Kiến Thức Chung

Nguyễn đình chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

Soạn bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ dân tộc – Ngắn gọn nhất

Câu 1.

a. Các luận điểm chính của bài: – Mở bài

– Thân bài gồm 3 luận điểm

– Kết bài

b. Cách sắp xếp các luận điểm trên khác với trật tự thông thường.

Câu 2. Tác giả cho rằng văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng giống như “những vì sao có ánh sáng khác thường”, “con mắt chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy”.

Câu 3. Tác giả đã giúp chúng ta nhận ra những “ánh sáng khác thường” của ngôi sao sáng Nguyễn Đình Chiểu trên bầu trời văn nghệ Việt Nam.

Câu 4. Tác giả lại cho rằng ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu đáng phải sáng tỏ hơn nữa không chỉ thời ấy, mà còn cả trong thời đại hiện nay.

Câu 5. Bài nghị luận này không hề khô khan mà đầy sức hấp dẫn, lôi cuốn là nhờ những yếu tố sau đây:

– Cách nghị luận không chỉ xác đáng, chặt chẽ, mà còn xúc động, thiết tha, với nhiều hình ảnh, ngôn ngữ đặc sắc, khiến người dọc còn nhớ mãi.

– Cách nhìn mới mẻ, có giá trị phát hiện của tác giả đã lôi cuốn người đọc vào bài viết của mình.

Soạn bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc – Ngữ Văn 12

I. Soạn bài

1. Tìm những luận điểm chính của bài văn. Anh (Chị) thấy cách sắp xếp luận điểm đó có gì khác với trật tự thông thường?

a. Các luận điểm chính của bài

Mở bài: Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu một nhà thơ lớn của nước ta, đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa trong bầu trời văn nghệ dân tộc nhất là trong lúc này?

Thân bài:

– Nguyễn Đình Chiểu (con người và cuộc đời) – một nhà thơ yêu nước.

– Những giá trị thơ văn: Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương phản chiếu phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ.

– Truyện Lục Vân Tiên là một tác phẩm lớn nhất của Nguyễn Đình Chiểu, rất phổ biến trong dân gian, nhất là ở miền Nam.

Kẽt bài: “Đời sống, sự nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu là một tấm gương sáng” nêu cao địa vị và tác dụng của văn học nghệ thuật, nêu cao sứ mạng của người chiến sĩ trên mặt trận văn hoá tư tưởng.

b. Cách sắp xếp các luận điểm trên khác với trật tư thông thường

– Thông thường khi nghị luận về một tác phẩm văn học, người viết phải nêu lên các tác phẩm chính có giá trị, sau đó mới tổng kết về con người và tác giả.

– Ngược lại, Phạm Văn Đồng lại trình bày rất kĩ lưỡng, tường tận về tấm lòng con người của tác giả, sau đó mới lược qua các tác phẩm chính của Nguyễn Đình Chiểu.

– Với trật tự này, Phạm Văn Đồng muốn nhấn mạnh Nguyễn Đình Chiểu là con người đặc biệt, để hiểu về thơ ông thì trước tiên phải biết được con người của ông. Vì thực tế nhiều người có nhìn thiên lệch về Nguyễn Đình Chiểu nên chưa nhìn đúng và thấy hết những giá trị cơ bản trong cuộc đời và thơ văn của ông.

2. Theo tác giả, vì sao văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng giống như “những vì sao có ánh sáng khác thường” “con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy?

Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng giống như “những vì sao có ánh sáng khác thường” “con mắt của chúng ta phải chăm chú mới nhìn thấy và “càng nhìn càng tháy sáng” vì những lí do sau:

– Lâu nay, người ta có thói quen nhìn các nhà thơ ở bình diện nghệ thuật theo kiểu chau truốt, gọt giũa lời lẽ hoa mĩ… Văn chương Nguyễn Đinh Chiểu không óng mượt, nõn nà mà chân chất, có chỗ tưởng như thô kệch. Vì lẽ đó mà phải chăm chú nhìn thì mới có thể càng nhìn càng thấy sáng.

