Kiến Thức Chung

Nấm bào ngư là gì? Thành phần dinh dưỡng của nấm bào ngư.

I/ Tìm hiểu chung về nấm bào ngư hữu cơ:

1/ Nấm bào ngư là gì? Nấm bào ngư xám tiếng anh là gì?

Tên khoa học nấm bào ngư dịch tiếng Anh ( in English) là Pleurotus Ostreatus và những tên tiếng Anh thông dụng khác như Abalone Mushroom hay Oyster Mushroom… là loại nấm ăn rất ngon và giá trị dinh dưỡng từ nấm bào ngư rất phong phú, được trồng và tiêu thụ rất phổ biến tại Việt Nam.

Nấm bào ngư tiếng Trung Quốc là gì?

Nấm bào ngư tiếng Trung Quốc là  平菇 – píng gū

Nấm bào ngư tiếng Nhật là あわびキノコ – Eringi

Nấm bào ngư làm từ gì?

Trong tự nhiên, nấm bào ngư thường mọc từ các thân cây gỗ khô mục, còn trong môi trường nuôi trồng nông nghiệp, nấm bào ngư thường được trồng trên bã mía, rơm, mùn cưa…

Nấm bào ngư có công dụng gì? Những ưu điểm, lợi ích của nấm bào ngư là gì?

Ngoài việc chế biến được rất nhiều món ăn ngon, cung cấp đa dạng chất dinh dưỡng, thân thiện với cơ thể con người  thì những công dụng của nấm bào ngư còn có thể kể đến như: nấm bào ngư làm thuốc, hỗ trợ giảm cân, ngăn ngừa ung thư, giảm lượng đường trong máu, trị mỡ máu và tiểu đường, phòng ngừa giun sán…

Có thể nhiều người chưa biết, nấm sò và nấm bào ngư cùng là một loại, tên gọi khác nhau do từng địa phương đó ạ.

2/ Nấm bào ngư có mấy loại?

Nấm bào ngư có hơn 50 loài khác nhau, các loại nấm bào ngư chúng ta được nuôi trồng phổ biến, thường gặp là:

  • Nấm bào ngư xám.
  • Nấm bào ngư trắng.
  • Nấm bào ngư hồng.
  • Nấm bào ngư đen.
  • Nấm bào ngư tím.
  • Nấm bào ngư vàng.
  • Nấm bào ngư nâu.
  • Nấm bào ngư vua.
  • Nấm bào ngư rừng.
  • Nấm bào ngư đuôi phượng.
  • Nấm bào ngư hồng ngọc.

Các loại nấm này có thể trồng tại Việt Nam hoặc nhập khẩu từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…

3/ So sánh nấm bào ngư xám và trắng.

Nấm bào ngư trắng và xám chính là hai loại thông dụng và được tiêu thụ nhiều nhất thị trường hiện nay, rất nhiều người thắc mắc nấm bào ngư trắng hay xám tốt hơn?

Phân biệt nấm bào ngư trắng và xám rất đơn giản, chỉ cần dựa vào màu sắc của mũ nấm, nấm có mũ màu xám thì gọi là nấm bào ngư xám, nấm bào ngư trắng có mũ màu trắng.

Về giá trị dinh dưỡng:

  • Nấm bào ngư xám: có hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao hơn và khi chế biến sẽ dai và giòn hơn, đây cũng là loại nấm được người tiêu dùng ưa chuộng hơn và thường có giá thành dao động từ 60.000đ – 90.000đ/kg.
  • Nấm bào ngư trắng: có giá thành rẻ hơn từ 30.000đ – 40.000đ/kg

4/ Thành phần giá trị dinh dưỡng của nấm bào ngư xám và trắng. Nấm bào ngư có chất gì?

