Giáo Dục

Nội dung chính bài bác ơi! (bài đọc thêm)

Bài Thơ Bác Ơi Tố Hữu ❤️️ Nội Dung, Phân Tích Cảm Nhận ✅ Hãy Cùng Cảm Nhận Những Áng Thơ Hay Và Ý Nghĩa Mà Nhà Thơ Tố Hữu Đã Ca Ngợi Về Cuộc Đời Và Sự Nghiệp Của Bác Hồ.

Lời Bài Thơ Bác Ơi Của Tố Hữu

Hãy cùng cảm nhận những áng thơ hay trong Lời Bài Thơ Bác Ơi Của Tố Hữu mà SCR.VN chia sẻ đến bạn đọc bên dưới nhé. Bài thơ “Bác Ơi” nhà thơ viết để tiễn đưa Bác sau ngày Bác mất.

Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn rau, mấy gốc dừa!

Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bên thang gác, đứng nhìn lên
Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!

Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười!

Trái bưởi kia vàng ngọt với ai
Thơm cho ai nữa, hỡi hoa nhài!
Còn đâu bóng Bác đi hôm sớm
Quanh mặt hồ in mây trắng bay…

Ôi, phải chi lòng được thảnh thơi
Năm canh bớt nặng nỗi thương đời
Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người.

Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau
Nỗi đau dân nước, nỗi năm châu
Chỉ lo muôn mối như lòng mẹ
Cho hôm nay và cho mai sau…

Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già.

Bác nhớ miền Nam, nỗi nhớ nhà
Miền Nam mong Bác, nỗi mong cha
Bác nghe từng bước trên tiền tuyến
Lắng mỗi tin mừng, tiếng súng xa.

Bác vui như ánh buổi bình minh
Vui mỗi mầm non, trái chín cành
Vui tiếng ca chung hoà bốn biển
Nâng niu tất cả, chỉ quên mình.

Bác để tình thương cho chúng con
Một đời thanh bạch, chẳng vàng son
Mong manh áo vải hồn muôn trượng
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.

Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiều
Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu!
Ra đi, Bác dặn: “Còn non nước…”
Nghĩa nặng, lòng không dám khóc nhiều.

Bác đã lên đường, theo tổ tiên
Mác – Lê-nin, thế giới Người Hiền
Ánh hào quang đỏ thêm sông núi
Dắt chúng con cùng nhau tiến lên!

Nhớ đôi dép cũ nặng công ơn
Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn
Xin nguyện cùng Người vươn tới mãi
Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn.

? Ngoài Lời Bài Thơ Bác Ơi Của Tố Hữu. Bạn Đọc Khám Phá Thêm Bài Thơ Từ Ấy Tố Hữu ❤️️ Nội Dung Và Cảm Nhận

Hoàn Cảnh Ra Đời Bài Thơ Bác Ơi Của Tố Hữu

Tiếp theo đây, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu Hoàn Cảnh Ra Đời Bài Thơ Bác Ơi Của Tố Hữu ngay phần dưới đây nhé. “Bác ơi” được viết ngay sau sự kiện đau thương của dân tộc. Bài thơ là tiếng khóc và là bản hùng ca, ca ngợi nhân cách, công lao, sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Mậu Thân 1968, đất nước ta bước vào một giai đoạn kháng chiến mới đầy cam go và ác liệt. Cùng lúc này sự ra đi của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã trở thành một mất mát vô cùng to lớn đối với đất nước, là nỗi đau lớn của toàn dân tộc Việt Nam.

Trước hung tin ấy, Tố Hữu dù đang nằm viện, nhưng đã lập tức trở về nhà sàn nơi Bác làm việc để nhìn Bác lần cuối. Trở về, Tố Hữu viết “suốt cả đêm ấy cho vơi nỗi buồn”. Bài thơ Bác ơi! đã ra đời trong hoàn cảnh vô cùng đớn đau và xúc động ấy.

Được Xuân Diệu ca ngợi là “bài điếu văn bi hùng bằng thơ”, mà cho đến ngày hôm nay mỗi lần đọc lại ta vẫn cảm thấy nghẹn ngào, thương tiếc không thôi về sự ra đi của lãnh tụ Hồ Chí Minh.