– Ánh sáng khác thường mà tác giả nói đến ở đây chính là vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, dân dã của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu – vẻ đẹp cùa loại văn chương hướng về đại chúng, gắn bó máu thịt với nhân dân, phục vụ nhân dân, mang tính nhân dân sâu sắc.

– Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đẹp bởi tư tưởng, tình cảm nồng hậu, cao quý của nhân dân. “Nó không phải là vẻ đẹp của những cây lúa xanh uốn mình trong gió nhẹ. Nó đẹp vẻ đẹp của đống thóc mẩy vàng Nguyễn Đình Chú). Vẻ đẹp khác thường này càng đáng quý hơn bội phần khi ta biết nhà thơ đã sáng tác trong hoàn cảnh mù loà, cuộc sống gặp nhiều khó khăn và bất hạnh.

– Nhận xét của Phạm Văn Đồng có ý nghĩa phương pháp luận trong việc nghiên cứu, đánh giá thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Đó là sự điều chỉnh về cách nhìn để có một định hướng đúng đắn trong việc nghiên cứu, tiếp cận một nhà thơ như Nguyễn Đình Chiểu.

3. Tác giả Phạm Văn Đồng giúp chúng ta nhận ra những “ánh sáng khác thường” như thế nào trên bầu trời văn nghệ dân tộc?

Xét về cuộc đời, đạo đức và tư tưởng, nghệ thuật trong sáng tác văn học của Nguyễn Đình Chiểu, Phạm Văn Đồng đã cho ta thấy:

– Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu là tấm gương sáng chói về tinh thần yêu nước cháy bóng và lòng căm thù giặc sâu sắc.

+ Cuộc đời dù gặp nhiều khó khăn bất hạnh, nhưng vẫn đứng thẳng- ngẩng cao đầu mà sống, sống không phải vì mình mà vì dân, vì nước theo tư tưởng: “Kiến nghĩa bất vi vô dõng dã”; tỏ thái độ bất khuât, bất hợp tác quyết liệt trước sự mua chuộc của thực dân Pháp. Đó là một cuộc sống đẹp, đầy nghị lực, đáng trân trọng.

Xem Thêm :  Khách sạn gần Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh giá rẻ

+ Nguyễn Đình Chiểu có quan niệm sáng tác đúng đắn và tiến bộ: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không thẳm/ Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Đó là thơ văn chiến đấu, đánh thẳng vào ngoại xâm và tôi tớ của chúng. Đối với Nguyễn Đình Chiểu, cầm bút viết văn là một thiên chức – ông đã làm đúng thiên chức đó.

– Sáng tác thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu luôn là vũ khí chiến đá chống bọn xâm lược, ngợi ca chính nghĩa, đạo đức ở đời.

+ Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu phục vụ đắc lực cho cuộc kháng chiến chống Pháp, bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Đó là những tác phẩm làm sống lại trong tâm trí người đọc trong phong trào kháng Pháp của nhân dân Nam bộ suốt hai mươi năm trời. Là những tác phẩm sôi sục lòng căm thù và dạt dào yêu nước với những hình tượng người nông dân nghĩa sĩ đẹp đẽ (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc), những lãnh tụ của ngàn quân, những tấm gương bất khuất trước kẻ thù (Văn tế Trương Định)…

+ Truyện thơ của Nguyễn Đình Chiểu là những bài ca hào hùng mà thiết tha về lí tưởng đạo đức của nhân dân, ca ngợi những con người trọng nghĩa kính tài, trước sau một lòng, dù khổ cực, gian nguy, quyết phấn đấu vì nghĩa lớn.

– Thơ Nguyễn Đình Chiểu có tính nghệ thuật cao

+ Văn chương trữ tình đạo đức: vẻ đẹp thơ văn tiềm ẩn trong tầng sâu cảm xúc, suy ngẫm.