Trong 100gr nấm bào ngư có chứa bao nhiêu calo là thắc mắc của rất nhiều người, lượng calo trong nấm bào ngư là 35 calo/100gr và đây chính là loại thực phẩm giúp bạn không chỉ cung cấp đầy đủ dưỡng chất, giúp no lâu và nấm bào ngư còn giúp giảm cân, mang lại cho bạn vóc dáng đẹp và nguồn sức khỏe dẻo dai.

Thành phần chất dinh dưỡng trong nấm bào ngư bao gồm : Protein, Vitamin C, Vitamin PP, Glucide 3,4%, Acid Folic, các Fleutorin và các Acid béo không no… có tác dụng kháng khuẩn và ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.

Ngoài việc trong thành phần nấm bào ngư chứa hơn 60 nguyên tố khoáng,  Protein cao gấp 3,4 lần các loại rau khác thì trong nấm bào ngư, giá trị thành phần dinh dưỡng còn có chứa Vitamin D, một loại Vitamin không thể tìm thấy ở bất cứ loại rau hay thịt khác.

5/ Ăn nấm bào ngư nhiều có tốt cho sức khỏe không? Ăn nấm bào ngư có tác dụng gì?

Xem Thêm :  Hai cách làm Kim-chi Hàn Quốc (truyền thống & đơn giản ;) – Savoury Days

Chắc hẳn, không ít người trong chúng ta vẫn hay thắc mắc: Nấm bào ngư có ăn được không?  Hay nấm bào ngư có mùi vị gì? Nấm bào ngư ăn nhiều có tốt hay không? Và cách sử dụng nấm bào ngư ra sao?

Nấm bào ngư còn tươi mới có mùi thơm kèm theo với mùi đất hoặc mùn cưa, bã mía… rất đặc trưng, sau vài lần dùng thử bạn sẽ cảm nhận và phân biệt được.

Ngoài lượng dinh dưỡng cực kỳ giá trị như: Protein, Vitamin, các Acid Amin cần thiết cho cơ thể giúp tăng sức đề kháng nấm bào ngư còn được xem là loại dược liệu có nhiều đặc tính biệt dược đề phòng các loại bệnh như: hổ trợ đường ruột, lọc bỏ máu xấu,  hỗ trợ hạ huyết áp, chống béo phì..

Các tác dụng của nấm bào ngư còn có thể nhắc đến như:

Chất Protein có trong nấm bào ngư có thể so sánh với đạm động vật và nấm bào ngư chính là loại thực phẩm ngon, bỗ dưỡng rất phù hợp với những người ăn chay, trong nấm bào ngư khô chứa hàm lượng Protein từ 33% – 43%.

Chất Pleutorin trong nấm bào ngư có tác dụng kháng khuẩn và ngăn ngừa các tế bào ung thư phát triển.

Trong nấm bào ngư cũng chứa chất kháng tuyến trùng và giun tròn, nên có tác dụng hỗ trợ cơ thể phòng ngừa giun, sán rất tốt.

Nấm bào ngư còn có tác dụng làm giảm Cholesterol rất tốt do có chứa các Statin như Lovastatin.

Nấm bào ngư còn hỗ trợ cơ thể người dùng giảm lượng đường trong máu, giúp trị bệnh tiểu đường và mỡ máu.

Nấm bào ngư còn có cơ chế hấp thụ Vitamin D như cơ thể người, nên khi đem đi phơi sẽ giúp nấm bào ngư nạp Vitamin D và cung cấp lượng Vitamin D đó cho chúng ta khi ăn.

6/ Nấm bào ngư kỵ với gì? Nấm bào ngư không nên ăn với gì?