? Ngoài Hoàn Cảnh Ra Đời Bài Thơ Bác Ơi Của Tố Hữu. Bật Mí Thêm Bài Ca Xuân 61 Tố Hữu ❤️ Cảm Nhận, Phân Tích Hay Nhất

nội dung bài thơ bác ơi

Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu Nội Dung Bài Thơ Bác Ơi. Bài thơ là “Bài điếu văn bi hùng bằng thơ” là sự đúc kết, suy nghĩ, chiêm nghiệm sâu sắc về Bác.

Bài thơ là lời tiễn biệt đầy xúc động và thành kính mà tác giả dành cho Hồ Chí Minh khi Bác qua đời. Bài thơ cũng là lời điếu văn tiễn biệt vị cha già của dân tộc con người vĩ đại hết lòng vì nhân dân.

Bài thơ khắc họa hình tượng Bác Hồ con người suốt cả đời yêu thương nhân dân, lo lắng thế hệ và tương lai của dân tộc. Một con người vĩ đại nhưng lại giản dị và vô cùng khiêm tốn.

Bài thơ tiêu biểu cho giọng thơ tâm tình, ngọt ngào, tha thiết của thơ Tố Hữu. Bài thơ là tình cảm của nhà thơ Tố Hữu, của nhân dân Việt Nam trước sự ra đi của vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc.

Bác ơi tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông mọi kiếp người!

Hai câu này đã trở thành chủ điểm của bài thơ. Ca ngợi lòng nhân ái mênh mông của Bác, sự hy sinh suốt đời cho nhân dân, cho dân tộc, cho thế giới hòa bình. Đọc bài thơ Bác ơi!, câu, chữ nào cũng làm người đọc xúc động, ứa nước mắt. Xúc động nhưng không bi quan, chán nản mà giúp chúng ta biến đau thương, nhớ tiếc thành hành động cách mạng.

? Ngoài Nội Dung Bài Thơ Bác Ơi. Bạn Đọc Khám Phá Thêm Thơ Hoàng Cầm ❤️️ Tuyển Tập Trộn Bộ Những Bài Thơ Hay

Bài Thơ Bác Ơi Thuộc Thể Thơ Gì

Bài Thơ Bác Ơi Thuộc Thể Thơ thất ngôn trường thiên, gồm 13 khổ thơ, mỗi khổ thơ có 4 câu thơ.

Lối thơ thất ngôn tạo nên một nhạc điệu trang trọng. Cùng với hình ảnh thơ kì vĩ đã diễn đạt rất tài tình những cảm xúc cao đẹp của toàn thể dân tộc ta trong những ngày quốc tang năm 1969.

? Ngoài Bài Thơ Bác Ơi. Bỏ Túi Ngay Quê Hương Đỗ Trung Quân ❤️️ Lời Bài Thơ, Phân Tích, Văn Mẫu

Dàn Ý Bài Thơ Bác Ơi

Gửi đến bạn đọc Dàn Ý Bài Thơ Bác Ơi để tìm hiểu những cảm xúc của tác giả đối với Bác trong bài thơ này bạn nhé.

1. Mở bài: Giới thiệu khái quát tác giả Tố Hữu và bài thơ Bác ơi.

2. Thân bài

a. Nỗi đau xót lớn lao khi Bác Hồ qua đời trong bốn khổ thơ đầu

– Điệp từ “tuôn”: Khung cảnh tang lễ bi thương với sự vỡ òa đau đớn của con người và thiên nhiên: đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa.

– Khung cảnh ngôi nhà sàn Bác vẫn ở trở nên trống trải, lạnh lẽo, không còn hơi ấm và hoạt động của Bác: vườn rau, mấy gốc dừa ướt lạnh, chiếc chuông nhỏ không còn reo, phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn.

– Câu hỏi tu từ kết hợp với biện pháp nói giảm nói tránh: Sự thảng thốt không tin vào sự thật phũ phàng rằng Bác đã ra đi: Bác đã đi rồi sao Bác ơi?