+ Bút pháp trữ tình xuất phát từ cõi tâm trong sáng, nhiệt thành.

+ Đậm đà sắc thái Nam bộ: ngôn ngữ mộc mạc, giản dị như lời ăn tiếng nói của người dân Nam Bộ.

+ Lối thơ thiên về kể mang màu sắc diễn xướng phổ biến trong văn học dân gian Nam Bộ.

4. Vì sao tác giả lại cho rằng ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu đáng lẽ ra phải sáng tỏ hơn nữa, không chỉ trong thời ấy mà cả trong thời đại hiện nay?

Ngôi sao Nguyễn Đình Chiểu đáng lẽ phải sáng tỏ hơn nữa vì:

– Cho đến nay, vẫn còn rất ít người biết đến thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu; có một số người chỉ biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả của truyện Lục Vân Tiên và hiểu truyện Lục Vân Tiên khá thiên lộ. Thiên về nội và về nghệ thuật, thậm chí còn “chê” văn thơ của ông là thô ráp, nôm na.

– Trong khi đó với những phẩm chất đạo đức và những thành công nghệ thuật, hiệu quả mà văn chương yêu nước của ông đưa lại, có thể khẳng định Nguyễn Đình Chiểu xứng đáng là lá cờ đầu của thơ ca chống Pháp, cần được giương cao hơn nữa trong thời đại của ông và ngay cả thời đại ngày nay.

– Phải sáng tỏ hơn nữa trong thời đại hiện nay là đế khôi phục lại giá trị đích thực của thơ văn yêu nước lớn miền Nam từng có tác dụng to lớn và sâu rộng trong nhân ta, không chỉ trong thời bấy giờ mà ngay cả trong cuộc sống hiện nay.

5. Giải thích nguyên nhân của sức hấp dẫn, lôi cuốn của bài văn nghị luận trên

Bài văn nghị luận không khô khan mà trái lại có sức hấp dẫn, lôi cuốn vì:

– Bài văn có sự kết hợp hài hoà giữa lí lẽ xác đáng và tình cảm nồng hậu của người viết đối với nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Bài văn có sức lôi cuốn mạnh mẽ do cách nghị luận vừa xác đáng, chặt chẽ vừa xúc động, thiết tha với nhiều hành ảnh ngôn từ đặc sắc.

– Có sự kết hợp giữa cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu với công cuộc chống Pháp lúc bấy giờ của nhân dân Nam Bộ. Nhờ vậy, bài viết rõ ràng mạch lạc dễ hiểu, vừa tác động đến lí trí lại thâm sâu vào tình cảm người đọc tạo nên sức thuyết phục lớn.

– Cách nhìn mới mẻ, có giá trị phát hiện của tác giả đã lôi cuốn người đọc vào bài viết của mình.

Tóm lại, bằng cách nhìn, cách nghĩ sâu rộng, mới mẻ và nhiệt tình cùa mình Phạm Văn Đồng đã làm sáng tỏ mối liên hệ khăng khít của những tác phẩm thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu với hoàn cảnh của Tổ quốc lúc bây giờ và với thời đại hiện nay. Đồng thời tác giả hết lòng ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu, một con người trọn đời dùng cây bút làm vũ khí chiến đấu cho dân cho đất nước.

II. Luyện tập

Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu vẫn không xa lạ với giới trẻ ngày nay và việc học những tác phẩm như Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc của ông ở nhà trường là rất bổ ích.

Anh (chị) hãy viết một bài văn nghị luận để phát biểu ý kiến của mình về vấn đề trên?

– Nội dung của bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc? (Khóc tế các nghĩa sĩ tử trận tại cần Giuộc, qua đó dựng lên tượng đài nghệ thuật về những nghĩa binh quên mình vì nước, ghi dấu mốc lịch sử bi thương mà hào hùng của dân tộc).

