Giáo Dục

Nghĩa đen là gì, nghĩa bóng là gì? phân biệt và cho ví dụ

Trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta thường thấy trong câu có thể có các lớp nghĩa khác nhau, đó là nghĩa đen và nghĩa bóng. Vậy khái niệm nghĩa đen là gì, nghĩa bóng là gì? Vai trò của nghĩa đen, nghĩa bóng là gì trong câu? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu qua bài viết nhé.

Nghĩa đen là gì, nghĩa bóng là gì?

Nghĩa đen là gì: nghĩa đen chính là nghĩa gốc, nghĩa ban đầu của câu nói đó mà ai cũng có thể dễ dàng nhận ra.

Nghĩa bóng: từ nghĩa đen của câu suy ra nghĩa khác (nghĩa ẩn sau câu nói đó) thì ý nghĩa này được gọi là nghĩa bóng. Thông thường muốn nhìn thấy nghĩa bóng thì ta phải đặt câu nói vào trong hoàn cảnh cụ thể để hiểu được chính xác nghĩa ẩn sau nghĩa đen là gì.

Ví dụ với câu “Gần mực thì đen gần đèn thì rạng” chúng ta có thể hiểu nghĩa đen và nghĩa bóng như sau:

– Nghĩa đen ở đây “Mực” là thứ để bơm vào bút phục vụ cho việc viết chữ, “đèn” là đồ vật có công dụng thắp sáng. ” Đen” chỉ màu sắc là đen, “rạng” có nghĩa là sáng. Nghĩa đen cả câu này là nếu chẳng may bị mực dây vào tay thì sẽ có màu đen của mực, còn nếu ngồi gần bóng đèn thì sẽ được chiếu sáng.

Xem Thêm :  Thuyết minh về nhân vật ngô tử văn trong truyện chuyện chức phán sự đền tản viên

– Nghĩa bóng có thể hiểu “Mực” chỉ những điều xấu, không lành mạnh, “đèn” ẩn dụ cho những điều tốt đẹp. Nghĩa bóng ở đây được hiểu là nếu con người ở gần môi trường xấu sẽ bị ảnh hưởng bởi cái xấu còn nếu được gần môi trường tốt sẽ trở nên tốt đẹp.

Hiện tượng từ có nhiều nghĩa

Chúng ta thường thấy từ một từ có nhiều nghĩa được chuyển từ một nghĩa chính. Đây gọi là hiện tượng từ nhiều nghĩa. Một từ không nhất thiết là phải có nhiều nghĩa. Từ nào có thể gọi tên về nhiều sự vật, hiện tượng hay biểu thị nhiều khái niệm khác nhau có trong thực tế thì cũng được xem là từ nhiều nghĩa.

Ví dụ:

– “Tủ lạnh”: đồ dùng chạy bằng điện có tác dụng làm lạnh để bảo quản thức ăn và làm đá. Từ này chỉ có một nghĩa duy nhất chứ không có nghĩa chuyển nào khác.

– Từ “miệng” cũng có nhiều nghĩa:

+ “Cái miệng”: chỉ một bộ phận nằm trên mặt.

+ “Miệng ăn”: chỉ bản thân một con người, chỉ các loại chi phí tiêu dùng của người đó trong gia đình.

Lưu ý: Cần phân biệt được nghĩa đen và nghĩa bóng của một từ với hiện tượng từ nhiều nghĩa.

Nghĩa đen và nghĩa bóng trong ca dao, tục ngữ

Các câu ca dao, thành ngữ, tục ngữ thường luôn xuất hiện hai lớp nghĩa khác nhau. Lớp nghĩa đầu tiên là nghĩa bên trên bề mặt câu chữ chính là nghĩa đen của câu. Từ nghĩa đen còn có một lớp nghĩa ẩn phía sau được gọi là nghĩa bóng. Lớp nghĩa bóng ẩn đằng sau lớp nghĩa đen có tác dụng tăng tính biểu cảm cho câu. Sau đây là một số câu ca dao, tục ngữ và ý nghĩa của chúng:

Xem Thêm :  Thì hiện tại hoàn thành: cấu trúc, cách dùng và dấu hiệu nhận biết

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

– Nghĩa đen của câu này: Ăn là hành động của miệng, trồng là hành động gieo hạt, hoặc cắm cây để cây đó sinh sôi, phát triển; “quả” là kết quả sau cùng của chu kỳ sinh trưởng của cây. Khi ăn những quả cuối cùng đó ta phải nhớ đến người đã trồng ra cây.