– Mọi vật trở nên côi cút, vô nghĩa, trống trải khi không còn Bác ở bên:

=> Nỗi đau đớn và tiếc thương vô bờ bến của cả dân tộc trước sự ra đi của Bác.

b. Hình tượng Bác Hồ trong 6 khổ tiếp theo

– Lí tưởng và lẽ sống cao cả: Bác dành cả cuộc đời lo nghĩ và đấu tranh cho tự do, hạnh phúc của nhân dân, cho nền tự do độc lập của dân tộc.

– “Bác ơi, tim Bác mênh mông thế / Ôm cả non sông, mọi kiếp người” : Bằng hình ảnh hoán dụ, Tố Hữu ca ngợi lòng yêu nước thương dân, tình nhân ái bao la của Hồ Chí Minh. Đây là hai câu thơ trong bốn câu thơ hay nhất trong bài thơ “Bác ơi!”.

– Tình yêu thương quảng đại dành cho con người và vạn vật: như lòng mẹ, yêu thương từ mỗi đời nô lệ đến em thơ, cụ già; từ sự sống non tơ gần gũi quanh mình như mầm non, trái chín, ngọn lúa, cành hoa đến non sông, mọi kiếp người, dân nước, năm châu…

=> Hình tượng Bác Hồ vừa vĩ đại, cao cả vừa bình dị, gần gũi.

c. Cảm nghĩ của mọi người Việt Nam trước sự ra đi của Bác trong 3 khổ cuối

– Nhớ thương Bác không nguôi (Nghìn thu nhớ Bác biết bao nhiêu) nhưng phải nén đau thương vì cuộc cách mạng giải phóng đất nước còn dang dở như lời Bác dặn: Còn non nước.

– Thành kính tiễn biệt Bác về cõi bất tử, thế giới Người Hiền:

– Trước tấm gương và di sản mà Bác để lại, nhà thơ nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung tâm nguyện sẽ theo con đường mà Bác chỉ ra cho toàn dân tộc. Bài thơ khép lại bằng một hình so sánh mang tượng hình sông núi kì vĩ:

3. Kết bài: Cảm nhận chung về bài thơ.

? Ngoài Cảm Nhận Bài Thơ Bác Ơi. Chia Sẻ Thêm Soạn Văn 7 Làm Thơ Lục Bát ❤️️ Bài Giảng, Giáo Án Trọn Bộ

Cảm Nhận Bài Thơ Bác Ơi

Bài mẫu Cảm Nhận Bài Thơ Bác Ơi để phục vụ các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học một cách đơn giản hơn.

Bác ơi! là một bài thơ dài không chỉ có những cảm xúc xót thương vô hạn trước sự ra đi của Hồ Chủ tịch. Mà nó còn đóng vai trò là một bản chiêm nghiệm, đúc kết sâu sắc về cuộc đời và sự nghiệp gắn bó với dân tộc, đất nước của Bác.

Trong sáu khổ thơ đầu tiên là những nỗi niềm đau đớn, xót xa trước sự kiện trăm tuổi của Người. Mà ở đây cảm xúc trong thơ của Tố Hữu không chỉ là nỗi đau riêng. Mà nó còn là nỗi đau chung, cảm nhận chung hàng triệu đồng bào lúc bấy giờ.

“Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa

Quanh mặt hồ in mây trắng bay…”

Trong suốt bốn khổ thơ đầu có lẽ rằng câu thơ đánh động tâm can người đọc nhất là hai câu thơ đầu “Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa/Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa…”. Lời thơ nghe như trào nước mắt. Thậm chí những nỗi đau đớn mất mát ấy còn cảm động cả thiên nhiên, đến trời xanh cũng buồn không hửng nắng.

Không khí tang thương bao trùm cả lòng người, cả cảnh vật, tất thảy vắng đi hơi thở của Người đều trở nên ảm đạm lạnh lẽo, những vườn cau, những gốc dừa, lối sỏi quen, thang gác, chuông nhỏ, phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn đều như không còn sinh khí, như đang để tang cho vị lãnh tụ kính yêu.

