Kiến Thức Chung

Phương pháp montessori là gì: phương pháp giáo dục ba mẹ cần biết

Montessori là phương pháp giáo dục trẻ hiện đại được rất nhiều mẹ bỉm tin dùng. Montessori có những ưu nhược điểm gì? Cùng…

Cha mẹ ai cũng muốn tìm cho bé con của mình một môi trường giáo dục tốt nhất để con có cơ hội phát triển và thỏa sức sáng tạo. Tuy nhiên, nhiều phương pháp dạy học truyền thống theo kiểu ép buộc, chạy đua thành tích khiến bé cảm thấy áp lực, không đủ tự tin và gò bó. Đó là lý do iPREG giới thiệu cho bạn về Montessori – phương pháp giáo dục khoa học, hiện đại và được nhiều mẹ Việt tin tưởng.

Xem thêm: Phương pháp EASY là gì? Áp dụng cho con liệu có khả thi?

montessori là gì?

Phương pháp Montessori là gì

Montessori là một phương pháp giáo dục trẻ nhỏ thông qua những giáo cụ trực quan nhằm kích thích tính tò mò, sáng tạo và thúc đẩy bé năng động hơn, đưa ra nhiều sáng kiến thông minh hơn về vấn đề đang nói tới. Phương pháp này được sáng lập bởi Tiến sĩ người Ý Maria Montessori và được áp dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Montessori thu hút sự quan tâm của trẻ nhỏ, thúc đẩy tiềm năng phát triển và  tìm ra được những ưu điểm vượt trội của bé thông qua một môi trường giáo dục thân thiện, tự nguyện. Các bé sẽ được học tập và vui chơi cùng với đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn cao và làm quen với giáo cụ học tập chuyên biệt.

Tiêu chí hàng đầu mà Montessori đề ra đó chính là tôn trọng cá tính của từng học sinh, khuyến khích tính tự lập, tự do nhưng phải trong khuôn khổ, kỷ luật nhất định. Tâm sinh lý tự nhiên của trẻ được đề cao và coi trọng nhằm giúp bé tự tin khẳng định tố chất của mình.

Ngoài ra, nhà trường cũng trang bị đầy đủ những kiến thức thực tiễn với mục đích rèn luyện kỹ năng xã hội từ những năm tháng đầu đời. Như vậy, môi trường giáo dục áp dụng theo phương pháp Montessori sẽ giúp bé phát triển toàn diện từ thể chất, não bộ, khả năng thu nhận kiến thức cũng như ứng xử khéo léo với những tình huống gặp phải.

Xem thêm: Trí não trẻ nhỏ: Cách kích thích giúp bé phát triển toàn diện

5 lĩnh vực của phương pháp Montessori

Nhiều mẹ thắc mắc không biết Montessori dành cho trẻ nhỏ được thực hiện như thế nào và những bé sẽ được tiếp cận với những lĩnh vực gì? Vậy thì, đừng bỏ qua những thông tin hữu ích về 5 lĩnh vực của phương pháp dạy học này mà iPREG chia sẻ dưới đây nhé.

Thực hành cuộc sống

Đa số các bà mẹ Việt thường chiều chuộng con quá mức và có tư tưởng “nó còn nhỏ” nên sẽ làm hết tất cả mọi việc từ vệ sinh cá nhân, thay đồ, chuẩn bị cặp sách đi học. Thậm chí có nhiều mẹ còn “tiện tay” dọn luôn đồ chơi sau mỗi lần bé bày bừa ra. Điều này vô hình chung tạo cho con một thói quen ỷ lại và khiến bé thụ động hơn so với những bé được tập làm quen với tính tự lập từ nhỏ.

Hiểu được điều này, phương pháp Montessori ra đời và chú trọng đến lĩnh vực thực hành cuộc sống. Trẻ được tiếp cận và học những bài học về tính tự lập và khả năng tự phục vụ những nhu cầu của bản thân như: mặc/cởi áo khoác, thay đồ, mang giày,… Bé sẽ có cơ hội lựa chọn những món đồ mình thích và tự mặc theo mong muốn của mình.

