Giáo Dục

Bài thơ ngắm trăng (hồ chí minh) – nội dung, dàn ý, giá trị, tác giả – ngữ văn lớp 8

Bài thơ ngắm trăng (Hồ Chí Minh) – nội dung, dàn ý, giá trị, tác giả – Ngữ văn lớp 8

Bài thơ: Ngắm trăng (Hồ Chí Minh)

Bài giảng: Ngắm trăng – Cô Phạm Lan Anh (Giáo viên VietJack)

Nội dung bài thơ Ngắm trăng

Phiên âm

Quảng cáo

Dịch nghĩa

Dịch thơ

Quảng cáo

I. Đôi nét về tác giả Hồ Chí Minh

– Hồ Chí Minh (1890- 1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung

– Quê quán: làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

– Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác

   + Là vị lãnh tụ kính yêu của nước Việt Nam

   + Sau 30 năm bôn ba nước ngoài, Bác trở về trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước

   + Không chỉ có sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di sản văn học quý giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.

– Phong cách sáng tác: Thơ Bác hay viết về thiên nhiên đất nước với tình yêu tha thiết, niềm tự hào, lời thơ nhẹ nhàng bay bổng lãng mạn.

Quảng cáo

II. Đôi nét về bài thơ Ngắm trăng

1. Hoàn cảnh sáng tác

Xem Thêm :  Truyện ngắn: chiếc lá cuối cùng (trích) (o.henri)

– Ngắm Trăng là bài thơ số 20 trong tập thơ Nhật kí trong tù của Bác, sáng tác lúc Bác đang bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc

2. Bố cục

– Phần 1: 2 câu đầu: Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác

– Phần 2: 2 câu sau: Sự giao hòa đặc biệt giữa người tù thi sĩ và trăng

3. Giá trị nội dung

– Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh tù đày.

4. Giá trị nghệ thuật

– Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị

– Hình ảnh thơ trong sáng, đẹp đẽ

– Ngôn ngữ lãng mạn

– Màu sắc cổ điển và hiện đại song hành

III. Dàn ý phân tích bài thơ Ngắm trăng

I/ Mở bài

– Vài nét về tác giả Hồ Chí Minh với tư cách là một người nghệ sĩ

– Ngắm trăng là bài thơ thể hiện rõ tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh tù đày

II/ Thân bài

1. 2 câu thơ đầu: Hoàn cảnh ngắm trăng của thi sĩ

– Đây là hai câu thơ thất ngôn trong bài thơ tứ tuyệt

– Cách ngắt nhịp: 4/3

– Luật: bằng (chữ thứ 2 của câu thứ nhất)

– “Trong tù không rượu cũng không hoa” : Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt: trong tù

   + Điệp từ “không” thể hiện sự thiếu thốn

⇒ Việc kể ra hoàn cảnh ngay trong câu thơ đầu không hải nhằm mục đích kêu than hay kể khổ mà để lí giải cho tâm trạng băn khoăn “nại nhược hà?” sau đó của người thi sĩ

Xem Thêm :  Cấu trúc spend: công thức, cách dùng và bài tập

– Trước sự khó khăn thiếu thốn ấy Bác vẫn hướng tới trăng bởi Người yêu trăng và có sự lạc quan hướng đến điểm sáng trong tâm hồn để vượt qua cảnh ngộ ngặt nghèo

– “Khó hững hờ” – trước cảnh đẹp đẽ trong lành không thể nào hững hờ, không thể bỏ lỡ

⇒ Người luôn vượt qua khó khăn hướng tới ánh sáng, vẫn luôn xốn xang trước cái đẹp dù cho trong hoàn cảnh nào

2. 2 câu thơ cuối: Sự giao hòa giữa người nghệ sĩ và trăng

– “Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt”: Người và trăng đối nhau qua khung cửa nhà tù ⇒ bộc lộ chất thép trong tâm hồn, vẫn bất chấp song sắt trước mặt để ngắm trăng

– Nhân hóa “nguyệt tòng song khích khán thi gia”- thể hiện trăng cũng giống như con người,cũng vượt qua song sắt nhà tù để tìm ngắm nhà thơ ⇒ Một sự hóa thân kì diệu, là giây phút thăng hoa tỏa sáng của tâm hồn nhà thơ, cho thấy sự giao thoa giữa người và trăng

⇒ Nghệt thuật hết sức cân chỉnh ⇒ Sức mạnh tinh thần kì diệu, phong thái ung dung của người chiến sĩ Cách mạng

⇒ Đặc điểm thơ Đường là chọn miêu tả những khoảnh khắc dồn nén của đời sống, đó thường sẽ là những khoảnh khắc đặc biệt trong cả tâm trạng và bên ngoài hiện thực. Thông qua một khoảnh khắc ngắm trăng của thi sĩ, thể hiện cốt cách thanh cao vượt khỏi tù đầy hướng về tương lai tốt đẹp

III/ Kết bài

– Giá trị nghệ thuật làm nên thành công của văn bản.

– Bài thơ cho chúng ta hiểu sâu sắc hơn cốt cách thanh cao của người chiến sĩ cách mạng

Xem Thêm :  10 cấu trúc câu cơ bản trong ngữ pháp tiếng anh

Xem thêm các bài viết về Tác giả, tác phẩm Ngữ văn lớp 8 hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 8 hay khác:

Loạt bài Tác giả – Tác phẩm gồm đầy đủ các bài Giới tiệu về tác giả, nội dung tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, dàn ý phân tích tác phẩm giúp bạn yêu thích môn Ngữ Văn 8 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

tac-gia-tac-pham-lop-8.jsp


Ngắm trăng – Ngữ văn 8 – Cô Phạm Lan Anh (DỄ HIỂU NHẤT)


? Đăng ký khóa học của thầy cô VietJack giá từ 250k tại: https://bit.ly/30CPP9X.
?Tải app VietJack để xem các bài giảng khác của thầy cô. Link tải: https://vietjack.onelink.me/hJSB/30701ef0
☎️ Hotline hỗ trợ: 084 283 4585
Ngữ văn 8 Ngắm trăng
Video hôm nay, cô sẽ cùng các em tìm hiểu về bài Ngắm trăng. Qua đó, cô cùng các em rút ra được nội dung bài đọc và giá trị nghệ thuật của tác phẩm.Từ đó, các em cảm nhận và rút ra nhận xét gì qua tác phẩm. Chú ý theo dõi bài giảng của cô nhé !
Đăng kí mua khóa học của VietJack tại: https://m.me/hoc.cung.vietjack
Học trực tuyến tại: https://khoahoc.vietjack.com/
Fanpage: https://www.facebook.com/hoc.cung.vietjack/
vietjack, nguvan8, ngamtrang
▶ Danh sách các bài học môn Ngữ văn 8 Cô Lan Anh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7VOVyAP1mkNnbprT5u56lcT
▶ Danh sách các bài học môn Tiếng anh 8 Cô Giang Ly:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7V9IfdRJFZieNOSym2Tpg3C
▶ Danh sách các bài học môn Toán học 8 Cô Vương Thị Hạnh:
https://www.youtube.com/playlist?list=PL5q2T2FxzK7VrxEM_uz4qNx4ekYsAsRt9

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Giáo Dục

Related Articles

Back to top button