Chúng ta cần lưu ý 6 điều sau để nhằm phát huy tối đa và không làm giá trị dinh dưỡng của nấm bào ngư bị giảm sút, tránh ngộ độc nấm và các tác dụng phụ không mong muốn.

a/ Chế biến nấm ở nhiệt độ thấp: nấu nấm bào ngư ở nhiệt độ thấp sẽ khiến nấm ra nhiều nước và mất đi mùi vị, màu sắc và độ thơm ngon.

b/ Chế biến nấm bào ngư dùng nhiều dầu mỡ: Nấm bào ngư có đặc tính rất dễ hút nước và chất lỏng, khi ăn các món ăn từ nấm bào ngư có chứa nhiều dầu mỡ sẽ gây nên hiện tượng khó tiêu, đầy bụng, quá trình hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể bị cản trở, thậm chí gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày.

c/ Nấu nấm bào ngư chưa chín kỹ: Cần đun sôi hoặc nấu chín kỹ nấm bào ngư để đảm bảo không còn các loại vi khuẩn gây hại đến sức khỏe.

d/ Không ăn quá nhiều nấm bào ngư hoặc không ăn cùng những đồ mát:

Theo y học cổ truyền, nấm bào ngư có vị ngọt và tính mát, dùng nhiều trong thời gian dài sẽ dẫn đến lạnh bụng, khó tiêu.

Khi ăn nấm bào ngư kiêng không uống đồ lạnh có tính mát, hạ nhiệt như trà đá, cà phê..

Những người tỳ vị hư nhược, ăn uống chậm tiêu, dễ bị đầy bụng, tiêu chảy cúng không nên ăn nhiều nấm bào ngư.

e/ Hạn chế dùng nồi nhôm chế biến nấm bào ngư:  Các hoạt chất có trong nấm bào ngư khi tác dụng với nồi nhôm sẽ làm nấm bị ngã màu thâm đen.

f/ Khi ăn nấm bào ngư không nên uống bia, rượu: Tác hại của nấm bào ngư khi sử dụng chung với bia, rượu sẽ làm lượng Aldehyde trong máu tích tụ quá cao, làm tăng nguy cơ ngộ độc rượu và dẫn đến các tình trạng: khó thở, nóng mặt, đau đầu, buồn nôn… nếu không điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng.

II/ Nấm bào ngư để lâu có độc không? Nấm bào ngư bị mốc trắng, xanh, vàng có ăn được không? Cách xử lý, bảo quản nấm bào ngư tươi được lâu.

Xem Thêm :  Cách định dạng ngày tháng trong excel mọi phiên bản 2021

1/ Nấm bào ngư bảo quản để được bao lâu? Cách nhận biết nấm bào ngư bị hư.

Nấm bào ngư tươi thường có hạn sử dụng ngắn trung bình từ 5 – 7 ngày và tối đa khoảng 20 ngày khi bỏ trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4 – 8 độ C.

Nấm bào ngư nhanh bị hư nếu không được bảo quản trong điều kiện môi trường phù hợp, lúc này, hàm lượng Protein có trong nấm dễ bị phân hủy và nấm sẽ nhiễm các loại độc tố nguy hiểm, là nơi trú ngụ lý tưởng của nhiều mầm mống vi khuẩn, có thể gây ngộ độc, ung thư…

Có nhiều dấu hiệu nhận biết nấm bào ngư hết hạn, bị hư như: nấm bào ngư bị héo, nhăn nheo, nấm xuất hiện các đốm nâu hoặc đổi màu sắc hoặc có mùi chua, tanh hôi, xuất hiện những chất nhầy nhụa…

2/ Hướng dẫn cách bảo quản nấm bào ngư trong tủ lạnh.

Cách bảo quản nấm bào ngư như thế nào tốt nhất? Hãy lưu ý những điểm sau nhé:

a/ Bảo quản nấm trong tủ lạnh ở nhiệt độ dưới 4 độ C.

Tùy theo loại mà nấm tươi được bảo quản tốt nhất ở nhiệt độ từ 3 – 8 độ C, nên kiểm tra vị trí lưu trữ nấm trong tủ lạnh có đảm bảo nhiệt độ hay không nhé, tránh tình trạng nấm nhanh bị hư do không được bảo quản ở nhiệt độ phù hợp.

b/ Bảo quản nấm trong hộp nhựa, bịch nilon:

Nên mở hở nhẹ và không nên để nấm trong hộp nhựa, bịch nilon quá kín sẽ làm tích tụ độ ẩm bên trong, khiến nấm bị đổ mồ hôi và thấm nước, nhanh nhũn và hư hỏng.