Sự kiện bàng hoàng, đau đớn ấy không ngờ lại xảy ra khi đất nước sắp đến ngày thắng lợi. Vậy mà Người đành ra đi trước, không kịp nhìn thấy cái thành tựu mà mấy mươi năm Người dốc lòng vun đắp hy sinh, không kịp chung vui cùng dân tộc ngày đại thắng. Hỏi rằng có nỗi đớn đau nào sâu đậm hơn thế nữa?

Tố Hữu dường như không thể tin vào sự thật rằng Bác đã rời nhân thế. Không thể tin được Bác lại buông tay vào một ngày thu nắng đẹp, trước thềm độc lập của đất nước mà thốt lên đầy đau đớn rằng “Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!”.

Với sáu khổ thơ tiếp theo, Tố Hữu đã có những suy nghĩ, chiêm nghiệm thật sâu sắc, tràn đầy lòng kính trọng và yêu mến đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Suốt cuộc đời 79 mùa xuân tươi đẹp, Bác chưa lúc nào để mình được thảnh thơi, trái tim chỉ nặng một “nỗi thương đời”.

Bác đã vực dậy non sông Việt Nam, mang trong mình tấm lòng của người mẹ “Ôm cả non sông, mọi kiếp người”. Người cả đời sống với một tâm hồn bao dung, chan hòa với thiên nhiên “yêu từng ngọn lúa mỗi cành hoa”. Trái tim luôn chất chứa những tình thương người. Người suốt đời phấn đấu vì hòa bình, độc lập, tự do và hạnh phúc của nhân dân.

Tư tưởng, vẻ đẹp phẩm chất, những đóng góp vĩ đại cho dân tộc của Người mãi mãi được muôn đời ghi nhớ công ơn.

“Ôi Bác Hồ ơi, những xế chiều

Vững như muôn ngọn dải Trường Sơn.”

Trước sự ra đi của Bác, nhưng Tố Hữu hiểu rằng nỗi đau này tuy lớn. Nhưng không thể vì thế mà làm suy sụp tinh thần chiến đấu của nhân dân. Chúng ta phải nhanh chóng vượt qua nỗi đau để Bác bước vào nỗi nhớ nghìn thu trong trái tim mỗi người. Tiếp tục hướng về phía trước hoàn thành nốt những trăn trở của vị cha già vĩ đại đã dặn trong Di chúc.

Bác ơi! là một trong những bài thơ viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh xúc động và sâu sắc hơn cả. Không chỉ thể hiện tấm lòng xót thương vô hạn trước sự ra đi của Bá. Mà nó còn là những chiêm nghiệm sâu sắc về cuộc đời và sự nghiệp gắn bó với đất nước với nhân dân của người cha già dân tộc.

? Ngoài Cảm Nhận Bài Thơ Bác Ơi. Chia Sẻ Thêm Thơ Tố Hữu ❤️ Tuyển Tập Trọn Bộ Những Bài Hay Nhất

Phân Tích Bài Thơ Bác Ơi Của Tố Hữu

Bài văn mẫu Phân Tích Bài Thơ Bác Ơi Của Tố Hữu hay nhất. Mời bạn đọc cùng tham khảo chi tiết bài phân tích bên dưới nhé.

Ngày 2 – 9 – 1969, Hồ Chủ Tịch tạ thế. Cả một rừng thơ khóc Bác xuất hiện, trong đó nổi bật lên cây đại thụ Tố Hữu với bài thơ “Bác ơi!”. Bốn khổ thơ đầu nói cái đau xót tột cùng của thi sĩ trước sự kiện Bác ra đi:

Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa.

Trời mưa tầm tã cộng với nước mắt hàng triệu người khóc vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc đã làm cho cả không gian ướt lạnh, đau buồn. Khi Bác đi xa, Tố Hữu đang nằm điều trị ở bệnh viện. Nghe tin, nhà thơ hoảng hốt chạy về phủ Chủ tịch, nơi nhà sàn của Người:

“Chiều nay con chạy về thăm Bác”. Từ “chạy” được dùng rất tài, nói lên sự nóng gan nóng ruột của người con khi nghe tin cha mất.