Đặc biệt, trẻ được tự chuẩn bị đồ ăn với những món ngon, đầy đủ chất dinh dưỡng và khẩu phần ăn theo nhu cầu của mỗi trẻ. Điều này không những kích thích cảm giác thích thú khi ăn cơm mà còn hình thành cho bé thói quen lựa chọn món ăn, ước chừng được lượng đồ ăn phù hợp với nhu cầu của cơ thể.

Ngoài ra, Montessori còn dạy cho bé chăm sóc môi trường sống xung quanh bằng cách lau dọn bụi bẩn, thu gom đồ chơi, quét nhà và thậm chí là tập làm quen với việc rửa chén bát sau khi ăn xong.

Giác quan

5 lĩnh vực của Montessori

Lĩnh vực thứ 2 của phương pháp Montessori được nhiều mẹ đánh giá cao đó chính là giác quan. Nhờ vào những giáo cụ trực quan, bé sẽ được phát triển đầy đủ 5 giác quan nhằm mang lại phản xạ tốt nhất cho bé.

  • Thị giác: Nhờ những giáo cụ trực quan như: hình trụ có núm, cầu thang nâu, tủ hình học, cây gậy đỏ,… các bé sẽ được làm quen, quan sát và nhận biết kích thước to – nhỏ, rộng – hẹp, dài – ngắn. Ngoài ra, các bé còn phân biệt được hình dáng, màu sắc đậm – nhạt và biết cách sắp xếp những hình khối này từ thấp lên cao, từ lớn đến nhỏ.
  • Xúc giác: Bé được thỏa sức vui chơi, cầm nắm và cảm nhận được tính chất đồ vật một cách chân thực nhất. Trẻ sẽ biết được đồ vật nặng hay nhẹ, nhẵn hay thô ráp, mềm hay cứng… Từ đó, xúc giác của bé sẽ nhạy bén và phát triển tối đa.
  • Thính giác: Lợi ích của Montessori trong vấn đề phát triển thính giác cho bé sẽ giúp bé biết cách phân biệt các âm sắc, so sánh âm điệu và nhận biết độ to – nhỏ của từng âm thanh khác nhau. Ngoài ra, khả năng về âm nhạc của con cũng được phát triển từ bé nhờ năng khiếu cảm nhạc, múa theo giai điệu nhẹ nhàng hay năng động với những bài hát vui nhộn.
  • Vị giác: Môi trường Montessori sẽ giúp các bé phân biệt được mùi, vị cơ bản trong cuộc sống hằng ngày thông qua hoạt động phát triển vị giác. Bé sẽ được học các bài học về lọ vị giác. Qua đó, việc dùng lưỡi để tiếp xúc trực tiếp với chất lỏng có nhiều vị khác nhau như chua, ngọt, mặn, không vị sẽ giúp bé có thêm nhiều trải nghiệm mới lạ và nhận biết chính xác mùi vị cơ bản.
  • Khứu giác: Bé sẽ được ngửi và phân biệt nhiều mùi khác nhau như: mùi của các loài hoa, mùi của đồ ăn,… Giáo viên sẽ tạo nên tính tò mò bằng cách bịt mắt bé và gợi ý những mùi thân quen để bé đoán. Hoạt động này không chỉ giúp bé có sự nhạy bén về khứu giác và còn giúp bé năng động, linh hoạt hơn trong việc học tập, rèn luyện.

Ngôn ngữ

Montessori chú trọng đến lĩnh vực ngôn ngữ trong chương trình dạy và học. Với những bé nhỏ tuổi, giáo viên sẽ khuyến khích bé giới thiệu, bày tỏ bản thân và thể hiện những mong muốn của mình trong thời gian theo học. Trẻ sẽ có một môi trường thân thiện, hòa đồng và trở nên hoạt ngôn hơn, nhanh nhẹn hơn.

Ngoài ra, trẻ còn được nhận biết mặt chữ và tô chữ để hoàn thiện hơn về khả năng đánh vần, đọc hiểu về sau. Nhìn chung, phương pháp Montessori sẽ tạo một nền tảng vững chắc về lĩnh vực ngôn ngữ để con không bỡ ngỡ, khó khăn trong quá trình học tập sau này.

Xem thêm: Sinh trắc vân tay: Hướng dẫn mẹ sinh trắc cho bé ngay tại nhà

Toán học

Trẻ nhỏ giai đoạn từ 2 – 6 tuổi rất hiếu động và thích làm quen với những điều mới mẻ. Do đó, phương pháp Montessori sẽ cho trẻ làm quen với các biểu tượng số học thông qua nhiều cách thức khác nhau.

