi đông người bạn sẽ cần phải chú ý để không va vào những người đi ngược hướng. Tuyến đường này nằm ở vị trí khá cao, có nhiều đoạn dốc đột ngột và thay đổi độ cao nên với những ai bị bệnh sợ độ cao nên cẩn thận một chút.

Độ cao từ chân núi đến lối lên: 2,380m
Thời gian di chuyển: lên: khoảng 5 tiếng, xuống: khoảng 3 tiếng
Khoảng cách: lên: 4,3km, xuống: 4,3km

▼Bản đồ lộ trình: tiếng Anh

*Thời gian di chuyển có ghi ở trên chỉ là thời gian ước tính. Thời gian này có thể thay đổi tùy vào tốc độ di chuyển và thể lực của từng cá nhân cũng như tình hình thời tiết và khí hậu lúc đó.

Trang phục, vật dụng thiết yếu

・Trang phục

Quần áo rét
Áo khoác lông, áo phao, áo len. Nên mang những đồ mỏng, nhẹ có khả năng giữ nhiệt tốt.

Áo sơ mi
Nên mang một chiếc áo dài tay, chất liệu khô thoáng thấm mồ hôi. Không nên mặc loại sợi bông vì nó khó thấm mồ hôi. Nên mặc nhiều lớp áo để có thể điều chỉnh nhiệt độ một cách dễ dàng. 

Quần leo núi
Quần dài, tránh dùng loại vải cotton. Nên chọn một chiếc quần có tính đàn hồi cao để dễ dàng di chuyển.

Quần áo lót
Nên chọn loại có chất liệu khô thoáng, tránh sử dụng loại vải cotton.

Mũ, nón
Mang mũ để tránh nắng, tránh mưa. Nên mang những loại có dây buộc để không bị gió bay.
Buổi sáng sớm hoặc chiều muộn trời thường khá lạnh, tốt nhất bạn nên mang theo một chiếc mũ nỉ để giữ ấm. 

Khăn quàng cổ
Những chiếc khăn vừa có tác dụng giữ ấm vừa giúp bạn tránh nắng và cát bụi.

Găng tay
Tác dụng che nắng, giữ nhiệt và bảo vệ đôi tay của bạn những lúc chẳng may bị trượt ngã. 

Tất
Nên mang những đôi tất có khả năng thấm mồ hôi và dày một chút để giữ ấm. 

 

・Vật dụng thiết yếu

Giày leo núi (loại cao cổ và chống thấm nước)
Nước uống (tối thiểu là 1 lít) 

Ba lô (loại 30kg) 
Đồ ăn dọc đường (những đồ chứa hàm lượng đường cao rất có hiệu quả để bạn phục hồi lấy lại sức)

Túi bọc ba lô (chống mưa) 
Khăn giấy (nên mang loại giấy vệ sinh không lõi) 

Đèn pin đeo tay (loại có thể mở bằng 2 tay)
Khăn ướt 

Quần áo mưa (trên núi gió to không nên mang áo mưa chùm và ô) 
Túi ni lông (để đựng quần áo bẩn, rác)

Khăn tay (để lau mồ hôi, tránh nắng, cát bụi) 
Bản đồ, sách hướng dẫn 

Thuốc (băng gạc, thuốc tiêu chảy) 
Thẻ bảo hiểm sức khỏe hoặc bản sao (phòng trong trường hợp cần thiết) 

Tiền lẻ (khi đi vệ sinh có thể mất phí nên mang theo nhiều đồng 100 yên) 
 

 

・Vật dụng có thể mang thêm (nếu có)

Gậy leo núi (giảm trọng lực cho chân và thắt lưng)
Miếng giữ nhiệt dùng 1 lần

Bịt cổ chân (tránh sỏi, cát và mưa khi xuống núi) 
Thảm giữ nhiệt

Bọc đầu gối (giúp làm giảm trọng lực lên chân)
Miếng bịt tai (trong trường hợp bạn nghỉ lại tại các nhà trọ trên núi)