Ta thấy tác giả rất ý tứ cho nên “đến bên thang gác đứng nhìn lên” mà chưa vào nhà vội. Vì sao vậy? Vì đến thăm một người tạ thế là thăm vợ góa, con côi. Còn Bác không có gia đình thì xử lí như Tố Hữu là rất tinh tế. Nhà Bác hôm nay đã khác xưa: Chuông không còn reo để báo tin với Người có khách đến. Nhìn vườn cây Bác từng vun trồng, tác giả bâng khuâng:

Trái bưởi kia vàng, ngọt với ai….Thơm cho ai nữa hỡi hoa nhài!

Bác hiện lên trong kí ức đẹp như một ông Tiên trong thần thoại. Đúng! Trong tâm trí nhà thơ cũng như trong tâm trí dân tộc ta, Bác là một “Ông tiên Mác – xít”. Sau những ngày bàng hoàng đau xót, nhà thơ bình tâm lại, khắc họa hình tượng Bác. Tố Hữu đã viết nhiều bài thơ về Bác nhưng bài này hay hơn cả vì đây là thơ tổng kết một cuộc đời.

Một trái tim thương nước, thương dân bao la, mênh mông. Từ “ôm” được dùng rất gợi cảm: ôm là nâng niu, che chở, giữ gìn.

Thương bao nhiêu thì đau bấy nhiêu:
Bác chẳng buồn đâu, Bác chỉ đau
Nỗi đau dân nước, nỗi năm châu

Từ “đau” là lấy lại chữ dùng của Bác trong di chúc. Đau dân nước vì dân nước đang bị đế quốc xâm lược; đau năm châu. Vì có sự bất hoà trong phong trào cộng sản quốc tế. Chỉ con người vĩ đại mới có nỗi đau đớn lớn lao như thế.

Bác vui như ánh buổi bình minh
Vui mỗi mầm non, trái chín cành
Vui tiếng ca chung hoà bốn biển
Nâng niu tất cả, chỉ quên mình

Vì sao vậy? Vì giải phóng miền Nam là trung tâm của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ. Nhiều người gặp Bác đều kể lại mỗi khi trò chuyện, thế nào Người cũng nhắc đến miền Nam. Trong phòng của Bác có treo bản đồ miền Nam về sự bố trí binh lực của địch.

Bác là vị lãnh tụ kiểu mới; khác với những người ưa sùng bái cá nhân. Vì tâm hồn Bác giàu quá (hồn muôn trượng) nên bề ngoài Bác rất giản dị (mong manh áo vải). Bác không cần tượng đồng vì nhân dân đã đúc cho Người hàng triệu tượng trong tim.

Trong ba khổ cuối, nhà thơ nói lên cảm nghĩ của nhân dân ta trước sự ra đi của Bác. Vậy thì thương Bác tức là phải làm theo lời Bác dặn, tập trung sức để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Bác Hồ nay đã nhập vào một thế giới đặc biệt: “Mác-Lê Nin thế giới Người Hiền”. Hiền ở đây là hiền minh, hiền triết. Tức là những vĩ nhân có trí tuệ siêu việt có đạo đức cao cả. Chính những con người đó đã dẫn dắt lịch sử tiến lên không ngừng.

Kết thúc thi phẩm này, Tố Hữu có một câu thơ rất hay: “Yêu Bác, lòng ta trong sáng hơn”. Yêu Bác làm theo tấm gương trong suốt như pha lê của Người. Bài thơ “Bác ơi” là một điếu văn bi hùng. Lối thơ thất ngôn tạo nên một nhạc điệu trang trọng. Cùng với hình ảnh thơ kì vĩ đã diễn đạt những cảm xúc của toàn thể dân tộc ta trong những ngày quốc tang.

? Ngoài Phân Tích Bài Thơ Bác Ơi Của Tố Hữu. Chia Sẻ Trọn Bộ Nắng Mới Lưu Trọng Lư ❤️️ Phân Tích Nội Dung Bài Thơ

Phân Tích Bác Ơi Tim Bác Mênh Mông Thế

Tiếp theo đây bạn hãy cùng SCR.VN Phân Tích câu thơ Bác Ơi Tim Bác Mênh Mông Thế. Câu thơ thể hiện tình thương của Bác được diễn tả bằng hình ảnh thơ có chứa sức gợi lớn lao.

