Thủ Thuật

Năm nhuận là gì? cách tính năm nhuận đúng và chuẩn nhất

Bạn đang xem: năm nhuận là gì? cách tính năm nhuận đúng và chuẩn nhất Tại Website saigonmetromall.com.vn

Năm nhuận là một cụm từ rất phổ biến tại Việt Nam và được rất nhiều người biết đến. Nhưng đa phần chỉ dừng lại là biết năm nay có phải năm nhuận không. Cũng như không hiểu ý nghĩa và cách tính năm nhuận như nào. Vì vậy trong bài viết dưới đây của Sen Tây Hồ sẽ chia sẻ đến bạn khái niệm năm nhuận là gì, cũng như hướng dẫn cách tính năm nhuận chính xác nhất.

nam-nhuan

Tổng quan Năm nhuận là gì?

Hệ thống lịch được sử dụng ở nước ta có hai loại đó là dương lịch và âm lịch. Dù loại lịch nào đi chăng nữa thì cũng có một năm được gọi là năm nhuận, tuy nhiên năm nhuận ở hai loại lịch này không hề giống nhau.

Năm nhuận tính theo dương lịch

Năm nhuận là những năm có 366 ngày (theo lịch dương). Cứ 4 năm dương lịch liên tiếp sẽ có một năm 366 ngày, gọi là năm nhuận.

Dương lịch là lịch được tính thời gian theo mặt trời. Là khi trái đất quay trọn một vòng xung quanh mặt trời mất 365 ngày 6 giờ. Năm dương lịch có số nguyên là 365 ngày.

Như vậy, một năm dương lịch còn thừa lại 6 giờ và nếu 4 năm dồn lại sẽ thừa 24 giờ, tương ứng một ngày.

Ngày nhuận hay nhiều nơi gọi là ngày nhuần theo dương lịch được quy ước vào tháng 2 có 29 ngày thì ngày 29 tháng 2 được gọi là ngày nhuận, những năm có 356 ngày thì tháng 2 có 28 ngày.

Năm nhuận tính theo âm lịch

Âm lịch là lịch tính thời gian theo mặt trăng. Tháng mặt trăng trung bình có 29,5 ngày. Một năm âm lịch có 354 ngày, nó ngắn hơn năm dương lịch đến 11 ngày. Vậy cứ 3 năm lại ngắn hơn 33 ngày (hơn 1 tháng).

Xem Thêm :  Http request là gì? các phương thức http request

Để âm lịch vừa chỉ được tuần trăng, vừa không sai lệch nhiều với thời tiết của 4 mùa, thì cứ 3 năm âm lịch người ta phải cho thêm một tháng nhuận để năm âm lịch và dương lịch không sai nhau nhiều.

Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa đủ, năm âm lịch vẫn chậm hơn so với năm dương lịch. Người ta khắc phục tình trạng trên bằng cách là cứ 19 năm lại có một lần cách 2 năm thêm một tháng nhuận.

Trong 19 năm dương lịch có 228 tháng dương lịch, tương ứng với 235 tháng âm lịch, thừa 7 tháng so với năm dương lịch, gọi là 7 tháng nhuận. Bảy tháng trước đó được quy ước vào các năm thứ 3, 6, 9 hoặc 8, 11, 14, 17, 19 của chu kỳ 19 năm.

Tại sao phải tính nhuận năm

Đây là câu hỏi được khá nhiều người thắc mắc. Chúng ta phải tính năm nhuận để làm gì?

Như chúng ta đã biết, Trái đất quay xung quanh mặt trời không tròn ngày, tức là khi tính năm chúng ta luôn phải thực hiện phép làm tròn. Chính vì điều này sẽ gây ra sự sai số trong cách tính năm dẫn đến sự sai lầm trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên, hiện tượng thời tiết,…. gây khó khăn trong đời sống, sinh hoạt.

Để khắc phục sự sai số này, người ta phải định kì tính năm nhuận đảm bảo cho các hiện tượng ấy diễn ra theo đúng tự nhiên, đúng chu kì quan sát.

Cách tính năm nhuận chính xác nhất

Hầu hết những người không biết tính năm nhuận đều do bản thân chưa từng tìm hiểu về chúng. Nếu đã tìm hiểu và đọc qua thì chắc chắn đây không phải là điều gì quá khó khăn vì cách tính năm nhuận rất đơn giản và dễ nhớ.

Cách tính năm nhuận theo dương lịch

Năm dương lịch nhuận sẽ được xác định bằng cách lấy số năm chia cho 4. Nếu chia hết thì năm đó là năm nhuận

Ví dụ như năm 2012, 2016, 2020 chia hết cho 4 thì năm này được gọi là năm nhuận.

Năm 2017 không là năm nhuận.

Xem Thêm :  Hướng dẫn tạo bảng chấm công trên excel vô cùng đơn giản

Đối với những năm nhuận mà chuyển giao giữa các thế kỉ thì lấy số năm chia cho 400, hoặc lấy hai số đầu trong năm chia cho 4. Nếu chia hết thì năm đó là năm nhuận.