Kính râm (chống nắng, cát bụi)
Kẹo cao su làm sạch răng (trong trường hợp bạn nghỉ lại tại các nhà trọ trên núi)

Kem chống nắng (càng lên cao tia cực tím hoạt động càng mạnh) 
Băng dính (phòng trường hợp ba lô hoặc giày của bạn bị rách) 

Bình dưỡng khí (cho những người dễ bị mắc các chứng bệnh leo núi)
 

Cơ sở lưu trú

Những khu nhà trọ trên núi hoạt động trong suốt mùa leo núi và thường tập trung ở Trạm dừng chân thứ 5 trên các tuyến đường. Chủ yếu để phục vụ nhu cầu chợp mắt của mọi người nên ở đây chỉ trang bị những trang thiết bị thực sự cần thiết. Giá một đêm bao gồm 2 bữa ăn là khoảng trên dưới 8,500 yên, nếu chỉ nghỉ lại mà không ăn sẽ khoảng 6,000 yên. Vào cuối tuần mức giá này có thể tăng thêm từ 500~2,000 yên. Trong những mùa cao điểm thường sẽ rất nhanh hết phòng do đó bạn nên đặt trước chuyến đi. Trong trường hợp bạn không biết đặt phòng kiểu gì bạn có thể đặt tour (có hỗ trợ nhiều ngôn ngữ) đã bao gồm chi phí đặt phòng trong đó. Những nhà trọ này chủ yếu là các phòng chung cả nam và nữ, đặc biệt vào những mùa cao điểm có khả năng là sẽ chỉ còn có 1 chỗ trống cho bạn, nên hãy chuẩn bị sẵn tinh thần nhé. 

Ngoài ra, không chỉ là một cơ sở để lưu trú, những khu vực này còn có chức năng như một cừa hàng tạp hóa hay là nơi nghỉ ngơi dọc đường để lấy lại sức. Bạn có thể gọi cho mình một suất cơm hộp, mì, đồ uống như rượu hoặc cà phê và cũng có thể sử dụng nhà vệ sinh tại đây. Tuy nhiên, nước trên núi Phú Sĩ khá khan hiểm nên thường sẽ không có nước cho bạn rửa tay hoặc tắm đâu. Nếu muốn sử dụng bạn có thể mua nước đóng chai.

Lưu ý là khu vực này chỉ nhận thanh toán bằng tiền mặt. Ngoài ra, không có chỗ cho bạn vứt rác nên sau khi sử dụng xong hãy mang rác về nhé!

Fujisan guide.com (Giới thiệu về nhà trọ trên núi)
*Chỉ hỗ trợ tiếng Nhật 

Đồ ăn (Núi Phú Sĩ và khu vực xung quanh)

Bạn có thể thưởng thức ẩm thực khi leo núi tại các nhà hàng ở lối dẫn lên đường leo núi hoặc tại các căn nhà nhỏ trên núi. Mất rất nhiều công sức để mang các nguyên liệu chế biến lên núi cao, nên những món ăn tại đây chủ yếu là các món đơn giản nhằm mục đích giữ ấm cho người leo núi, và mức giá thường sẽ cao hơn bình thường. 

Trước khi leo núi hoặc sau khi xuống núi, đừng quên thưởng thức những món ăn xung quanh khu vực núi Phú Sĩ nhé.

・Yoshida Udon

Quán ăn địa phương này nằm ở thành phố Fuji Yoshida thuộc tỉnh Yamanashi, phía Bắc núi Phú Sĩ. Hương vị đặc trưng của món ăn là sự kết hợp của miso và shoyu, cùng với thịt ngựa ninh nhừ vị cay ngọt, đậu phụ chiên, bắp cải, hòa quyện trong từng sợi mì tròn, dai.