“Bác ơi, tim Bác mênh mông thế
Ôm cả non sông, mọi kiếp người”

Nhà thơ ca ngợi trái tim yêu thương “mênh mông” của Bác. Chính nguồn tình cảm cao quý này đã tạo ra sức mạnh vô biên cho vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.

Tình thương ấy gắn liền với tình yêu, ân nghĩa như song sinh. Bác Hồ yêu nhân dân bằng thứ tình cảm trong trẻo như không khí, trời xanh, ân nghĩa như cơm ăn, áo mặc, ấm cúng như máu mủ ruột rà.

Và Tố Hữu đã khái quát thành hai dòng tình cảm lớn là tình yêu nước (ôm cả non sông) và lòng thương người (mọi kiếp người). Tìm hiểu con người Bác và thơ Bác, chúng ta càng thấy khái quát của Tố Hữu thật là sâu sắc.

? Ngoài Phân Tích Bác Ơi Tim Bác Mênh Mông Thế. Bật Mí Thêm Trọn Bộ Bài Thơ Cảnh Khuya Hồ Chí Minh ❤️ Phân Tích Bài Thơ

Ngâm Thơ Bài Bác Ơi

Tiếp theo đây, bạn hãy thưởng thức bài Ngâm Thơ Bài Bác Ơi vô cùng hay bên dưới nhé.

⚡ Ngoài Ngâm Thơ Bài Thơ Bác Ơi. Khám Phá Ngay Thơ Hồ Chí Minh ❤️ Những Bài Thơ Của Bác Hồ Hay Nhất

Bài Thơ Bác Ơi Của Trần Đăng Khoa

Phần cuối cùng của bài viết, SCR.VN xin dành tặng thêm cho bạn đọc Bài Thơ Bác Ơi Của Trần Đăng Khoa.

Bài thơ “Em gặp Bác Hồ”
Tác giả: Trần Đăng Khoa (9.9.1969)

Có ai se sẽ ngồi xuống đầu giường
Đưa bàn tay mát như kem sữa
Xoa lên trán em đang dịu lửa
Vuốt lên mắt em đang bớt mờ
A, Bác Hồ!
Bác Hồ ta đó!
Bác mặc tấm áo ka ki
Bàng bạc sương rừng Pắc Bó
Trán Bác có ngôi sao
Thảo nào Bác đi đêm không lạc Bác ơi, Bác!
Bác cười rung rung chòm râu
Mắt Bác sao mà thương thế
Tóc Bác thơm lừng gió bể
Thơm nắng đường xa
Bác cho em nhiều quà
Và khen dạo này em béo khỏe
Hơn ngày xưa nhiều
Cúc áo em bị đứt từ chiều
Đêm phanh ra, hở ngực
Bác đắp vào cho em
Rồi Bác ra rất êm

Bác đi! Bác đi rồi!
Em bỗng oà lên khóc
Tỉnh dậy thấy ướt đầm mái tóc
Nhìn xem Bác có đâu đây,
Chỉ thấy đầy trời đèn sáng, mưa bay
Người người lặng im đi viếng Bác
Bóng đèn rưng rưng nước mắt…
Đúng rồi
Bệnh viện em vừa truy điệu Bác chiều nay
Nhưng Bác chỉ yên nghỉ ban ngày
Chứ ban đêm là Bác rời linh cữu
Bác chào chú đứng gác
Rồi đi vòng quanh khắp trên thế giới
Để chăm sóc trẻ con
Nhất là đứa nào phải nằm trong bệnh viện..

? Ngoài Bài Thơ Bác Ơi Của Trần Đăng Khoa. Chia Sẻ Trọn Bộ Thơ Nguyễn Khoa Điềm ❤️️ Trọn Bộ Những Bài Thơ Hay Nhất


Phân tích bài thơ "Bác ơi!" của Tố Hữu


Mời bạn đọc tham khảo Phân tích bài thơ \

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục
Xem Thêm :  [sgk scan] ✅ đánh nhau với cối xay gió (trích đôn ki-hô-tê)

Related Articles

Back to top button