Giáo Dục

Nói giảm nói tránh là gì ? tác dụng của nói giảm nói tránh? học “nói giảm nói tránh”

nói giảm nói tránh là gì

Nói giảm nói tránh là một trong mười hai biện pháp tu từ được sử dụng phổ biến không chỉ trong văn học mà còn cả trong đời sống hàng ngày. Bài viết này sẽ giới thiệu cho bạn đầy đủ những nét cơ bản về định nghĩa và tác dụng của biện pháp nói giảm nói tránh này.

Bạn đang xem: Nói giảm nói tránh là gì

*

Định nghĩa

Nói giảm nói tránh là một cách sử dụng từ ngữ nhằm giảm nhẹ sự đau buồn, nặng nề, sự thô tục trong cách diễn đạt, tạo nên sự lịch sự, tế nhị, nhẹ nhàng trong cách diễn đạt, cách nói và cách viết.

Tác dụng

Thông qua định nghĩa, chúng ta có thể thấy được nói giảm nói tránh không phải là một biện pháp tu từ mang nhiều dụng ý về mặt nghệ thuật, xong là một biện pháp tu từ không thể thiếu dễ cách diễn đạt được nhuần nhụy, lịch sự và nhẹ nhàng bớt phần nào. Để hiểu thêm về tác dụng của nói giảm nói tránh, mời các bạn xem một số ví dụ sau:

Một bác sĩ đi ra từ phòng cấp cứu, nói với chúng tôi: “Chia buồn cùng gia đình, chúng tôi đã cố gắng hết sức nhưng bệnh nhân không qua khỏi”

Xem Thêm :  Top 12 bài thuyết minh về cây bút bi siêu hay

(“Không qua khỏi’’ ở đây là “chết”, bác sĩ nói như vậy để giảm cảm giác đau buồn cho người nhà bệnh nhân)

Em dạo này không được tập trung trong học tập lắm đâu đấy. Cần xem lại em nhé!

(“Không được tập trung’’ tương đương với “lười”, “chểnh mảng”. Đây là cách nói nhẹ nhàng, tế nhị, giúp cho lời khuyên, lời góp ý xuất hiện phía sau trở nên dễ tiếp thu hơn với người nghe)

Anh ấy không bao giờ trở về nữa, mãi mãi nằm lại ở chiến trường B.

(“Mãi mãi nằm lại’’ ám chỉ cái chết của người chiến sĩ. Cách nói như vậy nhằm giảm cảm giác đau buồn, mất mát, đồng thời diễn đạt nhẹ nhàng sự hi sinh)

Đứa bé sơ sinh áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, cảm nhận những hơi ấm đầu tiên của tình mẫu tử.

Xem thêm: Viết Đoạn Văn Suy Nghĩ Về Việc Học Của Học Sinh Ngày Nay, Nghị Luận Về Việc Học Của Học Sinh Hiện Nay

(Từ “bầu sữa’’ là cách diễn đạt tránh sự thô tục, thiếu lịch sự)

Đây là trường học đặc biệt cho các em khiếm thính.

(Từ “khiếm thính” là từ ngữ nói giảm nói tránh một cách nhẹ nhàng cho từ “điếc”)

Mẹ đi bước nữa, em ở với bà nội từ bé.

(“Đi bước nữa’’ là cách diễn đạt nhẹ nhàng, nói giảm nói tránh của “lấy chồng mới”, “tái giá’’)

Bố mẹ không còn ở với nhau đã lâu, tôi chịu cảnh thiếu thốn tình cảm và sự chăm sóc từ bé

Xem Thêm :  cuo + nh3 observation CuO NH3

(“Không còn ở với nhau’’ là cách nói giảm nói tránh một cách nhẹ nhàng của “ly dị”)

Tớ đi vệ sinh mấy phút, cậu đứng ở cổng trường đợi tớ nhé!

(“Đi vệ sinh”là cách nói giảm nói tránh lịch sự, tránh thô tục)

*

So sánh biện pháp nói giảm nói tránh với nói quá

Về cơ bản, đây là hai biện pháp đối lập nhau. Nếu như biện pháp nói giảm nói tránh nhằm giảm nhẹ tính chất của từ ngữ thì nói quá mang tính chất phóng đại, làm tăng quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, tăng ấn tượng, tăng sức biểu cảm.

Thêm vào đó, không nên hiểu lầm rằng nói quá tương đương với nói dối, nói không thật. Nói dối là nói về một sự vật, sự việc, cảm giác hoàn toàn không thực, còn nói quá chỉ là phóng đại cái có thật. Sau đây là một số ví dụ về nói quá để bạn hiểu rõ hơn về biện pháp tu từ này và có sự so sánh điểm khác biệt so với biện pháp nói quá:

Kì thi đại học làm mấy em học sinh cuối cấp tôi dạy lo sốt vó

(“Lo sốt vó’’ là biện pháp nói quá, nhấn mạnh cảm giác lo lắng)

Chỉ cần chúng mình yêu nhau, chúng mình có thể cùng nhau lên tới tận mây xanh.

(“Lên tới tận mây xanh”là biện pháp nói quá, nhấn mạnh cảm giác hạnh phúc khi yêu)

Như vậy, thông qua bài viết này, hi vọng bạn đã hiểu được biện pháp nói giảm nói tránh là gì, cũng như biết thêm một số ví dụ về nói giảm nói tránh. Nói giảm nói tránh không phải là một biện pháp tu từ quá khó sử dụng, thậm chí còn được sử dụng rất nhiều trong văn nói hàng ngày. Sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh là cách hay để tạo sự tế nhị, lịch sự trong cách diễn đạt. Chúc bạn sử dụng tốt biện pháp này trong văn học, nghệ thuật và cả trong cuộc sống!

Xem Thêm :  Văn bản tiếng nói của văn nghệ nguyễn đình thi

Chuyên mục:

Chuyên mục: Kiến thức thú vị


Nói giảm nói tránh – Ngữ văn 8 – Cô Phạm Lan Anh (DỄ HIỂU NHẤT)


? Đăng ký khóa học của thầy cô VietJack giá từ 250k tại: https://bit.ly/30CPP9X.
?Tải app VietJack để xem các bài giảng khác của thầy cô. Link tải: https://vietjack.onelink.me/hJSB/30701ef0
☎️ Hotline hỗ trợ: 084 283 4585
Ngữ văn 8 Nói giảm nói tránh
Video hôm nay, cô sẽ cùng các em tìm hiểu về bài Nói giảm nói tránh. Qua đó, cô cùng các em rút ra được nội dung bài đọc và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.Từ đó, các em cảm nhận và rút ra nhận xét gì qua tác phẩm. Chú ý theo dõi bài giảng của cô nhé !
Đăng kí mua khóa học của VietJack tại: https://m.me/hoc.cung.vietjack
Học trực tuyến tại: https://khoahoc.vietjack.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/hoc.cung.vietjack/
vietjack, nguvan8, noigiamnoitranh
▶ Danh sách các bài học môn Ngữ văn 8 Cô Lan Anh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7VOVyAP1mkNnbprT5u56lcT
▶ Danh sách các bài học môn Tiếng anh 8 Cô Giang Ly:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7V9IfdRJFZieNOSym2Tpg3C
▶ Danh sách các bài học môn Toán học 8 Cô Vương Thị Hạnh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7VrxEM_uz4qNx4ekYsAsRt9

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button