– Nghệ thuật của bài văn tế: tuy viết theo lối cổ nhưng tài hoa và cảm xúc của nhà thơ đủ để lay động hàng triệu trái tim.

– Vậy: Ngày nay, thanh niên có cần học tập tình yêu Tổ quốc hay không? (Học sinh bình luận và dẫn đến khẳng định có cần phải học bài này hay không?)

(Tham khảo thêm phần Bài tập nâng cao – Hướng dẫn học bài Vãn tế nghĩa sĩ cần Giuộc – Sách Hướng dẫn học bài, làm bài Ngữ Văn 11, cùng tác giả).

Soạn bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc

1. Giả sử anh (chị) phải làm một bài văn nghị luận để chứng minh nhận định : “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng thấy sáng. Văn thơ của Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy”. Theo anh (chị), trong bài văn cần nêu và làm rõ những ý chính nào ?

Trả lời:

Cần phải làm rõ 2 ý cơ bản dưới đây:

Xem Thêm :  2 cách làm phở chiên phồng ngũ xã xào bò, trứng không dầu mỡ

a) Nguyễn Đình Chiểu là một ngôi sao mà ánh sáng của nó không dễ nhận ra, “con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy”. Bởi lẽ:

– Thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu có thể còn nhiều chỗ thô mộc, không thật giống với “hòn ngọc đã qua tay người thợ thiên tài” như bản dịch Chinh phụ ngâm, hay Truyện Kiều trước đó, hoặc thơ của Nguyễn Khuyến, hay Tú Xương sau đó. Chính tác giả Phạm Văn Đồng cũng thừa nhận : tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu – như Truyện Lục Vân Tiên chẳng hạn – có “đôi chỗ sơ sót về văn chương”.

– Về nội dung tư tưởng cũng như về hình thức nghệ thuật, tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu có những điểm còn xa lạ, làm cho người đọc nhiều khi cảm thấy khó hiểu, khô khan. Tác giả bài viết không phủ nhận, cũng không né tránh sự thực đó, khi ông viết những câu như : “Tất nhiên những giá trị luân lí mà Nguyễn Đình Chiểu ca ngợi, ở thời đại chúng ta, theo quan điểm của chúng ta thì có phần đã lỗi thời”.

Đấy là những lí do khiến ánh sáng của “ngôi sao” Nguyễn Đình Chiểu trên bầu trời văn nghệ không phải lúc nào và với ai cũng đều dễ thấy.

b) Nhưng điều nói trên không thể che mờ chân lí: Nguyễn Đình Chiểu là “vì sao có ánh sáng khác thường”, “và càng nhìn thì càng thấy sáng”. Có thể khẳng định chắc chắn điều đó bởi:

– Những ngôi sao sáng chói trong nền văn học của dân tộc và nhân loại luôn là “người thư kí trung thành của thời đại”. Tác phẩm của họ được coi là những “tấm gương” phản chiếu chân thực diện mạo của cuộc sống và con người trong thời đại đó. Nguyễn Đình Chiểu cũng là một nhà văn như thế: “Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu làm sống lại trong tâm trí cùa chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ từ 1860 về sau”, suốt mấy chục năm trời, “những tác phẩm đó […] quý giá ở chỗ nó […] ghi lại lịch sử của một thời khổ nhục nhưng vĩ đại !”.

– Những ngôi sao sáng của văn học luôn giúp người đọc từ chỗ nhận ra và yêu quý lẽ sống đẹp đẽ nhất của thời đại, biết tham gia vào cuộc đấu tranh vì một lí tưởng chân chính và cao quý của đất nước và con người, về mặt này, Nguyễn Đình Chiểu cũng không phải là ngoại lệ : “Không phải ngẫu nhiên mà thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, một phần lớn là những bài văn tế, ca ngợi những người anh hùng suốt đời tận trung với nước, và than khóc những người liệt sĩ đã trọn nghĩa với dân”; “Nguyễn Đình Chiểu cũng như nhiều bậc hiền triết ngày xưa ở phương Đông hoặc phương Tây, vẫn để lại cho đời sau những điều giáo huấn đáng quý trọng”; “các nhân vật của Lục Vân Tiên : Lục Vân Tiên, Nguyệt Nga, Tiểu đồng,… là những người đáng kính, đáng yêu, trọng nghĩa khinh tài, trước sau một lòng, mặc dầu khổ cực, gian nguy, quyết phấn đấu vì nghĩa lớn”.