Lưu ý khi sơ chế, rửa sạch không ngâm nấm trong nước quá lâu sẽ làm nấm nhũn, nhạt nhẽo vào mất đi hương vị vốn có.

c/ Không để nấm và các loại thực phẩm sống như : thịt, cá, hải sản… gần nhau.

Nấm bào ngư vốn rất nhạy cảm và dễ hấp thụ mùi nên khi bảo quản trong tủ lạnh cần tránh xa các loại thực phẩm nặng mùi, bạn nhé.

Tóm lại, nấm tươi khi mua về nên sử dụng ngay trong vòng 48h sẽ tươi ngon, giàu chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe nhất.

Nếu bận rộn chưa thể chế biến và sử dụng ngay thì bạn nên tham khảo thêm các mốc thời gian bảo quản và sử dụng tốt nhất cho từng loại nấm như sau:

  • Đối với nấm bào ngư tươi chưa qua sơ chế hoặc các gói nấm bào ngư hút chân không nên bảo quản và sử dụng trong vòng tối đa 7 – 10 ngày.
  • Đối với nấm đã sơ chế bảo quản và sử dụng tối đa trong vòng 5 – 7 ngày.
  • Nấm đã nấu chín trong vòng tối đa 4 ngày.

III/ Bà mẹ bầu có ăn nấm bào ngư được không? Mẹ sau sinh ăn nấm bào ngư được không?

Thói quen ăn uống của người mẹ có tác động rất lớn đến sự phát triển của thai nhi và nấm là loại thực phẩm khá phức tạp mà nhiều bà mẹ bầu cần tìm hiểu kỹ.

1/ Các mẹ bầu và người thân thường có những thắc mắc đại loại như sau:

Bầu 3 tháng đầu ăn nấm bào ngư được không?

Nấm bào ngư có tốt cho bà bầu không?

Bà bầu có được ăn nấm bào ngư không?

Có thai ăn nấm bào ngư được không?

Bà bầu có nên ăn nấm bào ngư không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu hoàn toàn có thể ăn nấm bào ngư là loại thực phẩm lành tính và thậm chí, ăn nấm bào ngư khi mang thai còn là lựa chọn thực phẩm tuyệt vời để cung cấp các chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi.

Hãy cùng điểm qua các công dụng tuyệt vời của nấm bào ngư và bà bầu:

a/ Giúp phát triển trí não thai nhi.

Trong nấm giàu Vitamin B1, Riboflavin ( B2), Niacin ( B3) và Acid Pantothenic ( B5) rất có lợi cho thai nhi và mẹ bầu:

  • Niacin và Thiamine giúp thai nhi phát triển trí não, tăng cường năng lượng và giảm mệt mỏi cho mẹ bầu.
  • Riboflavin giúp cải thiện thị lực và bảo vệ da cho bà bầu, hỗ trợ thai nhi phát triển cơ bắp, xương và dây thần kinh.
  • Acid Pantothenic giúp bà bầu ngăn ngừa các vấn đề về tiêu hóa như: ợ nóng, đầy hơi, đau bao tử, táo bón.
Xem Thêm :  Trẻ bị nhiệt miệng: nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

b/ Bảo vệ và hỗ trợ sự phát triển xương của mẹ và bé.

Nấm bào ngư rất giàu Vitamin D, giúp bổ sung và tránh tình trạng đau lưng, yếu xương, mệt mỏi do thiếu Vitamin D ở thai kỳ.

c/ Giúp bổ máu.