Ban đầu, bé sẽ được hướng dẫn nhận biết về lượng mang tính cụ thể. Ví dụ như 1 cuốn sách, 2 cuốn sách hoặc 1 bông hoa, 2 bông hoa. Khi trẻ đã quen và có hứng thú với số học, giáo viên sẽ giúp con nhận biết các con số, các phép tính cộng, trừ, nhân, chia đơn giản.

Văn hóa

Về lĩnh vực văn hóa, trẻ sẽ nhận biết các nước trên thế giới thông qua màu sắc và biểu tượng đặc trưng trên quốc kỳ của từng nước. Đồng thời được nghe kể về lịch sử, được làm quen với những môn nghệ thuật độc đáo như đánh đàn, ca hát, múa lân…

Nguyên tắc của phương pháp Montessori

Nguyên tắc của phương pháp Montessori

Để thực hiện tốt và giúp bé có một môi trường học tập chủ động, linh hoạt, phương pháp Montessori sẽ tuân thủ những nguyên tắc như:

Tôn trọng, không áp đặt trẻ

Mỗi trẻ sẽ có một cách tiếp nhận và phát triển thông tin nhận được theo hướng mình muốn. Vậy nên, nguyên tắc đầu tiên của Montessori đó chính là tôn trọng, không áp đặt và để trẻ tự do khám phá, cảm nhận những điều thú vị từ thế giới bên ngoài.

Cùng một vấn đề, mỗi trẻ sẽ có một cách tư duy khác nhau. Ví dụ, một số bé sẽ nghĩ quả táo có màu đỏ nhưng một số khác lại cho rằng quả táo có màu xanh. Điều này là hoàn toàn bình thường và con được toàn quyền quyết định tư duy của mình.

Phụ huynh và giáo viên sẽ không áp đặt trẻ phải tuân thủ theo một khuôn khổ nhất định hoặc bắt buộc trẻ phải tô màu đúng với tính chất của các đồ vật. Việc trẻ khám phá và đưa ra những lý do của mình sẽ giúp bé tự tin hơn, tự lập hơn và kích thích trí thông minh của trẻ ngay từ giai đoạn đầu đời.

Xem thêm: Các phương pháp E.A.S.Y 3, 4 cho bé theo từng độ tuổi

Học tập luôn đi kèm với thực hành

“Học đi đôi với hành” luôn là phương pháp dạy học được đánh giá cao. Và tất nhiên, Montessori sẽ tận dụng hết cơ hội để bé được trải nghiệm, được tham gia vào các hoạt động thực tiễn và ứng dụng những điều học được vào cuộc sống.

Các giáo viên sẽ đưa ra những bài học, những nhiệm vụ cụ thể và khuyến khích trẻ phát triển theo hướng tự thực hiện. Trẻ được rèn luyện những kỹ năng đơn giản trong cuộc sống như: mặc quần áo, mang giày dép, rót nước, tự xúc cơm ăn,…

Những hoạt động vui chơi, chăm sóc môi trường sống như: lau bụi bên trong lớp học, tưới cây, tưới hoa ngoài sân trường, lau cửa sổ,… sẽ được khuyến khích giúp bé có tinh thần trách nhiệm cao hơn và đoàn kết hơn trong việc bảo vệ không gian lớp học của mình.

Đặc biệt, bé được rèn luyện tính kỷ luật, tự giác ngay từ nhỏ như chờ tới lượt của mình, đóng góp ý kiến xung quanh một vấn đề đang diễn ra hoặc chờ đợi để tham gia vào hoạt động mà mình muốn. Như vậy, trẻ sẽ tích cực, năng động và lắng nghe nhiều hơn, thấu hiểu hơn.