Nguyễn Đình Chiểu đã nêu cao hai trong số các tình cảm tốt đẹp và lớn lao nhất của con người: yêu nước và thương dân. Ông đã dùng ngòi bút để chiến đấu cho lẽ phải, và với ông, lẽ phải chỉ có thể gắn liền cùng đất nước, nhân dân.

– Đã là ngôi sao sáng trong văn học thì tác phẩm không thể không có giá trị nghệ thuật cao. Như đã nói ở trên, về mặt hình thức văn chương, tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu không tránh khỏi ít nhiều hạn chế. Song những hạn chế đó không ngăn tác giả viết nhiều câu văn, câu thơ rất hay trong Truyện Lục Vân Tiên, tác phẩm được đánh giá là “bản trường ca thật là hấp dẫn từ đầu đến cuối”. Hoặc trong Xúc cảnh, bài thơ đẹp tựa “những đoá hoa, những hòn ngọc rất đẹp”, Và nhất là trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc; ở đó, “ngòi bút, nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu đã diễn tả, thật là sinh động và não nùng, cảm tình của dân tộc đối với người chiến sĩ của nghĩa quân, vốn là người nông dân, xưa kia chỉ quen cày cuốc, bỗng chốc trở thành người anh hùng cứu nước”.

2. Giả sử có bạn thắc mắc : Bài viết của Phạm Văn Đồng được viết để ca ngợi Nguyễn Đình Chiểu trong tư cách một ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc. Vậy tại sao tác giả lại đưa vào bài viết nhiều kiến thức đáng lẽ phải thuộc môn Lịch sử ? Một số không nhỏ các bài cáo, bài hịch, bài thơ được trích dẫn cũng không phải của Nguyễn Đình Chiểu. Liệu bài viết có vì thế mà trở nên không thật chặt chẽ hay không ? Anh (chị) sẽ trả lời thắc mắc đó thế nào ?

Trả lời:

Cần làm rõ :

a) Trong bài viết, quả có không ít những kiến thức lịch sử, cũng như các sáng tác thơ văn không phải của Đồ Chiểu. Do đó, nhận xét nêu trong bài tập không phải không có căn cứ.

b) Tuy nhiên, không thể từ đấy mà đi đến kết luận rằng tác giả của bài nghị luận “hình như có phần lan man”, không chặt chẽ. Bởi vì:

– Trước hết, tác giả không hề sao nhãng chủ đề chính của bài viết là nói về Nguyễn Đình Chiểu như một ngôi sao sáng của nền văn nghệ dân tộc. Toàn bài viết rõ ràng đã tập trung làm nổi bật những giá trị lớn lao của nhà văn (về cuộc đời, con người, quan điểm viết văn, làm thơ) cùng các sáng tác của ông (Truyện Lục Vân Tiên và thơ văn yêu nước).

– Mặt khác, Phạm Văn Đồng đã phân tích thơ văn Nguyễn Đình Chiểu trên cái nền lịch sử và văn hoá thời đại. Đó là phương pháp luận khoa học mà tác giả đã vận dụng một cách sâu sắc và chặt chẽ. Chính Phạm Văn Đồng từng quan niệm, văn học nghệ thuật là sự hiểu biết, khám phá và sáng tạo đối với hiện thực. Nếu có thể ví tác phẩm văn học với một bông hoa, thì bông hoa văn chương chỉ có thể nở ra từ cái cây đời sống. Cho nên, không hiểu đời sống, không thể hiểu đúng, đánh giá đúng văn chương. Ngược lại, đã tách khỏi đời sống, đã không quan tâm đến cái là hoàn cảnh, là môi trường sống, là nơi đã sinh ra một tác phẩm văn thơ, thì sự nhận thức về tác phẩm văn thơ đó khó tránh khỏi trở nên khô héo.