・Hoto

Hoto là món ăn địa phương rất được yêu thích của tỉnh Yamanashi. Đây thực chất là món lẩu vị miso được nấu cùng với rau và mì sợi (gần giống với udon nhưng sợi mì to hơn)

・Fujinomiya Yakisoba

Quán “Fujinomiya Yakisoba” là một quán ăn vô cùng nổi tiếng, được những người sành ăn hạng B thường xuyên lui tới thuộc thành phố Fujinomiya tỉnh Shizuoka nằm ở phía Nam núi Phú Sĩ. Yakisoba của quán đặc trưng với sợi mì dai, dẻo, hòa quyện với hương vị của bột cá mòi và thịt.

Xem Thêm :  Hướng dẫn bạn cách chia đôi màn hình iphone, ipad đơn giản không cần jailbreak

Quà, đặc sản

Có rất nhiều cửa hàng tạp hóa và các quán nhỏ dọc đường leo núi và trên đỉnh núi bày bán các sản phẩm đặc trưng của núi Phú Sĩ. Tại đây bạn có thể tìm mua rượu táo (Fuji Cider) được làm từ dòng nước chảy ra từ núi Phú Sĩ (Fujisan mannensui – nước núi Phú Sĩ nghìn năm), những tấm postcard hình núi Phú Sĩ làm quà tặng. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua những chiếc gậy leo núi, bùa hộ mệnh tại đền Fujisan Hongu Sengen và nhiều món quà hấp dẫn khác. Khi bạn leo núi Phú Sĩ, đừng quên mua những vật phẩm này về làm quà nhé.

Một vài quy định khi leo núi

Núi Phú Sĩ và Vườn Quốc gia Fuji-Hakone-Izu ở chân núi đã được công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới và Di tích Danh thắng đặc biệt. Ngoài ra, tại đây cũng có nhiều di sản thiên nhiên khác. Đặc biệt, từ khu vực Trạm dừng chân thứ 5 lên trên được công nhận là “Khu bảo tồn đặc biệt của Vườn Quốc gia” và được áp dụng các quy định nghiêm ngặt về bảo tồn thiên nhiên.

Cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp của núi Phú Sĩ là nhờ sự nỗ lực và công sức của rất nhiều người, nên khi đến đây các bạn cần tuân thủ chặt chẽ những quy định của khu vực để không làm phá hỏng hệ sinh thái cũng như bảo vệ bản thân và những người xung quanh khỏi nguy hiểm nhé.

・Cấm hái hoa, bẻ cảnh (gây tổn hại đến các loài động thực vật nói chung), cấm mang đá, sỏi, đá dung nham ra khỏi khu vực, cấm viết vẽ bậy
・Cấm đốt lửa, dựng trại
・Không được đi ra ngoài đường leo núi
・Ưu tiên những người leo lên
・Không vượt lên trước
・Tránh những hành động làm đá rơi
(Trường hợp đá đã rơi xuống thì nên thông báo cho những người xung quanh biết)
・Giữ yên lặng khi nghỉ ngơi
・Cấm chăn thả vật nuôi
・Hãy đem rác về

Quỹ hợp tác bảo tồn núi Phú Sĩ

Năm 2014, “Quỹ hợp tác bảo tồn núi Phú Sĩ” ra đời, nhằm mục đích lập các kế hoạch bảo vệ môi trường thiên nhiên quanh khu vực núi Phú Sĩ, đề xuất các biện pháp an toàn cho người leo núi. Số tiền được quyên góp không chỉ được sử dụng vào mục đích bảo vệ môi trường mà còn được sử dụng vào các hoạt động hỗ trợ bảo đảm an toàn tính mạng cho người leo núi.

■Đối tượng
Những người leo núi bắt đầu từ trạm dừng chân thứ 5 trong mùa leo núi.