Thể tích máu tăng lên ở thai kỳ làm cơ thể mẹ bầu đòi hỏi nhiều huyết sắc tố hơn, trong nấm rất giàu chất sắt giúp hỗ trợ sản xuất huyết sắc tố và hồng cầu ở bà bầu, từ đó có đầy đủ lượng máu cần thiết để nuôi dưỡng thai nhi.

d/ Chất chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch.

Trong nấm có chất chống oxy hóa Ergothioneine và Selenium giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp bà bầu ổn định huyết áp, luôn khỏe mạnh trong thai kỳ.

Ngoài ra, trong nấm cũng chứa Kali, Kẽm, Selen hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi.

e/ Kháng khuẩn và ức chế tế bào ung thư.

Trong nấm bào ngư có chất Statins còn gọi là hợp chất đường liên phân tử có khả năng kháng lại các loại vi khuẩn độc hại và gây ức chế hiệu quả đối với các tế bào ung thư.

2/ Bà đẻ có ăn được nấm bào ngư không? Sinh mổ ăn nấm bào ngư được không?

Phụ nữ sau khi sinh thường không nên ăn những thực phẩm khó tiêu.

Theo Đông Y thì nấm bào ngư có vị ngọt và tính mát, nếu dùng thường xuyên với lượng lớn sẽ gây ra tình trạng lạnh bụng, khó tiêu.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng thì nấm là loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, rất tốt cho cả mẹ bầu và các mẹ đang cho con bú nhưng các mẹ cần chắc chắn bản thân không bị dị ứng với nấm và  lựa chọn nấm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo.

3/ Bé 9 tháng ăn nấm bào ngư được không?

Nấm không nằm trong danh sách thực phẩm cấm dùng cho bé ăn dặm hay thực phẩm dễ gây dị ứng, nhưng các bậc cha mẹ nên lưu ý những điểm sau:

  • Nên bắt đầu cho bé ăn dặm bằng nấm khi bé được 10 – 12 tháng trở đi.
  • Đảm bảo nguồn gốc, xuất xứ và độ an toàn của nấm.
  • Khi chế biến phải nấu chín kỹ để hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của bé, nên luộc sôi kỹ trước khi xào nấu.
  • Mỗi lần chế biến chỉ nên dùng một loại nấm duy nhất, tránh hiện tượng nhiều loại nấm nấu chung với nhau sẽ phản ứng hóa học trở thành độc hại.
  • Bắt đầu cho bé ăn với lượng nhỏ, quan sát ổn khi bé không có triệu chứng dị ứng với nấm mới tăng lên dần.

IV/ Nấm bào ngư giá cả bao nhiêu tiền 1kg? Mua bán nấm bào ngư sạch ở đâu?

Giá bán các loại nấm bào ngư tươi trên thị trường hiện nay như sau:

  • Giá bán 1kg nấm bào ngư trắng khoảng 30.000đ – 40.000đ/kg tùy thời điểm.
  • Giá bán 1kg nấm bào ngư xám nhật hôm nay khoảng 60.000đ – 90.000đ/kg tùy thời điểm. Nấm bào ngư xám giá cao hơn nấm bào ngư trắng do ăn ngon, dai, giòn và có giá trị dinh dưỡng cao hơn.

Nếu có nhu cầu sử dụng nhiều và lấy số lượng lớn, bạn nên thương lượng mua nấm bào ngư giá bán sỉ sẽ tiết kiệm được một khoản không nhỏ.

Hiện nay, nhu cầu mua nấm bào ngư sạch ở Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng… là rất lớn và vô cùng đa dạng , hãy liên hệ với Tâm Sạch để được tư vấn kỹ hơn khi bạn có nhu cầu mua bán nấm bào ngư sạch về sử dụng trong gia đình nhé.

 

 

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Món Ăn

Xem Thêm :   Cách làm CÁ CHẺM HẤP HÀNH GỪNG thơm ngon hết sẩy | Bếp Của Vợ

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung

Related Articles

Check Also
Close
Back to top button