Xem Thêm :  Cá vược miệng rộng

Vì thế, những kiến thức về hoàn cảnh lịch sử mà Phạm Văn Đồng đưa vào trong bài viết có hai tác dụng:

+ Làm cho tác phẩm hiện lên trong mối liên hệ máu thịt cùng đời sống, nhờ thế, những tác phẩm trở nên sống động, có linh hồn, chứ không nhợt nhạt, không đơn thuần chỉ là chữ nghĩa.

+ Làm cho nhiều ý nghĩa của tác phẩm được lí giải sáng rõ hơn. Ví như, từ việc tái hiện một cách sinh động hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, Phạm Văn Đồng có thể giúp người đọc hiểu được vì sao phần lớn thơ văn yêu nước của một con người như Nguyễn Đình Chiểu phải “là những bài văn tế, ca ngợi những người anh hùng suốt đời tận trung với nước, và than khóc những người liệt sĩ đã trọn nghĩa với dân” ; hoặc vì sao tác giả Truyện Lục Vân Tiên lại “cố ý viết một lối văn “nôm na”, dễ hiểu, dễ nhớ”.

– Tương tự thế, với việc đặt tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu trên cái nền của văn chương thời ấy, Phạm Văn Đồng có thể làm cho những áng thơ văn đó mang được không khí và hơi thở của văn học thời đại bấy giờ ; và từ đó, khiến diện mạo của chúng càng thật hơn, tươi mới và sinh động hơn. Đấy là còn chưa kể, bằng thao tác so sánh (ví dụ, giữa Bình Ngô đại cáo và Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc), những nét đặc sắc của thơ văn Nguyễn Đình Chiểu càng được biểu hiện rõ ràng.

3. Tìm những ví dụ chứng tỏ rằng tác giả Phạm Văn Đồng đã viết bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc không chỉ bằng trí tuệ của một người luôn suy nghĩ sâu xa về quá khứ và hiện tại của đất nước, mà còn bằng một trái tim đang tràn ngập niềm hứng khỏi lớn lao.

Trả lời:

Cần nhận thấy :

– Phạm Văn Đồng đã viết về Nguyễn Đình Chiểu không chỉ bằng một lí trí sâu sắc mà còn bằng tất cả sức mạnh của bầu máu nóng đang chảy mạnh mẽ trong trái tim và trong huyết quản của một chiến sĩ cách mạng yêu thiết tha dân tộc và đất nước của mình. Tác giả đã cố gắng thể hiện tình yêu ấy trong từng dòng chữ. Bài viết, do đó, vừa có sự tỉnh táo, lại vừa có sự say mê.

– Có thể thấy rõ những dấu hiệu ngôn ngữ của niềm say mê ấy qua :

+ Những câu văn giàu sắc thái biểu cảm, nhiều câu trong số đó kết thúc bằng dấu cảm (dấu chấm than). Chẳng hạn như : “[…] những tác phẩm đó, ngoài những giá trị văn nghệ, còn quý giá ở chỗ nó soi sáng tâm hồn trong sáng và cao quý lạ thường của tác giả, và ghi lại lịch sử của một thời khổ nhục nhưng vĩ đại !” hay : “Có lẽ dưới suối vàng, linh hồn của Nguyễn Đình Chiểu và những nghĩa quân lúc bấy giờ, ngày nay phần nào đã được hả dạ !”,…