■Phí quyên góp
1,000 yên (số tiền trong phạm vi trẻ em và người khuyết tật có thể quyên góp)

■Phương thức thanh toán
Thời gian: Yamanashi từ ngày 1/7 đến ngày 10/9                                                                              Shizuoka từ ngày 10/7 đến ngày 10/9
Địa điểm:  – Yamanashi: Trạm dừng chân thứ 5 Fuji-Subaru Line, Trạm dừng chân thứ 6  Yoshidaguchi, Bãi đỗ xe Fuji Hokuroku
         – Shizuoka: Trạm dừng chân thứ 5 Fujinomiya, Trạm dừng chân thứ 5 mới Gotembaguchi, Trạm dừng chân thứ 5 Subashiri, Bãi đỗ xe Mizugatsuka 
*Chỉ nhận thanh toán bằng tiền mặt

■Các hoạt động sử dụng tiền quỹ
・Bảo vệ môi trường tự nhiên
・Xây dựng các nhà vệ sinh sinh học (bio-toilet) tại các lán nghỉ
・Trang bị mũ bảo hiểm và kính bảo hộ phòng trường hợp núi lửa phun trào
・Chỉ dẫn an toàn
・Trạm cứu trợ
・Hỗ trợ người nước ngoài (như phiên dịch)
・Biển hiệu chỉ dẫn

Ứng phó với các trường hợp khẩn cấp

・Vấn đề nhà vệ sinh

Các căn nhà nhỏ trên núi hầu hết đều có trang bị nhà vệ sinh. Tuy nhiên, có một vài địa điểm nhà vệ sinh có thể nằm bên ngoài hoặc một vài trường hợp không sử dụng được vào buổi tối, cho nên tốt nhất là bạn nên đi vệ sinh trước khi leo núi, hoặc tìm hiểu trước những khu có thể sử dụng được. Ngoài ra có những thời điểm nhà vệ sinh trở nên đông đúc, do đó bạn nên chuẩn bị nhà vệ sinh di động để sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp nhé. Phương pháp thoát nước ở mỗi nhà vệ sinh cũng khác nhau nên bạn cần phải chú ý khi sử dụng. 
Khi đi vệ sinh tại các khu nhà trên núi này, bạn sẽ phải trả phí từ 100-300 yên, do đó hãy mang theo thật nhiều đồng xu 100 yên đi theo nhé.

・Các chứng bệnh dễ gặp khi leo núi

Khi lên đến đỉnh núi, lượng Oxy trong cơ thể bạn sẽ giảm một nửa so với khi bạn ở dưới mặt đất. Nồng độ oxy trong máu sẽ bị tụt xuống, cơ thể suy yếu dẫn đến việc bạn gặp phải các chứng bệnh như mệt mỏi, thể lực giảm sút, đau đầu, chóng mặt, chán ăn, cảm giác buồn nôn. Bạn không nên coi thường nếu gặp phải những dấu hiệu này vì nó có thể gây ra các biến chứng lớn hơn như phù não hoặc phù phổi. 

Để đề phòng những biến chứng này xảy ra, khi đến trạm dừng chân thứ 5 (trước khi chuẩn bị hành trình leo núi) bạn nên khởi động cơ thể một chút, thả lỏng toàn thân và hít thở sâu trong khoảng từ 1-2 tiếng. Ngoài ra cơ thể mất nước cũng làm cho quá trình tuần hoàn máu trở nên kém hơn, nên trong quá trình leo núi bạn nên tiếp nước cho cơ thể thường xuyên, nghỉ ngơi lấy lại sức, duy trì tốc độ đi vừa phải và luôn hít thở sâu nhé!

Nếu ngay cả khi đã làm vậy mà bạn vẫn gặp những chứng bệnh trên thì tốt nhất là nên dừng lại nghỉ ngơi và làm ấm cơ thể. Nếu mãi vẫn không khỏe trở lại bạn nên đi đến trạm cứu hộ để nhờ người giúp đỡ. Để tránh gây ra những biến chứng lớn hơn cách tốt nhất là bạn nên đi xuống núi, giảm dần độ cao khi đó cơ thể sẽ trở lại bình thường.