Môi trường thân thiện, không tồn tại phần thưởng hay trừng phạt

Nhiều mẹ Việt đang gặp phải tình trạng “chạy đua theo thành tích”. Nghĩa là, mẹ sẽ mua cho con một phần thưởng con muốn nếu như con được điểm 10, đạt danh hiệu xuất sắc trong một năm học. Hoặc, mẹ sẽ la mắng, trừng phạt con nếu như con làm sai. Điều này sẽ khiến cho bé thụ động, bé chỉ thật sự cố gắng khi muốn một món đồ chơi mình yêu thích. Thậm chí có nhiều trẻ rơi vào áp lực, học vì mẹ bắt buộc, học vì sợ mẹ trách mắng. Kết quả là những kiến thức bé học được sẽ chẳng “đọng lại” được bao nhiêu.

Montessori đề cao tính tự giác, không thưởng, không phạt và hướng đến cách dạy học thực tế. Khi bé làm đúng, giáo viên và các bạn trong lớp sẽ ghi nhận, khích lệ và lấy đó làm gương. Khi bé làm sai, hãy minh họa cách thức làm đúng để trẻ hiểu và thực hiện theo những gì mình tiếp nhận được. Đặc biệt, không trách mắng, không khiến vấn đề trở nên nghiêm trọng mà chỉ nhẹ nhàng giúp trẻ nhận thức việc làm của mình chưa đúng để rút kinh nghiệm lần sau.

Không làm ảnh hưởng đến sự tập trung của trẻ

Ưu nhược điểm của Montessori

Chúng ta thường quan tâm thái quá đến cách ứng xử và cách mà con chơi những món đồ chơi của mình. Điều này vô hình chung làm trẻ mất tập trung và không phát huy được tối đa khả năng sáng tạo. Ví dụ, khi bé đang chơi lắp ráp ô tô. Thay vì lắp đúng các bộ phận như sách hướng dẫn thì bé lại có cách lắp của riêng mình. Bố mẹ đã phản ứng ngay và hướng dẫn bé lắp theo trình tự.

Như vậy, quá trình chơi của bé sẽ bị gián đoạn và bé mất hứng thú sáng tạo với trò chơi trong những lần sau. Hãy để bé tự do tập trung, chơi theo cách mình muốn và tập giải quyết những vấn đề khó khăn đang gặp phải.

Thiên nhiên truyền cảm hứng cho trẻ

Montessori ưu tiên những hoạt động ngoài trời giúp trẻ gần hơi với thiên nhiên và có cơ hội phát triển 5 giác quan tốt nhất. Trẻ được thực hành và làm quen với những công việc như gom rác nơi công cộng, tập làm “nông dân nhí” với những công việc đơn giản như nhổ cỏ, trồng cây…

Thiên nhiên sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái hơn, không gò bó trong một khuôn khổ nhất định mà có thể bay nhảy, tự do, tự tại và cảm thấy những việc làm của mình ý nghĩa cho cuộc sống. Chưa kể, gần gũi với thiên nhiên trong lành còn nâng ý thức bảo vệ môi trường và mang lại cuộc sống xanh – sạch – đẹp.

Giáo viên, ba mẹ chỉ là người hỗ trợ, đồng hành cùng trẻ

Nguyên tắc quan trọng nhất của Montessori đó chính là giáo viên, ba mẹ chỉ là người hỗ trợ, đồng hành cùng trẻ và không can thiệp quá sâu trong quá trình bé học tập, vui chơi. Việc khai thác tiềm năng của trẻ cần được chú trọng và để trẻ phát triển theo tư duy, sáng tạo của mình.

Giáo viên, ba mẹ sẽ lắng nghe quan điểm của trẻ và hướng dẫn cách làm đúng để con tiếp nhận vấn đề hoàn thiện, đầy đủ nhất. Hãy là người bạn đồng hành cùng con, chia sẻ cùng con và không áp đặt con phải làm theo khuôn mẫu nhất định.

Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp Montessori

Montessori có ưu điểm gì và nhược điểm ra sao là câu hỏi được nhiều bà mẹ quan tâm. Bởi giai đoạn đầu đời, trẻ nhỏ rất tò mò và muốn khám phá thế giới xung quanh theo cách riêng nên mẹ khá lo lắng không biết áp dụng Montessori có hiệu quả hay không?