Ví dụ như năm 1600, 1200 chia hết cho 400 nên sẽ là năm nhuận. Còn năm 1700, 1500 không chia hết cho 400 nên không là năm nhuận.

Bởi vì chu kì trái đất quay xung quanh mặt trời là 365 ngày và 6h, nên cứ sau 4 năm người ta lại có một năm nhuận, thêm cố định ngày 29/2.

Cách tính năm nhuận theo âm lịch

Cách tính năm nhuận ở âm lịch có phần phức tạp hơn một chút. Lấy số năm chia cho 19, nếu số dư nhận được là 0, 3, 6, 9, 11, 14, 17 thì những năm đó được coi là năm nhuận.

Ví dụ như 2014 là năm nhuận vì 2014 chia cho 19 dư 0

Năm 2020 là năm nhuận vì 2020 chia cho 19 được số dư là 6

Năm 2015 không là năm nhuận vì 2015 chia cho 19 dư 1.

Những năm nhuận theo âm lịch sẽ được bổ sung thêm một tháng. Thường thì mỗi năm nhuận khác nhau thì sẽ bổ sung thêm một tháng nhuận khác nhau, có năm nhuận 2 tháng 7 có năm thì lại nhuận 2 tháng 6,…Tức là trong năm có đến 2 tháng 7 hoặc 2 tháng 6. Việc nhuận tháng này sẽ luôn đảm bảo được chu kì thời tiết diễn ra một cách bình thường.

Lời kết

Trên đây là bài viết của Sen Tây Hồ đã hướng dẫn các bạn cách tính năm nhuận âm lịch, dương lịch chuẩn nhất, cách tính cũng khá đơn giản nên các bạn có thể dễ dàng nhớ và áp dụng tính năm nhuận nhanh chóng. Chúc các bạn thành công!

5/5 – (3 bình chọn)


Tại sao có NĂM NHUẬN | Cách tính năm nhuận đơn giản dễ hiểu


Năm nhuận Dương lịch:
+ Năm dương lịch được tính bằng đơn vị thời gian trái đất quay một vòng quanh mặt trời.
+ Một vòng quay của trái đất quanh mặt trời hết 356 ngày 5 giờ 48 phút 46 giây. Để tiện tính toán, người ta tính chẵn 365 ngày là một năm dương lịch. Do trong 365 ngày có 12 lần mặt trăng tròn khuyết nên người ta chia thành 12 tháng. Vì 365 không chia hết cho 12 nên đành phải chia thành tháng đủ (31 ngày) và tháng thiếu (30 ngày). Riêng tháng 2 cũng là tháng thiếu nhưng chỉ có 28 ngày.
Như vậy mỗi năm sẽ dư 5 giờ 48 phút 46 giây. Trong 4 năm liền, số dư đó cộng lại xấp xỉ một ngày, và một ngày đó được cộng vào tháng 2 của năm thứ tư. Năm thứ tư ấy gọi là “năm nhuận”, có 366 ngày. Tháng 2 của năm nhuận có 29 ngày, ngày thứ 29 ấy gọi là “ngày nhuận”.
Năm nhuận Âm lịch:
+ Năm âm lịch được tính bằng chu kỳ tròn khuyết của mặt trăng (mặt trăng còn được gọi là sao “Thái âm”). Người xưa phát hiện ra mặt trăng tròn khuyết rất có quy luật, bình quân mỗi lần mặt trăng tròn khuyết là 29,53 ngày. Họ đã lấy khoảng thời gian đó làm đơn vị đo thời gian và gọi là “tháng”. Tháng đủ là 30 ngày, tháng thiếu là 29 ngày. Một năm âm lịch có 354 ngày, nó ngắn hơn năm dương lịch đến 11 ngày. Vậy cứ 3 năm lại ngắn hơn 33 ngày (hơn 1 tháng).
+ Để âm lịch vừa chỉ được tuần trăng, vừa không sai lệch nhiều với thời tiết của 4 mùa, thì cứ 3 năm âm lịch người ta phải cho thêm một tháng nhuận để năm âm lịch và dương lịch không sai nhau nhiều. Tuy nhiên, như vậy vẫn chưa đủ, năm âm lịch vẫn chậm hơn so với năm dương lịch. Người ta khắc phục tình trạng trên bằng cách là cứ 19 năm lại có một lần cách 2 năm thêm một tháng nhuận.
Trong 19 năm dương lịch có 228 tháng dương lịch, tương ứng với 235 tháng âm lịch, thừa 7 tháng so với năm dương lịch, gọi là 7 tháng nhuận. Bảy tháng trước đó được quy ước vào các năm thứ 3, 6, 9 hoặc 8, 11, 14, 17, 19 của chu kỳ 19 năm.
▶ Đăng ký kênh Youtube: http://bit.ly/2IL2lLW
▶ Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/phongthuyviet.c95/
▶ Facebook: https://www.facebook.com/anhtuanc95

Xem Thêm :  Sinh năm 1971 mệnh gì? làm thế nào để giúp cho những người sinh năm 1971 thêm may mắn?

© Bản quyền thuộc về Anhtuanc95.
© Vui lòng không Reup dưới mọi hình thức!
anhtuanc95

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật
Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Thủ Thuật

Related Articles

Back to top button