Việc vượt qua độ cao 3,000m để lên đến đỉnh núi Phú Sĩ quả không phải là một việc đơn giản. Để có một thể lực tốt khi leo núi, cách tốt nhất là bạn nên luyện tập leo những ngọn núi thấp trước để cho cơ thể quen dần. Ngoài ra, nếu bạn leo núi trong tình trạng thiếu ngủ hoặc cơ thể không khỏe thì nguy cơ dẫn đến các chứng bệnh kia càng cao hơn. Do đó hãy ngủ đủ giấc và cho cơ thể được nghỉ ngơi trước ngày leo núi nhé.

・Sử dụng trạm cứu hộ

Tại trạm dừng chân thứ 7 và 8 của tuyến đường Yoshida, trạm dừng chân thứ 8 của tuyến Fujinomiya sẽ có các trạm cứu hộ và các bác sĩ thường trú trong thời gian nhất định trong mùa leo núi. Trong trường hợp bạn không thể tự mình đến đó, bạn có thể liên hệ đến các khu nhà trên núi gần nhất. Nếu bạn đang ở trên đường leo núi, bạn có thể thông báo số hiệu biển báo trên đường, họ sẽ tìm ra địa chỉ của bạn. 

・Thời tiết xấu

Vào mùa hè thường hay có mưa giông, sấm sét, do đó nếu bạn nghe thấy tiếng sấm hãy nhanh tróng tìm nơi trú ẩn vì nếu không sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng đó. Ngoài ra, nếu bạn nghe thấy loa cảnh báo nguy hiểm, hãy ngừng việc leo núi lại và nhanh chóng xuống núi. Bạn nên kiểm tra tình hình thời tiết trước khi xuát phát ở lối lên đỉnh hoặc tại các lán trọ. 

Một số trang Web hữu dụng

▼ Trang Web chính thức leo núi Phú Sĩ
Tiếng Nhật:http://www.fujisan-climb.jp/index.html
Tiếng Anh :http://www.fujisan-climb.jp/en/index.html

▼ Thông tin chi tiết về núi Phú Sĩ
Tiếng Nhật:http://www.fujisan223.com/
Tiếng Anh :http://www.fujisan223.com/en/

Núi Phú Sĩ là điểm đến yêu thích của rất nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới. Chỉ những ai leo lên đó mới hiểu được cảm giác chinh phục được ngọn núi cao nhất Nhật Bản và chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên từ độ cao đó là như thế nào. Nếu bạn cũng muốn là một trong số họ vậy còn chần chừ gì nữa mà không chuẩn bị đồ đạc, bắt đầu hành trình leo núi an toàn và thú vị đi nào! 


TẤT TẦN TẬT NHẬT BẢN | NGUỒN GỐC TÊN GỌI NÚI PHÚ SĨ


Núi Phú Sĩ (Fujisan 富士山 ふじさん) là một trong những niềm tự hào của người dân nước Nhật.
Ngọn núi cao nhất Nhật Bản này được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới vào ngày 22/6/2013.
Xoay quanh ngọn núi hùng vĩ, đẹp đến nao lòng là những truyền thuyết, giai thoại vô cùng kỳ bí, thú vị.
Hãy cùng Kaizen khám phá nguồn gốc tên gọi núi Phú Sĩ được lưu truyền dân gian tại đất nước mặt trời mọc trong video này nhé!
Đừng quên LIKE, SHARE VÀ SUBSCRIBE để không bỏ lỡ những chương trình mới nhất.
Subscribe kênh tại đây: https://tinyurl.com/ybuoeuha
Và nếu bạn yêu thích tiếng Nhật, văn hóa Nhật và quan tâm về chương trình đi làm việc tại Nhật Bản, bạn hãy tham khảo những kênh thông tin dưới đây:
http://esuhai.com/
http://kaizen.vn/
http://facebook.com/esuhai
https://www.facebook.com/trungtamhoctiengnhat.kaizen
Trung tâm Nhật Ngữ Cải Tiến
http://kaizen.vn/

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật

Related Articles

Back to top button