– Nghĩa bóng: Hành động “ăn” là hưởng thụ; “quả” là thành quả. Cả câu có nghĩa bóng là khi chúng ta hưởng thụ thành quả phải luôn biết ghi nhớ và biết ơn đến những người đã làm ra cái thành quả đó.

“Đi một ngày đàng học được một sàng khôn”

– Nghĩa đen của câu này: Đi đến một nơi mới, học thêm được nhiều điều mới lạ.

– Nghĩa bóng: Khuyên con người ta nên tích cực đi ra ngoài xã hội học hỏi, chắt lọc được nhiều kiến thức.

“Có công mài sắt chắc chắn sẽ có ngày nên kim”

– Nghĩa đen của câu này: “Sắt” là một vật liệu thô, nặng; “kim” là vật nhỏ có thể dùng để khâu vá. Nghĩa đen là bỏ ra công sức để mài sắt rồi có ngày cục sắt to hóa kim nhỏ.

– Nghĩa bóng: Khuyên con người nên chăm chỉ, bền bỉ thì dù việc có lớn nhỏ như thế nào cũng sẽ thành công vượt qua.

“Giấy rách phải giữ lấy lề”

– Nghĩa đen của câu này: Giấy “Rách” là hiện tượng giấy không còn nguyên vẹn, “lề” chỉ phần bên của một trang giấy để viết theo cho ngay ngắn.

Xem Thêm :  Cấu trúc spend: công thức, cách dùng và bài tập

– Nghĩa bóng của câu này: “Rách” là trường hợp ai đó gặp đói kém, hoạn nạn; “lề” là nề nếp, truyền thống và gia phong. Nghĩa bóng của câu muốn nói rằng dù con người ta có rơi vào hoàn cảnh khó khăn đến đâu cũng phải biết giữ gìn cái truyền thống, nề nếp của gia đình, của ông bà tổ tiên.

“Đừng thấy sóng cả mà lại ngã tay chèo”

– Nghĩa đen của câu này: “Sóng” hiện tượng nước biển dâng lên đánh vào bờ, “tay chèo” là một bộ phận dùng để chèo thuyền. Nghĩa đen đơn giản là đừng thấy sóng lớn mà sợ hãi buông tay chèo làm lật thuyền.

– Nghĩa bóng của câu này: “Sóng” ẩn dụ cho những thử thách lớn lao trong cuộc sống, “tay chèo” biểu thị cho cách thức mà chúng ta đi. Cả câu ý muốn nói rằng đừng vì những khó khăn trước mắt mà nản chí rồi bỏ cuộc, buông bỏ sự lựa chọn của mình. Khuyên con người ta cần phải có ý chí vượt qua thử thách.

Như vậy có thể thấy nghĩa của một từ rất đa dạng gồm nghĩa đen và nghĩa bóng. Hi vọng qua bài viết vừa rồi các bạn đã hiểu nghĩa đen là gì, nghĩa bóng là gì và áp dụng thành công trong cuộc sống.


Ca Dao Tục Ngữ với Hồng Anh và Nam Phong: Nghĩa đen và nghĩa bóng của cao dao tục ngữ


Xin mời quý vị bấm nút LIKE và SUBSCRIBE để nhận thông báo các chương trình tới.
Quý vị có thể hỗ trợ Radio Tiếng Nước Tôi dùng Paypal:
===== http://radiotiengnuoctoi.com/usepaypal/

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button