+ Những từ ngữ biểu hiện niềm cảm xúc đang dâng trào, không thể kìm nén, bao gồm cả cảm xúc chung của mọi người và cảm xúc, ấn tượng, kỉ niệm riêng của cá nhân người viết được đưa vào trong một số lớn các câu văn, làm cho những nội dung trong đó được chiếm lĩnh không chỉ bằng trí tuệ mà còn bằng – và nhất là bằng – tình cảm. Ví dụ : “Hồi tưởng cuộc chiến đấu anh dũng vô song của dân tộc Việt Nam ta ở Nam Bộ lúc bấy giờ, ruột gan chúng ta đau như cắt xé” ; “Ngòi bút, nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu đã diễn tả, thật là sinh động và não nùng, cảm tình của dân tộc đối với người chiến sĩ của nghĩa quân” hay : “Tôi không nhớ tôi đọc Lục Vân Tiên lúc nào, song đến nay tôi còn thuộc lòng nhiều vần thơ rất hay”,…


Nguyễn Đình Chiểu – Ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc – Văn 12 – Cô Ngọc Anh (DỄ HIỂU NHẤT)


? Đăng ký khóa học của thầy cô VietJack giá từ 250k tại: https://bit.ly/30CPP9X.
?Tải app VietJack để xem các bài giảng khác của thầy cô. Link tải: https://vietjack.onelink.me/hJSB/30701ef0
☎️ Hotline hỗ trợ: 084 283 4585
Ngữ văn 12 Nguyễn Đình Chiểu Ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc
Nguyễn Đình Chiểu Ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc là bài học quan trọng trong chương trình Ngữ Văn 12. Trong bài giảng này, cô sẽ giúp các em tìm hiểu tất cả các kiến thức trọng tâm nhất bài học. Từ đó, các em sẽ giải các dạng bài tập từ cơ bản nhất đến nâng cao. Các em chú ý theo dõi bài học cùng cô nhé !
Đăng kí mua khóa học của cô tại: https://m.me/hoc.cung.vietjack
Học trực tuyến tại: https://khoahoc.vietjack.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/hoc.cung.vietjack/
vietjack, nguvan12 NguyenDinhChieungoisaosangtrongvannghecuadantoc
▶ Danh sách các bài học môn Ngữ văn 12 Cô Nguyễn Ngọc Anh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvd_b6kjTFp1hpYuwALsd5kC
▶ Danh sách các bài học môn Sinh học 12 Cô Kim Tuyến:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvfhF1YVkJvw41FiRuWhXjFB
▶ Danh sách các bài học môn Lịch sử 12 Cô Phạm Phương Linh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvd00jyE53uJVZrZiUha9
▶ Danh sách các bài học môn Địa lý 12 Cô Nguyễn Thị Huyền
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvcxYmnvrK8BAG3onmIGXck
▶ Danh sách các bài học môn Ngữ văn 12 Cô Thúy Nhàn:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvd6GXbKJmQOpKRhYEf1qLv7
▶ Danh sách các dạng bài tập môn Toán học 12 Cô Nguyễn Phương Anh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkveB0gDCeltvDR88SzUeEs_
▶ Danh sách các bài học môn Toán học 12 Thầy Trần Thế Mạnh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvdT2cgyXJO7anOYt6OWsuo3
▶ Danh sách các bài học môn Vật lý 12 Cô Phan Thanh Nga:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvfScyPFmX1ZzEgLdFqamK
▶ Danh sách các dạng bài tập môn Hóa học 12 Cô Nguyễn Thị Thu:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvfusl7vRQ54aL43EzHB2x
▶ Danh sách các bài học môn Sinh học 12 Cô Quỳnh Thư:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkvfKMKTxlDjdyftMtvHERPZc
▶ Danh sách các bài học môn Ngữ văn 12 Cô Vũ Phương Thảo:
https://www.youtube.com/playlist?list=PLOVaCZ_HQkveJ8lyydg_D7jBHsxavaItL

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Related Articles

Back to top button