Ưu điểm

Montessori mang đến nhiều ưu điểm vượt trội:

  • Phát hiện tài năng: Thông qua những trò chơi, hoạt động ngoài trời và cách tiếp nhận thông tin, người lớn sẽ phát hiện được tài năng của trẻ. Ví dụ khả năng về âm nhạc, hội họa,…
  • Giúp trẻ tự lập: Trẻ có thể tự phục vụ nhu cầu cá nhân, bảo vệ môi trường và dọn dẹp không gian sống. Nhờ đó, nâng cao tính tự lập từ nhỏ và giúp bé không ỷ lại vào người lớn.
  • Phát triển trí thông minh: Trẻ được tự do khám phá, đưa ra những nhận xét về vấn đề đang nói tới. Từ đó, phát triển tối đa trí thông minh và tư duy logic của trẻ.
  • Cải thiện trí nhớ: Những điều tự mình tìm tòi, suy nghĩ, giải quyết vấn đề sẽ giúp bé nhớ rất lâu. Khác với cách học vẹt, học đối phó theo kiểu truyền thống, phương pháp Montessori cải thiện trí nhớ và nâng cao khả năng phát triển toàn diện.

Nhược điểm

  • Chi phí cao: Học phí của một lớp Montessori khá cao bởi nhà trường cần phải chuẩn bị rất nhiều tài liệu, giáo cụ trực quan, đồ chơi, xây dựng chương trình giảng dạy cho giáo viên. Đồng thời, công tác tuyển chọn giáo viên cũng khắt khe và đòi hỏi chất lượng cao. Bên cạnh đó, chương trình giáo dục phải đạt chuẩn quốc tế nên chi phí học tập cao là điều dễ hiểu.
  • Khả năng làm việc nhóm không cao: Phương pháp Montessori đề cao tính tự lập, nâng cao khả năng sáng tạo và tư duy của trẻ. Tuy nhiên, khả năng làm việc nhóm sẽ bị hạn chế vì quá đề cao cá nhân và đưa ra ý kiến cứng nhắc.
  • Gây ra một số phiền phức khi vào lớp 1: Môi trường Montessori giúp bé tự do khám phá và thể hiện cá tính của bản thân. Nhưng khi chuyển vào lớp 1, trẻ lại phải học tập làm quen với quy tắc, trật tự của lớp học truyền thống. Điều này gây ra một số phiền phức và khó khăn trong giai đoạn đầu tiếp cận.

Những lưu ý khi áp dụng phương pháp Montessori

Những lưu ý khi áp dụng Montessori

Phương pháp Montessori mang lại nhiều lợi ích và ưu điểm nhưng phụ huynh và giáo viên cũng nên lưu ý một số điều dưới đây để mang lại hiệu quả học tập cao nhất.

Đơn giản

Để trẻ tiếp nhận và có hứng thú hơn với những kiến thức học được, người lớn cần đơn giản hóa vấn đề. Ví dụ, khi muốn giải thích cho bé về một hiện tượng trong cuộc sống, ba mẹ cần đi thẳng vấn đề chứ không nên vòng vo, dài dòng.

Bình tĩnh

Với những trẻ ở giai đoạn 2 – 6 tuổi thường rất năng động và có tâm lý muốn thể hiện bản thân, muốn được lắng nghe và chống đối khi bị la mắng. Vậy nên, có nhiều lúc ba mẹ, giáo viên cảm thấy bất lực, stress và mất kiên nhẫn. Nguyên tắc cần biết lúc này đó chính là bĩnh tĩnh. Hãy đợi con thực hiện công việc của mình và khuyến khích trẻ thay vì ra lệnh, thúc dục trẻ làm nhanh.

Không quá kỳ vọng

Nhiều bé chưa bộc lộ tài năng của mình khiến cha mẹ cảm thấy lo lắng và thất vọng. Điều này khiến bé bị áp lực và không khí gia đình trở nên căng thẳng. Hãy để trẻ học tập và phát triển theo khả năng của mình. Không quá kỳ vọng và khuyến khích trẻ nêu ý kiến về những vấn đề đang gặp phải.

Giờ thì, mẹ đã hiểu được Montessori có hiệu quả không và có nên áp dụng cho con hay không rồi nhé. Hãy để bé tự do sáng tạo và học tập thoải mái nhằm mang lại niềm vui và hứng thú cho bé.

Tham khảo thêm


Tổng quan về phương pháp giáo dục Montessori | DSDkids


Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Kiến Thức Chung
Xem Thêm :  Cách xoay ngang 1 trang giấy bất kỳ trong word

Related Articles

Back to top button